1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quảng Bình và những chuyện chưa hay

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi demen3_8, 02/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. buisuoi

    buisuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    1.383
    Đã được thích:
    0
    Các bác các o đăng chưa hay ở QB thì đăng, nhưng đăng xong cho nhận xét để làm cho QB mình tốt đẹp hơn chứ....?????????
  2. svnl

    svnl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2004
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    http://www.ttvnol.com/ThaoLuan/442099.ttvn
  3. svnl

    svnl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2004
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    http://www.ttvnol.com/ThaoLuan/442099.ttvn
  4. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Bom nằm 8 ngày chờ tờ trình
    16:32'' 13/11/2004 (GMT+7)
    Ngày 6/11, trong khi đang thi công đường nội ô thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, máy đào đường của công ty đã làm lộ thiên một quả bom dài 2m, đường kính khoảng 25cm, nặng chừng 1 tạ nằm ngay gần tim đường. Công ty đã lập tức báo cho UBND thị trấn, Công an thị trấn, Huyện đội, Tỉnh đội Quảng Bình, nhưng đến 10/11 vẫn không có cơ quan nào đến giải quyết.

    Quả bom nằm lộ thiên trong khi các cơ quan chức năng họp và soạn tờ trình.
    Theo Giám đốc Công ty Trường Sơn, Huyện đội Quảng Trạch viện lý do rằng, vì không có hợp đồng từ trước nên muốn tháo dỡ, vận chuyển bom, cần phải có tờ trình. Trong khi các tờ trình đã được gửi mà chưa có hồi âm thì tại khu dân cư đông đúc này, quả bom vẫn nằm lộ thiên từng ngày và Công ty đang phải cho người canh giữ vào ban đêm vì sợ bị lấy trộm. Nguy hiểm hơn, hàng ngày, người và phương tiện vẫn qua lại bên sườn quả bom mà không có biện pháp cách ly, ngăn chặn.
    Sau 7 ngày được phát hiện, quả bom nguy hiểm đó vẫn án binh bất động. Vì sao công binh Tỉnh đội Quảng Bình vẫn không có mặt để tháo dỡ, di dời bom nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân? Để tháo dỡ và di dời quả bom ấy sẽ phải có thêm những cuộc họp và hàng loạt công văn tờ trình nhiêu khê nữa...
    Tháo dỡ và di dời bom bằng... họp và tờ trình
    9h sáng ngày 6/11, ông Phạm Văn Thư - lái máy húc của Công ty Trường Sơn, trong khi san ủi mặt đường nội ô đoạn nối quốc lộ 12A với đường trung tâm thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch đã làm lộ thiên một quả bom lớn dài khoảng 2 mét. Ông Thư đã dừng công việc, báo cáo ngay với công ty.
    Bắt đầu từ lúc này là một sêri họp hành và tờ trình: Công ty báo ngay với Ban quản lý dự án huyện. Ban quản lý dự án huyện báo ngay với Công an thị trấn, UBND thị trấn, Công an huyện, UBND huyện, Huyện đội. Sau đó, ngày 7.11, ngần ấy cơ quan, đơn vị họp với nhau, cùng làm biên bản, cùng ký và xác nhận: "Quả bom nổi lên khỏi mặt đất 2/3 quả, phần đuôi nằm dưới, đầu nổ nằm trên có sứt mẻ, tình trạng rất nguy hiểm...".
    Cũng trong cuộc họp này, Công ty Trường Sơn được giao nhiệm vụ phải cử người gác bom, không cho người và súc vật, xe cộ qua lại. Ngày 8/11, Ban quản lý dự án làm tờ trình gửi Ban chỉ huy Huyện đội cũng về nội dung đề nghị xử lý quả bom. Mặc dù ngày hôm trước, Ban chỉ huy Huyện đội đã họp cùng Ban quản lý dự án.
    Sau khi chờ tờ trình của Ban quản lý dự án gửi đến, ngay trong ngày 8/11, Huyện đội làm tờ trình gửi Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh. Đến ngày 9/11, tờ trình này đã giao đến tay trực ban của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.
    Trước đó nữa, Chủ tịch UBND huyện đã trực tiếp gặp Chỉ huy trưởng Huyện đội thúc giục tháo dỡ quả bom. Hết ngày 9/11, coi như các cuộc họp và tờ trình về việc tháo dỡ bom kết thúc. Xong. Tiếp đó không thấy động tĩnh gì nữa.
    7 ngày và còn hơn thế nữa...

    Trẻ con tò mò đứng xem và không ai tưởng hậu quả sẽ ra sao nếu nó phát nổ.
    Sang ngày thứ 7, khi phóng viên hỏi Giám đốc Công ty Trường Sơn về việc tháo dỡ di dời bom như thế nào, công ty cho biết là bây giờ các thủ tục giấy tờ đề nghị, kiến nghị đã xong, chỉ còn chờ công binh Tỉnh đội ra. Hỏi Trưởng ban quản lý dự án huyện, hỏi Chủ tịch huyện, hỏi cả Ban tham mưu Huyện đội, cũng nhận được câu trả lời như vậy: Chờ công binh Tỉnh đội.
