1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quảng Bình và những chuyện chưa hay

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi demen3_8, 02/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Bình loạn một chút. Ở câu chuyện thứ 5, nếu xảy ra ở Mỹ hay ở Châu Âu thì Hội đồng có thể sẽ bị kiện không chỉ ngang mức độ đền bù thiệt hại đâu. Chỉ tiếc luật pháp của mình vẫn chưa có những điều luật nói về chuyện đó. Bởi vậy hi vọng các hội đồng sau này sẽ không xảy ra những trường hợp tương tự như thế nữa
  2. rive

    rive Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2004
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Góp với demen3_8 một bài nhé, (hình như hôm nay là sinh nhật của demen?) - nếu đúng thì xin chúc bạn thêm tuổi mới có nhiều niềm vui mới nhé.
    Quảng Bình và những chuyện chưa hay: CÂU CHUYỆN THỨ SÁU: Sai phạm tiền tỷ, nhưng chỉ... rút kinh nghiệm....
    Chuyện là thế này: Dọc bờ sông Gianh đang xói lở, trong đó, tốc độ xói lở tại xã Châu Hoá, huyện Tuyên Hoá, Quảng Bình rất lo ngại. Đứng trước thực trạng xâm thực của dòng sông nổi tiếng này, các cấp có thẩm quyền đã chủ trương đầu tư xây kè chống xói lở ở Châu Hoá. Thế nhưng, trong quá trình triển khai dự án kè Châu Hoá, một số cơ quan có chức năng ở Quảng Bình đã để xảy ra nhiều sai sót, từ khâu chuẩn bị đầu tư đến lập và thẩm định thiết kế dự toán và chỉ định thầu.
    Từ sai sót đầu tiên là việc áp dụng áp dụng biện pháp chỉ định thầu là làm trái với các Nghị định 52, Nghị định 88, Nghị định 14 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng. Đến quá trình lập và thẩm định thiết kế kỹ thuật tổng dự toán công trình đã để xảy ra nhiều sai sót nghiêm trọng. Cụ thể, đơn vị thực hiện khảo sát, lập dự án khả thi, thiết kế kỹ thuật tổng dự toán theo chỉ đạo của Giám đốc Sở NN và PTNT là ông Nguyễn Xuân Dung, nhưng không có hợp đồng kinh tế, tự động điều chỉnh hạng mục dự án (đỉnh kè rộng từ 1 mét lên 3 mét) mà không thông qua UBND tỉnh làm tăng dự toán thêm 593 triệu đồng. Ngoài ra, Đoàn thanh tra liên ngành đã phát hiện trong quá trình triển khai dự án, các bên có liên quan đã làm xảy ra hàng loạt sai phạm có chủ ý như: áp sai định mức đơn giá 618,4 triệu đồng, áp dụng các biện pháp thi công bất hợp lý làm tăng 823 triệu đồng, tính toán phần chi khác cũng sai tăng gần 76 triệu đồng, tính tăng khối lượng các hạng mục trị giá 257,6 triệu đồng... Nếu tính cả việc các bên tự điều chỉnh hạng mục làm tăng dự toán thì số tiền sai phạm lên tới 2.368 triệu đồng...
    Nguyên nhân các sai phạm trên, theo kết luận Đoàn thanh tra liên ngành là do ?onóng vội, biểu hiện tính cá nhân, dùng ảnh hưởng cấp trên chỉ đạo quá mức đến công việc của cấp dưới?. Bà Phạm Thị Bích Lựa, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, UBND tỉnh sẽ xử lý cương quyết, nghiêm minh và kịp thời các sai phạm trong dự án kè Châu Hoá. Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là lời hứa, còn thực tế... những sai phạm trong công trình kè Châu Hoá đã được làm rõ từ tháng 4/2004, thế nhưng đến nay những sai phạm này vẫn chưa được xử lý, nếu có thì chỉ là... họp kiểm điểm và rút kinh nghiệm.
  3. rive

    rive Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2004
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Góp với demen3_8 một bài nhé, (hình như hôm nay là sinh nhật của demen?) - nếu đúng thì xin chúc bạn thêm tuổi mới có nhiều niềm vui mới nhé.
    Quảng Bình và những chuyện chưa hay: CÂU CHUYỆN THỨ SÁU: Sai phạm tiền tỷ, nhưng chỉ... rút kinh nghiệm....
    Chuyện là thế này: Dọc bờ sông Gianh đang xói lở, trong đó, tốc độ xói lở tại xã Châu Hoá, huyện Tuyên Hoá, Quảng Bình rất lo ngại. Đứng trước thực trạng xâm thực của dòng sông nổi tiếng này, các cấp có thẩm quyền đã chủ trương đầu tư xây kè chống xói lở ở Châu Hoá. Thế nhưng, trong quá trình triển khai dự án kè Châu Hoá, một số cơ quan có chức năng ở Quảng Bình đã để xảy ra nhiều sai sót, từ khâu chuẩn bị đầu tư đến lập và thẩm định thiết kế dự toán và chỉ định thầu.
    Từ sai sót đầu tiên là việc áp dụng áp dụng biện pháp chỉ định thầu là làm trái với các Nghị định 52, Nghị định 88, Nghị định 14 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng. Đến quá trình lập và thẩm định thiết kế kỹ thuật tổng dự toán công trình đã để xảy ra nhiều sai sót nghiêm trọng. Cụ thể, đơn vị thực hiện khảo sát, lập dự án khả thi, thiết kế kỹ thuật tổng dự toán theo chỉ đạo của Giám đốc Sở NN và PTNT là ông Nguyễn Xuân Dung, nhưng không có hợp đồng kinh tế, tự động điều chỉnh hạng mục dự án (đỉnh kè rộng từ 1 mét lên 3 mét) mà không thông qua UBND tỉnh làm tăng dự toán thêm 593 triệu đồng. Ngoài ra, Đoàn thanh tra liên ngành đã phát hiện trong quá trình triển khai dự án, các bên có liên quan đã làm xảy ra hàng loạt sai phạm có chủ ý như: áp sai định mức đơn giá 618,4 triệu đồng, áp dụng các biện pháp thi công bất hợp lý làm tăng 823 triệu đồng, tính toán phần chi khác cũng sai tăng gần 76 triệu đồng, tính tăng khối lượng các hạng mục trị giá 257,6 triệu đồng... Nếu tính cả việc các bên tự điều chỉnh hạng mục làm tăng dự toán thì số tiền sai phạm lên tới 2.368 triệu đồng...
    Nguyên nhân các sai phạm trên, theo kết luận Đoàn thanh tra liên ngành là do ?onóng vội, biểu hiện tính cá nhân, dùng ảnh hưởng cấp trên chỉ đạo quá mức đến công việc của cấp dưới?. Bà Phạm Thị Bích Lựa, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, UBND tỉnh sẽ xử lý cương quyết, nghiêm minh và kịp thời các sai phạm trong dự án kè Châu Hoá. Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là lời hứa, còn thực tế... những sai phạm trong công trình kè Châu Hoá đã được làm rõ từ tháng 4/2004, thế nhưng đến nay những sai phạm này vẫn chưa được xử lý, nếu có thì chỉ là... họp kiểm điểm và rút kinh nghiệm.
  4. sachkientruc

    sachkientruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2004
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Nào, chúc mừng sinh nhật demen3_8 cái nhể, tặng demen3-8 một bài "cũ rích" đọc chơi thôi nhé, miễn bình luận.... cụng ly nào
    Quảng Bình: 40 cán bộ "ăn" từ dự án trồng rừng ven biển
    Dự án trồng rừng ven biển PAM 4304 tỉnh Quảng Bình được triển khai từ năm 1992 đến tháng 4.2001, với tổng kinh phí đã quyết toán trên 14 tỉ đồng. Trong quá trình thực hiện dự án, hàng loạt những sai phạm nghiêm trọng, tiêu cực, tham nhũng,... từ cấp tỉnh cho đến huyện, phường, xã đã xảy ra. Trong tổng số 575.601.000 đồng phải thu hồi lại cho Nhà nước, có trên 455 triệu đồng tiền thất thoát do tham ô, chi sai nguyên tắc, chế độ.
    Quyết toán khống, mua hoá đơn đỏTrong tổng số 9.364,9ha rừng trồng đã thanh quyết toán có 41,2ha quyết toán khống chứ không có rừng, trong đó huyện Quảng Trạch 20,6ha và huyện Bố Trạch 20,6ha. Ban quản lý dự án (BQLDA) của tỉnh đã đầu tư trồng cây quế tại huyện Minh Hoá với tổng diện tích 241,8ha, nhưng hiện tại chỉ có khoảng... 2ha rải rác ở một số hộ gia đình. Theo kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Quảng Bình thì trong quá trình thực hiện dự án, BQLDA tỉnh và 4BQLDA của các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Lệ Thuỷ, Quảng Ninh đã vi phạm nghiêm trọng về nguyên tắc quản lý tài chính, lập biên bản kê khống khối lượng và giá trị, giả mạo chữ ký để làm chứng từ thanh toán; đa số cán bộ đều có mua hoặc xin hoá đơn đỏ do Bộ Tài chính phát hành rồi tự viết vào hoá đơn thanh toán rút tiền nhà nước.
    Điển hình nhất trong cuộc hành trình "ăn dự án" là vụ việc cố ý làm trái sau đây: Phan Tiến Phương - thường trực BQLDA tỉnh và từ tháng 9.1998 được cử giữ chức Q.trưởng ban quản lý dự án PAM 4304 Quảng Bình, đã cùng kế toán Châu Thị Hoà và cán bộ kỹ thuật Nguyễn Văn Thắng trực tiếp lập 5 biên bản nghiệm thu khống khối lượng, gây thất thoát của Nhà nước hàng trăm triệu đồng. Đó là sai phạm cấp tỉnh, còn các huyện thì sao? Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Lệ Thuỷ Trà Minh Rạng là Phó ban thường trực điều hành dự án của huyện cùng kế toán Trần Đình Tài đã không thực hiện việc tổng kiểm kê rừng trồng theo dự án mà vẫn lập văn bản để thanh toán tiền, chi sai nguyên tắc làm thất thoát 76.036.000 đồng. Tại huyện Quảng Ninh: Võ Văn Thanh - Hạt trưởng Kiểm lâm, Phó ban điều hành dự án cùng kế toán Lê Thị Hà đã làm trái gây thất thoát 46.593.000 đồng. Lê Văn Quyền - Hạt trưởng Kiểm lâm kiêm Phó ban điều hành dự án huyện Bố Trạch cùng Trần Văn Hằng là cán bộ pháp chế kiểm lâm kiêm kỹ thuật dự án và Nguyễn Thị Bích Sâm - kế toán, đã nghiệm thu thanh toán tiền cho một số hộ cá nhân trồng rừng và chăm sóc rừng chất lượng kém, sử dụng tiền kỹ thuật viên, tiền kiểm kê rừng sai nguyên tắc, chi sai mục đích trên 64 triệu đồng. Tại BQLDA huyện Quảng Trạch, số tiền nhà nước bị thất thoát là 29.169.000 đồng...
    Những ai phải... "nộp lại"?
    Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Bình đã yêu cầu đến trước ngày 31.12.2001, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ phải tiến hành thu hồi nộp vào Kho bạc Nhà nước tổng số tiền 575.601.000 đồng. Trong đó, ngoài khoản tiền sai phạm trên 455 triệu đồng tại các BQLDA nói trên còn có 100 triệu đồng phải thu hồi tại Chi cục Phòng chống lụt bão và quản lý đê điều tỉnh Quảng Bình và 20 triệu tại Phân viện điều tra rừng. Theo đó, cả một danh sách dài gồm gần 40 cán bộ từ tỉnh cho đến xã phải nộp lại tiền đã "ăn" của dự án trồng rừng ven biển. Bao gồm cả những cái tên và chức vụ rất... oai như Phan Bính Thìn - hiện là Bí thư Đảng uỷ xã Quảng Tân, Nguyễn Chí Lâm - hiện là Huyện uỷ viên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quảng Trạch;... hoặc có những cán bộ chỉ mới ở cấp đội trưởng một đội trồng rừng mà cũng đã làm trái, gây thất thoát nhiều chục triệu đồng như Nguyễn Xuân Kiệc - đội trưởng ở phường Hải Thành - thị xã Đồng Hới (43.211.000 đồng), Hoàng Văn Tiến (74,9 triệu đồng)...
    Một vấn đề bức xúc đặt ra là tại sao tình trạng tiêu cực, tham nhũng tại dự án trồng rừng ven biển Quảng Bình lại không được kiểm tra ngăn chặn sớm, mà lại để diễn ra một cách ngang nhiên và kéo dài như vậy? Dư luận Quảng Bình đòi hỏi phải xử lý thật nghiêm minh những cán bộ sai phạm.
    Lao động số 16 Ngày 18.01.2002
  5. sachkientruc

    sachkientruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2004
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Nào, chúc mừng sinh nhật demen3_8 cái nhể, tặng demen3-8 một bài "cũ rích" đọc chơi thôi nhé, miễn bình luận.... cụng ly nào
    Quảng Bình: 40 cán bộ "ăn" từ dự án trồng rừng ven biển
    Dự án trồng rừng ven biển PAM 4304 tỉnh Quảng Bình được triển khai từ năm 1992 đến tháng 4.2001, với tổng kinh phí đã quyết toán trên 14 tỉ đồng. Trong quá trình thực hiện dự án, hàng loạt những sai phạm nghiêm trọng, tiêu cực, tham nhũng,... từ cấp tỉnh cho đến huyện, phường, xã đã xảy ra. Trong tổng số 575.601.000 đồng phải thu hồi lại cho Nhà nước, có trên 455 triệu đồng tiền thất thoát do tham ô, chi sai nguyên tắc, chế độ.
    Quyết toán khống, mua hoá đơn đỏTrong tổng số 9.364,9ha rừng trồng đã thanh quyết toán có 41,2ha quyết toán khống chứ không có rừng, trong đó huyện Quảng Trạch 20,6ha và huyện Bố Trạch 20,6ha. Ban quản lý dự án (BQLDA) của tỉnh đã đầu tư trồng cây quế tại huyện Minh Hoá với tổng diện tích 241,8ha, nhưng hiện tại chỉ có khoảng... 2ha rải rác ở một số hộ gia đình. Theo kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Quảng Bình thì trong quá trình thực hiện dự án, BQLDA tỉnh và 4BQLDA của các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Lệ Thuỷ, Quảng Ninh đã vi phạm nghiêm trọng về nguyên tắc quản lý tài chính, lập biên bản kê khống khối lượng và giá trị, giả mạo chữ ký để làm chứng từ thanh toán; đa số cán bộ đều có mua hoặc xin hoá đơn đỏ do Bộ Tài chính phát hành rồi tự viết vào hoá đơn thanh toán rút tiền nhà nước.
    Điển hình nhất trong cuộc hành trình "ăn dự án" là vụ việc cố ý làm trái sau đây: Phan Tiến Phương - thường trực BQLDA tỉnh và từ tháng 9.1998 được cử giữ chức Q.trưởng ban quản lý dự án PAM 4304 Quảng Bình, đã cùng kế toán Châu Thị Hoà và cán bộ kỹ thuật Nguyễn Văn Thắng trực tiếp lập 5 biên bản nghiệm thu khống khối lượng, gây thất thoát của Nhà nước hàng trăm triệu đồng. Đó là sai phạm cấp tỉnh, còn các huyện thì sao? Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Lệ Thuỷ Trà Minh Rạng là Phó ban thường trực điều hành dự án của huyện cùng kế toán Trần Đình Tài đã không thực hiện việc tổng kiểm kê rừng trồng theo dự án mà vẫn lập văn bản để thanh toán tiền, chi sai nguyên tắc làm thất thoát 76.036.000 đồng. Tại huyện Quảng Ninh: Võ Văn Thanh - Hạt trưởng Kiểm lâm, Phó ban điều hành dự án cùng kế toán Lê Thị Hà đã làm trái gây thất thoát 46.593.000 đồng. Lê Văn Quyền - Hạt trưởng Kiểm lâm kiêm Phó ban điều hành dự án huyện Bố Trạch cùng Trần Văn Hằng là cán bộ pháp chế kiểm lâm kiêm kỹ thuật dự án và Nguyễn Thị Bích Sâm - kế toán, đã nghiệm thu thanh toán tiền cho một số hộ cá nhân trồng rừng và chăm sóc rừng chất lượng kém, sử dụng tiền kỹ thuật viên, tiền kiểm kê rừng sai nguyên tắc, chi sai mục đích trên 64 triệu đồng. Tại BQLDA huyện Quảng Trạch, số tiền nhà nước bị thất thoát là 29.169.000 đồng...
    Những ai phải... "nộp lại"?
    Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Bình đã yêu cầu đến trước ngày 31.12.2001, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ phải tiến hành thu hồi nộp vào Kho bạc Nhà nước tổng số tiền 575.601.000 đồng. Trong đó, ngoài khoản tiền sai phạm trên 455 triệu đồng tại các BQLDA nói trên còn có 100 triệu đồng phải thu hồi tại Chi cục Phòng chống lụt bão và quản lý đê điều tỉnh Quảng Bình và 20 triệu tại Phân viện điều tra rừng. Theo đó, cả một danh sách dài gồm gần 40 cán bộ từ tỉnh cho đến xã phải nộp lại tiền đã "ăn" của dự án trồng rừng ven biển. Bao gồm cả những cái tên và chức vụ rất... oai như Phan Bính Thìn - hiện là Bí thư Đảng uỷ xã Quảng Tân, Nguyễn Chí Lâm - hiện là Huyện uỷ viên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quảng Trạch;... hoặc có những cán bộ chỉ mới ở cấp đội trưởng một đội trồng rừng mà cũng đã làm trái, gây thất thoát nhiều chục triệu đồng như Nguyễn Xuân Kiệc - đội trưởng ở phường Hải Thành - thị xã Đồng Hới (43.211.000 đồng), Hoàng Văn Tiến (74,9 triệu đồng)...
    Một vấn đề bức xúc đặt ra là tại sao tình trạng tiêu cực, tham nhũng tại dự án trồng rừng ven biển Quảng Bình lại không được kiểm tra ngăn chặn sớm, mà lại để diễn ra một cách ngang nhiên và kéo dài như vậy? Dư luận Quảng Bình đòi hỏi phải xử lý thật nghiêm minh những cán bộ sai phạm.
    Lao động số 16 Ngày 18.01.2002
  6. demen3_8

