1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quảng Bình và những chuyện chưa hay

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi demen3_8, 02/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. invincible_vn

    invincible_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Nếu lwt muốn bắn phá thì sao k0 thử bắn phá xem thế nào. Mọi người tham gia vào đây có nghĩa là ai cũng đang bắn phá đó mà. Mỗi người bắn ở một mức độ khác nhau. Còn k0 hẳn là mọi người cưng topic này đâu, lwt đọc lại những gì demen đã viết xem. Có lẽ mọi người cũng suy nghĩ giống như demen nên đã ủng hộ demen thế:
    "Quảng Bình, mảnh đất nơi tôi đã sinh ra, lớn lên và trưởng thành.
    Mặc dù hiện nay tôi đang sống xa quê hương, nhưng trong trái tim tôi hai tiếng "quê hương" luôn tồn tại. Tôi đã từng có những niềm vui và cảm giác hạnh phúc khi đón nhận sự đổi mới, phát triển đã và đang diễn ra trên mảnh đất này (sự kiện khánh thành cầu bắc qua sông Gianh, cầu Quán Hàu, đặc biệt là sự kiện danh thắng Phong Nha - Kẻ Bảng được UNESCO cộng nhận là di sản thiên nhiên thế giới...). Tôi cũng buồn khi đón nhận những thông tin không tốt về quê hương.
    Tôi viết mạch bài này hoàn toàn không nhằm mục đích nói xấu mảnh đất đã nuôi dưỡng tôi nên người. Mong các bạn chia sẻ và cùng tham gia. Lúc đầu tôi cũng đã định đặt Topic của mạch bài này là "Quảng Bình và những chuyện không hay" nhưng cuối cùng đổi lại là "Quảng Bình và những chuyện chưa hay" vì tôi luôn tin tưởng rằng rồi Quảng Bình sẽ đẹp dần lên, và những chuyện không hay sẽ không còn tồn tại nữa."

  2. demen3_8

    demen3_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình và những chuyện chưa hay.
    Chuyện thứ 10: Chuyện thi cử.
    Trong những năm gần đây, ngành giáo dục và đào tạo Quảng Bình đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ. Số lượng học sinh thi đậu đại học (có những em có kết quả rất cao) ngày càng tăng lên. Trong những kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia, tên tuổi của các học sinh Quảng Bình đã bắt đầu "sánh vai" với các tỉnh thành trong cả nước. Đó là kết quả của sự phấn đấu không ngừng trong quá trình học tập của học sinh và sự dạy dỗ của các thầy cô giáo.
    Bên canh đó ngành GD&ĐT Quảng Bình cũng còn đó nhiều vấn đề nổi cộm đáng suy nghĩ. Báo chí đã từng đề cập nhiều đến chuyện thanh tra UBND tỉnh bắt, lập biên bản đối với thanh tra Sở GD&ĐT khi không thực hiện đúng chức năng của mình trong kỳ thi tốt nghiệp cấp 3 năm 2001, hay sự cố ráp nhầm phách dẫn đến những kết cục đáng buồn cho các thí sinh vào năm 2002. Nhưng hãy thôi nói về những chuyện ấy, vì theo tôi đó chỉ là những sai lầm cá nhân của một con người. Ở đây tôi muốn viết về những chuyện không hay trong vấn đề thi cử ở hai ngôi trường danh giá nhất tỉnh. Không chỉ một vài người mà cả một tập thể, một cơ cấu đã làm nên những chuyện đáng buồn đó.
    Chuyện ở trường Trung học phổ thông Năng khiếu Quảng Bình[/size=2].
    Những năm tôi học cấp 3 thì ngôi trường này chưa được hình thành. Chúng tôi, những sinh viên Quảng Bình tại Đà Nẵng đón nhận tin trường THPT Năng khiếu Quảng Bình ra đời với những niềm vui khó tả. Mừng vì Quảng Bình đã có được một mái trường để đào tạo các học sinh khá, giỏi. Tuy nhiên lúc đó chúng tôi kịch liệt phản đối việc đặt tên trường là trường Năng khiếu bởi trong vấn đề học tập thì năng khiếu chỉ chiếm vài phần trăm thôi, số phần trăm còn lại dành cho sự chuyên cần. Vì thế theo chúng tôi nên đặt tên trường là Trường Chuyên Quảng Bình, nhưng thôi, không nên "lăn tăn" về những chuyện đó làm gì.
