1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quảng bình_những con số mách bạn!!

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi halffreeze, 15/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. halffreeze

    halffreeze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Quảng bình_những con số mách bạn!!

    Tối qua mình nằm mãi mà có một điều làm mình không thể nào ngủ được .Chuyện là mấy bữa ni mình có tham gia vào chủ đề "chiến lược phát triển..." của bác Math0 , một chủ đề hay và nhiều ý nghĩa , nhưng cứ môic lần tham gia là mình cứ thấy thiếu thiếu gì đó , ai cũng một lòng tâm huyết vì quê hương Qbình mình cả nhưng nhìn chung mình cứ thấy các bài viết có cái gì không thật rõ ràng , lang man , thiếu tính thực tế và không hiệu quả . Nghĩ mãi thì mình thấy rằng hình như mình thấy cái thiếu ở đây là chúng mình còn thiếu quá nhiều những thông số, những thông tin chung có tính chất toàn diện về tỉnh nhà nhằm đưa đến cho chúng ta những ý tưởng những hướng đi mang tính thuyết phục hơn....
    Vì những vấn đề đó nên mình mở ra chủ đề này như là một "bảng đính kèm" với chủ đề mà math0 mở ra, mình biết sức mình có hạn ,thông tin cũng ít nên mình rất cần đến sự giúp đỡ của tất cả các bạn để những chủ đề hay như của math0 không trôi đi một cách "lặng lẽ",hãy làm việc một cách trách nhiệm hơn, dù ta không thể làm được một cái gì đó tốt hơn nhưng ít ra chúng ta cũng được học hỏi lẫn nhau và cùng tiến bộ.
    Về nội dung: các bạn có thể viết vào đây những điều bạn biết , những con số chính xác (đáng tin cậy) mà bạn cập nhật được về mọi mặt có liên quan đến sự phát triển của tỉnh nhà...từ những vấn đề liên quan đến giáo dục , nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào tất cả các ngành trong tỉnh (xây dựng cơ bản , nông nghiệp, ngành nghề , du lịch...),bản đồ địa lý , kết cấu các loại đất nông nghiệp... hay kể cả những vấn đề nhỏ nhất như giá phân chuồng cũng được...vâng vâng nói chung là tất cả những gì bạn cho là cần thiết...
    Cảm phiền các bạn chú thích cho những thông tin mà bạn đăng tải nhằm giúp ta dễ dàng hơn trong việc tra cứu.
  2. halffreeze

    halffreeze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    T ổNG QUAN: Diện tích tự nhiên trên 8.050 Km2, vùng gò đồi gần 17 vạn ha, 450.000 ha đất rừng tự nhiên với nhiều khu rừng nguyên sinh, 52.000 ha rừng trồng. Trữ lượng gỗ trên 31 triệu m3, tài nguyên động, thực vật đa dạng và phong phú, độ che phủ đạt 61%.
    Khoáng sản kim loại có nhiều loại quý, đặc biệt là khoáng sản phi kim loại như: Đá vôi, cát thạch anh, cao lanh có trữ lượng lớn 36 triệu tấn và các khoáng sản phi kim loại khác
    bờ biển dài 116km, có nhiều cửa sông và bãi biển, vùng lãnh hải rộng trên 20 vạn Km2, 1.500 ha diện tích mặt nước và 13.000 ha đất cát ven biển, sản lượng thuỷ sản khai thác hàng năm 27.000 - 28.000 tấn.
    Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm trên 8%
    Nông nghiệp:Sản lượng lương thực liên tục tăng trưởng. Năm 2001 đạt 20,26 vạn tấn lương thực có hạt. Tổng diện tích cây công nghiệp hiện có 16.145ha, trong đó diện tích cây cao su trên 6.000ha với sản lượng mủ khô đạt 2.000 tấn, trên 4.000ha mía mỗi năm sản xuất trên 10.000 tấn đường, trên 20.000ha thông nhựa với sản lượng nhựa thông trên 2000 tấn/năm. Đàn gia súc tiếp tục tăng trưởng.
    -phương hướng phát triển: Đưa diện tích cây cao su từ 6400ha hiện nay lên 8000 - 10.000ha năm 2005.
    Công nghiệp:Tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp 5 năm qua là 17,1%
    xi măng năm 2001 đạt 176.000 tấn, nước khoáng 7,5 triệu lít, riêng năm 2001 đạt 2,678 triệu lít, gạch các loại 83 triệu viên, gạch ceramic đạt 909.000 m2, thanh nhôm định hình 2413 tấn, phân lân vi sinh 62.224 tấn, chế biến tùng hương 3.000 tấn.
    Phương hướng phát triển: Đầu tư một số dự án mới có công nghệ hiện đại như xi măng lò quay 2,8 triệu tấn, sản xuất nhôm thanh, xe gắn máy 2 bánh. Xây dựng các khu công nghiệp Tây- Bắc Đồng Hới, khu kinh tế Hòn La, cảng Gianh, Nhật Lệ v.v...
    Lâm nghiệp:năm 2001 toàn tỉnh trồng được 6271ha.
    -Phương hướng phát triển: Phấn đấu đến năm 2005 độ che phủ của rừng đạt 65%. Trong 5 năm 2001 - 2005, đưa diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng đạt 50.000ha, rừng trồng mới từ 20.000ha đến 25.000ha. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lâm sản (gỗ, tre nứa, song mây?) phục vụ xuất khẩu.
    Thuỷ sản:
    Năm 2001, sản lượng thủy sản là 22.250 tấn, trong đó nuôi trồng gần 2.354 tấn. Tỉnh có 3 trại sản xuất và ươm giống tôm, 8 trại sản xuất cá giống, hàng năm sản xuất hàng chục triệu tôm sú giống, 40 - 45 triệu cá bột và 4 - 5 triệu cá hương. Hiện tại, tỉnh có 3 cơ sở chế biến thủy hải sản đông lạnh và nhiều cơ sở chế biến hàng khô xuất khẩu.
    -phương hướng phát triển:trữ lượng hải sản khoảng 99.000 tấn, khả năng cho phép khai thác trên 40.000 tấn/năm. Các loài cá có giá trị kinh tế cao có trữ lượng trên 70.000 tấn, khả năng khai thác 35.000 tấn/năm; các loài tôm biển có giá trị kinh tế cao khả năng khai thác trên 1.000 tấn/năm; các loại mực như mực ống, mực nang có khả năng cho phép khai thác 8.000 đến 10.000 tấn.
    Tỉnh Quảng Bình có 15.000ha diện tích mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản, trong đó 4.000ha có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ, 11.000ha có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Nuôi trồng đạt 4.000 tấn, đảm bảo đủ nguyên liệu cho các cơ sở chế biến, đặc biệt là nuôi tôm xuất khẩu. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần cho nghề cá. Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản, mở rộng ngư trường. Phấn đấu đưa giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2005 đạt 20 triệu USD.