    Chiều ngày 11/11, trung tá Nguyễn Văn Trãi - Phó Tham mưu trưởng Huyện đội Quảng Trạch cho biết: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh trả lời là Ban quản lý dự án cần phải làm tờ trình và dự toán tháo dỡ di dời quả bom vào Tỉnh đội, sau đó thì Tỉnh đội mới có thể cử công binh ra. Nếu theo đúng yêu cầu của Tỉnh đội Quảng Bình thì tương lai gần, để công binh Tỉnh đội ra tháo dỡ quả bom, phải có ít nhất những cuộc họp và tờ trình sau: Ban quản lý dự án phải xin họp với UBND huyện Quảng Trạch về việc bổ sung kinh phí tháo dỡ bom vào dự án. Sau khi được UBND huyện đồng ý, lập tức sẽ có tờ trình của Ban quản lý dự án - có ý kiến của lãnh đạo huyện gửi UBND tỉnh, Sở Kế hoạch Đầu tư về việc bổ sung kinh phí tháo dỡ bom mìn.
    Cùng tờ trình này, tất nhiên không tránh được cuộc họp giữa Ban quản lý dự án huyện, lãnh đạo huyện, với Sở Kế hoạch Đầu tư và đại diện UBND tỉnh. Sau cuộc họp này, sẽ có quyết định cho bổ sung kinh phí vào gói thầu đang thi công, nhưng trước đó lại phải có biên bản thẩm định, tổng dự toán do bộ phận tư vấn thiết kế đưa ra. Lại phải tham khảo giá rà phá bom mìn của công binh Tỉnh đội. Xong tất cả những thủ tục này, tiếp đến là một cuộc họp nữa, giữa Ban quản lý dự án huyện với Tỉnh đội Quảng Bình để thảo luận giá cả, ký hợp đồng tháo dỡ di dời bom. Cuối cùng thì công binh Tỉnh đội mới ra hiện trường tháo bom, sau khi biết chắc chắn là tiền đã được duyệt.
    Cứ theo lịch trình ấy, thì từ khi phát hiện bom đến hôm nay là ngày thứ 7, các cuộc họp và các loại tờ trình mới đi được 1/3 chặng đường.
    "Nếu mà nó bùm một cái"...
    Cho đến lúc này thì quả bom vẫn nằm phơi mặt giữa khu nội ô thị trấn và người, xe cộ, trẻ con qua lại hồn nhiên. Chỉ có tám hộ gia đình ở quanh đấy ngày nào cũng vào ra cổng nhà rón rén, ăn không ngon ngủ không yên.
    Ông Sơn - người được cắt gác quả bom nói: "Nếu mà nó bùm một cái thì... Mà răng không thấy ai đến tháo dỡ? Mà nếu không ai đến tháo dỡ thì chỉ cần tui ới một tiếng, mấy đứa mua sắt phế liệu nó nhao đến, nó ôm quả bom vừa chạy vừa cười nữa...".
    Một người khác đứng cạnh nói: "Các ông các bà họp hành giải quyết việc quả bom thì cứ họp, nhưng mà ít ra thì ngay lập tức Tỉnh đội cử đồng chí công binh ra, tháo ngòi nổ, vô hiệu hóa quả bom cho dân yên đã. Các bác họp, còn tính mạng và tài sản người dân thì cứ nơm nớp bị đe dọa từng ngày. Đến khi nó bùm một cái, lúc đó tha hồ họp không thích à? Đúng là lo quả bom thật chưa xong, lại lo thêm "quả bom hành chính giấy tờ họp hành" nhiêu khê, thật đáng sợ. Theo chúng tôi, dù trình tự công việc thế nào chăng nữa, việc cấp bách số 1 mà Tỉnh đội Quảng Bình phải tiến hành ngay là điều công binh ra hiện trường tháo ngòi nổ, không thể để quả bom tiếp tục đe doạ đời sống, tính mạng của bà con nhân dân lâu hơn nữa!
    ______________________________________________
    Tóm lại vẫn là vì Kinh tế mà ra, chán đời--------) mạng người là cỏ rác. Không biết cái quản lý có hiệu quả mà Goals đề cập đến và Sakye sắp trình bày có help được gì đoạn này không nhỉ...
  5. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Bom nằm 8 ngày chờ tờ trình
    16:32'' 13/11/2004 (GMT+7)
    Ngày 6/11, trong khi đang thi công đường nội ô thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, máy đào đường của công ty đã làm lộ thiên một quả bom dài 2m, đường kính khoảng 25cm, nặng chừng 1 tạ nằm ngay gần tim đường. Công ty đã lập tức báo cho UBND thị trấn, Công an thị trấn, Huyện đội, Tỉnh đội Quảng Bình, nhưng đến 10/11 vẫn không có cơ quan nào đến giải quyết.

    Quả bom nằm lộ thiên trong khi các cơ quan chức năng họp và soạn tờ trình.
    Theo Giám đốc Công ty Trường Sơn, Huyện đội Quảng Trạch viện lý do rằng, vì không có hợp đồng từ trước nên muốn tháo dỡ, vận chuyển bom, cần phải có tờ trình. Trong khi các tờ trình đã được gửi mà chưa có hồi âm thì tại khu dân cư đông đúc này, quả bom vẫn nằm lộ thiên từng ngày và Công ty đang phải cho người canh giữ vào ban đêm vì sợ bị lấy trộm. Nguy hiểm hơn, hàng ngày, người và phương tiện vẫn qua lại bên sườn quả bom mà không có biện pháp cách ly, ngăn chặn.
