1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quảng Bình và những chuyện chưa hay

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi demen3_8, 02/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. noi_that

    noi_that Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2003
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Vài lời cùng bạn Dế Mèn[/size=4]
    Trước khi trao đổi tiếp với Dế Mèn và mọi người trong Box Quảng Bình, tôi muốn nói với các bạn là tôi đã dùng đúng kiểu diễn đạt của bạn Dế Mèn khi viết về chuyện không hay thứ 10? để viết cho bạn Dế Mèn. Và với cách diễn đạt đó, tôi đã xúc phạm đến bạn Dế Mèn, làm tổn thương lòng tự trọng của bạn?
    Vì vậy, trước tiên Noi_That tôi chân thành xin lỗi bạn Dế Mèn vì những lời lẽ thiếu khiếm nhã đó và mong bạn bỏ qua cho. Noi_That tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các ý kiến mà các bạn trong Box Quảng Bình đã góp ý cho tôi.
    Bạn Dế Mèn thân mến, sau khi đọc thư ngỏ của bạn tôi thấy có một số điểm bạn so sánh chưa thật hợp lý lắm, với mong muốn sẽ đọc được nhửng bài viết hay, có chất lượng của bạn sau này nên tôi đành mạo muội nói rỏ quan điểm của mình với mục đích góp ý cùng bạn vì vậy mong bạn không giận khi tôi lỡ nói sai nhé.
    Cái thứ nhất, bạn xem lại phép so sánh này có hợp lý không :
    ?o Xin được phép "mổ xẻ" đôi điều trong bài viết của anh.
    Trước tiên đó là chuyện về ca sĩ Mỹ Lệ, tôi lại xin được kể một câu chuyện khác. Sau tết nguyên đán vừa qua, có 2 cậu học sinh Quảng Bình, một cậu ở Lý Trạch - Bố Trạch, cậu kia hình như ở Đồng Hới thì phải trên đường về quê, xe khách ghé một quán ăn ở Thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh). Vì đã về gần đến nhà (hoặc không còn tiền nữa) nên 2 cậu không ăn cơm, đã bị mấy tên đầu gấu đánh đập rất dã man (chuyện này đã được nhiều báo đưa tin). Mấy tên đầu gấu này sau đó đã bị công an bắt và bị tòa án xét xử tù ngồi. Nhưng điều đáng nói ở đây là tiểu khu nơi quán ăn đó đã bị tước mất danh hiệu "Tiểu khu Văn hóa" vì chuyện cái quán ăn kia. Quá bức xúc chuyện "con sâu làm rầu nồi canh", toàn tiểu khu đã họp và viết một lá đơn gửi lên tòa án đề nghị tăng hình phạt với các gã đầu gấu kia. Kể lại chuyện này để muốn nói với anh rằng cái cá thể luôn luôn nằm trong cái tập thể. Vì thế không thể nói rằng chuyện của ca sĩ Mỹ Lệ không hề liên quan đến chuyện của Quảng Bình.?
    Bạn Dế Mèn à, Cái địa phương bị mất danh hiệu tiểu khu văn hoá trên là địa phương đang quản lý về mặt nhân sự nơi có mấy gã đầu gấu đang sinh sống chứ không phải cái địa phương đã sinh ra lũ đầu gấu đó. Điều này đồng nghĩa với việc nếu ca sỹ ML có gây ra chuyện gì động trời ở nơi cô ta đang sinh sống thì bản thân cô ta và cái địa phương nơi cô ta đang sống sẽ bị ảnh hưởng chứ không ảnh hưởng gì đến cái địa phương nơi cô ta sinh ra cả.
    Cái thứ hai, lời than của bạn: ( Tôi xin phép rút lại lời nói của tôi trong ngoặc kép nhé )
    Ôi ta lại là một "?????????????.." ư. Một kẻ mà trong dòng họ của mình đã có một người được nhà nước phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, một người được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú lại là một kẻ vô giáo dục ư. ( Bạn này, bạn đừng hiểu sai tôi nhe, những câu sau đây tôi không có ý dành cho bạn đâu mà tôi muốn nói không phải 1 người cứ sinh ra trong 1 giòng tộc tốt thì sẽ là 1 người tốt )
    1. Cha mẹ sinh con trời sinh tính
    2. Cây ngọt sinh trái đắng
    3. Cha làm thầy , con đốt sách
    Những câu nói trên hoàn toàn chưa bị khai tử như câu ?o vỏ quýt dày có móng tay nhọn? của bạn đâu nhe .
