1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quảng Bình và những chuyện chưa hay

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi demen3_8, 02/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    - Độ chính xác của thông tin: Cái này thì ai cũng biết là chính xác rồi đúng không. Năm đấy báo chí nói ầm cả lên với đủ các loại ngôn từ chỉ trích ngành giáo dục Quảng Bình. Hồi đấy tôi biết khá sớm cái tin này (khi báo chí chưa đưa lên) thông qua thằng bạn cùng lớp cấp 3. Nó bảo em gái nó là học sinh giỏi 3 năm liền ở bậc THPT, hôm thi làm bài rất tốt nhưng môn hoá chỉ có 4 điểm. Em nó bị soóc khi biết tin này và là người đầu tiên gửi đơn phúc khảo (Kết quả là được 10 chứ không phải 4).
    - Ý kiến của tôi về việc này: Việc nhầm lẫn và sai sót là không thể tránh khỏi trong cuộc sống, ai cũng biết và thông cảm cho điều đó nhưng tuỳ vào tính chất của sự việc mà độ chính xác đòi hỏi ở mỗi mức nghiêm ngặt khác nhau. Tôi nghĩ việc nhầm lẫn trong sự vụ trên là quá đáng, cần bị khiển trách. Những người có trách nhiệm liên quan cần tự đứng ra nhận khuyết điểm và chịu kỷ luật, không bàn cãi gì nữa. Nói như thế không có nghĩa là tôi quá gay gắt hay quá khắt khe với họ vì chính tôi cũng là bắt đầu chập chững bước vào ngành giáo dục, tôi hiểu điều đó và chấp nhận điều đó nếu nó xảy ra với bản thân tôi.
  2. aibolitnhutnhat

    aibolitnhutnhat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2004
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0

    Thiên vị quá!
  3. aibolitnhutnhat

    aibolitnhutnhat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2004
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0

    Thiên vị quá!
  4. goals

    goals Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0

    Bác demen đâu rồi? K0 tranh luận nữa à ? Tui đã chuẩn bị tinh thần đọc ít nhất là 3 trang nữa đấy.
    Còn chuyện ráp nhầm phách: Chỉ là ráp nhầm phách thôi mà. Cần gì phải ầm ĩ lên chứ? Chẳng phải Giám đốc Sở cũng đã bị cách chức rồi đó à? Và chuyển sang làm công tác khác .... quan trọng hơn.
  5. goals

    goals Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0

    Bác demen đâu rồi? K0 tranh luận nữa à ? Tui đã chuẩn bị tinh thần đọc ít nhất là 3 trang nữa đấy.
    Còn chuyện ráp nhầm phách: Chỉ là ráp nhầm phách thôi mà. Cần gì phải ầm ĩ lên chứ? Chẳng phải Giám đốc Sở cũng đã bị cách chức rồi đó à? Và chuyển sang làm công tác khác .... quan trọng hơn.
  6. arch

    arch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    0
    Thường thì khi các kụ làm sai thường chỉ rút kinh nghiệm. Mà kinh nghiệm của mỗi người đều có hạn, rút đi rút lại rồi cũng đến lúc hết. Rồi lấy gì mà rút? Không rút thì chuyển công tác để kiếm thêm kinh nghiệm. Chết cười!
  7. arch

    arch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    0
    Thường thì khi các kụ làm sai thường chỉ rút kinh nghiệm. Mà kinh nghiệm của mỗi người đều có hạn, rút đi rút lại rồi cũng đến lúc hết. Rồi lấy gì mà rút? Không rút thì chuyển công tác để kiếm thêm kinh nghiệm. Chết cười!
  8. demen3_8