    Sau 7 ngày được phát hiện, quả bom nguy hiểm đó vẫn án binh bất động. Vì sao công binh Tỉnh đội Quảng Bình vẫn không có mặt để tháo dỡ, di dời bom nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân? Để tháo dỡ và di dời quả bom ấy sẽ phải có thêm những cuộc họp và hàng loạt công văn tờ trình nhiêu khê nữa...
    Tháo dỡ và di dời bom bằng... họp và tờ trình
    9h sáng ngày 6/11, ông Phạm Văn Thư - lái máy húc của Công ty Trường Sơn, trong khi san ủi mặt đường nội ô đoạn nối quốc lộ 12A với đường trung tâm thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch đã làm lộ thiên một quả bom lớn dài khoảng 2 mét. Ông Thư đã dừng công việc, báo cáo ngay với công ty.
    Bắt đầu từ lúc này là một sêri họp hành và tờ trình: Công ty báo ngay với Ban quản lý dự án huyện. Ban quản lý dự án huyện báo ngay với Công an thị trấn, UBND thị trấn, Công an huyện, UBND huyện, Huyện đội. Sau đó, ngày 7.11, ngần ấy cơ quan, đơn vị họp với nhau, cùng làm biên bản, cùng ký và xác nhận: "Quả bom nổi lên khỏi mặt đất 2/3 quả, phần đuôi nằm dưới, đầu nổ nằm trên có sứt mẻ, tình trạng rất nguy hiểm...".
    Cũng trong cuộc họp này, Công ty Trường Sơn được giao nhiệm vụ phải cử người gác bom, không cho người và súc vật, xe cộ qua lại. Ngày 8/11, Ban quản lý dự án làm tờ trình gửi Ban chỉ huy Huyện đội cũng về nội dung đề nghị xử lý quả bom. Mặc dù ngày hôm trước, Ban chỉ huy Huyện đội đã họp cùng Ban quản lý dự án.
    Sau khi chờ tờ trình của Ban quản lý dự án gửi đến, ngay trong ngày 8/11, Huyện đội làm tờ trình gửi Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh. Đến ngày 9/11, tờ trình này đã giao đến tay trực ban của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.
    Trước đó nữa, Chủ tịch UBND huyện đã trực tiếp gặp Chỉ huy trưởng Huyện đội thúc giục tháo dỡ quả bom. Hết ngày 9/11, coi như các cuộc họp và tờ trình về việc tháo dỡ bom kết thúc. Xong. Tiếp đó không thấy động tĩnh gì nữa.
    7 ngày và còn hơn thế nữa...

    Trẻ con tò mò đứng xem và không ai tưởng hậu quả sẽ ra sao nếu nó phát nổ.
    Sang ngày thứ 7, khi phóng viên hỏi Giám đốc Công ty Trường Sơn về việc tháo dỡ di dời bom như thế nào, công ty cho biết là bây giờ các thủ tục giấy tờ đề nghị, kiến nghị đã xong, chỉ còn chờ công binh Tỉnh đội ra. Hỏi Trưởng ban quản lý dự án huyện, hỏi Chủ tịch huyện, hỏi cả Ban tham mưu Huyện đội, cũng nhận được câu trả lời như vậy: Chờ công binh Tỉnh đội.
    Chiều ngày 11/11, trung tá Nguyễn Văn Trãi - Phó Tham mưu trưởng Huyện đội Quảng Trạch cho biết: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh trả lời là Ban quản lý dự án cần phải làm tờ trình và dự toán tháo dỡ di dời quả bom vào Tỉnh đội, sau đó thì Tỉnh đội mới có thể cử công binh ra. Nếu theo đúng yêu cầu của Tỉnh đội Quảng Bình thì tương lai gần, để công binh Tỉnh đội ra tháo dỡ quả bom, phải có ít nhất những cuộc họp và tờ trình sau: Ban quản lý dự án phải xin họp với UBND huyện Quảng Trạch về việc bổ sung kinh phí tháo dỡ bom vào dự án. Sau khi được UBND huyện đồng ý, lập tức sẽ có tờ trình của Ban quản lý dự án - có ý kiến của lãnh đạo huyện gửi UBND tỉnh, Sở Kế hoạch Đầu tư về việc bổ sung kinh phí tháo dỡ bom mìn.
    Cùng tờ trình này, tất nhiên không tránh được cuộc họp giữa Ban quản lý dự án huyện, lãnh đạo huyện, với Sở Kế hoạch Đầu tư và đại diện UBND tỉnh. Sau cuộc họp này, sẽ có quyết định cho bổ sung kinh phí vào gói thầu đang thi công, nhưng trước đó lại phải có biên bản thẩm định, tổng dự toán do bộ phận tư vấn thiết kế đưa ra. Lại phải tham khảo giá rà phá bom mìn của công binh Tỉnh đội. Xong tất cả những thủ tục này, tiếp đến là một cuộc họp nữa, giữa Ban quản lý dự án huyện với Tỉnh đội Quảng Bình để thảo luận giá cả, ký hợp đồng tháo dỡ di dời bom. Cuối cùng thì công binh Tỉnh đội mới ra hiện trường tháo bom, sau khi biết chắc chắn là tiền đã được duyệt.