    Thôi, có lẽ cũng chỉ vài lời với bạn như vậy, ( Qua thư ngỏ của bạn, tôi đã hiểu thêm về bạn rất nhiều ) điều cuối cùng tôi muốn nói với bạn là tôi vẫn luôn xem bạn là 1 người bạn theo đúng nghĩa, và cũng rất mong muốn được offline cùng bạn để chúng ta cùng hiểu nhau hơn. Chúc bạn dồi dào sức khoẻ và luôn thành đạt trong cuộc sống.
    Thân mến.
    Noi_That
  2. tengimachaduoc

    tengimachaduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    997
    Đã được thích:
    0
    Trên tinh thần đọc để biết và thẳng thắn nhìn vào những cái chưa tốt...sau này (các bác lên làm to ) rút kinh nghiệm, chứ không nhằm mục đích nói xấu, vì ở tỉnh nào cũng có cả. Vậy em đề nghị bác Noi-that cũng nên góp ý, mổ xẻ vấn đề "nhẹ nhàng" hơn chút, và bác Demen cũng cần phải đính chính ( như kiểu trên báo ý, nếu mình không bảo vệ được ý kiến ) nếu mình ko có đủ, đúng số liệu chính xác - vì như thế dễ gây dư luận xấu. Nào nếu em nói sai hay không thì các bác cho em 1tràng pháo tay nào
    Chuyện thứ....n nữa này
    Quản lý tài nguyên kiểu khó hiểu
    Tỉnh Quảng Bình chỉ mới đầu tư khai thác titan từ cuối năm 2001, đến nay các DN đã xuất khẩu được hàng chục ngàn tấn quặng titan sang Trung Quốc. Nhưng do thiếu điều tra quy hoạch, đã gây nên tình trạng lộn xộn trong khai thác và ô nhiễm môi trường.
    Khai thác, xuất khẩu quặng titan và các sản phẩm tinh chế từ quặng titan xuất hiện từ hàng chục năm nay, mang lại lợi ích kinh tế lớn ở vùng cát ven biển các tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị v.v... Với những tỉnh này, mỗi mỏ titan được phát hiện thường chỉ giao cho một DN lớn đầu tư khai thác. Làm như vậy, DN mới mạnh dạn đầu tư trang thiết bị chiều sâu để tạo ra các sản phẩm tinh có giá trị xuất khẩu cao. Ở Quảng Bình thì ngược lại.
    Cấp phép tràn lan
    Từ tháng 9/2001 đến 25/8/2003, UBND tỉnh đã ra 16 quyết định cấp phép khai thác titan trên địa bàn hai huyện Quảng Trạch và Lệ Thủy cho 9 DN trong và ngoài tỉnh, với diện tích khai thác 287,2 ha.
    DN được cấp nhiều diện tích khai thác nhất là Cty Thương mại tổng hợp Quảng Bình (CTTMTHQB) vì đây là đơn vị đầu tiên của tỉnh phát hiện ra mỏ titan và đề nghị tỉnh cho đầu tư khai thác. Đơn vị được cấp phép diện tích khai thác ít nhất là Cty TNHH Đầu tư và Khai thác Nghệ An được cấp 7 ha, còn bình quân một DN 17 - 50 ha.
    Với diện tích ít như thế, không DN nào dám đầu tư lớn để làm ăn lâu dài, tạo ra sản phẩm tinh chế, mà đa phần là khai thác quặng 50% bán với giá "bèo" cho nước ngoài tinh chế lại. Do khai thác theo lối "chụp giựt", nên nhiều DN chẳng có hợp đồng thuê đất, chẳng có kế hoạch bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, môi sinh...
    Khai thác cả rừng phòng hộ
    Từ việc không quy hoạch, cấp phép tràn lan đã dẫn đến sự lúng túng trong quản lý, chỉ đạo, gây thiệt hại cho các DN. Do "chụp giựt", một số DN được cấp phép khai thác titan vào cả rừng phòng hộ.
    Từ tháng 7/2003, Quảng Bình đã nhiều lần cử các đoàn liên ngành đến từng địa điểm khai thác để kiểm tra. Ngày 10/12/2003, UBND tỉnh ra quyết định thu hồi 14 giấy phép khai thác titan của 9 DN.
    Trong diện tích mỏ bị thu hồi này, có một phần là rừng phòng hộ, còn rất nhiều diện tích cát trống, hoặc rừng cằn thưa có thể khai thác titan được, nhưng tỉnh cũng không nhanh chóng đo đạc lại để cấp lại giấy phép cho DN làm ăn. Đến nay đã hơn 3 tháng, tỉnh vẫn chưa có hồi âm gì việc có được tiếp tục khai thác titan nữa hay không.