    demen3_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
  7. demen3_8

    demen3_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
  8. demen3_8

    demen3_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình và những chuyện chưa hay
    Chuyện thứ tám: Ca sĩ Mỹ Lệ và hành trình chối bỏ quê hương.
    - Sinh năm 1972 tại Đồng Hới.
    - Bố là người Đức Ninh (Đồng Hới), mẹ là người Mỹ Trạch (Bố Trạch). Em gái hiện nay đang công tác tại Sở Công an Quảng Bình.
    - Năm 1996 tốt nghiệp khoa Thanh nhạc, nhạc viện Huế.
    - Vào lập nghiệp tại TPHCM từ đó đến nay.
    - Trong những năm đầu, cứ 6 tháng một lần, chị phải về Đồng Hới xin giấy tạm vắng để vào TPHCM đăng ký tạm trú.
    - Thế nhưng luôn luôn chị nhận mình là người Huế, sinh ra và lớn lên trong một gia đình người Huế.
    - Người ta gọi chị là Mỹ Lệ, còn tôi, tôi đặt cho chị cái tên khác, Tôn Nữ Mỹ Lệ hay Lệ "Dolly" (***: Xem chú thích ở cuối bài viết).

    Cô gái mang tên một dòng sông.
    Ngày 02 tháng 6 năm 1972, tại một làng quê bé nhỏ bên dòng Nhật Lệ hiền hòa, vợ chồng nhạc sĩ Hoàng Sông Hương hạ sinh một bé gái đầu lòng. Ngày ấy thị xã Đồng Hới dân cư còn thưa thớt chứ chưa ồn ào náo nhiệt bây giờ. Đất đai chủ yếu để trồng rau và đặc biệt là trồng hoa, hoa hồng nhiều đến nỗi có nhà thơ đã gọi Đồng Hới là thành phố Hoa Hồng. Nhạc sĩ Hoàng Sông Hương đã quyết định lấy tên của dòng sông thơ mộng nhất Quảng Bình đặt tên cho con, cái tên Hoàng Nhật Lệ ra đời từ thuở đó.
    Sớm thừa hưởng "gien trội" về âm nhạc của bố mẹ (mẹ Nhật Lệ tuy là một cán bộ trong ngành y tế nhưng rất có năng khiếu về ca hát), Nhật Lệ đã sớm thể hiện tài năng thanh nhạc của mình.
    Miền Nam giải phóng, cùng với phong trào nhập tỉnh vào thời đó, 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên nhập lại thành tỉnh Bình Trị Thiên có tỉnh lỵ đặt ở Huế. Cùng với rất nhiều gia đình khác, gia đình nhạc sĩ Hoàng Sông Hương chuyển vào Huế sống và làm việc. Với con mắt "nhà nghề" của mình, nhạc sĩ Hoàng Sông Hương sớm phát hiện tài năng của con gái mình, ông đã gửi Nhật Lệ vào học ở nhạc viện Huế.
    Năm 1989, Bình Trị Thiên tách tỉnh, gia đình nhạc sĩ Hoàng Sông Hương khăn gói về quê. Lúc này Nhật Lệ đang học dở chương trình ở nhạc viện Huế, vì thế mỗi năm 2 lần (vào những dịp nghỉ tết và nghỉ hè) Nhật Lệ mới có điều kiện sum họp với gia đình tại quê hương.
    Hành trình chối bỏ quê hương.
    Bước đầu tiên trong hành trình này, đó là khi theo học chương trình đại học thanh nhạc ở nhạc viện Huế, Nhật Lệ đã quyết định đổi tên. Và thế là kể từ ngày đó cái tên Hoàng Nhật Lệ chỉ còn nằm ở trong giấy CMND, còn ngoài đời cái tên Mỹ Lệ đã thay thế.
    Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người sẽ bất ngờ khi được biết Mỹ Lệ có tên thật là Nhật Lệ. Và tôi cũng không hiểu tại sao chị lại quyết định đổi tên khi tên mình đẹp như thế. Theo dự đoán của tôi, Mỹ Lệ muốn đoạn tuyệt với quê hương và việc đầu tiên là cho cái tên mang đặc trưng Quảng Bình đó đi vào dĩ vãng.