    Cứ theo lịch trình ấy, thì từ khi phát hiện bom đến hôm nay là ngày thứ 7, các cuộc họp và các loại tờ trình mới đi được 1/3 chặng đường.
    "Nếu mà nó bùm một cái"...
    Cho đến lúc này thì quả bom vẫn nằm phơi mặt giữa khu nội ô thị trấn và người, xe cộ, trẻ con qua lại hồn nhiên. Chỉ có tám hộ gia đình ở quanh đấy ngày nào cũng vào ra cổng nhà rón rén, ăn không ngon ngủ không yên.
    Ông Sơn - người được cắt gác quả bom nói: "Nếu mà nó bùm một cái thì... Mà răng không thấy ai đến tháo dỡ? Mà nếu không ai đến tháo dỡ thì chỉ cần tui ới một tiếng, mấy đứa mua sắt phế liệu nó nhao đến, nó ôm quả bom vừa chạy vừa cười nữa...".
    Một người khác đứng cạnh nói: "Các ông các bà họp hành giải quyết việc quả bom thì cứ họp, nhưng mà ít ra thì ngay lập tức Tỉnh đội cử đồng chí công binh ra, tháo ngòi nổ, vô hiệu hóa quả bom cho dân yên đã. Các bác họp, còn tính mạng và tài sản người dân thì cứ nơm nớp bị đe dọa từng ngày. Đến khi nó bùm một cái, lúc đó tha hồ họp không thích à? Đúng là lo quả bom thật chưa xong, lại lo thêm "quả bom hành chính giấy tờ họp hành" nhiêu khê, thật đáng sợ. Theo chúng tôi, dù trình tự công việc thế nào chăng nữa, việc cấp bách số 1 mà Tỉnh đội Quảng Bình phải tiến hành ngay là điều công binh ra hiện trường tháo ngòi nổ, không thể để quả bom tiếp tục đe doạ đời sống, tính mạng của bà con nhân dân lâu hơn nữa!
    ______________________________________________
    Tóm lại vẫn là vì Kinh tế mà ra, chán đời--------) mạng người là cỏ rác. Không biết cái quản lý có hiệu quả mà Goals đề cập đến và Sakye sắp trình bày có help được gì đoạn này không nhỉ...
  6. goals

    goals Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Quả bom được máy đào đường làm lộ thiên thế còn k0 nổ thì yên tâm, cứ nằm yên đó để chờ nhá. Ở đây k0 chỉ là vì kinh tế mà con là vấn đề về khả năng, thái độ, tinh thần trách nhiệm của những cơ quan có chức năng, và cũng tại cơ chế nữa... Giả sử quản bom đó là 1 mối lợi lớn nào đó thử xem, ...bu vào hơn ruồi.
    Để giải quyết quả bom đó thì có lẽ nên như bác gì đó nói, ới phế liệu 1 tiếng, kiểu gì chả có 1 vài chục anh chị nào đó đến khuân đi và quan trọng là họ sẽ giải quyết quả bom êm đẹp hơn cả công binh nữa ấy chứ, được lợi đôi đường nhá.
  7. goals

    goals Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Quả bom được máy đào đường làm lộ thiên thế còn k0 nổ thì yên tâm, cứ nằm yên đó để chờ nhá. Ở đây k0 chỉ là vì kinh tế mà con là vấn đề về khả năng, thái độ, tinh thần trách nhiệm của những cơ quan có chức năng, và cũng tại cơ chế nữa... Giả sử quản bom đó là 1 mối lợi lớn nào đó thử xem, ...bu vào hơn ruồi.
    Để giải quyết quả bom đó thì có lẽ nên như bác gì đó nói, ới phế liệu 1 tiếng, kiểu gì chả có 1 vài chục anh chị nào đó đến khuân đi và quan trọng là họ sẽ giải quyết quả bom êm đẹp hơn cả công binh nữa ấy chứ, được lợi đôi đường nhá.
  8. demen3_8

    demen3_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    QUẢNG BÌNH:SAI PHẠM NHIỀU LẦN BỊ KỶ LUẬT VẪN ĐƯỢC BỔ NHIỆM THẨM PHÁN
    Câu chuyện của người đấu tranh chống sai phạm và người sai phạm ở toà án nhân dân huyện Lệ Thuỷ đã kết thúc với mỗi người một quyết định kỷ luật cảnh cáo. Điều mà dư luận ở Lệ Thuỷ không đồng tình là ông Lê Thanh Tùng, có sai phạm liên tục, có hệ thống, bị cảnh cáo nhưng vẫn được Toà án nhân dân Tối cao bổ nhiệm Thẩm phán nhân dân, còn bà Nguyễn Thị Duynh, phó chánh án, người hăng hái đấu tranh chống tiêu cực thì lại không được bổ nhiệm ./.