  3. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0

    Danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư của tỉnh Quảng Bình()

    UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
    CV số 1081/UB ngày 24/10/2001

    1. Nhà máy chế biến thuỷ sản
    Quy mô dự kiến: 1.000-1500 tấn/năm
    Sản phẩm chủ yếu: Cá, mực, tôn,?
    Địa điểm: Phú Hải, Đồng Hới, Quảng Bình
    Điều kiện điện, nước: có đủ nguồn điện và nước cung cấp cho nhà máy hoạt động
    Hình thức đầu tư: tỉnh khuyến khích mọi hình thức đầu tư
    Tổng vốn đầu tư: Khoảng 3,5 triệu USD
    Thời gian: 10 năm
    Đối tác phái Việt Nam: Xí nghiệp súc sản Đồng Hới
    Địa chỉ liên hệ: Sở Thương mại và Du lịch Quảng Bình. Tel: 052.822506/824902, Fax: 052.821683
    2. Nhà máy súc sản đồ hộp
    Quy mô dự kiến: 1.000 tấn sản phẩm/năm
    Sản phẩm chin yếu: Các sản phẩm đóng hộp từ thịt gia súc, gia cầm
    Nguồn nguyên liệu: Đầy đủ và rẻ
    Địa điểm: Khu công nghiệp Tây-Bắc, Đồng Hới, Quảng Bình
    Điều kiện điện, nước: Có đủ nguồn điện và nước cung cấp cho nhà máy hoạt động
    Hình thức đầu tư: Tỉnh khuyến khích mọi hình thức đầu tư
    Tổng vốn đầu tư: Khoảng 14 tỷ đồng tương đương 1 triệu USD
    Địa chỉ liên hệ: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình. Tel: 052.8239211, Mobile: 09295266, Fax: 052.823043
    3. Nhà máy xi măng trắng Long Đại
    Công suất dự kiến: 500.000 tấn/năm
    Sản phẩm chủ yếu: Xi măng trắng mác PC40, PC50
    Nguồn nguyên liệu: Đầy đủ, thuận lợi
    Địa điểm: Khu công nghiệp Nam Long Đại
    Điều kiện điện, nước: Có đủ nguồn điện và nước cung cấp cho nhà máy hoạt động
    Hình thức đầu tư: Tỉnh khuyến khích mọi hình thức đầu tư
    Tổng vốn đầu tư: Khoảng 100 triệu USD
    Địa chỉ liên hệ: Sở Xây dựng Quảng Bình. Tel: 052.820290, Fax: 052.823915
    4. Nhà máy xi măng áng Sơn 2
    Công suất dự kiến: 1,4 triệu tấn/năm
    Sản phẩm chủ yếu: Xi măng mác PC30, PC40, PC50
    Nguồn nguyên liệu: Đầy đủ và thuận lợi
    Địa điểm: Vạn Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình
    Điều kiện điện, nước: Có đủ nguồn điện và nước cung cấp cho nhà máy hoạt động
    Hình thức đầu tư: Tỉnh khuyến khích mọi hình thức đầu tư
    Tổng vốn đầu tư: Khoảng 250 triệu USD
    Địa chỉ liên hệ: Sở Xây dựng Quảng Bình. Tel: 052.820290, Fax: 052.823915
    5. Dự án Nhà máy xi măng Sông Gianh
    Công suất dự kiến: 1,4 triệu tấn/năm
    Sản phẩm chủ yếu: Xi măng PC30, PC40, PC50, Xi măng chịu mặn
    Địa điểm: Quảng Trạch hoặc Tuyên Hoá, Quảng Bình
    Điều kiện điện, nước: Có đủ nguồn điện và nước cung cấp cho nhà máy hoạt động
    Hình thức đầu tư: Tỉnh khuyến khích mọi hình thức đầu tư
    Tổng vốn đầu tư: Khoảng 260 triệu USD
    Địa chỉ liên hệ: Sở Xây dựng Quảng Bình. Tel: 052.820290, Fax: 052.823915
    6. Nhà máy thuỷ tinh cao cấp Ba Đồn
    Công suất dự kiến: 500.000 sản phẩm/năm
    Sản phẩm chủ yếu:
    - Thuỷ tinh phalê: 30% (thuỷ tinh cao cấp)
    - Thuỷ tinh dân dụng: 70% (thuỷ tinh thường)
    Nguồn nguyên liệu: Đầy đủ và thuận lợi
    Địa điểm: Thị trấn Ba Đồn, Quảng Trạch, Quảng Bình
    Điều kiện điện, nước: Có đủ nguồn điện và nước cung cấp cho nhà máy hoạt động
    Hình thức đầu tư: Tỉnh khuyến khích mọi hình thức đầu tư
    Tổng vốn đầu tư: Khoảng 12,5 triệu USD
    Địa chỉ liên hệ: Sở Xây dựng Quảng Bình. Tel: 052.820290, Fax: 052.823915
    7. Nhà máy sứ vệ sinh Tây Bắc Đồng Hới
    Công suất dự kiến: 100.000 sản phẩm/năm (giai đoạn 1)
    Sản phẩm chủ yếu: Chậu rửa, bồn tắm, vòi tắm nóng lạnh, bình nước nóng 30-80 lít, bình lan can sứ, bệ xí xổm, xí bệt, ống nước và phụ kiện
    Nguồn nguyên liệu: Thuận lợi và đầy đủ
    Địa điểm: Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, Quảng Bình
    Điều kiện điện, nước: Có đủ nguồn điện và nước cung cấp cho nhà máy hoạt động
    Hình thức đầu tư: Tỉnh khuyến khích mọi hình thức đầu tư
    Tổng vốn đầu tư: Khoảng 4,5 triệu USD
    Địa chỉ liên hệ:
    - Sở Xây dựng Quảng Bình. Tel: 052.820290, Fax: 052.823915
    - Sở Công nghiệp Quảng Bình. Tel: 052.821821, Fax: 052.822019
    8. Dự án sản xuất gạch block
    Công suất dự kiến: 10 triệu viên gạch/năm
    Sản phẩm chủ yếu: Gạch không nung Block lát nền, gạch rỗng dùng trong xây dựng dân dụng; gạch rỗng lát vỉa hè; bo vỉa hè; gạch lát nền trang trí; gạch xây dựng và gạch trang trí; gạch đặc phối màu
    Nguồn nguyên liệu: Đầy đủ và thuận lợi
    Địa điểm: Khu công nghiệp Tây-Bắc Đồng hới, Quảng Bình
    Điều kiện điện, nước: Có đủ nguồn điện và nước cung cấp cho nhà máy hoạt động
    Hình thức đầu tư: Tỉnh khuyến khích mọi hình thức đầu tư
    Tổng vốn đầu tư: Khoảng 10 tỷ đồng tương đương 700.000 USD
    Địa chỉ liên hệ: Sở Xây dựng Quảng Bình. Tel: 052.820290, Fax: 052.823915
    9. Dự án phát triển Khu du lịch Phong Nhà - Kẻ Bàng
    Địa điểm: Khu Phong Nha - Kẻ Bàng, Bố Trạch, Quảng Bình
    Điều kiện điện, nước: Có đủ nguồn điện và nước cung cấp cho nhà máy hoạt động
    Hình thức đầu tư: Tỉnh khuyến khích mọi hình thức đầu tư
    Sản phẩm: Du lịch hang động, du lịch sinh thái, du lịch lịch sử - văn hoá
    Thời gian hoạt động: 10 năm
    Tổng vốn đầu tư: Khoảng 2,5 triệu USD
    Đối tác phía Việt Nam: Công ty Du lịch Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở Thương mại và Du lịch Quảng Bình. Tel: 052.822506/824902, Fax: 052.821683