    demen3_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Chuyện xin việc
    Bạn tôi, Trần Lâm Trung (con trai nhà văn Trần Thúc Hà), một chàng trai thực sự dễ mến. Trung tốt nghiệp đại học kinh tế Đà Nẵng năm 1996. Gia đình nhà văn Trần Thúc Hà có 2 anh em. Anh cả của Trung đã lập nghiệp tại Biên Hòa, vì vậy mong muốn của Trung là về xin việc ở Đồng Hới để gần gũi với gia đình. Học giỏi, anh văn vi tính làu làu, hơn thế nữa vào thời điểm năm 1996 số lượng sinh viên Quảng Bình ra trường không phải là quá nhiều nhưng ròng rã 3 tháng trời vẫn không xin được việc tại Quảng Bình. Với nét mặt thẫn thờ Trung xách ba lô nhảy tàu vào Biên Hòa xin việc. Một thời gian ngắn sau cậu xin vào làm tại một công ty liên doanh nước ngoài, lương tháng khoảng 500 USD. Hai năm sau khi đã ổn định được cuộc sống, cậu đón bố mẹ vào ở cùng với mình. Vậy là QB, mảnh đất không dung nạp người con cũng đã không giữ nổi chân người cha được nữa.
    Bạn tôi, Hoàng Minh Ánh, Ánh học khoa điện tử viễn thông - Đại học Giao thông vận tải, tốt nghiệp năm 1998. Tại thời điểm Ánh tốt nghiệp thì người yêu của cậu đã đi làm tại một cơ quan bảo vệ pháp luật của tỉnh (hình như sở Tư pháp Quảng Bình thì phải). Cô này trước đây học Khoa Luật - Đại học Huế tên là Hiên (có lẽ là Rec biết). Vì thế lấy bằng xong là cậu hộc tốc về Quảng Bình xin việc. Phải nói rằng vào thời điểm năm 1998 thì số lượng sinh viên điện tử viễn thông của Quảng Bình tốt nghiệp đại học đếm trên đầu ngón tay, thế nhưng Ánh vẫn không xin được việc ở Quảng Bình. Cậu trở lại Hà Nội nộp đơn và trúng tuyển vào một công tỷ với tỷ lệ 75 người lấy 1. Năm ngoái họ cưới nhau, Ánh bốc nay cô vợ ra Hà Nội thế là QB lại mất đi một người có bằng đại học.
    Hương Giang, em gái của đứa bạn tôi. Cô này học một lúc 2 trường Đại học ở TPHCM (Kinh tế và ngoại ngữ). Không chỉ học một lúc 2 trường đại học, Giang chăm học kinh khủng vì thế khi ra trường ngoài 2 bằng đại học, cô còn sở hữu hàng loạt chứng chỉ tin học, luật và cả chứng chỉ của công ty Prudential nữa. Cầm tập hồ sơ dày cộm đầy bằng và chứng chỉ cô hớn hở vào một doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình nộp đơn xin việc. Ông trưởng phòng tổ chức cầm tập hồ sơ của cô tủm tỉm cười và hỏi "Cháu là con cái nhà ai". Về thắc mắc với anh trai của mình "sao ông ấy không hỏi em là cháu có mấy bằng đại học, cháu học có giỏi không, đưa bảng điểm của cháu đây chú coi mồ, mà ông ấy lạ hỏi cháu là con cái nhà ai, răng mà lạ rứa eng hè". Anh trai nàng vừa mới bị vợ nhăn lại gặp đứa em lắm chuyện hỏi dồn nên mới nạt lại "Tau không biết, nếu biết thì tau đã làm chủ tịch tỉnh rồi". Chờ một thời gian chẳng thấy giấy gọi đi làm chi cả. Hiện nay Giang đang sống và làm việc tại TPHCM.
    Bạn tôi, Nguyễn Hữu R. Nói là bạn thì cũng chưa hẳn đúng bởi tôi nghe tiếng R. đã lâu nhưng mới quen gần đây. R. học Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc Gia TPHCM). R. có một người cậu ruột là phó phòng Giáo dục huyện, một người bà con giữ chức gì đó to to ở Hội đồng nhân dân Tỉnh. Ra trường về Quảng Bình xin đi dạy, người ta nói thẳng "Có 2 triệu thì OK ngay". Không phải là gia đình cậu không thể thu xếp 2 triệu cho cậu "làm luật" nhưng cậu tự ái (theo thú nhận bây giờ của cậu là tự ái trẻ con) nên thôi. Cậu xin đi dạy ở một thành phố khác. Hiện nay R. đã có bằng thạc sĩ trong nước và đang học tiếp chương trình cao học ở nước ngoài.
    Có một sự thật không thể phủ nhận được là rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường không xin được việc ở Quảng Bình, họ đành phải lập nghiệp ở các tỉnh và thành phố khác, và hầu hết trong số họ đều thành đạt.
    Lan man mấy chuyện này chợt nhớ đến chuyện ngày còn học đại học, tôi chơi thân với mấy cậu bạn người huyện Hải Lăng (Quảng Trị) vì thế khi tổ chức họp hội đồng hương họ thường mời tôi. Đích thân lãnh đạo huyện (thường là chủ tịch hoặc phó chủ tịch) đánh xe con vào tham dự. Nhìn khuôn mặt mấy cậu bạn hơn hớn mà tôi cảm thấy ghen tỵ. Sau khi trao quà của huyện mấy ông lãnh đạo đó phát biểu rằng "huyện sẵn sàng cấp học bổng cho các em, mỗi em một tháng 300.000 đồng với điều kiện là sau khi ra trường thì về công tác ở huyện". Trời ơi, điều kiện chi mà dễ thương rứa - tôi thầm nghĩ.
    Ngày lớp tôi bảo vệ tốt nghiệp đại học, đích thân ông Huỳnh Nở, giám đốc nhà máy Thủy điện Yaly (nhà máy thủy điện lớn thứ 2 nước ta) cũng về ngồi dự khán. Quá thích thú với đề tài của cậu bạn tôi, ông Nở đã mời cậu Cương (tên người bạn đó) lên nhà máy ông làm việc. 6 năm sau Cương đã là trưởng phòng tổ chức của nhà máy và mới đây Cương đã được tổng công ty Điện lực Việt Nam đề bạt chức danh Phó Giám đốc nhà máy Thủy điện A Vương ở độ tuổi 31.
    Hè năm 2002, ông Nguyễn Bá Thanh lúc đó là chủ tịch UBND TP Đà Nẵng (hiện nay là Bí thư thành ủy) đã cùng một số quan chức của Sở Giáo dục, sở Nội vụ, Sở Tư pháp? đích thân ra Huế đãi cát tìm nhân tài. Ông đã tìm được gần 30 người tốt nghiệp đại học loại giỏi và mời vào Đà Nẵng làm việc. Trong số đó có một cô người Quảng Bình (gần ga Đồng Hới) tên là Ái Liên, hiện nay Liên đang là phóng viên đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng. Cũng xin nói thêm rằng trong 5 năm gần đây, tốc độ phát triển của Đà Nẵng luôn luôn xấp xỉ con số 20% (gần gấp 3 cả nước) và một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển đó là yếu tố con người.
    Ngẫm người lại nghĩ đến ta.
  9. demen3_8