    Năm 1994, Mỹ Lệ tham gia liên hoan Tiếng hát sinh viên toàn quốc tại thành phố HCM (trong thành phần nhạc viện Huế) và đã dành được Huy chương Vàng một cách rất xuất sắc. Kể từ đó cái tên Mỹ Lệ bắt đầu được biết đến trong giới cả nước (dù chưa thật sự có tiếng lắm).
    Năm 1996, Mỹ Lệ tốt nghiệp khoa thanh nhạc, nhạc viện Huế (hệ Đại học) và bắt đầu vào TPHCM lập nghiệp. Thời gian đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với tài năng và kiến thức thu được trong một thời gian dài học ở nhạc viện, tiếng hát Mỹ Lệ bắt đầu định hình tại TPHCM với một phong cách rất riêng biệt. Mỹ Lệ bắt đầu nổi tiếng, đi kèm với sự nổi tiếng luôn luôn là việc được mời tham dự các chương trình ca nhạc lớn. Thật vinh dự cho Mỹ Lệ là chị đã được mời hát trong chương trình "Duyên dáng Việt Nam 5" vào năm 1997, một chương trình ca nhạc rất có uy tín do báo Thanh niên tổ chức để lập quĩ học bổng Nguyễn Thái Bình. Báo chí (báo viết, phát thanh và truyền hình) bắt đầu quan tâm đến chị. Chị thực hiện khá nhiều bài trả lời phỏng vấn, nhận lời tham gia giao lưu với khán giả. Nhưng có một điều thật kỳ lạ là chị luôn luôn nhận mình là người Huế (mặc dù lúc đó chị vẫn có hộ khẩu ở Quảng Bình). Người dân Quảng Bình hết sức bất bình về chuyện này nhưng chị vẫn phớt lờ tất cả.
    Chưa một lần đứng hát trên mảnh đất quê hương.
    Thông thường các nghệ sĩ rời xa quê hương đi học tập, lập nghiệp, khi đã thành danh họ thường một tổ chức một buổi biểu diễn tại quê nhà (xem như là lễ báo cáo). Mỹ Lệ thì không bao giờ. Năm 2001, trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh có tổ chức một chương trình ca nhạc để tôn vinh những đóng góp của nhạc sĩ Hoàng Sông Hương đối với sự nghiệp văn hóa tỉnh nhà. Tham gia chương trình này chỉ có Hoàng Kiến Giang (ái nữ thứ 2 của nhạc sĩ) và các nghệ sĩ đến từ Đoàn nghệ thuật Quảng Bình, còn Mỹ Lệ vẫn mất dạng.
    Một người bạn của tôi (hắn hiện cũng sống xa quê, rất yêu quê hương và thẳng tính) đã có một lời nhận xét về Mỹ Lệ như sau: "Nếu như có một ai đó nói rằng, "Nó (Mỹ Lệ) xử sự như một con bò", thì chúng ta, với thái độ điềm tĩnh nhất, với giọng nói nhẹ nhàng nhất, phải có trách nhiệm nói với họ rằng, không nên so sánh như thế, bởi nếu so sánh như thế thì tội nghiệp cho con bò quá".
    chú thích: Cừu Dolly ra đời vào ngày 5/7/1996 tại một trung tâm nghiên cứu thuộc viện Roslin. Nó là động vật được nhân bản đầu tiên trên thế giới đã chết vào ngày 14/2 năm 2003 do bệnh phổi.
  9. demen3_8

    demen3_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình và những chuyện chưa hay
    Chuyện thứ tám: Ca sĩ Mỹ Lệ và hành trình chối bỏ quê hương.
    - Sinh năm 1972 tại Đồng Hới.
    - Bố là người Đức Ninh (Đồng Hới), mẹ là người Mỹ Trạch (Bố Trạch). Em gái hiện nay đang công tác tại Sở Công an Quảng Bình.
    - Năm 1996 tốt nghiệp khoa Thanh nhạc, nhạc viện Huế.
    - Vào lập nghiệp tại TPHCM từ đó đến nay.
    - Trong những năm đầu, cứ 6 tháng một lần, chị phải về Đồng Hới xin giấy tạm vắng để vào TPHCM đăng ký tạm trú.
    - Thế nhưng luôn luôn chị nhận mình là người Huế, sinh ra và lớn lên trong một gia đình người Huế.
    - Người ta gọi chị là Mỹ Lệ, còn tôi, tôi đặt cho chị cái tên khác, Tôn Nữ Mỹ Lệ hay Lệ "Dolly" (***: Xem chú thích ở cuối bài viết).