    10. Dự án khai thác suối nước khoáng nóng Bang
    Địa điểm: Suối nước khoáng Bang - Lệ Thuỷ, Quảng Bình
    Điều kiện điện, nước: Có đủ nguồn điện và nước cung cấp cho dự án hoạt động
    Hình thức đầu tư: Tỉnh khuyến khích mọi hình thức đầu tư
    Sản phẩm: Nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch sinh thái, tắm xông hơi
    Thời gian hoạt động: 10 năm
    Tổng vốn đầu tư: Khoảng 2 triệu USD
    Đối tác phía Việt Nam: Công ty nước khoáng Bang
    Địa chỉ liên hệ: Sở Thương mại và Du lịch Quảng Bình. Tel: 052.822506/824902, Fax: 052.821683
    11. Dự án phát triển du lịch Bảo Ninh - Đồng Hới
    Địa điểm: Bãi biển Bảo Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình
    Điều kiện điện, nước: Có đủ nguồn điện và nước cung cấp cho dự án hoạt động
    Hình thức đầu tư: Tỉnh khuyến khích mọi hình thức đầu tư
    Sản phẩm: Nghỉ dưỡng, du lịch biển
    Thời gian hoạt động: 10 năm
    Tổng vốn đầu tư: Khoảng 2,5 triệu USD
    Đối tác phía Việt Nam: Công ty Du lịch Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở Thương mại và Du lịch Quảng Bình. Tel: 052.822506/824902, Fax: 052.821683
    12. Dự án sản xuất phụ tùng xe máy
    Địa điểm: Phường Bắc Lý, Đồng Hới, Quảng Bình
    Điều kiện điện, nước: Có đủ nguồn điện và nước cung cấp cho dự án hoạt động
    Hình thức đầu tư: Tỉnh khuyến khích mọi hình thức đầu tư
    Sản phẩm chủ yếu: Phụ tùng xe máy
    Thời gian hoạt động: 10 năm
    Tổng vốn đầu tư: Khoảng 5 triệu USD
    Đối tác phía Việt Nam: Công ty Thương mại tổng hợp Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở Thương mại và Du lịch Quảng Bình. Tel: 052.822506/824902, Fax: 052.821683
    13. Dự án lắp ráp điện tử
    Địa điểm: Phường Bắc Lý, Đồng Hới, Quảng Bình
    Điều kiện điện, nước: Có đủ nguồn điện và nước cung cấp cho dự án hoạt động
    Vốn đầu tư: Khoảng 3 triệu USD
    Hình thức đầu tư: Tỉnh khuyến khích mọi hình thức đầu tư
    Sản phẩm chủ yếu: Hàng điện tử
    Thời gian hoạt động: 10 năm
    Đối tác phía Việt Nam: Công ty Thương mại tổng hợp Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở Thương mại và Du lịch Quảng Bình. Tel: 052.822506/824902, Fax: 052.821683
    14. Dự án Nhà máy sứ thuỷ tinh cách điện
    Công suất dự kiến: 12.000 sản phẩm/năm
    Sản phẩm chủ yếu: Các sản phẩm sứ thuỷ tinh cách điện
    Nguồn nguyên liệu: Đầy đủ thuận lợi, chất lượng cao
    Địa điểm: Khu công nghiệp Tây-Bắc Đồng Hới, Quảng Bình hoặc Khu kinh tế Hòn La
    Điều kiện điện, nước: Có đủ nguồn điện và nước cung cấp cho nhà máy hoạt động
    Hình thức đầu tư: Tỉnh khuyến khích mọi hình thức đầu tư
    Tổng vốn đầu tư: Khoảng 14,5 triệu USD
    Địa chỉ liên hệ: Sở Công nghiệp Quảng Bình. Tel: 052.821821, Fax: 052.822019
    15. Dự án đầu tư sản xuất bột tít sơn tường
    Công suất dự kiến: 10.000 tấn/năm
    Sản phẩm chủ yếu: Bột tít
    Địa điểm: Khu công nghiệp Tây-Bắc Đồng Hới, Quảng Bình
    Điều kiện điện, nước: Có đủ nguồn điện và nước cung cấp cho nhà máy hoạt động
    Hình thức đầu tư: Tỉnh khuyến khích mọi hình thức đầu tư
    Tổng vốn đầu tư: Khoảng 10 triệu USD
    Địa chỉ liên hệ: Sở Công nghiệp Quảng Bình. Tel: 052.821821, Fax: 052.822019
    16. Dự án điều tra khai thác chế biến vàng
    Công suất dự kiến: 500 kg/năm
    Sản phẩm chủ yếu: Vàng
    Địa điểm: Khe Nang, Tuyên Hoá, Quảng Bình
    Điều kiện điện, nước:Có đủ nguồn điện và nước cung cấp cho nhà máy hoạt động
    Hình thức đầu tư: Tỉnh khuyến khích mọi hình thức đầu tư
    Tổng vốn đầu tư: Khoảng 40 triệu USD
    Địa chỉ liên hệ: Sở Công nghiệp Quảng Bình. Tel: 052.821821, Fax: 052.822019
    17. Dự án Nhà máy chế biến dứa hộp
    Công suất dự kiến: 3000 tấn/năm
    Sản phẩm chủ yếu: Dứa đóng hộp
    Địa điểm: Lệ Thuỷ, Quảng Bình
    Điều kiện điện, nước: Có đủ nguồn điện và nước cung cấp cho nhà máy hoạt động
    Hình thức đầu tư: Tỉnh khuyến khích mọi hình thức đầu tư
    Tổng vốn đầu tư: Khoảng 40 tỷ đồng, tương đương 2,8 triệu USD
    Địa chỉ liên hệ: Sở Công nghiệp Quảng Bình. Tel: 052.821821, Fax: 052.822019
    18. Xí nghiệp giày da xuất khẩu
    Công suất dự kiến: 1 triệu USD/năm
    Sản phẩm chủ yếu: Các sản phẩm da giầy
    Địa điểm: Đồng Hới, Quảng Bình
    Điều kiện điện, nước: Có đủ nguồn điện và nước cung cấp cho nhà máy hoạt động
    Hình thức đầu tư: Tỉnh khuyến khích mọi hình thức đầu tư
    Tổng vốn đầu tư: Khoảng 15 tỷ đồng, tương đương 1,1 triệu USD
    Địa chỉ liên hệ: Sở Công nghiệp Quảng Bình. Tel: 052.821821, Fax: 052.822019
    19. Dự án may mặc xuất khẩu
    Công suất dự kiến: 1 triệu sản phẩm/năm
    Sản phẩm chủ yếu: Các sản phẩm may mặc
    Địa điểm: Đồng Hới, Quảng Bình
    Điều kiện điện, nước: Có đủ nguồn điện và nước cung cấp cho nhà máy hoạt động
    Hình thức đầu tư: Tỉnh khuyến khích mọi hình thức đầu tư
    Tổng vốn đầu tư: Khoảng 12 tỷ đồng, tương đương 850.000 USD
    Địa chỉ liên hệ: Sở Công nghiệp Quảng Bình. Tel: 052.821821, Fax: 052.822019
    20. Dự án Nhà máy chế biến gỗ ván dăm
    Công suất dự kiến: 3.000-5.000 m3/năm
    Sản phẩm chủ yếu: Ván dăm các loại
    Nguồn nguyên liệu: Phong phú, thuận lợi
    Địa điểm: Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, Quảng Bình
    Điều kiện điện, nước: Có đủ nguồn điện và nước cung cấp cho nhà máy hoạt động
    Hình thức đầu tư: Tỉnh khuyến khích mọi hình thức đầu tư
    Tổng vốn đầu tư: Khoảng 20 tỷ đồng, tương đương 1,4 triệu USD