    Những năm đầu việc tuyển sinh vào trường được thực hiện khá nghiêm túc. Vì thế chất lượng của trường rất cao. Có rất nhiều thành viên trên Box Quảng Bình hiện nay đã được học tập ở trường Năng khiếu trong giai đoạn đó. Thế nhưng những năm về sau, việc tuyển sinh vào trường thực sự có vấn đề, không phải mọi học sinh khi được tuyển vào trường, đều là học sinh khá giỏi. Một số lớn trong số họ thuộc diện C.Ô.C.C. Vào trường do không có kiến thức, ỷ lại thế lực của gia đình (địa vị và kinh tế), họ rủ rê nhau tụ tập ăn chơi dẫn đến chất lượng của trường ngày càng đi xuống. Theo như tôi được biết có đến 30-40% số học sinh của trường Năng khiếu hiện nay thuộc dạng "gửi gắm" của các quan chức. Hỡi ôi mái trường một thời là niềm hi vọng của ngành GD&ĐT tỉnh nhà đang sắp sửa biến thành trường làng.
    Chuyện ở trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Bình.
    Trước hết xin nói rằng đó là mái trường đã, đang và sẽ đào tạo ra các thầy cô giáo cho ngành giáo dục Quảng Bình, những người sẽ ươm mầm cho hàng loạt thế hệ học sinh Quảng Bình trong tương lai.
    Tôi xin kể lại một kỳ thi vào trường mà chính bản thân tôi được tham dự. Và tôi được biết rằng kể từ đó đến nay, cơ chế tuyển sinh vào trường vẫn không hề thay đổi. Thậm chí có phần kinh khủng hơn.
    Mùa hè năm 1995, sau khi học xong năm thứ tư tôi đã có một kỳ nghỉ hè khá thú vị tại quê hương. Em trai tôi cũng vừa thi đại học về với kết quả rất tốt (tuy chưa có điểm nhưng đã biết chắc chắn sẽ đậu vào trường ĐHBK Đà Nẵng) vì thế nó đã tự thưởng cho mình bằng một chuyến du lịch tại Nha Trang. Nhìn thấy tờ giấy báo thi vào trường CĐSP Quảng Bình (hệ trung cấp) của đứa em nằm chỏng chơ trên bàn, máu "yêng hùng" trong tôi trỗi dậy. Cầm giấy báo, phi thẳng vào Đồng Hới để "thi một lần cho biết cái trường Sư phạm Quảng Bình như thế nào". Cũng may hai anh em giống nhau nên tôi lọt vào phòng thi hết sức dễ dàng (hồi đó chưa có việc kiểm tra CMND). Buổi sáng thi văn, giám thị vừa mới phát đề xong là các thí sinh đồng loạt giở tài liệu. Tài liệu được thực hiện hết sức tinh vi, những tờ giấy photo thu nhỏ được gấp theo hình Zich-zắc nằm gọn trong lòng bàn tay hay những chiếc khăn mùi-xoa của các thí sinh nữ. Giám thị thì mặc sức cho các thí sinh muốn làm gì thì làm, thỉnh thoảng cũng đi đi lại lại, nhắc nhở "các em làm bài nghiêm túc không cô sẽ làm biên bản đấy" cho có lệ mà thôi. Một kỷ niệm mà có lẽ tôi sẽ còn nhớ mãi. Nó xảy ra vào buổi chiều trong môn thi toán. Có một cậu học sinh mặt mũi khôi ngô sáng sủa, vào thi được khoảng 30 phút thì cậu không làm bài nữa mà nằm gục trên bàn. Cô giám thị (còn khá trẻ) tiến đến nhẹ nhàng hỏi cậu "Em không làm được bài à?", "Thưa cô em không muốn làm bài". Ánh mắt cô giáo tỏ vẻ hết sức ngạc nhiên, cậu nói tiếp "Thưa cô, nếu em thi đậu thì liệu có ai tin rằng là em đã thi đậu mà không giở tài liệu không?". Câu nói đó đến bậy giờ vẫn ám ảnh tôi và tôi vẫn tin rằng cậu học sinh đó ngày nay đã thành đạt. Giá như những người đứng ra tổ chức kỳ thi đó được chứng kiến câu nói kia, họ sẽ nghĩ gì nhỉ.