    Cô gái mang tên một dòng sông.
    Ngày 02 tháng 6 năm 1972, tại một làng quê bé nhỏ bên dòng Nhật Lệ hiền hòa, vợ chồng nhạc sĩ Hoàng Sông Hương hạ sinh một bé gái đầu lòng. Ngày ấy thị xã Đồng Hới dân cư còn thưa thớt chứ chưa ồn ào náo nhiệt bây giờ. Đất đai chủ yếu để trồng rau và đặc biệt là trồng hoa, hoa hồng nhiều đến nỗi có nhà thơ đã gọi Đồng Hới là thành phố Hoa Hồng. Nhạc sĩ Hoàng Sông Hương đã quyết định lấy tên của dòng sông thơ mộng nhất Quảng Bình đặt tên cho con, cái tên Hoàng Nhật Lệ ra đời từ thuở đó.
    Sớm thừa hưởng "gien trội" về âm nhạc của bố mẹ (mẹ Nhật Lệ tuy là một cán bộ trong ngành y tế nhưng rất có năng khiếu về ca hát), Nhật Lệ đã sớm thể hiện tài năng thanh nhạc của mình.
    Miền Nam giải phóng, cùng với phong trào nhập tỉnh vào thời đó, 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên nhập lại thành tỉnh Bình Trị Thiên có tỉnh lỵ đặt ở Huế. Cùng với rất nhiều gia đình khác, gia đình nhạc sĩ Hoàng Sông Hương chuyển vào Huế sống và làm việc. Với con mắt "nhà nghề" của mình, nhạc sĩ Hoàng Sông Hương sớm phát hiện tài năng của con gái mình, ông đã gửi Nhật Lệ vào học ở nhạc viện Huế.
    Năm 1989, Bình Trị Thiên tách tỉnh, gia đình nhạc sĩ Hoàng Sông Hương khăn gói về quê. Lúc này Nhật Lệ đang học dở chương trình ở nhạc viện Huế, vì thế mỗi năm 2 lần (vào những dịp nghỉ tết và nghỉ hè) Nhật Lệ mới có điều kiện sum họp với gia đình tại quê hương.
    Hành trình chối bỏ quê hương.
    Bước đầu tiên trong hành trình này, đó là khi theo học chương trình đại học thanh nhạc ở nhạc viện Huế, Nhật Lệ đã quyết định đổi tên. Và thế là kể từ ngày đó cái tên Hoàng Nhật Lệ chỉ còn nằm ở trong giấy CMND, còn ngoài đời cái tên Mỹ Lệ đã thay thế.
    Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người sẽ bất ngờ khi được biết Mỹ Lệ có tên thật là Nhật Lệ. Và tôi cũng không hiểu tại sao chị lại quyết định đổi tên khi tên mình đẹp như thế. Theo dự đoán của tôi, Mỹ Lệ muốn đoạn tuyệt với quê hương và việc đầu tiên là cho cái tên mang đặc trưng Quảng Bình đó đi vào dĩ vãng.
    Năm 1994, Mỹ Lệ tham gia liên hoan Tiếng hát sinh viên toàn quốc tại thành phố HCM (trong thành phần nhạc viện Huế) và đã dành được Huy chương Vàng một cách rất xuất sắc. Kể từ đó cái tên Mỹ Lệ bắt đầu được biết đến trong giới cả nước (dù chưa thật sự có tiếng lắm).
    Năm 1996, Mỹ Lệ tốt nghiệp khoa thanh nhạc, nhạc viện Huế (hệ Đại học) và bắt đầu vào TPHCM lập nghiệp. Thời gian đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với tài năng và kiến thức thu được trong một thời gian dài học ở nhạc viện, tiếng hát Mỹ Lệ bắt đầu định hình tại TPHCM với một phong cách rất riêng biệt. Mỹ Lệ bắt đầu nổi tiếng, đi kèm với sự nổi tiếng luôn luôn là việc được mời tham dự các chương trình ca nhạc lớn. Thật vinh dự cho Mỹ Lệ là chị đã được mời hát trong chương trình "Duyên dáng Việt Nam 5" vào năm 1997, một chương trình ca nhạc rất có uy tín do báo Thanh niên tổ chức để lập quĩ học bổng Nguyễn Thái Bình. Báo chí (báo viết, phát thanh và truyền hình) bắt đầu quan tâm đến chị. Chị thực hiện khá nhiều bài trả lời phỏng vấn, nhận lời tham gia giao lưu với khán giả. Nhưng có một điều thật kỳ lạ là chị luôn luôn nhận mình là người Huế (mặc dù lúc đó chị vẫn có hộ khẩu ở Quảng Bình). Người dân Quảng Bình hết sức bất bình về chuyện này nhưng chị vẫn phớt lờ tất cả.
    Chưa một lần đứng hát trên mảnh đất quê hương.
    Thông thường các nghệ sĩ rời xa quê hương đi học tập, lập nghiệp, khi đã thành danh họ thường một tổ chức một buổi biểu diễn tại quê nhà (xem như là lễ báo cáo). Mỹ Lệ thì không bao giờ. Năm 2001, trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh có tổ chức một chương trình ca nhạc để tôn vinh những đóng góp của nhạc sĩ Hoàng Sông Hương đối với sự nghiệp văn hóa tỉnh nhà. Tham gia chương trình này chỉ có Hoàng Kiến Giang (ái nữ thứ 2 của nhạc sĩ) và các nghệ sĩ đến từ Đoàn nghệ thuật Quảng Bình, còn Mỹ Lệ vẫn mất dạng.
    Một người bạn của tôi (hắn hiện cũng sống xa quê, rất yêu quê hương và thẳng tính) đã có một lời nhận xét về Mỹ Lệ như sau: "Nếu như có một ai đó nói rằng, "Nó (Mỹ Lệ) xử sự như một con bò", thì chúng ta, với thái độ điềm tĩnh nhất, với giọng nói nhẹ nhàng nhất, phải có trách nhiệm nói với họ rằng, không nên so sánh như thế, bởi nếu so sánh như thế thì tội nghiệp cho con bò quá".
    chú thích: Cừu Dolly ra đời vào ngày 5/7/1996 tại một trung tâm nghiên cứu thuộc viện Roslin. Nó là động vật được nhân bản đầu tiên trên thế giới đã chết vào ngày 14/2 năm 2003 do bệnh phổi.
  10. thanh_hang_new

    thanh_hang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Xẻ Phong Nha - Kẻ Bàng đem... bán!



    Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới. Thế nhưng di sản này đang bị xẻ đá để bán vô tội vạ. Riêng một doanh nghiệp nhà nước cũng đã xẻ xong một nửa trong hai hòn núi đá của Phong Nha-Kẻ Bàng?
    Nghề không cần vốn

    Tôi không tin vào mắt mình là có những đội quân đông đúc hàng trăm người lô nhô trên các triền núi thuộc khu Phong Nha - Kẻ Bàng. Họ ra sức đẽo đá từ trên núi xuống để bán rẻ rúng không ngờ. Một tay phá đá có thâm niên hơn mười năm, giờ đã rửa tay gác kiếm nói rằng: ?oỞ đây người nào cũng có mấy lô đá núi. Dân vùng núi đá mà anh ! Dân làng chia nhau hết rồi. Ai lên trước thì có chỗ tốt, ai lên sau phải chịu thiệt.

    ?oChừ có ai muốn thửa đám nào thì phải mua lại, đá này trước kia không ai cần, nhưng bây giờ thì nó cho khá tiền, cả tỉ nhà giàu lên nhờ xẻ đá đi bán đấy?. Tôi hỏi thế đá bán như thế nào? Anh ta nhanh nhảu: ?oĐá lăn từ trên núi xuống phải đập ra mới có người mua. Đá hộc về xây kè, xây móng nhà thì một xe năm chục ngàn, đá xay ra để đổ bê tông thì cứ một xe trăm ngàn mà phang?.

    Đá sẵn trên núi, dân trang bị cho mình mấy cái búa tạ, cây xà beng là một ngày kiếm được vài trăm ngàn. Mấy năm trước, cái nghề không cần vốn này đã diễn ra rầm rộ. Tức là từ khi Phong Nha - Kẻ Bàng đang vận động lên di sản thiên nhiên thế giới.

    Dân phá núi đá chủ yếu là dân xã Phúc Trạch và một vài người xã Sơn Trạch. Tôi hỏi một số dân vùng núi sơn cước Phúc Trạch, có nhiều người làm nghề đá không, họ lên giọng: ?oChao ui, đông lắm, không đếm được, đại khái là đông. Thôn mô cũng có người lên núi đục đá, xóm mô cũng có người lên núi đục đá?.

    Trước đây dân vùng Phúc Trạch, Sơn Trạch chỉ biết làm ruộng, trồng sắn, trồng ngô. Từ sau những năm 80 đất ruộng phần bạc màu phần bị nhiều người lấn chiếm làm nhà, rồi đường Hồ Chí Minh ngang qua, dân thấy các nhà thầu cần đá, mà đá thì có sẵn, núi lại gần, vận chuyển khỏe, có tiền nên hàng trăm người ùn ùn ra ?olàm thịt di sản? như một kế sinh nhai mới.

    Núi di sản có còn là núi ?

    Những núi đá ấy chỉ cách đường Hồ Chí Minh 300m nên dân vào ra rất dễ dàng. Bây giờ những hòn núi ngạo nghễ đã bị đào bới nham nhở, không ít du khách cảm thấy đau lòng khi chứng kiến từng đoàn người ngày ngày lên núi phá hoại di sản.

    Anh Nguyễn Đại Tuấn, khách du lịch Hà Nội, bức xúc ra mặt: ?oKhông biết dân có hiểu đây là một phần của di sản không. Dân phá tanh bành thế mà chính quyền không biết hay là biết mà thờ ơ. Trên thế giới có mấy nơi như thế này mà không lo chăm chút, cứ phá vô tội vạ, hành xử vô tội vạ, coi chừng UNESCO họ rút lại giấy chứng nhận di sản thiên nhiên?.

    Anh Hoàng Văn Thanh người Đồng Hới khi lên đây tham quan vừa xuống xe, thấy cảnh tượng này đã một mực đòi về, không lên thuyền vào động tham quan mà còn thề là không quay lại nơi này nữa nếu tình trạng ?oxẻ thịt? di sản còn tồn tại. Anh vung tay: ?oThật xấu hổ, là dân vùng di sản mà không văn hóa chút nào. Cứ nhìn vô Huế, Quảng Nam mà coi. Cả dân, cả quan ai ai cũng nâng niu di sản như nâng trứng, rứa mà tại đây không một ai hiểu được niềm tự hào là cái chi hết?.

    Tay phá đá đã gác kiếm thủng thẳng nói: ?oĐá ngày càng hiếm. Trước ai thích chỗ nào thì chỉ lên cắm mấy cái cọc làm mốc là xong. Bây giờ phía mặt tiền đường Hồ Chí Minh hết rồi, muốn lên khai thác đá thì phải quành ra sau núi mới có. Sau nớ đi lại khó khăn, ít người ra đó, nhưng mà rồi cũng hết thôi, xây dựng ngày càng phát triển rứa tê?. Tôi thộn một câu: ?oBây giờ muốn cắm mấy cái cọc sau núi mà không qua ai, có được không??.

    Y khoắng giọng: ?oĐất có thổ công, sông có hà bá. Anh cứ thử cắm rồi biết mặt hết?. Tôi vặn lại: ?oMà nghe nói đây là một phần của di sản?. Y xoa tay: ?oLo chi mô, ai cũng nói cả chục năm ni rồi mà có chộ ai làm chi mô, không phạt không xử ai thì đếch ai nghe. Tôi phá đá mấy năm trước đó không ai nói chi cả. Tôi nghỉ việc là vì thấy xót mỗi khi thuổng cái xà beng xuống chỗ cả thế giới kêu là di sản, phá đi sau ni con cháu hắn oán thì hỏng. Anh muốn biết dân đây phá đá như răng tôi dẫn đi mới biết được?.