    Đó là trường hợp ông Lê Thanh Tùng, chánh án Toà án nhân dân huyện Lệ Thuỷ(Quảng Bình). Năm 1992, ông Lê Thanh Tùng với cương vị là phó chánh án và là người trực tiếp quản lý công tác xây dựng trụ sở toà án nhân dân huyện Lệ Thuỷ. Cũng năm này, nhờ sự tố cáo trực tiếp của cán bộ trong cơ quan, ban thanh tra huyện đã vào cuộc và làm rõ việc ông Lê Thanh Tùng tham ô từ công trình trên 1 tấn xi măng, 5 tạ sắt, và một số lượng gỗ khá lớn cùng 200.000 đồng tiền mặt. Khi kiểm tra làm rõ, Thường vụ huyện uỷ Lệ Thuỷ đã quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thực cảnh cáo và buộc ông Lê Thanh Tùng phải hoàn trả lại số tài sản tham ô vào công quỹ. Không tuân thủ quyết định của huyện uỷ Lệ Thuỷ ông Lê Thanh Tùng đến nay vẫn không chịu giao nộp số tài sản và tiền mặt mà mình đã tham ô.
    Trong 15 năm làm chánh án, với cương vị chủ tài khoản của cơ quan đơn vị, nhưng ông Lê Thanh Tùng đã không thực hiện nguyên tắc kinh tế công khai. Việc không tuân thủ nguyên tắc công khai tài chính của ông Lê Thanh Tùng nhằm mục đích che dấu những sai phạm trong việc tự ý chi tiêu, tham ô công quỹ của mình trước tập thể cán bộ, nhân viên trong cơ quan. Điều này thể hiện khá rõ trong việc ông Lê Thanh Tùng thu tiền bán thanh lý tài sản nhà ở của cán bộ trong cơ quan Toà án nhân dân huyện Lệ Thuỷ. Số tiền thu được, không biết ông Lê Thanh Tùng đã dùng vào việc gì mà không nộp vào công quỹ. Sự việc sẽ không được phát giác nếu việc xây dựng và mở rộng trụ sở của Toà án nhân dân huyện Lệ Thuỷ vào tháng 11/2003 không phải giải toả 3 ngôi nhà trước đây đã được thanh lý cho cán bộ. Muốn giải toả ba ngôi nhà này thì phải bồi thường theo đúng chính sách, chế độ của Nhà nước cho những hộ này. Do Toà án nhân dân huyện khi thanh lý nhà không nộp vào ngân sách nên huyện Lệ Thuỷ không có trách nhiệm bồi thường. Do vậy, đến nay, khi trụ sở của Toà án nhân dân huyện đã được xây dựng xong vẫn không sao nghiệm thu được chỉ vì không giải toả được ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Duynh (theo tính toán của phòng Tài chính của huyện tổng số tiền phải đền bù cho hộ gia đình bà Duynh là 30 triệu đồng).
    Trong hoạt động nghiệp vụ, ông Chánh án Lê Thanh Tùng cũng có nhiều sai phạm. Đơn cử trong vụ xử ly hôn giữa anh Lê Viết Dũng và chị Võ Thị Thương(ở xã Mai Thuỷ), ông Lê Thanh Tùng can thiệp sâu vào vụ việc và đã có hành vi thiếu văn hoá, chửi bới phó chánh án Nguyễn Thị Duynh ngay trước mặt đương sự vì bà Duynh không làm đúng ý đồ của mình. Không dừng lại ở đó, để thực hiện ý đồ của mình, ông Lê Thanh Tùng đã buộc bà Nguyễn Thị Duynh chuyển lại hồ sơ để ông tự xử lý. Đến nay, vụ ly hôn giữa anh Dũng và chị Thương đã xử xong nhưng do có nhiều sai trái, uẩn khúc nên anh Dũng vẫn khiếu kiện đến nhiều cấp ngành ở tỉnh Quảng Bình và Trung ương.
    TỐ CÁO ĐỂ BỊ TRÙ DẬP
    Không thể chung sống cùng với người liên tục sai phạm, phó chánh án Toà án huyện Lệ Thuỷ Nguyễn Thị Duynh trong nhiều cuộc họp của cơ quan và chi bộ Đảng đã thẳng thắn góp ý, đấu tranh với chánh án Lê Thanh Tùng lợi dụng chức quyền để làm nhiều việc sai trái trong quản lý tài chính; nguyên tắc nghiệp vụ; mất dân chủ, đoàn kết trong cơ quan ... Không tiếp thu những lời góp ý chân thành và mang tính xây dựng này, ông Tùng đã tìm cách để chèn ép, chia rẽ, cô lập và trù dập phó chánh án Nguyễn Thị Duynh. Bằng nhiều hình thức, ông Tùng đã tìm cách chia rẽ bà Nguyễn Thị Duynh với tập thể cán bộ, đảng viên trong cơ quan toà án nhân dân huyện Lệ Thuỷ. Đơn cử, việc ông Lê Thanh Tùng tự ý lấy tiền dưỡng liêm trợ cấp cho chánh án và phó chánh án chia đều cho tập thể cán bộ nhân viên mà không được sự đồng ý của bà Nguyễn Thị Duynh.
    Tìm cách trù dập phó chánh án Nguyễn Thị Duynh, trong bỏ phiếu phân loại thi đua hàng năm, ông Tùng đã không lập hội đồng mà tự ý kiểm phiếu và công bố kết quả. Tất nhiên, phó chánh án Nguyễn Thị Duynh là người bị loại ra đầu tiên trong trong danh sách những người công tác tốt của năm. Không dừng lại ở đó, trong Đại hội chi bộ Đảng của toà án nhân dân huyện Lệ Thuỷ năm 2003, ông Lê Thanh Tùng với cương vị là lãnh đạo đã không tuân thủ sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng cấp trên, tự ý giới thiệu một đồng chí đảng viên không đủ năng lực và phẩm chất khác vào ứng cử (đồng chí đảng viên này mới sinh con thứ 3) ...