    Địa chỉ liên hệ: Sở Công nghiệp Quảng Bình. Tel: 052.821821, Fax: 052.822019
    21. Dự án Nhà máy chế biến cao su
    Công suất dự kiến: 5000 tấn/năm
    Sản phẩm chủ yếu: Các sản phẩm từ cao su thiên nhiên
    Địa điểm: Khu công nghiệp Tây-Bắc Đồng Hới, Quảng Bình
    Điều kiện điện, nước: Có đủ nguồn điện và nước cung cấp cho nhà máy hoạt động
    Hình thức đầu tư: Tỉnh khuyến khích mọi hình thức đầu tư
    Tổng vốn đầu tư: Khoảng 20 tỷ đồng, tương đương 1,4 triệu USD
    Địa chỉ liên hệ: Sở Công nghiệp Quảng Bình. Tel: 052.821821, Fax: 052.822019
    22. Dự án Nhà máy chế biến thuỷ sản Hòn La
    Công suất dự kiến: 500-1.000 tấn sản phẩm/năm
    Sản phẩm chủ yếu: Các sản phẩm mực, tôm, cá
    Địa điểm: Hòn La, Quảng Trạch, Quảng Bình
    Điều kiện điện, nước: Có đủ nguồn điện và nước cung cấp cho nhà máy hoạt động
    Hình thức đầu tư: Tỉnh khuyến khích mọi hình thức đầu tư
    Tổng vốn đầu tư: Khoảng 25 tỷ đồng, tương đương 1,8 triệu USD
    Địa chỉ liên hệ: Sở Công nghiệp Quảng Bình. Tel: 052.821821, Fax: 052.822019
    23. Dự án sản xuất đồ gỗ, mây, tre.v.v.. xuất khẩu
    24. Dự án Nhà máy gốm mỹ nghệ xuất khẩu
    25. Dự án trồng chế biến chè xuất khẩu
    26. Dự án đầu tư các công trình vui chơi ở các thị trấn, khu du lịch và thị xã Đồng Hới (trong đó có công viên trung tâm)
    27. Dự án làm cầu Nhật Lệ, Đồng Hới
    28. Dự án cầu Kiến Giang, Lệ Thuỷ
    29. Dự án cầu Châu Hoá, Tuyên Hoá
    30. Đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới
    31. Đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp cảng cá sông Gianh
    32. Đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp cảng cá Nhật Lệ
    33. Dự án khôi phục sân bay Đồng Hới
    34. Dự án khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo - Nà Phàu
  4. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    CÁC DỰ ÁN TÌM NGUỒN VỐN ODA

    1. Khu neo đậu tàu thuyền Hòn La
    a. Đường vào khu dịch vụ neo đậu tàu vịnh Hòn La
    Địa điểm: Xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 150 tỷ đồng, tương đương 10,4 triệu USD
    Hình thức đầu tư: Xây dựng mới
    Sản phẩm chủ yếu: Dịch vụ
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Giao thông vận tải Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở GTVT Quảng Bình. Tel: 052.822012, Fax: 052.823995
    b. Khu dịch vụ neo đậu tàu thuyền vịnh Hòn La
    Địa điểm: xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 100 tỷ đồng, tương đương 7 triệu USD
    Hình thức đầu tư: Xây dựng mới
    Sản phẩm chủ yếu: Dịch vụ
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Giao thông vận tải Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở GTVT Quảng Bình. Tel: 052.822012, Fax: 052.823995
    2. Nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn
    Địa điểm: 7 huyện thị tỉnh Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 450 tỷ đồng, tương đương 31 triệu USD
    Hình thức đầu tư: Xây dựng nâng cấp
    Sản phẩm chủ yếu: Phục vụ đi lại, vận tải
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Giao thông vận tải Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở GTVT Quảng Bình. Tel: 052.822012, Fax: 052.823995
    3. Nâng cấp hệ thống đường ngang nối QL1A với đường Hồ Chí Minh
    a. Đường ngang tỉnh lộ 16
    Địa điểm: Huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 30 tỷ đồng, tương đương 2,1 triệu USD
    Hình thức đầu tư: Xây dựng, cải tạo, nâng cấp
    Sản phẩm chủ yếu: Dịch vụ vận tải, đi lại của dân cư
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Giao thông vận tải Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở GTVT Quảng Bình. Tel: 052.822012, Fax: 052.823995
    b. Đường ngang tỉnh lộ 20
    Địa điểm: Huyện Bố Trạch, Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 45 tỷ đồng, tương đương 3,1 triệu USD
    Hình thức đầu tư: Xây dựng, cải tạo, nâng cấp
    Sản phẩm chủ yếu: Dịch vụ vận tải, đi lại
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Giao thông vận tải Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở GTVT Quảng Bình. Tel: 052.822012, Fax: 052.823995
    c. Đường ngang tỉnh lộ 10
    Địa điểm: Huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh, Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 27 tỷ đồng, tương đương 1,9 triệu USD
    Hình thức đầu tư: Xây dựng, cải tạo, nâng cấp
    Sản phẩm chủ yếu: Dịch vụ vận tải, đi lại
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Giao thông vận tải Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở GTVT Quảng Bình. Tel: 052.822012, Fax: 052.823995
    d. Đường ngang tỉnh lộ 4B
    Địa điểm: Thị xã Đồng Hới, Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 20 tỷ đồng, tương đương 1,4 triệu USD
    Hình thức đầu tư: Xây dựng, cải tạo, nâng cấp
    Sản phẩm chủ yếu: Phục vụ vận tải, đi lại của dân cư
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Giao thông vận tải Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở GTVT Quảng Bình. Tel: 052.822012, Fax: 052.823995
    4. Xây dựng hệ thống dịch vụ cơ điện nông nghiệp nông thôn Quảng Bình
    Địa điểm: Đồng Hới, Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 6,5 tỷ đồng, tương đương 450.000 USD
    Hình thức đầu tư: Xây dựng mới
    Sản phẩm chủ yếu: Dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình.