    Tôi theo y vào bãi đá của Nguyễn Văn Qua người Phúc Trạch. Thấy người lạ vào Qua hất hàm: ?oMi dẫn ai rứa? Đừng lôi công an vô mà choa chết?. Y nhanh nhảu: ?oCông an mô, có tay ni cần đá xây dựng, số lượng lớn lắm...?. Nói chưa hết câu Qua đã vồn vã: ?oHai anh vô đây bàn bạc, đứng ngoài nớ nắng?.

    Qua mời tôi cốc nước, rồi hỏi: ?oAnh cần bao nhiều cũng có hết. Đá nhà em là khỏi nói chuyện kém chất lượng, em không phải tiếp thị hay quảng cáo mô. Anh cứ coi là biết. Em ở bãi ni bán rẻ hơn bọn Cao Tân, Nguyễn Hùng vì gần đường, thuận tiện, xe anh vô chở cũng ít tốn xăng, anh tốt thì cho em thêm tí gọi là bồi dưỡng?.

    Tôi phân trần: ?oMà đá này trong khu di sản chở ban ngày sợ cán bộ bắt?. Qua lưu manh: ?oÔi dào, khỏi lo, đây có lo lót hết rồi. Anh tưởng bọn em làm đây là không cho ai đồng cắc mô à. Mà em có giấy xã cho khai thác hẳn hoi nghe?. Chờ câu đó tôi nói ngay: ?oTôi làm ăn phải có uy, làm ăn với ai tôi cũng xem xét họ có được phép hành nghề này nọ không. Vậy anh cho tôi xem giấy phép xã cấp đi cho nó an tâm?. Qua khục khặc: ?oMới làm ăn lần đầu mà anh khó thế. Đi mần đá thì đem theo làm chi...?. ?oThế về nhà lấy cho anh lớn yên tâm?. Y xen vào, mặt Qua thộn ra vì dân cùng hội cùng thuyền với nhau ai chẳng hiểu đó là trò qua mặt con nít.

    Tôi bắn tiếp một câu: ?oThôi chú cứ chuẩn bị cho anh hai chục xe, tối anh cho quân vào chở, chứ chở chừ chướng lắm, dù sao anh cũng làm ăn lớn dưới tỉnh?. Qua đồng ý gỡ gạc: ?oAnh cứ tiền tươi thóc thiệt là nhà em OK, để anh yên tâm tối em cho mấy đứa em hỗ trợ xe về dưới yên ổn?.

    Chính quyền địa phương nói gì ?

    Đem chuyện này hỏi ông chủ tịch xã Sơn Trạch thì nhân viên của ông bảo đi vắng. Ông phó chủ tịch xã tiếp tôi rằng: ?oLàm gì có chuyện đó, dân dạo này nghe xã lắm. Có ai làm đá nữa đâu. Có chăng là dân Phúc Trạch, mà chỉ lẻ tẻ thôi, đáng gì đâu... ?o. ?oNhưng là đất Sơn Trạch quản lý??. ?oThì đúng là đất Sơn Trạch thiệt, nhưng dân Phúc Trạch phá, mà có nhiều gì đâu?.

    Với ông Nguyễn Chí Sĩ, Phó chủ tịch xã Sơn Trạch tôi cố nói mãi vẫn không chịu tin đó là sự thật. Tôi đành mời ông đi cùng ra bãi đá cho rõ ràng, nhưng ông bảo không có thời gian vì bận tiếp đoàn khách từ Hà Nội vào xin đất làm du lịch.

    Tôi xin một cái hẹn, ông vẫn ?okhông bố trí được thời gian?. Nhưng trước khi chia tay, ông có thủng thẳng: ?oXã Sơn Trạch chỉ quản lý mặt địa chính chứ không quản lý con người bên Phúc Trạch. Còn di sản do tỉnh quản lý. Mà khó khăn là do lực lượng xã mỏng quá nên muốn nắm cũng khó nắm được. Hơn nữa Phong Nha - Kẻ Bàng rộng lớn, địa hình phức tạp nên khó triển khai kiểm soát chặt chẽ hợp tình hợp lý?.

    Được biết trong quá trình Phong Nha - Kẻ Bàng vận động công nhận di sản thiên nhiên thế giới, không hiểu sao UBND tỉnh Quảng Bình lại cho phép Xí nghiệp 18, trực thuộc Tổng Công ty Cosevco vào khai thác đá.

    Ông Dương Văn Cường kế toán trưởng Xí nghiệp 18 xác nhận là UBND tỉnh Quảng Bình cho phép khai thác đến tháng 7-2005 mới hết hạn. Thành tích khai thác của Xí nghiệp 18 đến thời điểm này, đã ?oxẻo? xong một nửa của hai ngọn núi đá trong vùng Phong Nha - Kẻ Bàng đoạn tiếp giáp đường Hồ Chí Minh. Không biết UBND tỉnh Quảng Bình có xót không chứ một cụ ông người Sơn Trạch có nói rằng: ?oĐối xử với di sản cộc cằn, vô văn hóa như thế thì răng mà giàu có lên được?.

    Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi mà mỗi tấc đất, mỗi ngọn cỏ, mỗi hòn đá là mỗi chứng tích lịch sử mang tầm vóc quốc gia và quốc tế. Vậy mà nạn ?oxẻo thịt? di sản đang từng ngày từng giờ biến vùng đất này thành nơi làm ăn béo bở của những kẻ không có tinh thần dân tộc.

    Theo SGGP

Chia sẻ trang này