    Bị chia rẽ, trù dập nhưng phó chánh án Nguyễn Thị Duynh vẫn không chịu lùi bước và vẫn cương quyết tiếp tục đấu tranh. Cuối cùng những đơn thư tố cáo của cô cũng được các cơ quan chức năng huyện uỷ Lệ Thuỷ giải quyết với quyết định hình thức kỷ luật cảnh cáo chánh án Lê Thanh Tùng.
    CHUYỆN BÊN LỀ
    Trong quá trình đấu tranh làm rõ những sai phạm của ông chánh án Lê Thanh Tùng, phó chánh án Nguyễn Thị Duynh chịu nhiều đau khổ. Trước hết bà Nguyễn Thị Duynh đã phải chịu sự chia rẽ, trù dập của ông chánh án và lại nữa, phó chánh án Nguyễn Thị Duynh cũng phải chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo của Huyện uỷ Lệ Thuỷ về các việc sau:
    1/Do bức xúc, thiếu kiềm chế, viết đơn gửi nhiều cấp, nhiều lần tạo dư luận, gây ảnh hưởng xấu đến chi bộ và tập thể cơ quan toà án.
    2/Thiếu ý thức trong góp ý phê bình dẫn đến nội bộ thiếu thống nhất, gây mất đoàn kết kéo dài giữa hai đồng chí lãnh đạo cơ quan Toà án.
    3/Thiếu gương mẫu trong việc di dời nhà ở trả lại mặt bằng khuôn viên cơ quan xây dựng trụ sở mới.
    Xét từng khía cạnh của quyết định kỷ luật phó chánh án Nguyễn Thị Duynh chúng tôi thấy: trước những sai phạm có tính hệ thống của ông Lê Thanh Tùng thì chuyện bức xúc của người đang đấu tranh là lẽ đương nhiên. Ngoài việc đấu tranh trực tiếp, công khai tại chi bô, cơ quan Toàn án nhân dân huyện, bà Nguyễn Thị Duynh cũng đã nhiều lần có ý kiến, đơn thư gửi lên lãnh đạo Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình , Thường vụ Huyện uỷ Lệ Thuỷ và lãnh đạo Toà án nhân dân Tối cao là đúng đắn. Còn nói bà Nguyễn Thị Duynh không gương mẫu trong di dời nhà trả lại mặt bằng khuôn viên cơ quan xây dựng trụ sở mới đều có lý do . Bởi vì ngôi nhà gia đình bà Nguyễn Thị Duynh đang ở trong trụ sở Toà án nhân dân huyện Lệ Thuỷ là ngôi nhà có được từ việc mua thanh lý (Hoá đơn thanh lý tài sản của bên bán tài sản là: Toà án nhân dân huyện Lệ Thuỷ) và gia đình bà đã bỏ kinh phí sữa chữa, cải tạo nhỉều lần . Vì vậy, để bà Nguyễn Thị Duynh giải toả ngôi nhà này, thì nguyên tắc đơn giản là phải thực hiện xong công tác đền bù. Do đó, huyện uỷ Lệ Thuỷ cần kiểm tra, kết luận việc biển thủ số tiền thanh lý tài sản nhà ở của ông chánh án toàn án nhân dân huyện Lệ Thuỷ. Có như vậy mới mong giải quyết thấu đáo việc giải toả nhà ở của phó chánh án Nguyễn Thị Duynh.
    Câu chuyện của người đấu tranh chống sai phạm và người sai phạm ở toà án nhân dân huyện Lệ Thuỷ đã kết thúc với mỗi người một quyết định kỷ luật cảnh cáo. Điều mà dư luận ở Lệ Thuỷ không đồng tình là ông Lê Thanh Tùng, có sai phạm liên tục, có hệ thống, bị cảnh cáo nhưng vẫn được Toà án nhân dân Tối cao bổ nhiệm Thẩm phán nhân dân, còn bà Nguyễn Thị Duynh, phó chánh án, người hăng hái đấu tranh chống tiêu cực thì lại không được bổ nhiệm ./.
  9. demen3_8

    demen3_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    QUẢNG BÌNH:SAI PHẠM NHIỀU LẦN BỊ KỶ LUẬT VẪN ĐƯỢC BỔ NHIỆM THẨM PHÁN
    Câu chuyện của người đấu tranh chống sai phạm và người sai phạm ở toà án nhân dân huyện Lệ Thuỷ đã kết thúc với mỗi người một quyết định kỷ luật cảnh cáo. Điều mà dư luận ở Lệ Thuỷ không đồng tình là ông Lê Thanh Tùng, có sai phạm liên tục, có hệ thống, bị cảnh cáo nhưng vẫn được Toà án nhân dân Tối cao bổ nhiệm Thẩm phán nhân dân, còn bà Nguyễn Thị Duynh, phó chánh án, người hăng hái đấu tranh chống tiêu cực thì lại không được bổ nhiệm ./.