    Doanh nghiệp - địa phương đều thiệt
    Hiện tại ở Quảng Bình có những DN được cấp giấy phép khai thác titan ở Ngư Thủy tháng 6/2003, mới lắp đặt thiết bị, chưa khai thác được bao nhiêu đã bị đình chỉ.
    Cty Thương mại miền núi Quảng Bình vừa đầu tư trên 3 tỷ đồng để xây dựng nhà xưởng, lắp đặt cả thiết bị tinh chế quặng titan, mới khai thác được nửa năm 2003 khoảng 1.200 tấn quặng thô, đã bị thu hồi giấy phép.
    Thiệt hại lớn nhất là Cty Thương mại Tổng hợp Quảng Bình, DN đầu tư lớn nhất cho khai thác titan ở Quảng Bình. Cty đã được tỉnh phê duyệt dự án đầu tư khai thác titan với tổng vốn 12,5 tỷ đồng. DN đã vay vốn xây dựng cơ sở nhà xưởng, kho tàng, đường giao thông trong vùng mỏ, đường dây tải điện cao thế và hạ thế, lắp đặt máy móc thiết bị khai thác hiện đại với tổng vốn đầu tư thực tế lên tới 11,5 tỷ đồng.
    Sau khi bị tỉnh quyết định thu hồi 3 giấy phép với diện tích 74 ha, coi như toàn bộ hoạt động khai thác titan của Cty bị ngưng trệ. 200 lao động nghỉ, ăn lương chờ việc, mỗi ngày thiệt hại cả doanh thu và chi phí, trả lãi ngân hàng lên tới trên 300 triệu đồng. Máy móc, thiết bị, nhất là các trạm điện cao áp, tủ điện hạ áp trong môi trường nước mặn, sẽ bị hư hỏng hoàn toàn, nếu không vận hành.
    Ngày 12/2/2004, Cty này lại có "tờ trình" kêu cứu gửi lên tỉnh. Nhưng không hiểu sao, UBND tỉnh vẫn chưa hồi âm?
    Điều trớ trêu nhất là trong khi chúng tôi thấy các "vít" (thiết bị đãi quặng titan) của nhiều DN ngừng hoạt động, "đắp chăn" nằm trong mưa, thì 2 "vít" của một DN khách tên là Sông Loan vẫn khai thác ầm ầm suốt ngày đêm ở Quảng Đông, mặc dù chẳng có giấy phép khai thác nào cả! Thật khó hiểu cho cách quản lý tài nguyên ở Quảng Bình.
    Nhiều DN cho rằng, Quảng Bình phải nhanh chóng tính toán lại phần diện tích mỏ nào có thể khai thác, phần rừng nào có thể phục hồi được sau khi khai thác, cấp phép cho các đơn vị khai thác tận thu nguồn lợi, tránh gây thiệt hại cho DN.
  3. tengimachaduoc

    tengimachaduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    997
    Đã được thích:
    0
    Trên tinh thần đọc để biết và thẳng thắn nhìn vào những cái chưa tốt...sau này (các bác lên làm to ) rút kinh nghiệm, chứ không nhằm mục đích nói xấu, vì ở tỉnh nào cũng có cả. Vậy em đề nghị bác Noi-that cũng nên góp ý, mổ xẻ vấn đề "nhẹ nhàng" hơn chút, và bác Demen cũng cần phải đính chính ( như kiểu trên báo ý, nếu mình không bảo vệ được ý kiến ) nếu mình ko có đủ, đúng số liệu chính xác - vì như thế dễ gây dư luận xấu. Nào nếu em nói sai hay không thì các bác cho em 1tràng pháo tay nào
    Chuyện thứ....n nữa này
    Quản lý tài nguyên kiểu khó hiểu
    Tỉnh Quảng Bình chỉ mới đầu tư khai thác titan từ cuối năm 2001, đến nay các DN đã xuất khẩu được hàng chục ngàn tấn quặng titan sang Trung Quốc. Nhưng do thiếu điều tra quy hoạch, đã gây nên tình trạng lộn xộn trong khai thác và ô nhiễm môi trường.
    Khai thác, xuất khẩu quặng titan và các sản phẩm tinh chế từ quặng titan xuất hiện từ hàng chục năm nay, mang lại lợi ích kinh tế lớn ở vùng cát ven biển các tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị v.v... Với những tỉnh này, mỗi mỏ titan được phát hiện thường chỉ giao cho một DN lớn đầu tư khai thác. Làm như vậy, DN mới mạnh dạn đầu tư trang thiết bị chiều sâu để tạo ra các sản phẩm tinh có giá trị xuất khẩu cao. Ở Quảng Bình thì ngược lại.