    Đấy là những chuyện diễn ra trong phòng thi, còn những chuyện trong quá trình chấm thi thì "thâm cung bí sử" hơn nhiều. Cửa sau (nghĩa đen lần nghĩa bóng) của các thành viên trong hội đồng chấm thi lúc nào cũng nườm nượp, nườm nượp như người ta đi trẩy hội chùa Hương, eo ôi khiếp...
    Một bác sĩ tồi cùng lắm chỉ giết chết một bệnh nhân. Một vị giám đốc bất tài cùng lắm chỉ giết chết một doanh nghiệp, nhưng một nhà giáo dốt sẽ giểt chết hàng thế hệ học sinh.
    Đó là điều làm cho chúng ta đáng suy ngẫm.
  3. demen3_8

    demen3_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình và những chuyện chưa hay.
    Chuyện thứ 10: Chuyện thi cử.
    Trong những năm gần đây, ngành giáo dục và đào tạo Quảng Bình đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ. Số lượng học sinh thi đậu đại học (có những em có kết quả rất cao) ngày càng tăng lên. Trong những kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia, tên tuổi của các học sinh Quảng Bình đã bắt đầu "sánh vai" với các tỉnh thành trong cả nước. Đó là kết quả của sự phấn đấu không ngừng trong quá trình học tập của học sinh và sự dạy dỗ của các thầy cô giáo.
    Bên canh đó ngành GD&ĐT Quảng Bình cũng còn đó nhiều vấn đề nổi cộm đáng suy nghĩ. Báo chí đã từng đề cập nhiều đến chuyện thanh tra UBND tỉnh bắt, lập biên bản đối với thanh tra Sở GD&ĐT khi không thực hiện đúng chức năng của mình trong kỳ thi tốt nghiệp cấp 3 năm 2001, hay sự cố ráp nhầm phách dẫn đến những kết cục đáng buồn cho các thí sinh vào năm 2002. Nhưng hãy thôi nói về những chuyện ấy, vì theo tôi đó chỉ là những sai lầm cá nhân của một con người. Ở đây tôi muốn viết về những chuyện không hay trong vấn đề thi cử ở hai ngôi trường danh giá nhất tỉnh. Không chỉ một vài người mà cả một tập thể, một cơ cấu đã làm nên những chuyện đáng buồn đó.
    Chuyện ở trường Trung học phổ thông Năng khiếu Quảng Bình[/size=2].
    Những năm tôi học cấp 3 thì ngôi trường này chưa được hình thành. Chúng tôi, những sinh viên Quảng Bình tại Đà Nẵng đón nhận tin trường THPT Năng khiếu Quảng Bình ra đời với những niềm vui khó tả. Mừng vì Quảng Bình đã có được một mái trường để đào tạo các học sinh khá, giỏi. Tuy nhiên lúc đó chúng tôi kịch liệt phản đối việc đặt tên trường là trường Năng khiếu bởi trong vấn đề học tập thì năng khiếu chỉ chiếm vài phần trăm thôi, số phần trăm còn lại dành cho sự chuyên cần. Vì thế theo chúng tôi nên đặt tên trường là Trường Chuyên Quảng Bình, nhưng thôi, không nên "lăn tăn" về những chuyện đó làm gì.
    Những năm đầu việc tuyển sinh vào trường được thực hiện khá nghiêm túc. Vì thế chất lượng của trường rất cao. Có rất nhiều thành viên trên Box Quảng Bình hiện nay đã được học tập ở trường Năng khiếu trong giai đoạn đó. Thế nhưng những năm về sau, việc tuyển sinh vào trường thực sự có vấn đề, không phải mọi học sinh khi được tuyển vào trường, đều là học sinh khá giỏi. Một số lớn trong số họ thuộc diện C.Ô.C.C. Vào trường do không có kiến thức, ỷ lại thế lực của gia đình (địa vị và kinh tế), họ rủ rê nhau tụ tập ăn chơi dẫn đến chất lượng của trường ngày càng đi xuống. Theo như tôi được biết có đến 30-40% số học sinh của trường Năng khiếu hiện nay thuộc dạng "gửi gắm" của các quan chức. Hỡi ôi mái trường một thời là niềm hi vọng của ngành GD&ĐT tỉnh nhà đang sắp sửa biến thành trường làng.
    Chuyện ở trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Bình.
    Trước hết xin nói rằng đó là mái trường đã, đang và sẽ đào tạo ra các thầy cô giáo cho ngành giáo dục Quảng Bình, những người sẽ ươm mầm cho hàng loạt thế hệ học sinh Quảng Bình trong tương lai.