    Đó là trường hợp ông Lê Thanh Tùng, chánh án Toà án nhân dân huyện Lệ Thuỷ(Quảng Bình). Năm 1992, ông Lê Thanh Tùng với cương vị là phó chánh án và là người trực tiếp quản lý công tác xây dựng trụ sở toà án nhân dân huyện Lệ Thuỷ. Cũng năm này, nhờ sự tố cáo trực tiếp của cán bộ trong cơ quan, ban thanh tra huyện đã vào cuộc và làm rõ việc ông Lê Thanh Tùng tham ô từ công trình trên 1 tấn xi măng, 5 tạ sắt, và một số lượng gỗ khá lớn cùng 200.000 đồng tiền mặt. Khi kiểm tra làm rõ, Thường vụ huyện uỷ Lệ Thuỷ đã quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thực cảnh cáo và buộc ông Lê Thanh Tùng phải hoàn trả lại số tài sản tham ô vào công quỹ. Không tuân thủ quyết định của huyện uỷ Lệ Thuỷ ông Lê Thanh Tùng đến nay vẫn không chịu giao nộp số tài sản và tiền mặt mà mình đã tham ô.
    Trong 15 năm làm chánh án, với cương vị chủ tài khoản của cơ quan đơn vị, nhưng ông Lê Thanh Tùng đã không thực hiện nguyên tắc kinh tế công khai. Việc không tuân thủ nguyên tắc công khai tài chính của ông Lê Thanh Tùng nhằm mục đích che dấu những sai phạm trong việc tự ý chi tiêu, tham ô công quỹ của mình trước tập thể cán bộ, nhân viên trong cơ quan. Điều này thể hiện khá rõ trong việc ông Lê Thanh Tùng thu tiền bán thanh lý tài sản nhà ở của cán bộ trong cơ quan Toà án nhân dân huyện Lệ Thuỷ. Số tiền thu được, không biết ông Lê Thanh Tùng đã dùng vào việc gì mà không nộp vào công quỹ. Sự việc sẽ không được phát giác nếu việc xây dựng và mở rộng trụ sở của Toà án nhân dân huyện Lệ Thuỷ vào tháng 11/2003 không phải giải toả 3 ngôi nhà trước đây đã được thanh lý cho cán bộ. Muốn giải toả ba ngôi nhà này thì phải bồi thường theo đúng chính sách, chế độ của Nhà nước cho những hộ này. Do Toà án nhân dân huyện khi thanh lý nhà không nộp vào ngân sách nên huyện Lệ Thuỷ không có trách nhiệm bồi thường. Do vậy, đến nay, khi trụ sở của Toà án nhân dân huyện đã được xây dựng xong vẫn không sao nghiệm thu được chỉ vì không giải toả được ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Duynh (theo tính toán của phòng Tài chính của huyện tổng số tiền phải đền bù cho hộ gia đình bà Duynh là 30 triệu đồng).
    Trong hoạt động nghiệp vụ, ông Chánh án Lê Thanh Tùng cũng có nhiều sai phạm. Đơn cử trong vụ xử ly hôn giữa anh Lê Viết Dũng và chị Võ Thị Thương(ở xã Mai Thuỷ), ông Lê Thanh Tùng can thiệp sâu vào vụ việc và đã có hành vi thiếu văn hoá, chửi bới phó chánh án Nguyễn Thị Duynh ngay trước mặt đương sự vì bà Duynh không làm đúng ý đồ của mình. Không dừng lại ở đó, để thực hiện ý đồ của mình, ông Lê Thanh Tùng đã buộc bà Nguyễn Thị Duynh chuyển lại hồ sơ để ông tự xử lý. Đến nay, vụ ly hôn giữa anh Dũng và chị Thương đã xử xong nhưng do có nhiều sai trái, uẩn khúc nên anh Dũng vẫn khiếu kiện đến nhiều cấp ngành ở tỉnh Quảng Bình và Trung ương.
    TỐ CÁO ĐỂ BỊ TRÙ DẬP
    Không thể chung sống cùng với người liên tục sai phạm, phó chánh án Toà án huyện Lệ Thuỷ Nguyễn Thị Duynh trong nhiều cuộc họp của cơ quan và chi bộ Đảng đã thẳng thắn góp ý, đấu tranh với chánh án Lê Thanh Tùng lợi dụng chức quyền để làm nhiều việc sai trái trong quản lý tài chính; nguyên tắc nghiệp vụ; mất dân chủ, đoàn kết trong cơ quan ... Không tiếp thu những lời góp ý chân thành và mang tính xây dựng này, ông Tùng đã tìm cách để chèn ép, chia rẽ, cô lập và trù dập phó chánh án Nguyễn Thị Duynh. Bằng nhiều hình thức, ông Tùng đã tìm cách chia rẽ bà Nguyễn Thị Duynh với tập thể cán bộ, đảng viên trong cơ quan toà án nhân dân huyện Lệ Thuỷ. Đơn cử, việc ông Lê Thanh Tùng tự ý lấy tiền dưỡng liêm trợ cấp cho chánh án và phó chánh án chia đều cho tập thể cán bộ nhân viên mà không được sự đồng ý của bà Nguyễn Thị Duynh.