    demen3_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Chuyện xin việc
    Bạn tôi, Trần Lâm Trung (con trai nhà văn Trần Thúc Hà), một chàng trai thực sự dễ mến. Trung tốt nghiệp đại học kinh tế Đà Nẵng năm 1996. Gia đình nhà văn Trần Thúc Hà có 2 anh em. Anh cả của Trung đã lập nghiệp tại Biên Hòa, vì vậy mong muốn của Trung là về xin việc ở Đồng Hới để gần gũi với gia đình. Học giỏi, anh văn vi tính làu làu, hơn thế nữa vào thời điểm năm 1996 số lượng sinh viên Quảng Bình ra trường không phải là quá nhiều nhưng ròng rã 3 tháng trời vẫn không xin được việc tại Quảng Bình. Với nét mặt thẫn thờ Trung xách ba lô nhảy tàu vào Biên Hòa xin việc. Một thời gian ngắn sau cậu xin vào làm tại một công ty liên doanh nước ngoài, lương tháng khoảng 500 USD. Hai năm sau khi đã ổn định được cuộc sống, cậu đón bố mẹ vào ở cùng với mình. Vậy là QB, mảnh đất không dung nạp người con cũng đã không giữ nổi chân người cha được nữa.
    Bạn tôi, Hoàng Minh Ánh, Ánh học khoa điện tử viễn thông - Đại học Giao thông vận tải, tốt nghiệp năm 1998. Tại thời điểm Ánh tốt nghiệp thì người yêu của cậu đã đi làm tại một cơ quan bảo vệ pháp luật của tỉnh (hình như sở Tư pháp Quảng Bình thì phải). Cô này trước đây học Khoa Luật - Đại học Huế tên là Hiên (có lẽ là Rec biết). Vì thế lấy bằng xong là cậu hộc tốc về Quảng Bình xin việc. Phải nói rằng vào thời điểm năm 1998 thì số lượng sinh viên điện tử viễn thông của Quảng Bình tốt nghiệp đại học đếm trên đầu ngón tay, thế nhưng Ánh vẫn không xin được việc ở Quảng Bình. Cậu trở lại Hà Nội nộp đơn và trúng tuyển vào một công tỷ với tỷ lệ 75 người lấy 1. Năm ngoái họ cưới nhau, Ánh bốc nay cô vợ ra Hà Nội thế là QB lại mất đi một người có bằng đại học.
    Hương Giang, em gái của đứa bạn tôi. Cô này học một lúc 2 trường Đại học ở TPHCM (Kinh tế và ngoại ngữ). Không chỉ học một lúc 2 trường đại học, Giang chăm học kinh khủng vì thế khi ra trường ngoài 2 bằng đại học, cô còn sở hữu hàng loạt chứng chỉ tin học, luật và cả chứng chỉ của công ty Prudential nữa. Cầm tập hồ sơ dày cộm đầy bằng và chứng chỉ cô hớn hở vào một doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình nộp đơn xin việc. Ông trưởng phòng tổ chức cầm tập hồ sơ của cô tủm tỉm cười và hỏi "Cháu là con cái nhà ai". Về thắc mắc với anh trai của mình "sao ông ấy không hỏi em là cháu có mấy bằng đại học, cháu học có giỏi không, đưa bảng điểm của cháu đây chú coi mồ, mà ông ấy lạ hỏi cháu là con cái nhà ai, răng mà lạ rứa eng hè". Anh trai nàng vừa mới bị vợ nhăn lại gặp đứa em lắm chuyện hỏi dồn nên mới nạt lại "Tau không biết, nếu biết thì tau đã làm chủ tịch tỉnh rồi". Chờ một thời gian chẳng thấy giấy gọi đi làm chi cả. Hiện nay Giang đang sống và làm việc tại TPHCM.