    Cấp phép tràn lan
    Từ tháng 9/2001 đến 25/8/2003, UBND tỉnh đã ra 16 quyết định cấp phép khai thác titan trên địa bàn hai huyện Quảng Trạch và Lệ Thủy cho 9 DN trong và ngoài tỉnh, với diện tích khai thác 287,2 ha.
    DN được cấp nhiều diện tích khai thác nhất là Cty Thương mại tổng hợp Quảng Bình (CTTMTHQB) vì đây là đơn vị đầu tiên của tỉnh phát hiện ra mỏ titan và đề nghị tỉnh cho đầu tư khai thác. Đơn vị được cấp phép diện tích khai thác ít nhất là Cty TNHH Đầu tư và Khai thác Nghệ An được cấp 7 ha, còn bình quân một DN 17 - 50 ha.
    Với diện tích ít như thế, không DN nào dám đầu tư lớn để làm ăn lâu dài, tạo ra sản phẩm tinh chế, mà đa phần là khai thác quặng 50% bán với giá "bèo" cho nước ngoài tinh chế lại. Do khai thác theo lối "chụp giựt", nên nhiều DN chẳng có hợp đồng thuê đất, chẳng có kế hoạch bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, môi sinh...
    Khai thác cả rừng phòng hộ
    Từ việc không quy hoạch, cấp phép tràn lan đã dẫn đến sự lúng túng trong quản lý, chỉ đạo, gây thiệt hại cho các DN. Do "chụp giựt", một số DN được cấp phép khai thác titan vào cả rừng phòng hộ.
    Từ tháng 7/2003, Quảng Bình đã nhiều lần cử các đoàn liên ngành đến từng địa điểm khai thác để kiểm tra. Ngày 10/12/2003, UBND tỉnh ra quyết định thu hồi 14 giấy phép khai thác titan của 9 DN.
    Trong diện tích mỏ bị thu hồi này, có một phần là rừng phòng hộ, còn rất nhiều diện tích cát trống, hoặc rừng cằn thưa có thể khai thác titan được, nhưng tỉnh cũng không nhanh chóng đo đạc lại để cấp lại giấy phép cho DN làm ăn. Đến nay đã hơn 3 tháng, tỉnh vẫn chưa có hồi âm gì việc có được tiếp tục khai thác titan nữa hay không.
    Doanh nghiệp - địa phương đều thiệt
    Hiện tại ở Quảng Bình có những DN được cấp giấy phép khai thác titan ở Ngư Thủy tháng 6/2003, mới lắp đặt thiết bị, chưa khai thác được bao nhiêu đã bị đình chỉ.
    Cty Thương mại miền núi Quảng Bình vừa đầu tư trên 3 tỷ đồng để xây dựng nhà xưởng, lắp đặt cả thiết bị tinh chế quặng titan, mới khai thác được nửa năm 2003 khoảng 1.200 tấn quặng thô, đã bị thu hồi giấy phép.
    Thiệt hại lớn nhất là Cty Thương mại Tổng hợp Quảng Bình, DN đầu tư lớn nhất cho khai thác titan ở Quảng Bình. Cty đã được tỉnh phê duyệt dự án đầu tư khai thác titan với tổng vốn 12,5 tỷ đồng. DN đã vay vốn xây dựng cơ sở nhà xưởng, kho tàng, đường giao thông trong vùng mỏ, đường dây tải điện cao thế và hạ thế, lắp đặt máy móc thiết bị khai thác hiện đại với tổng vốn đầu tư thực tế lên tới 11,5 tỷ đồng.
    Sau khi bị tỉnh quyết định thu hồi 3 giấy phép với diện tích 74 ha, coi như toàn bộ hoạt động khai thác titan của Cty bị ngưng trệ. 200 lao động nghỉ, ăn lương chờ việc, mỗi ngày thiệt hại cả doanh thu và chi phí, trả lãi ngân hàng lên tới trên 300 triệu đồng. Máy móc, thiết bị, nhất là các trạm điện cao áp, tủ điện hạ áp trong môi trường nước mặn, sẽ bị hư hỏng hoàn toàn, nếu không vận hành.
    Ngày 12/2/2004, Cty này lại có "tờ trình" kêu cứu gửi lên tỉnh. Nhưng không hiểu sao, UBND tỉnh vẫn chưa hồi âm?