    Địa chỉ liên hệ: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình. Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình. Tel: 052.822761, Fax: 052.823043
    5. Dự án nuôi tôm sú thâm canh vùng Hạ Trạch, Bắc Trạch
    Quy mô dự kiến: 100 ha
    Địa điểm: Xã Hạ Trạch, xã Bắc Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 3,2 triệu USD
    Hình thức đầu tư: Đầu tư mới
    Sản phẩm chủ yếu: Tôm sú xuất khẩu
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Thuỷ sản Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở Thuỷ sản Quảng Bình . Tel: 052.822050, Fax: 052.821676
    6. Dự án nuôi tôm sú thâm canh vùng Phú Trạch, Đồng Trạch
    Quy mô dự kiến: 100 ha
    Địa điểm: Phú Trạch và Đồng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 4,9 triệu USD
    Hình thức đầu tư: Đầu tư mới
    Sản phẩm chủ yếu: Tôm sú xuất khẩu
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Thuỷ sản Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở Thuỷ sản Quảng Bình . Tel: 052.822050, Fax: 052.821676
    7. Dự án nuôi tôm công nghiệp Quảng Thuận, Quảng Phúc
    Quy mô dự kiến: 80 ha
    Địa điểm: Quảng Thuận, Quảng Phúc, Quảng Trạch, Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 4 triệu USD
    Hình thức đầu tư: Đầu tư mới
    Sản phẩm chủ yếu: Tôm xuất khẩu
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Thuỷ sản Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở Thuỷ sản Quảng Bình . Tel: 052.822050, Fax: 052.821676
    8. Dự án nuôi tôm hùm, cá mú bằng phương pháp ***g bè trên biển
    Quy mô dự kiến: trên 500 ***g
    Địa điểm: Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 1,4 triệu USD
    Hình thức đầu tư: Đầu tư mới
    Sản phẩm chủ yếu: Tôm hùm, cá mú có năng suất cao để xuất khẩu
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Thuỷ sản Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở Thuỷ sản Quảng Bình . Tel: 052.822050, Fax: 052.821676
    9. Dự án phát triển hệ thống trại sản xuất tôm sú giống P15
    Quy mô dự kiến: 10 triệu đến 35 triệu con/năm
    Địa điểm: Vùng ven biển Đồng Hới, Bố Trạch, Quảng Trạch, Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 1,5 triệu USD
    Hình thức đầu tư: Đầu tư phát triển
    Sản phẩm chủ yếu: Tôm sú xuất khẩu
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Thuỷ sản Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở Thuỷ sản Quảng Bình . Tel: 052.822050, Fax: 052.821676
    10. Dự án nhà máy sản xuất thức ăn tôm
    Địa điểm: Phú Hải, Đồng Hới, Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 700.000 USD
    Hình thức đầu tư: Đầu tư phát triển
    Sản phẩm chủ yếu: Thức ăn cho tôm
    Công suất: 5.000 tấn/năm
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Thuỷ sản Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở Thuỷ sản Quảng Bình . Tel: 052.822050, Fax: 052.821676
    11. Dự án nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hệ thống khuyến ngư
    Địa điểm: Trung tâm khuyến ngư
    Vốn đầu tư: 5 tỷ đồng tương đương 350.000 USD
    Hình thức đầu tư: Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ
    Sản phẩm chủ yếu: Chất lượng cán bộ
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Thuỷ sản Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở Thuỷ sản Quảng Bình . Tel: 052.822050, Fax: 052.821676
    12. Dự án xây dựng trường công nhân kỹ thuật Quảng Bình
    Địa điểm: Đồng Hới, Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 28 tỷ đồng, tương đương 1,93 triệu USD
    Hình thức đầu tư: Đầu tư phát triển
    Sản phẩm chủ yếu: đào tạo, huấn luyện
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Lao động Thương binh và Xã hội Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở LĐ-TB-XH Quảng Bình. Tel: 052.822393, Fax: 052.836194
    13. Dự án xây dựng các trung tâm dạy nghề cấp huyện
    Địa điểm: Tại trung tâm các huyện: Quảng Trạch, Bố Trạch, Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 19 tỷ, tương đương 1,31 triệu USD
    Hình thức đầu tư: Đầu tư phát triển
    Sản phẩm chủ yếu: Chất lượng đào tạo, tay nghề thợ thủ công
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Lao động Thương binh và Xã hội Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở LĐ-TB-XH Quảng Bình. Tel: 052.822393, Fax: 052.836194
    14. Dự án xây dựng hệ thống điện các xã vùng sâu vùng xa
    Địa điểm: Các xã tại Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ, Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 6,5 tỷ đồng, tương đương 450.000 USD
    Hình thức đầu tư: Đầu tư phát triển
    Sản phẩm chủ yếu: Điện năng cho các vùng sâu, vùng xa
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Công nghiệp Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở Công nghiệp Quảng Bình. Tel: 052.821821, Fax: 052.822019
    15. Dự án xây dựng mạng lưới điện nông thôn
    Địa điểm: Các huyện thị trong tỉnh
    Vốn đầu tư: 87 tỷ đồng, tương đương 6 triệu USD
    Hình thức đầu tư: đầu tư phát triển
    Sản phẩm chủ yếu: Điện năng cho nông thôn
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Công nghiệp Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở Công nghiệp Quảng Bình. Tel: 052.821821, Fax: 052.822019
    16. Dự án xây dựng 60 trạm y tế xã vùng ngập lụt phục vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
    Địa điểm: 60 xã tại Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 24 tỷ đồng, tương đương 1,7 triệu USD
    Hình thức đầu tư: Đầu tư phát triển
    Sản phẩm chủ yếu: Phục vụ nhân dân
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Y tế Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở Y tế Quảng Bình. Tel: 052.824400, Fax: 052.824026
    17. Dự án xây dựng trường học cao tầng vùng ngập lụt tỉnh Quảng Bình
    Địa điểm: Các xã thuộc Quảng Ninh, Lệ Thuỷ
    Vốn đầu tư: 80 tỷ đồng, tương đương 5,52 triệu USD
    Hình thức đầu tư: đầu tư mới cơ sở vật chất
    Sản phẩm chủ yếu: Cơ sở vật chất trường học
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Bình. Tel: 052.820076, Fax: 052.8204559
    18. Đầu tư xây dựng lại trường học ở các xã vùng sâu vùng xa tỉnh Quảng Bình
    Địa điểm: Các xã thuộc các huyện trong tỉnh
    Vốn đầu tư: 26 tỷ đồng, tương đương 1,8 triệu USD
    Hình thức đầu tư: Xây mới, nâng cấp cải tạo trường học