    Tôi xin kể lại một kỳ thi vào trường mà chính bản thân tôi được tham dự. Và tôi được biết rằng kể từ đó đến nay, cơ chế tuyển sinh vào trường vẫn không hề thay đổi. Thậm chí có phần kinh khủng hơn.
    Mùa hè năm 1995, sau khi học xong năm thứ tư tôi đã có một kỳ nghỉ hè khá thú vị tại quê hương. Em trai tôi cũng vừa thi đại học về với kết quả rất tốt (tuy chưa có điểm nhưng đã biết chắc chắn sẽ đậu vào trường ĐHBK Đà Nẵng) vì thế nó đã tự thưởng cho mình bằng một chuyến du lịch tại Nha Trang. Nhìn thấy tờ giấy báo thi vào trường CĐSP Quảng Bình (hệ trung cấp) của đứa em nằm chỏng chơ trên bàn, máu "yêng hùng" trong tôi trỗi dậy. Cầm giấy báo, phi thẳng vào Đồng Hới để "thi một lần cho biết cái trường Sư phạm Quảng Bình như thế nào". Cũng may hai anh em giống nhau nên tôi lọt vào phòng thi hết sức dễ dàng (hồi đó chưa có việc kiểm tra CMND). Buổi sáng thi văn, giám thị vừa mới phát đề xong là các thí sinh đồng loạt giở tài liệu. Tài liệu được thực hiện hết sức tinh vi, những tờ giấy photo thu nhỏ được gấp theo hình Zich-zắc nằm gọn trong lòng bàn tay hay những chiếc khăn mùi-xoa của các thí sinh nữ. Giám thị thì mặc sức cho các thí sinh muốn làm gì thì làm, thỉnh thoảng cũng đi đi lại lại, nhắc nhở "các em làm bài nghiêm túc không cô sẽ làm biên bản đấy" cho có lệ mà thôi. Một kỷ niệm mà có lẽ tôi sẽ còn nhớ mãi. Nó xảy ra vào buổi chiều trong môn thi toán. Có một cậu học sinh mặt mũi khôi ngô sáng sủa, vào thi được khoảng 30 phút thì cậu không làm bài nữa mà nằm gục trên bàn. Cô giám thị (còn khá trẻ) tiến đến nhẹ nhàng hỏi cậu "Em không làm được bài à?", "Thưa cô em không muốn làm bài". Ánh mắt cô giáo tỏ vẻ hết sức ngạc nhiên, cậu nói tiếp "Thưa cô, nếu em thi đậu thì liệu có ai tin rằng là em đã thi đậu mà không giở tài liệu không?". Câu nói đó đến bậy giờ vẫn ám ảnh tôi và tôi vẫn tin rằng cậu học sinh đó ngày nay đã thành đạt. Giá như những người đứng ra tổ chức kỳ thi đó được chứng kiến câu nói kia, họ sẽ nghĩ gì nhỉ.
    Đấy là những chuyện diễn ra trong phòng thi, còn những chuyện trong quá trình chấm thi thì "thâm cung bí sử" hơn nhiều. Cửa sau (nghĩa đen lần nghĩa bóng) của các thành viên trong hội đồng chấm thi lúc nào cũng nườm nượp, nườm nượp như người ta đi trẩy hội chùa Hương, eo ôi khiếp...
    Một bác sĩ tồi cùng lắm chỉ giết chết một bệnh nhân. Một vị giám đốc bất tài cùng lắm chỉ giết chết một doanh nghiệp, nhưng một nhà giáo dốt sẽ giểt chết hàng thế hệ học sinh.
    Đó là điều làm cho chúng ta đáng suy ngẫm.
  4. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Dạo này không thấy bác Dế tiếp tục cái Thread này nữa nhỉ, vậy thì để em giúp bác kéo nó lên mặt tiền nhá. Những sự kiện/sự việc (gọi chung là chuyện) mà bác Dế nêu ra thì em cũng có biết/có nghe loáng thoáng, một số thì đọc được trên báo (viết) khá lâu rồi. Nay được bác thống kê lại một cách bài bản thì thấy các sai phạm của các cơ quan, của một số cá nhân trở nên hệ thống. Đúng là buồn thật nhưng không phải vì thế mà không bàn, để rồi dấu giếm, quên béng đi. Tôi cũng đồng quan điểm với Math0 và một số bác tham gia vào Thread này, chúng ta nói đến những việc chưa hay trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, chấp nhận sự thật chứ không phải phanh phui, bêu rếu hay nói xấu gì ở đây cả. Cũng không nên cho rằng khi bàn những chuyện này là vạch áo cho người xem lưng, vạch lá tìm sâu, bới nhà ra rác.