    Điều trớ trêu nhất là trong khi chúng tôi thấy các "vít" (thiết bị đãi quặng titan) của nhiều DN ngừng hoạt động, "đắp chăn" nằm trong mưa, thì 2 "vít" của một DN khách tên là Sông Loan vẫn khai thác ầm ầm suốt ngày đêm ở Quảng Đông, mặc dù chẳng có giấy phép khai thác nào cả! Thật khó hiểu cho cách quản lý tài nguyên ở Quảng Bình.
    Nhiều DN cho rằng, Quảng Bình phải nhanh chóng tính toán lại phần diện tích mỏ nào có thể khai thác, phần rừng nào có thể phục hồi được sau khi khai thác, cấp phép cho các đơn vị khai thác tận thu nguồn lợi, tránh gây thiệt hại cho DN.
  4. arch

    arch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    0
    Em thấy các vít nó có trùm mền thì mặc kệ nó. Càng mừng chứ sao. Rừng phòng hộ đỡ bị chặt.
  5. arch

    arch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    0
    Em thấy các vít nó có trùm mền thì mặc kệ nó. Càng mừng chứ sao. Rừng phòng hộ đỡ bị chặt.
  6. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Độ chính xác thông tin: Có thể nói những thông tin mà bác Dế đưa ra trong post này chỉ là sự góp nhặt về một sự kiện. Điều này cũng dễ hiểu, vì một chuyện lớn như thế, lại xảy ra trong một thời gian dài và liên quan đến nhiều ban nghành khác nhau nên không thể vắn tắt qua mấy dòng ở trên. Ở đây tôi không dám bàn chi tiết về từng thông tin mà Dế đề cập (nâng từ 3,8 tỉ đến 10 tỉ, chỉ bồi thường 1,28 tỉ, ...) nhưng bản thân tôi đã được nghe về sự kiện này qua một người bạn đang làm việc ở Đ.Hới. Sau đó tôi có đem chuyện này "chất vấn" với một cán bộ tỉnh (chức hơi to to) là người bà con của bạn tôi trong một lần 2 đứa tôi đến thăm tết nhà bác ấy. Hôm đấy mấy bác cháu nói chuyện khá nhiều (so với thời gian của người làm lãnh đạo) và tôi biết sự việc thất thoát tiền tỉ ở sân vận động Đồng Hới là có thật nhưng đấy là một câu chuyện lớn (ngoài tầm của những người không liên quan như tôi, như các bạn) vì vậy nên nghe cũng để là nghe (chán nhỉ).
    Ý kiến của tôi: Như đã nói ở trên, khi nghe bạn tôi nói về việc thất thoát tiền tỉ mà cuối cùng vẫn là ... thất thoát thì tôi thấy rất vô lý. Cũng như các bạn, tôi tự đặt cho mình các câu hỏi: Tại sao cả một dự án SVĐ với số tiền rất lớn (so với tỉnh nghèo của chúng ta) mà việc dự tính ban đầu với số tiền phải bỏ ra lại chênh nhau nhiều thế? Trong những sự cố của quá trình thi công (như đổ bể, không đảm bảo chất lượng, phá đi làm lại, ...) thì trách nhiệm thuộc về ai? Sự bồi thường có được giải quyết thoả đáng không? Đã tiến hành chưa? Và nếu có thì đã như thế nào? ... Có lẽ đến nay, sau những thông tin mà tôi được biết thì các câu hỏi kia vẫn là câu cảm thán (!).
    Bên cạnh cái chưa hay: Như bác Dế có nhắc đến "giá trị sử dụng của SVĐ Đồng Hới" đến nay vẫn là ép-si-lon so với giá trị thực của nó. Đây cũng là điều làm chúng ta trăn trở. Cũng một phần vì tính chưa hiệu quả đó nên có vấn đề đặt ra là: Liệu đã đến lúc chúng ta phải xây SVĐ hay chưa trong khi còn bao nhiều trường học cho các em học sinh ở vùng sâu vùng xa, bao nhiêu trạm y tế cho người dân ở nơi hẻo lánh bằng số tiền mà tỉnh đã bỏ ra cho SVĐ? Tuy nhiên, chúng ta nên nhìn nhận cởi mở hơi, cứ xem cái ép-si-lon đấy là chưa chứ không phải là không (đúng quan điểm của bác Dế đấy). Tôi rất ủng hộ việc tỉnh Quảng Bình đầu tư cho việc xây dựng SVĐ, nó là bước khởi đầu về cơ sở hạ tầng và cũng là bước khởi sắc cho một lĩnh vực để tỉnh Quảng Bình có thể phát triển song song, hợp lực, phối hợp giữa nhiều ngành, có như thế mới hy vọng vào một thành phố Đồng Hới trong tương lai gần theo đúng nghĩa của nó chứ không phải là cái tít gán vào trước chữ Đồng Hới sau khi có chữ ký của thủ tướng chính phủ. Vấn đề lúc này là các cơ quan ban ngành có/chịu trách nhiệm về SVĐ Đ.Hới làm sao để tăng giá trị sử dụng của công trình này.