    Sản phẩm chủ yếu: Cơ sở vật chất trường học
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Bình. Tel: 052.820076, Fax: 052.8204559
    19. Dự án bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật thành Đồng Hới
    Địa điểm: Đồng Hới, Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 6,5 tỷ đồng (450.000 USD)
    Hình thức đầu tư: Bảo tồn, tôn tạo
    Sản phẩm chủ yếu: Phục vụ khách tham quan du lịch
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Văn hoá Thông tin Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở VHTT Quảng Bình. Tel: 052.822032/682
    20. Dự án bảo tồn tôn tạo di tích khảo cổ học Bàu Tró
    Địa điểm: Đồng Hới, Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 1 tỷ đồng, tương đương 70.000 USD
    Hình thức đầu tư: Bảo tồn, tôn tạo
    Sản phẩm chủ yếu: Phục vụ khách tham quan du lịch
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Văn hoá Thông tin Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở VHTT Quảng Bình. Tel: 052.822032/682
    21. Dự án bảo tồn tôn tạo khai thác hang Vòm, Phong Nha
    Địa điểm: Bố Trạch, Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 30 tỷ đồng, tương đương 2,1 triệu USD
    Hình thức đầu tư: Bảo tồn, tôn tạo
    Sản phẩm chủ yếu: Phục vụ khách tham quan du lịch
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Văn hoá Thông tin Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở VHTT Quảng Bình. Tel: 052.822032/682
    22. Dự án bảo tồn tôn tạo cụm di tích đường Hồ Chí Minh Xuân Sơn - Phong Nha - đường 20 Quyết Thắng
    Địa điểm: Đường Hồ Chí Minh, Xuân Sơn, Phong Nha, đường 20 Quyết Thắng, Bố Trạch, Quản Bình
    Vốn đầu tư: 10 tỷ đồng, tương đương 700.000 USD
    Hình thức đầu tư: Bảo tồn, tôn tạo
    Sản phẩm chủ yếu: Phục vụ khách tham quan du lịch
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Văn hoá Thông tin Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở VHTT Quảng Bình. Tel: 052.822032/682
    23. Dự án bảo tồn trùng tu tôn tạo khu di tích danh thắng Đèo Ngang
    Địa điểm: Đèo Ngang, Quảng Trạch, Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 2 tỷ đồng, tương đương 150.000 USD
    Hình thức đầu tư: Bảo tồn, tôn tạo
    Sản phẩm chủ yếu: Phục vụ khách tham quan du lịch
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Văn hoá Thông tin Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở VHTT Quảng Bình. Tel: 052.822032/682
    24. Dự án bảo tồn tôn tạo di tích bến phà Gianh
    Địa điểm: Bến phà Gianh, Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 3 tỷ đồng, tương đương 210.000 USD
    Hình thức đầu tư: Bảo tồn, tôn tạo
    Sản phẩm chủ yếu: Phục vụ khách tham quan du lịch
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Văn hoá Thông tin Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở VHTT Quảng Bình. Tel: 052.822032/682
  5. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    TÌM NGUỒN VIỆN TRỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ (NGO)

    Quảng Bình là một tỉnh còn nghèo nên ngoài sự nỗ lực vươn lên của nhân dân trong tỉnh rất cần sự hỗ trợ giúp đỡ của các tổ chức NGO để thực hiện các chương trình, dự án sau:
    1. Chương trình nước sạch nông thôn các xã ngập lụt và miền núi
    2. Nâng cấp trường học các xã vùng sâu vùng xa
    3. Nâng cấp trạm xá xã vùng sâu vùng xa
    4. Xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ các xã miền núi
    5. Xây dựng đê kè chống xói lở ven sông
    6. Trồng rừng ngập mặn tại Quảng Trạch và Quảng Ninh
    7. Nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn các huyện
    8. Xây dựng mạng lưới điện nông thôn
    9. Hỗ trợ các làng cá chế biến thuỷ sản
    10. Phát triển các làng nghề truyền thống các huyện, thị
    11. Trung tu các di tích, danh thắng
    12. Xây dựng trạm thuỷ điện nhỏ vùng sâu, xã chưa có điện quốc gia
    13. Dự án xây dựng phòng khám đa khoa vùng ngập lụt phục vụ kham chữa bệnh cho nhân dân
    Địa điểm: Tại Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 1 tỷ đồng, tương đương 70.000 USD
    Kết quả chủ yếu: Phục vụ khám chưa bệnh cho nhân dân
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Y tế Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở Y tế. Tel: 052.824400, Fax: 052.824026, Mobile: 091295201
    14. Xây dựng các trung tâm tình thương
    Địa điểm: Nam Lý, Đồng Hới, Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 3,2 tỷ đồng, tương đương 230.000 USD
    Hình thức đầu tư: Mở rộng, nâng cấp
    Người hưởng lợi: Cụ già và trẻ em không nơi nương tựa
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Lao động Thương Binh và Xã hội Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở LĐ-TB-XH Quảng Bình. Tel: 052.822393, Fax: 052.836194
    15. Xây dựng và nâng cấp các trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật
    Địa điểm: Bố Trạch, Quảng Bình
    Vốn đầu tư: 4 tỷ đồng, tương đương 280.000 USD
    Hình thức đầu tư: Xây dựng, nâng cấp trung tâm
    Người hưởng lợi: Trẻ khuyết tật
    Đối tác phía Việt Nam: Sở Lao động Thương Binh và Xã hội Quảng Bình
    Địa chỉ liên hệ: Sở LĐ-TB-XH Quảng Bình. Tel: 052.822393, Fax: 052.836194



    UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
    CV số 1081/UB ngày 24/10/2001
    ( theo Vụ Hợp tác kinh tế đa phương, Bộ Ngoại giao:
    http://www.dei.gov.vn/vi/contents/d_b_suport/e_LP/f_othCiPr/200311120013 )
  6. halffreeze

    halffreeze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    **Thông tin về tình hình sản xuất theo mô hình trang trại trong và ngoài nước :
    -Ở Việt Nam : Năm 2001, Việt Nam mới chỉ có 60.758 trang trại thì đến nay đã tăng lên gấp đôi, ngoài ra còn có khoảng 130.000 hộ phát triển theo mô hình kinh tế này.
    Hàng năm các trang trại tạo ra hơn 10.000 tỷ đồng (trong đó 87% là hàng hoá), thu hút và tạo việc làm ổn định cho hơn 443.000 lao động nông nhàn ở nông thôn. Bình quân mức thu nhập một trang trại đạt hơn 35 triệu đồng/năm và mỗi lao động đạt khoảng 500.000 đồng/tháng.
    Năm 2001, các trang trại đã sử dụng 369.600ha đất và mặt nước; tổng số vốn đầu tư của các trang trại là 8.294,7 tỷ đồng
    Tiêu chí để được coi là một trang trại (được thuận lợi trong vay vốn nhà nước ):Tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên, các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.