    Tuy nhiên cũng rất mong các thành viên khi nêu ra một vấn đề gì liên quan đến những việc chưa hay thì cần thận trọng: Thận trọng về sự việc, sự kiện với những nguồn thông tin chính xác và tin cậy, cố gắng chỉ dẫn các nguồn tài liệu kèm theo. Thận trọng trong câu chữ và lời lẽ, đừng để cảm tính lấn át, không nên suy diễn nếu không cần thiết. Nếu nói mỗi thành viên tự chịu trách nhiệm về thông tin bài viết ở diễn đàn này thì cũng giống như bắt cá (tràu) sau đuôi thôi, tuy nhiên tôi tin rằng sau mỗi cái nick là một con người rất thực cả trên net và ngoài đời nên các bạn không vô trách nhiệm khi viết ra ở đấy. OK?
    Hôm nay có chút thời gian, tôi đọc qua một số post của các bác và sẽ đưa ý kiến của mình, có thể là đồng tình và có thể là phủ nhận tuỳ theo mức độ biết của tôi. Hy vọng không làm ảnh hưởng đến các post tiếp theo của mọi người.
  5. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Dạo này không thấy bác Dế tiếp tục cái Thread này nữa nhỉ, vậy thì để em giúp bác kéo nó lên mặt tiền nhá. Những sự kiện/sự việc (gọi chung là chuyện) mà bác Dế nêu ra thì em cũng có biết/có nghe loáng thoáng, một số thì đọc được trên báo (viết) khá lâu rồi. Nay được bác thống kê lại một cách bài bản thì thấy các sai phạm của các cơ quan, của một số cá nhân trở nên hệ thống. Đúng là buồn thật nhưng không phải vì thế mà không bàn, để rồi dấu giếm, quên béng đi. Tôi cũng đồng quan điểm với Math0 và một số bác tham gia vào Thread này, chúng ta nói đến những việc chưa hay trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, chấp nhận sự thật chứ không phải phanh phui, bêu rếu hay nói xấu gì ở đây cả. Cũng không nên cho rằng khi bàn những chuyện này là vạch áo cho người xem lưng, vạch lá tìm sâu, bới nhà ra rác.
    Tuy nhiên cũng rất mong các thành viên khi nêu ra một vấn đề gì liên quan đến những việc chưa hay thì cần thận trọng: Thận trọng về sự việc, sự kiện với những nguồn thông tin chính xác và tin cậy, cố gắng chỉ dẫn các nguồn tài liệu kèm theo. Thận trọng trong câu chữ và lời lẽ, đừng để cảm tính lấn át, không nên suy diễn nếu không cần thiết. Nếu nói mỗi thành viên tự chịu trách nhiệm về thông tin bài viết ở diễn đàn này thì cũng giống như bắt cá (tràu) sau đuôi thôi, tuy nhiên tôi tin rằng sau mỗi cái nick là một con người rất thực cả trên net và ngoài đời nên các bạn không vô trách nhiệm khi viết ra ở đấy. OK?
    Hôm nay có chút thời gian, tôi đọc qua một số post của các bác và sẽ đưa ý kiến của mình, có thể là đồng tình và có thể là phủ nhận tuỳ theo mức độ biết của tôi. Hy vọng không làm ảnh hưởng đến các post tiếp theo của mọi người.