  7. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Độ chính xác thông tin: Có thể nói những thông tin mà bác Dế đưa ra trong post này chỉ là sự góp nhặt về một sự kiện. Điều này cũng dễ hiểu, vì một chuyện lớn như thế, lại xảy ra trong một thời gian dài và liên quan đến nhiều ban nghành khác nhau nên không thể vắn tắt qua mấy dòng ở trên. Ở đây tôi không dám bàn chi tiết về từng thông tin mà Dế đề cập (nâng từ 3,8 tỉ đến 10 tỉ, chỉ bồi thường 1,28 tỉ, ...) nhưng bản thân tôi đã được nghe về sự kiện này qua một người bạn đang làm việc ở Đ.Hới. Sau đó tôi có đem chuyện này "chất vấn" với một cán bộ tỉnh (chức hơi to to) là người bà con của bạn tôi trong một lần 2 đứa tôi đến thăm tết nhà bác ấy. Hôm đấy mấy bác cháu nói chuyện khá nhiều (so với thời gian của người làm lãnh đạo) và tôi biết sự việc thất thoát tiền tỉ ở sân vận động Đồng Hới là có thật nhưng đấy là một câu chuyện lớn (ngoài tầm của những người không liên quan như tôi, như các bạn) vì vậy nên nghe cũng để là nghe (chán nhỉ).
    Ý kiến của tôi: Như đã nói ở trên, khi nghe bạn tôi nói về việc thất thoát tiền tỉ mà cuối cùng vẫn là ... thất thoát thì tôi thấy rất vô lý. Cũng như các bạn, tôi tự đặt cho mình các câu hỏi: Tại sao cả một dự án SVĐ với số tiền rất lớn (so với tỉnh nghèo của chúng ta) mà việc dự tính ban đầu với số tiền phải bỏ ra lại chênh nhau nhiều thế? Trong những sự cố của quá trình thi công (như đổ bể, không đảm bảo chất lượng, phá đi làm lại, ...) thì trách nhiệm thuộc về ai? Sự bồi thường có được giải quyết thoả đáng không? Đã tiến hành chưa? Và nếu có thì đã như thế nào? ... Có lẽ đến nay, sau những thông tin mà tôi được biết thì các câu hỏi kia vẫn là câu cảm thán (!).
    Bên cạnh cái chưa hay: Như bác Dế có nhắc đến "giá trị sử dụng của SVĐ Đồng Hới" đến nay vẫn là ép-si-lon so với giá trị thực của nó. Đây cũng là điều làm chúng ta trăn trở. Cũng một phần vì tính chưa hiệu quả đó nên có vấn đề đặt ra là: Liệu đã đến lúc chúng ta phải xây SVĐ hay chưa trong khi còn bao nhiều trường học cho các em học sinh ở vùng sâu vùng xa, bao nhiêu trạm y tế cho người dân ở nơi hẻo lánh bằng số tiền mà tỉnh đã bỏ ra cho SVĐ? Tuy nhiên, chúng ta nên nhìn nhận cởi mở hơi, cứ xem cái ép-si-lon đấy là chưa chứ không phải là không (đúng quan điểm của bác Dế đấy). Tôi rất ủng hộ việc tỉnh Quảng Bình đầu tư cho việc xây dựng SVĐ, nó là bước khởi đầu về cơ sở hạ tầng và cũng là bước khởi sắc cho một lĩnh vực để tỉnh Quảng Bình có thể phát triển song song, hợp lực, phối hợp giữa nhiều ngành, có như thế mới hy vọng vào một thành phố Đồng Hới trong tương lai gần theo đúng nghĩa của nó chứ không phải là cái tít gán vào trước chữ Đồng Hới sau khi có chữ ký của thủ tướng chính phủ. Vấn đề lúc này là các cơ quan ban ngành có/chịu trách nhiệm về SVĐ Đ.Hới làm sao để tăng giá trị sử dụng của công trình này.
  8. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Độ chính xác của thông tin: Sự việc này thì tôi không biết nên không có ý kiến, ai biết thì bổ sung thêm các thông tin của bác Dế để có độ chính xác càng nhiều càng tốt.