    Hiện nay có tới khoảng 90% các chủ trang trại có nhu cầu vay vốn nhưng thực tế mới chỉ có hơn 15% trong số các chủ trang trại này được vay vốn từ ngân hàng.
    *Tổng kết hoạt động sản xuất trang trại ở Đà nẵng:
    Hiện trên địa bàn có 202 trang trại đang hoạt động,trong đó Có tới 31 trang trại có tổng giá trị sản xuất đạt 300 triệu đồng/năm. có 143 trang trại cho thu nhập thường xuyên với tổng giá trị sản lượng năm 2003 là 29,6 tỷ đồng, bình quân thu 207 triệu/trang trại/năm,30-40% diện tích các trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận
    **hoạt động sản xuất trang trại ở Qbình:
    Quảng Bình có trên 1100 trang trại đạt 2 đến 3 tiêu chí quy định, Tổng diện tích gần 6.000 ha, trong đó có 250 trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá đưa lại hiệu quả kinh tế. Hầu hết các trang trại ở Quảng Bình đều vận dụng mô hình kinh tế V.A.C hoặc nông lâm kết hợp, thu hút hơn một vạn lao động có việc làm thường xuyên.
    Nổi bật trong hai năm lại đây, Quảng Bình phát triển mạnh mô hình nuôi tôm trên cát. Đến nay, toàn tỉnh đã nuôi hơn 100 ha tôm trên cát, năng suất đạt bình quân 4 tấn/ha.
  7. halffreeze

    halffreeze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Để biết tình hình sản xuất nông ngiệp việt nam cũng như giá cả các mặt hàng nông sản hãy vào địa chỉ:
    http://www.agroviet.gov.vn/
  8. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình
    Ngày 29/9/2004. Cập nhật lúc 11h 30''


    Vùng ven biển Quảng Bình với 20 xã có 13.000 ha đất cát, có nhiều bãi cát bằng phẳng; có vịnh nước sâu Hòn La; ven bờ có 5 đảo nhỏ; vùng đặc quyền kinh tế có trên 20.000 km2, trữ lượng ước tính từ 50 - 60 ngàn tấn/năm; ngoài cá, tôm còn nhiều loài hải sản phong phú có giá trị kinh tế cao.
    I- KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO CỦA TỈNH.
    1- Quán triệt Nghị quyết 03-CV/TW và Chỉ thị 20-CT/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế biển đảo:
    Thường vụ Tỉnh ủy khóa XI, khóa XII đã có kế hoạch chỉ đạo các địa phương, ngành, các đơn vị trong tỉnh thực hiện có hiệu quả kinh tế biển đảo; có nhiều chương trình, dự án khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng có hiệu quả. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an ninh, quốc phòng hoạt động tốt có hiệu quả. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (2001- 2005), xác định phát triển kinh tế biển đảo là thế mạnh kinh tế của tỉnh trong thời kỳ mới. Việc phát triển kinh tế biển đảo nằm trong 4 chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh nhiệm kỳ 2001- 2005.
    Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII chỉ rõ đưa thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những khâu đột phá tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu. Đối với thủy sản phải coi trọng cả ba lĩnh vực: đánh bắt, nuôi trồng, chế biến:
    - Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trong đánh bắt, chú trọng sản phẩm có giá trị kinh tế cao phục vụ chế biến xuất khẩu, củng cố phát triển đánh bắt xa bờ.
    - Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, chú trọng nuôi tôm bán thâm canh và phát triển nuôi tôm công nghiệp.
    - Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
    Chương trình phát triển du lịch của tỉnh đã chú trọng đến việc khai thác, đầu tư xây dựng, nâng cấp các khu du lịch ven biển như Nhật Lệ, Bảo Ninh.
    Quảng Bình, với kế hoạch phát triển thủy sản toàn diện cả khai thác, nuôi trồng và chế biến theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để tăng năng suất sản lượng khai thác, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến đạt giá trị kinh tế cao.
    - Về khai thác: tiếp tục củng cố các dự án khai thác hải sản xa bờ, sản xuất có hiệu quả, trả được nợ cho Nhà nước. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấukhai thác theo hướng vươn khơi, sắp xếp hợp lý và hạn chế đánh bắt gần bờ, chú trọng khai thác hải sản xuất khẩu, kết hợp khai thác với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Thu hút lao động, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống ngư dân, kết hợp kinh tế với an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền vùng biển của quê hương, Tổ quốc.
    - Về nuôi trồng: mở rộng diện tích tăng vốn đầu tư cho các dự án nuôi tôm công nghiệp và nuôi tôm trên cát.
    - Về chế biến: nâng cao năng lực và phát huy các nhà máy chế biến thủy sản (Sông Gianh, Đông lạnh Đồng Hới) mở rộng thị trường xuất khẩu, kết hợp đồng bộ công tác chế biến và tiêu thụ hàng thủy sản nội địa.
    2- Một số giải pháp.
    - Tiếp tục đầu tư, chỉ đạo để nâng cao hiệu quả của đội tàu khai thác hải sản xa bờ; đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện kỹ thuật, quản lý cho cán bộ và ngư dân; cải tiến các nghề sản xuất ven bờ; kết hợp sản xuất với bảo vệ nguồn lợi thủy sản; bảo vệ an ninh chủ quyền lãnh hải.
    - Sử dụng có hiệu quả cảng cá Sông Gianh và Nhật Lệ, đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu dịch vụ hậu cần và neo đậu trú bão cho tàu thuyền nghề cá
    Hòn La.
    - Đầu tư xây dựng hồ nuôi tôm trên cát; hoàn thiện nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu Phú Hải sớm đưa vào sản xuất.
    - Chú trọng hơn nữa công tác đầu tư xây dựng cơ bản, về cải cách hành chính, công tác phòng chống lụt bão, hạn chế tổn thất do thiên tai, nhằm bảo đảm an toàn sản xuất trên biển.
    - Đến nay chương trình đánh bắt của tỉnh đã đầu tư được 34.067 triệu đồng; đóng mới 39 chiếc công suất 105 - 320 CV.
    - Xây dựng và đưa vào sử dụng 2 cảng cá sông Gianh và Nhật Lê; nâng cấp Nhà máy Đông lạnh sông Gianh, xí nghiệp đông lạnh Đồng Hới, hoàn thiện Nhà máy chế biến nông thủy sản xuất khẩu Phú Hải. Dự án nuôi tôm trên cát đã đưa 17 ha vào nuôi, tiếp tục xây dựng đưa diện tích nuôi tôm trên cát ở Bảo Ninh lên 120 ha.
    - Tiếp tục xây dựng khu dịch vụ hậu cần và neo đậu tránh bão cho tàu thuyền nghề cá Hòn La; khai thác khu du lịch ven biển Nhật Lệ, triển khai xây dựng khu du lịch Bảo Ninh.
    3- Kết quả phát triển kinh tế biển đảo năm 2001, 2002 và 3 tháng đầu năm 2003.
    a- Kết quả năm 2001:
    Tổng sản lượng thủy sản: 21.000 tấn, bằng 105% kế hoạch.