  6. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    - Độ chính xác về thông tin: Sự kiện này là hoàn toàn có thật, chẳng ai phủ nhận vì nó được phát sóng trên kênh truyền hình trung ương. Tôi đã xem và đã viết lại cái cảm xúc của buổi hôm đó (ở diễn đàn này: Tản mạn Quảng Bình)
    - Ý kiến cá nhân (Copy ý kiến phát biểu cách đây 1 năm): Tôi không giận học trò đi thi mà trách cho ngững người làm quản lý giáo dục của tỉnh Quảng Bình. Hành trình vào tri thức và chân lý bao giờ cũng phải trả giá rất đắt. Hình ảnh của Promotheus bị kền kền moi gan, móc mắt suốt 13 kiếp trên đỉnh núi Olympia vì dám ?ođánh cắp lửa trời,? soi sáng cho trần gian, là cái giá phải trả ấy. Và dĩ nhiên, núi lên càng cao thì... càng lạnh. Một đứa học trò phổ thông nó làm sao lường hết sức mình để biết có leo được núi Olympia, đây lại là học trò dân tộc nội trú - thường không giỏi bằng các trường khác. Vì vậy những người làm quản lý (hiệu trưởng, giám đốc sở Giáo Dục) là người tôi trách đã không làm việc hết mình. Đành rằng đây cũng chỉ cuộc thi mang tính ?otrò chơi?o nhưng Trò đi thi đại diện cho học sinh cả một tỉnh cơ mà. Sao việc chọn lựa lại cẩu thả đến vậy. Rồi cuộc thi được truyền hình đến với cả nước, thậm chí còn được post lên website: http://vnntelevision.net/, để người VN sống ở nước ngoài có thể theo dõi. Thật là một sự xấu hỗ không gì tả nỗi và tôi gọi đó là mặc cảm quê hương - người Quảng Bình mà không biết mẹ Suốt quê ở đâu, câu trả lời lại là ?obỏ qua?o thì còn gì để nói?
    - Bên cạnh cái chưa hay: Rất mừng là 1 năm sau đó, hai cậu học sinh đã ?ogiải oan?o cho cái mà người ta gọi là ?ohọc trò Quảng Bình?o, Người thứ nhất là học sinh của trường Năng Khiếu dự thi Olympia rất thành công đến vòng thi quí - mặc dù không vào được vòng thi năm nhưng đó là một chiến thắng tự hào. Người thứ 2 cũng là cậu học trò Năng khiếu đạt giải Hoá 12 quốc gia và được chuyển thẳng vào khoa Hoá ĐHSP HN. Tôi không nhớ chính xác là giải nhì hay nhất mà chỉ biết rằng Bố của cậu là người quét rác ở chợ Ba Đồn và cậu rất tự hào kheo với mọi người (trong 1 chương trình truyền hình Quảng Bình) về người cha thầm lặng ấy. Tôi đã từng xem bộ phim ?oKhát chữ?o kể về một gia đình ở xứ thuốc lào Tiên Lãng-Hải Phòng. Bố mẹ đã bán đi ruộng vườn rồi gồng gánh lên đất Hà Thành để nuôi 2 đứa con học đại học. Bộ phim đã kể lại những tháng ngày vất vã của cả gia đình, trong đó người bố tên Rạng có cái nghề quét chợ, vậy mà hai con ông vẫn nên người theo đúng nghĩa của nó. Tôi đã phải bật lên tiếng nấc nghẹn ngào khi người chiến sĩ một thời lăn lộn ở chiến trường đánh Mỹ nay làm nghề quét chợ mà còn bị mấy cô học trò quát mắng. Đúng là người giàu giống nhau ở cái sướng còn người nghèo thì cái khổ không ai giống ai!!! Bộ phim đã ám ảnh tôi một thời gian dài, sau này khi ra Hà Nội tôi đã tìm đến chợ Kim Giang (Thanh Xuân), nơi ông Rạng đã từng quét rác và tôi đã không biết mình đến đó để làm gì. Vậy mà ở quê tôi cũng có những người bố làm nghề quét chợ để nuôi con ăn học thành tài, một câu chuyện thực trong đời thường chứ không phải là film. Có lẽ giờ đây cả hai bạn đã là những sinh viên xuất sắc trên các giảng đường đại học. Nếu các bạn có tham gia vào QB Box thì cho tớ gửi lời chúc mừng, sự chia sẽ về những cố gắng của các bạn để Quảng Bình mãi mãi ấn tượng với người dân Việt cả trong chiến tranh và thời bình.