    Ý kiến của tôi: Sau khi đọc bài viết của bác Dế và dựa vào các thông tin đưa ra, tôi có vài suy nghĩ và muốn trao đổi với mọi người.
    - Khi sự việc rừng phòng hộ bị tàn phá được báo về tỉnh, UBNN tỉnh đã cử đoàn kiểm tra (đi cùng có các đại diện của báo chí) đến nơi xảy ra vụ việc để thi hành nhiệm vụ là việc làm đúng chức trách, kịp thời và đáng hoanh nghênh. Cụ thể giải quyết như thế nào thì không nghe bác Dế nói đến nên tạm hiểu rằng các cơ quan đã thực hiện đúng nhiệm vụ của họ.
    - Việc nhà báo Thắng thực hiện phóng sự về sự kiện trên là đúng với công việc của anh. Nhưng việc trong khi anh đang gửi 1 bản cho ban giám đốc QBRT duyệt và một bản gửi ngay cho Đài truyền hình VN là có vấn đề. Chắc mọi người cũng đồng ý rằng, anh Thắng gửi song song cho hai nơi như thế thì việc Duyệt của ban giám đốc chẳng có tác dụng gì cả. Ở đây chưa nói đến việc anh Thắng là người của QBRT thì "sản phẩm" của anh phải ưu tiên cho nơi anh làm việc mà chỉ nói đến anh Thắng là nhà báo thì cái nguyên tắc bản quyền báo chí anh phải rõ chứ nhỉ. Nếu một người viết 1 bài báo rồi gửi đi cho 5-7 báo trong cùng 1 thời điểm, nếu tất cả được đăng và được trả nhuận bút thì điều gì xảy ra?
    - Tính nhạy cảm của vấn đề: Mặc dù trong bài viết của bác Dế không đề cập chi tiết đến thông tin về vụ phá rừng phòng hộ nhưng ai cũng biết đó là một việc làm gây tiếng xấu đối với vấn đề môi sinh trong khi đó năm 2002 tỉnh Quảng Bình vừa được đại diện cho Việt Nam đăng cai chiến dịch ?oLàm cho thế giới sạch hơn? -một chiến dịch có qui mô quốc tế. Chúng ta ai cũng muốn đừng dấu giếm cái xấu, phải chấp nhận sự thật, để còn biết đường mà sửa chữa khắc phục nhưng liệu cái điều đó đã làm được đối với tất cả mọi trường hợp trong bất kỳ hoàn cảnh nào hay không? Nếu mọi người ai đã xem bộ phim truyền hình "Bi kịch chưa kịp đặt tên" (vừa mới phát gần đây) thì sẽ thấm thía những câu chuyện tương tự mà người ta gọi là - Vấn đề nhạy cảm.
    Một nhà báo: Hồi còn ở Việt Nam, tôi thường gặp các bài viết của nhà báo Nguyễn Quang Vinh trên báo Lao động viết về Quảng Bình bao gồm những việc hay và chưa hay. Trong những bài viết của ông tôi đọc được nhiều thông tin và thầm cám ơn một người đã bám trụ ở mảnh đất nắng và gió ấy suốt bao năm nay. Tôi ấn tượng về ông là một trong những người đi tiên phong phát hiện ra ?ohạt cát? anh hùng lao động Phạm Thị Nghèng - người mà sau này được Bộ trưởng bộ tài nguyên môi trường trao giải thưởng ?oMôi trường Việt nam 2002?. Và gần đây là những bài viết của ông về Di sản thiên nhiên Phong Nha-Kẻ Bàng trên báo điện tử. Cám ơn nhà báo.
  9. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Độ chính xác của thông tin: Sự việc này thì tôi không biết nên không có ý kiến, ai biết thì bổ sung thêm các thông tin của bác Dế để có độ chính xác càng nhiều càng tốt.
    Ý kiến của tôi: Sau khi đọc bài viết của bác Dế và dựa vào các thông tin đưa ra, tôi có vài suy nghĩ và muốn trao đổi với mọi người.
    - Khi sự việc rừng phòng hộ bị tàn phá được báo về tỉnh, UBNN tỉnh đã cử đoàn kiểm tra (đi cùng có các đại diện của báo chí) đến nơi xảy ra vụ việc để thi hành nhiệm vụ là việc làm đúng chức trách, kịp thời và đáng hoanh nghênh. Cụ thể giải quyết như thế nào thì không nghe bác Dế nói đến nên tạm hiểu rằng các cơ quan đã thực hiện đúng nhiệm vụ của họ.