    - Sản lượng khai thác đạt 18.782 tấn, bằng 104,3% kế hoạch, tăng 9,4% so với năm 2000.
    - Sản lượng thủy sản nuôi: 2.218 tấn, trong đó sản lượng nuôi của vùng ven biển là 1.721 tấn.
    Tổng kim ngạch xuất khẩu 8,5 triệu USD, tăng 4,3% so với năm 2000. Thu hút thêm 1.150 lao động, đưa tổng lao động toàn ngành là 5.450 người.
    b- Kết quả thực hiện năm 2002:
    - Giá trị thủy sản toàn ngành: 185 tỷ đồng.
    - Tổng sản lượng là 24.900 tấn, bằng 113% kế hoạch.
    + Sản lượng khai thác hải sản: 22.115 tấn.
    + Sản lượng nuôi ven biển là 2.240 tấn.
    - Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 triệu USD, tăng 17%.
    - Thu hút thêm 500 lao động, đưa lao động toàn ngành lên 25.950 người.
    c- Kết quả 3 tháng đầu năm 2003:
    - Tổng sản lượng: 4.350 tấn, bằng 17% kế hoạch.
    + Sản lượng khai thác biển là 3.850 tấn.
    + Sản lượng nuôi ven biển là 400 tấn.
    - Chế biến xuất khẩu: 427 tấn.
    - Kim ngạch xuất khẩu: 1.741.720 USD.
  9. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương 1988-2003
    (Tính tới ngày 31/12/2003-chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
    Địa phương Số dự án TVĐT Vốn pháp định Đầu tư thực hiện
    Thừa Thiên-Huế 20 151,885,404 77,988,718 133,489,118
    Quảng Bình 4 32,333,800 9,733,800 18,210,036
    Quảng Trị 6 9,427,000 9,097,100 2,388,840
    Nghệ An 10 238,425,823 100,734,882 109,494,123
    Đà Nẵng 51 291,456,580 121,159,252 150,139,240
  10. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Chuyển đổi vùng trồng mía
    Ngay phat tin: 22/10/04
    (NNVN-22/10/2004) - Lãnh địa của cây mía là huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cứ tưởng sẽ không vượt qua nổi khi thực hiện chuyển đổi cây mía. Nhưng những gì mà người nông dân Bố Trạch làm được trong năm qua rất đáng ghi nhận. Trong số 240 ha đất trồng mía, huyện đã chuyển đổi được trên 90% sang trồng cây khác, còn lại 10% diện tích mía cho năng suất cao đang giữ lại để ép đường thủ công. Phần lớn diện tích được chuyển sang trồng cây công nghiệp: Sắn công nghiệp, lạc, cao su, lúa... Bố Trạch cũng là địa phương được chọn xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn XK và được quy hoạch vùng nguyên liệu sắn XK chủ yếu của tỉnh. Tháng 3/2004, nhà máy chế biến tinh bột sắn khởi công xây dựng là thời điểm mà người nông dân Bố Trạch trồng được gần 1.000 ha sắn nguyên liệu (KM94). Thời điểm này sắn nguyên liệu đang bước vào vụ thu hoạch, cũng là thời điểm nhà máy đi vào hoạt động. Giá sắn nguyên liệu đang lên cao so với mọi năm (1.200 đ/kg sắn khô). Đây thực sự là niềm động viên lớn nhất cho người dân trồng sắn. Qua trao đổi với nhiều hộ nông dân chuyển từ trồng mía sang trồng sắn ở Bố Trạch được biết, giá trị kinh tế từ cây sắn đưa lại cao gấp rưỡi lần so với cây mía. Đặc biệt là các chân ruộng trồng mía có năng suất thấp nhưng trồng sắn vẫn cho năng suất tương đối cao. Riêng xã Phú Định (Bố Trạch) có 510 hộ dân với 2.600 nhân khẩu, có 140 ha lúa nước nhưng chỉ có 20 ha lúa 2 vụ. Phần lớn đất đai của xã phục vụ trồng cây công nghiệp. Trước đây xã có 160 ha mía nguyên liệu, thì nay số diện tích này chuyển qua trồng sắn, lạc, cao su... Người dân Phú Định một thời gắn bó với cây mía, nhờ cây mía mà một số hộ trở nên khấm khá. Tuy nhiên giờ họ chuyển sang trồng sắn và một số cây công nghiệp khác bước đầu đã thu hiệu quả kinh tế không thua kém gì cây mía. Về Phú Định bây giờ chúng tôi bắt gặp không khí đầu tư SX cây công nghiệp, toàn xã có 500 ha cao su, phần lớn họ nhận trồng và chăm sóc cho Cty Cao su Việt Trung. Vụ này bà con ở Phú Định dự kiến sẽ trồng thêm 100 ha cao su nữa...
    Ở tỉnh Quảng Bình hiện có 5.000 ha lạc với năng suất bình quân 13 tạ/ha. Đây là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao đối với những vùng không trồng được lúa nước. Thời gian tỉnh tập trung phát triển cây mía, nhiều vùng đất trồng lạc được người nông dân chuyển sang trồng mía với diện tích khoảng 500 ha. Hiện nay số diện tích này được bố trí trồng lại lạc. Xét về hiệu quả kinh tế trên vùng đất trồng lạc và trồng mía tương đương nhau. Nhưng trồng lạc thời vụ ngắn dễ chuyển đổi cây trồng mà sản phẩm lại dễ tiêu thụ. Ngoài ra tỉnh còn có khoảng 500 ha mía được chuyển sang trồng ngô. Cuối năm ngoái các xã đã chuyển được 300 ha mía sang trồng ngô, đưa tổng diện tích trồng ngô lên 3.500 ha. Hầu hết các diện tích trồng mía nằm ở vùng triền bãi, ven sông, ven suối khi chuyển sang trồng ngô cho năng suất từ 35-38 tạ/ha, có giá trị kinh tế cao hơn trồng mía. Mấy năm gần đây Cty Giống cây trồng Quảng Bình đã cung ứng một số giống ngô cho năng suất cao như: Ngô lai CP888, LVN10, VN2...
    Trong số 4.000 ha đất mía được chuyển đổi có 400 ha chuyển sang trồng lúa. Phần lớn diện tích này nằm trong vùng thiếu nước, năng suất lúa không cao. Trước đây chuyển sang trồng mía nay trả lại trồng lúa. Qua vụ đầu SX cho thấy năng suất lúa vẫn thấp, hiệu quả kinh tế không cao vì vậy các địa phương đang nghiên cứu để chuyển diện tích này sang trồng cây khác phù hợp hơn. Như vậy, sau 1 năm Quảng Bình chuyển đổi đất trồng mía sang trồng các loại cây khác, tuy bước đầu có gặp khó khăn, lúng túng nhưng đến nay cơ bản đã đi vào ổn định.
    (Nguồn tin: NNVN)

Chia sẻ trang này