  7. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    - Độ chính xác về thông tin: Sự kiện này là hoàn toàn có thật, chẳng ai phủ nhận vì nó được phát sóng trên kênh truyền hình trung ương. Tôi đã xem và đã viết lại cái cảm xúc của buổi hôm đó (ở diễn đàn này: Tản mạn Quảng Bình)
    - Ý kiến cá nhân (Copy ý kiến phát biểu cách đây 1 năm): Tôi không giận học trò đi thi mà trách cho ngững người làm quản lý giáo dục của tỉnh Quảng Bình. Hành trình vào tri thức và chân lý bao giờ cũng phải trả giá rất đắt. Hình ảnh của Promotheus bị kền kền moi gan, móc mắt suốt 13 kiếp trên đỉnh núi Olympia vì dám ?ođánh cắp lửa trời,? soi sáng cho trần gian, là cái giá phải trả ấy. Và dĩ nhiên, núi lên càng cao thì... càng lạnh. Một đứa học trò phổ thông nó làm sao lường hết sức mình để biết có leo được núi Olympia, đây lại là học trò dân tộc nội trú - thường không giỏi bằng các trường khác. Vì vậy những người làm quản lý (hiệu trưởng, giám đốc sở Giáo Dục) là người tôi trách đã không làm việc hết mình. Đành rằng đây cũng chỉ cuộc thi mang tính ?otrò chơi?o nhưng Trò đi thi đại diện cho học sinh cả một tỉnh cơ mà. Sao việc chọn lựa lại cẩu thả đến vậy. Rồi cuộc thi được truyền hình đến với cả nước, thậm chí còn được post lên website: http://vnntelevision.net/, để người VN sống ở nước ngoài có thể theo dõi. Thật là một sự xấu hỗ không gì tả nỗi và tôi gọi đó là mặc cảm quê hương - người Quảng Bình mà không biết mẹ Suốt quê ở đâu, câu trả lời lại là ?obỏ qua?o thì còn gì để nói?
    - Bên cạnh cái chưa hay: Rất mừng là 1 năm sau đó, hai cậu học sinh đã ?ogiải oan?o cho cái mà người ta gọi là ?ohọc trò Quảng Bình?o, Người thứ nhất là học sinh của trường Năng Khiếu dự thi Olympia rất thành công đến vòng thi quí - mặc dù không vào được vòng thi năm nhưng đó là một chiến thắng tự hào. Người thứ 2 cũng là cậu học trò Năng khiếu đạt giải Hoá 12 quốc gia và được chuyển thẳng vào khoa Hoá ĐHSP HN. Tôi không nhớ chính xác là giải nhì hay nhất mà chỉ biết rằng Bố của cậu là người quét rác ở chợ Ba Đồn và cậu rất tự hào kheo với mọi người (trong 1 chương trình truyền hình Quảng Bình) về người cha thầm lặng ấy. Tôi đã từng xem bộ phim ?oKhát chữ?o kể về một gia đình ở xứ thuốc lào Tiên Lãng-Hải Phòng. Bố mẹ đã bán đi ruộng vườn rồi gồng gánh lên đất Hà Thành để nuôi 2 đứa con học đại học. Bộ phim đã kể lại những tháng ngày vất vã của cả gia đình, trong đó người bố tên Rạng có cái nghề quét chợ, vậy mà hai con ông vẫn nên người theo đúng nghĩa của nó. Tôi đã phải bật lên tiếng nấc nghẹn ngào khi người chiến sĩ một thời lăn lộn ở chiến trường đánh Mỹ nay làm nghề quét chợ mà còn bị mấy cô học trò quát mắng. Đúng là người giàu giống nhau ở cái sướng còn người nghèo thì cái khổ không ai giống ai!!! Bộ phim đã ám ảnh tôi một thời gian dài, sau này khi ra Hà Nội tôi đã tìm đến chợ Kim Giang (Thanh Xuân), nơi ông Rạng đã từng quét rác và tôi đã không biết mình đến đó để làm gì. Vậy mà ở quê tôi cũng có những người bố làm nghề quét chợ để nuôi con ăn học thành tài, một câu chuyện thực trong đời thường chứ không phải là film. Có lẽ giờ đây cả hai bạn đã là những sinh viên xuất sắc trên các giảng đường đại học. Nếu các bạn có tham gia vào QB Box thì cho tớ gửi lời chúc mừng, sự chia sẽ về những cố gắng của các bạn để Quảng Bình mãi mãi ấn tượng với người dân Việt cả trong chiến tranh và thời bình.
  8. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    - Độ chính xác của thông tin: Tôi có biết về cuộc thi người đẹp này nhưng rất tiếc là không được xem đêm chung kết mà bác Dế nói (tiếc hùi hụi, tiếc nhất là màn khoả (một phần) thân ). Nhưng sau đó có nghe bạn tôi xem xong về tặc lưỡi ''Bôi bác thiệt - hoa đẹp ít thơm!'' Không biết có phải hắn nói về chuyện này không.