    - Việc nhà báo Thắng thực hiện phóng sự về sự kiện trên là đúng với công việc của anh. Nhưng việc trong khi anh đang gửi 1 bản cho ban giám đốc QBRT duyệt và một bản gửi ngay cho Đài truyền hình VN là có vấn đề. Chắc mọi người cũng đồng ý rằng, anh Thắng gửi song song cho hai nơi như thế thì việc Duyệt của ban giám đốc chẳng có tác dụng gì cả. Ở đây chưa nói đến việc anh Thắng là người của QBRT thì "sản phẩm" của anh phải ưu tiên cho nơi anh làm việc mà chỉ nói đến anh Thắng là nhà báo thì cái nguyên tắc bản quyền báo chí anh phải rõ chứ nhỉ. Nếu một người viết 1 bài báo rồi gửi đi cho 5-7 báo trong cùng 1 thời điểm, nếu tất cả được đăng và được trả nhuận bút thì điều gì xảy ra?
    - Tính nhạy cảm của vấn đề: Mặc dù trong bài viết của bác Dế không đề cập chi tiết đến thông tin về vụ phá rừng phòng hộ nhưng ai cũng biết đó là một việc làm gây tiếng xấu đối với vấn đề môi sinh trong khi đó năm 2002 tỉnh Quảng Bình vừa được đại diện cho Việt Nam đăng cai chiến dịch ?oLàm cho thế giới sạch hơn? -một chiến dịch có qui mô quốc tế. Chúng ta ai cũng muốn đừng dấu giếm cái xấu, phải chấp nhận sự thật, để còn biết đường mà sửa chữa khắc phục nhưng liệu cái điều đó đã làm được đối với tất cả mọi trường hợp trong bất kỳ hoàn cảnh nào hay không? Nếu mọi người ai đã xem bộ phim truyền hình "Bi kịch chưa kịp đặt tên" (vừa mới phát gần đây) thì sẽ thấm thía những câu chuyện tương tự mà người ta gọi là - Vấn đề nhạy cảm.
    Một nhà báo: Hồi còn ở Việt Nam, tôi thường gặp các bài viết của nhà báo Nguyễn Quang Vinh trên báo Lao động viết về Quảng Bình bao gồm những việc hay và chưa hay. Trong những bài viết của ông tôi đọc được nhiều thông tin và thầm cám ơn một người đã bám trụ ở mảnh đất nắng và gió ấy suốt bao năm nay. Tôi ấn tượng về ông là một trong những người đi tiên phong phát hiện ra ?ohạt cát? anh hùng lao động Phạm Thị Nghèng - người mà sau này được Bộ trưởng bộ tài nguyên môi trường trao giải thưởng ?oMôi trường Việt nam 2002?. Và gần đây là những bài viết của ông về Di sản thiên nhiên Phong Nha-Kẻ Bàng trên báo điện tử. Cám ơn nhà báo.
  10. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    - Độ chính xác của thông tin: Cái này thì ai cũng biết là chính xác rồi đúng không. Năm đấy báo chí nói ầm cả lên với đủ các loại ngôn từ chỉ trích ngành giáo dục Quảng Bình. Hồi đấy tôi biết khá sớm cái tin này (khi báo chí chưa đưa lên) thông qua thằng bạn cùng lớp cấp 3. Nó bảo em gái nó là học sinh giỏi 3 năm liền ở bậc THPT, hôm thi làm bài rất tốt nhưng môn hoá chỉ có 4 điểm. Em nó bị soóc khi biết tin này và là người đầu tiên gửi đơn phúc khảo (Kết quả là được 10 chứ không phải 4).
    - Ý kiến của tôi về việc này: Việc nhầm lẫn và sai sót là không thể tránh khỏi trong cuộc sống, ai cũng biết và thông cảm cho điều đó nhưng tuỳ vào tính chất của sự việc mà độ chính xác đòi hỏi ở mỗi mức nghiêm ngặt khác nhau. Tôi nghĩ việc nhầm lẫn trong sự vụ trên là quá đáng, cần bị khiển trách. Những người có trách nhiệm liên quan cần tự đứng ra nhận khuyết điểm và chịu kỷ luật, không bàn cãi gì nữa. Nói như thế không có nghĩa là tôi quá gay gắt hay quá khắt khe với họ vì chính tôi cũng là bắt đầu chập chững bước vào ngành giáo dục, tôi hiểu điều đó và chấp nhận điều đó nếu nó xảy ra với bản thân tôi.

Chia sẻ trang này