    Bạn tôi, Nguyễn Hữu R. Nói là bạn thì cũng chưa hẳn đúng bởi tôi nghe tiếng R. đã lâu nhưng mới quen gần đây. R. học Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc Gia TPHCM). R. có một người cậu ruột là phó phòng Giáo dục huyện, một người bà con giữ chức gì đó to to ở Hội đồng nhân dân Tỉnh. Ra trường về Quảng Bình xin đi dạy, người ta nói thẳng "Có 2 triệu thì OK ngay". Không phải là gia đình cậu không thể thu xếp 2 triệu cho cậu "làm luật" nhưng cậu tự ái (theo thú nhận bây giờ của cậu là tự ái trẻ con) nên thôi. Cậu xin đi dạy ở một thành phố khác. Hiện nay R. đã có bằng thạc sĩ trong nước và đang học tiếp chương trình cao học ở nước ngoài.
    Có một sự thật không thể phủ nhận được là rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường không xin được việc ở Quảng Bình, họ đành phải lập nghiệp ở các tỉnh và thành phố khác, và hầu hết trong số họ đều thành đạt.
    Lan man mấy chuyện này chợt nhớ đến chuyện ngày còn học đại học, tôi chơi thân với mấy cậu bạn người huyện Hải Lăng (Quảng Trị) vì thế khi tổ chức họp hội đồng hương họ thường mời tôi. Đích thân lãnh đạo huyện (thường là chủ tịch hoặc phó chủ tịch) đánh xe con vào tham dự. Nhìn khuôn mặt mấy cậu bạn hơn hớn mà tôi cảm thấy ghen tỵ. Sau khi trao quà của huyện mấy ông lãnh đạo đó phát biểu rằng "huyện sẵn sàng cấp học bổng cho các em, mỗi em một tháng 300.000 đồng với điều kiện là sau khi ra trường thì về công tác ở huyện". Trời ơi, điều kiện chi mà dễ thương rứa - tôi thầm nghĩ.
    Ngày lớp tôi bảo vệ tốt nghiệp đại học, đích thân ông Huỳnh Nở, giám đốc nhà máy Thủy điện Yaly (nhà máy thủy điện lớn thứ 2 nước ta) cũng về ngồi dự khán. Quá thích thú với đề tài của cậu bạn tôi, ông Nở đã mời cậu Cương (tên người bạn đó) lên nhà máy ông làm việc. 6 năm sau Cương đã là trưởng phòng tổ chức của nhà máy và mới đây Cương đã được tổng công ty Điện lực Việt Nam đề bạt chức danh Phó Giám đốc nhà máy Thủy điện A Vương ở độ tuổi 31.
    Hè năm 2002, ông Nguyễn Bá Thanh lúc đó là chủ tịch UBND TP Đà Nẵng (hiện nay là Bí thư thành ủy) đã cùng một số quan chức của Sở Giáo dục, sở Nội vụ, Sở Tư pháp? đích thân ra Huế đãi cát tìm nhân tài. Ông đã tìm được gần 30 người tốt nghiệp đại học loại giỏi và mời vào Đà Nẵng làm việc. Trong số đó có một cô người Quảng Bình (gần ga Đồng Hới) tên là Ái Liên, hiện nay Liên đang là phóng viên đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng. Cũng xin nói thêm rằng trong 5 năm gần đây, tốc độ phát triển của Đà Nẵng luôn luôn xấp xỉ con số 20% (gần gấp 3 cả nước) và một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển đó là yếu tố con người.
    Ngẫm người lại nghĩ đến ta.
  10. lwt

    lwt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2004
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Bộ trưởng mà cũng chỉ dừng lại ở rút Kinh Nghiệm chứ cái gì các Kụ ta!

Chia sẻ trang này