    Tìm cách trù dập phó chánh án Nguyễn Thị Duynh, trong bỏ phiếu phân loại thi đua hàng năm, ông Tùng đã không lập hội đồng mà tự ý kiểm phiếu và công bố kết quả. Tất nhiên, phó chánh án Nguyễn Thị Duynh là người bị loại ra đầu tiên trong trong danh sách những người công tác tốt của năm. Không dừng lại ở đó, trong Đại hội chi bộ Đảng của toà án nhân dân huyện Lệ Thuỷ năm 2003, ông Lê Thanh Tùng với cương vị là lãnh đạo đã không tuân thủ sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng cấp trên, tự ý giới thiệu một đồng chí đảng viên không đủ năng lực và phẩm chất khác vào ứng cử (đồng chí đảng viên này mới sinh con thứ 3) ...
    Bị chia rẽ, trù dập nhưng phó chánh án Nguyễn Thị Duynh vẫn không chịu lùi bước và vẫn cương quyết tiếp tục đấu tranh. Cuối cùng những đơn thư tố cáo của cô cũng được các cơ quan chức năng huyện uỷ Lệ Thuỷ giải quyết với quyết định hình thức kỷ luật cảnh cáo chánh án Lê Thanh Tùng.
    CHUYỆN BÊN LỀ
    Trong quá trình đấu tranh làm rõ những sai phạm của ông chánh án Lê Thanh Tùng, phó chánh án Nguyễn Thị Duynh chịu nhiều đau khổ. Trước hết bà Nguyễn Thị Duynh đã phải chịu sự chia rẽ, trù dập của ông chánh án và lại nữa, phó chánh án Nguyễn Thị Duynh cũng phải chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo của Huyện uỷ Lệ Thuỷ về các việc sau:
    1/Do bức xúc, thiếu kiềm chế, viết đơn gửi nhiều cấp, nhiều lần tạo dư luận, gây ảnh hưởng xấu đến chi bộ và tập thể cơ quan toà án.
    2/Thiếu ý thức trong góp ý phê bình dẫn đến nội bộ thiếu thống nhất, gây mất đoàn kết kéo dài giữa hai đồng chí lãnh đạo cơ quan Toà án.
    3/Thiếu gương mẫu trong việc di dời nhà ở trả lại mặt bằng khuôn viên cơ quan xây dựng trụ sở mới.
    Xét từng khía cạnh của quyết định kỷ luật phó chánh án Nguyễn Thị Duynh chúng tôi thấy: trước những sai phạm có tính hệ thống của ông Lê Thanh Tùng thì chuyện bức xúc của người đang đấu tranh là lẽ đương nhiên. Ngoài việc đấu tranh trực tiếp, công khai tại chi bô, cơ quan Toàn án nhân dân huyện, bà Nguyễn Thị Duynh cũng đã nhiều lần có ý kiến, đơn thư gửi lên lãnh đạo Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình , Thường vụ Huyện uỷ Lệ Thuỷ và lãnh đạo Toà án nhân dân Tối cao là đúng đắn. Còn nói bà Nguyễn Thị Duynh không gương mẫu trong di dời nhà trả lại mặt bằng khuôn viên cơ quan xây dựng trụ sở mới đều có lý do . Bởi vì ngôi nhà gia đình bà Nguyễn Thị Duynh đang ở trong trụ sở Toà án nhân dân huyện Lệ Thuỷ là ngôi nhà có được từ việc mua thanh lý (Hoá đơn thanh lý tài sản của bên bán tài sản là: Toà án nhân dân huyện Lệ Thuỷ) và gia đình bà đã bỏ kinh phí sữa chữa, cải tạo nhỉều lần . Vì vậy, để bà Nguyễn Thị Duynh giải toả ngôi nhà này, thì nguyên tắc đơn giản là phải thực hiện xong công tác đền bù. Do đó, huyện uỷ Lệ Thuỷ cần kiểm tra, kết luận việc biển thủ số tiền thanh lý tài sản nhà ở của ông chánh án toàn án nhân dân huyện Lệ Thuỷ. Có như vậy mới mong giải quyết thấu đáo việc giải toả nhà ở của phó chánh án Nguyễn Thị Duynh.
    Câu chuyện của người đấu tranh chống sai phạm và người sai phạm ở toà án nhân dân huyện Lệ Thuỷ đã kết thúc với mỗi người một quyết định kỷ luật cảnh cáo. Điều mà dư luận ở Lệ Thuỷ không đồng tình là ông Lê Thanh Tùng, có sai phạm liên tục, có hệ thống, bị cảnh cáo nhưng vẫn được Toà án nhân dân Tối cao bổ nhiệm Thẩm phán nhân dân, còn bà Nguyễn Thị Duynh, phó chánh án, người hăng hái đấu tranh chống tiêu cực thì lại không được bổ nhiệm ./.
  10. luatinhban

    luatinhban Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn de men!
    Phải nói thật là tìm cho được một người tâm huyết như bạn quả là không dễ. Nhưng tôi có một góp ý thế này: những thông tin mà bạn post lên doễn đàn thì bạn phải để ý hơn về độ chính xác nhé, dù đây chỉ là một DĐ nhưng đó là yếu tố cần thiếtđầu tiên cho một người đưa thông tin đại chúng. Chúc bạn sẽ thành công hơn và có nhìu bài viết tốt. Từ nay tui sẽ theo chân bạn(tui là người trong ngành báo mà).
    Chúc vui vẻ!

Chia sẻ trang này