    - Ý kiến cá nhân: Ai cũng biết cuộc thi người đẹp là để tôn vinh C(G)ái đẹp: Đẹp người (trước) đẹp nết (sau) - Phải lọt vào vòng sâu mới thi nết chứ lúc đầu chỉ đoong/thôi thôi. Những người đi thi thường là những cô gái mới lớn (cả nghĩa đen và nghĩa đỏ) nên thiếu nhiều kinh nghiệm lắm. Hơn nữa tâm lý đứng trước đám đông để thuyết trình là không phải dễ. Trong trường hợp em này không trả lời được có thể do run quá, hoang mang quá chứ chưa hẳn là thiếu hiểu biết. Không trả lời được thì vẫn hơn là ... trả lời bậy (như một số thí sinh khác ở các kỳ thi người đẹp khác). Tóm lại, mặc dù hơi thất vọng và xấu hỗ (nếu được chính kiến) tình huống này nhưung qua 1 tình huống thế này chưa thể kết luận cái đầu em ấy ra sao cả.
    - Bên cạnh cái chưa hay: "Nụ cười Việt Nam" tác phẩm nghệ thuật của tác giả Vũ Quốc Khánh đã từng xuất hiện trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, khắp các vùng miền trong thời gian qua và đã trở nên quen thuộc với du khách trong và ngoài nước là hình ảnh của một cô gái Quảng Bình. Đến nay, hình ảnh ấy không còn được lựa chọn làm biểu tượng du lịch Việt Nam nhưng tôi tin với bấy nhiêu thời gian cũng đủ để in đậm trong tâm trí bao người về một cô gái rực rỡ ở cái đất gió Lào cát trắng - người con gái Quảng Bình. Và tôi tin rằng bất kỳ một ai có đọc qua cái post này thì cũng đều biết về Nụ cười VN nên ở đây không cần ghi gì thêm.
  9. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    - Độ chính xác của thông tin: Tôi có biết về cuộc thi người đẹp này nhưng rất tiếc là không được xem đêm chung kết mà bác Dế nói (tiếc hùi hụi, tiếc nhất là màn khoả (một phần) thân ). Nhưng sau đó có nghe bạn tôi xem xong về tặc lưỡi ''Bôi bác thiệt - hoa đẹp ít thơm!'' Không biết có phải hắn nói về chuyện này không.
    - Ý kiến cá nhân: Ai cũng biết cuộc thi người đẹp là để tôn vinh C(G)ái đẹp: Đẹp người (trước) đẹp nết (sau) - Phải lọt vào vòng sâu mới thi nết chứ lúc đầu chỉ đoong/thôi thôi. Những người đi thi thường là những cô gái mới lớn (cả nghĩa đen và nghĩa đỏ) nên thiếu nhiều kinh nghiệm lắm. Hơn nữa tâm lý đứng trước đám đông để thuyết trình là không phải dễ. Trong trường hợp em này không trả lời được có thể do run quá, hoang mang quá chứ chưa hẳn là thiếu hiểu biết. Không trả lời được thì vẫn hơn là ... trả lời bậy (như một số thí sinh khác ở các kỳ thi người đẹp khác). Tóm lại, mặc dù hơi thất vọng và xấu hỗ (nếu được chính kiến) tình huống này nhưung qua 1 tình huống thế này chưa thể kết luận cái đầu em ấy ra sao cả.
    - Bên cạnh cái chưa hay: "Nụ cười Việt Nam" tác phẩm nghệ thuật của tác giả Vũ Quốc Khánh đã từng xuất hiện trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, khắp các vùng miền trong thời gian qua và đã trở nên quen thuộc với du khách trong và ngoài nước là hình ảnh của một cô gái Quảng Bình. Đến nay, hình ảnh ấy không còn được lựa chọn làm biểu tượng du lịch Việt Nam nhưng tôi tin với bấy nhiêu thời gian cũng đủ để in đậm trong tâm trí bao người về một cô gái rực rỡ ở cái đất gió Lào cát trắng - người con gái Quảng Bình. Và tôi tin rằng bất kỳ một ai có đọc qua cái post này thì cũng đều biết về Nụ cười VN nên ở đây không cần ghi gì thêm.
  10. aibolitnhutnhat

    aibolitnhutnhat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2004
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0

    Xung quanh chuyện Nụ cười Việt Nam cũng có nhiều chuyện hay ra phết. Đề nghị goals hoặc sachkientruc là những người phụ trách mảng văn hóa, du lịch post về vấn đề này cho anh em đọc chơi.
    (Tranh thủ chat chít tí: sachkientruc à, tớ biết quan hệ giữa cậu và em Linhlovely rồi đấy.)

Chia sẻ trang này