1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quặng Đất hiếm, Công nghệ năng lượng sạch

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi lemon182, 30/05/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lemon182

    lemon182 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Bài viết:
    996
    Đã được thích:
    1
    Quặng Đất hiếm, Công nghệ năng lượng sạch

    Trung Quốc giảm xuất khẩu quặng đất hiếm, công nghệ năng lượng sạch lao đao
    VIT - Hiện Trung Quốc đáp ứng tới 95% nhu cầu quặng đất hiếm (rare earth elements) có vai trò rất quan trọng trong công nghệ năng lượng sạch, và Trung Quốc đang định xiết chặt nguồn cung mặt hàng này.
    Những nỗ lực không ngừng của Nhật Bản nhằm vươn lên thống trị công nghệ sạch đã vấp phải cản trở từ những tham vọng của Trung Quốc. Cả hai quốc gia và ngành công nghệ sạch bị lôi kéo vào buôn lậu đá khoáng với quy mô lớn. Hiện Trung Quốc đáp ứng tới 95% nhu cầu quạng đất hiếm cho thế giới và gần như nắm vị trí độc quyền. Đá được khai thác ?ochui? và bán trên thị trường rất chạy. Thế giới sẽ ?obiết mặt? Trung Quốc một khi nước này xiết chặt nguồn cung mặt hàng này

    Các nguyên tố thuộc nhóm đất hiếm có vai trò rất quan trọng trong sản xuất tuốc bin gió và xe hơi hybrid nhờ trọng lượng nhẹ và có từ tính. Thế giới muốn chuyển sang sản xuất xe cộ điện hóa hoàn toàn thì không thể thiếu các nguyên tố này.

    Một giám đốc công ty khai thác quặng đất hiếm đã phát biểu với tờ báo The Times rằng chính phủ các nước đã hứa hẹn tìm ra đường thoát khỏi suy thoái kinh tế thông qua các kế hoạch hỗ trợ xe hơi sạch, pin năng lượng mặt trời và các công nghệ sạch khác, nhưng họ chẳng hiểu gì về yếu tố chính làm nên các sản phẩm hiện đại này.

    Don Burbar, giám đốc điều hành quặng đất hiếm Avalon nói: ?oVấn đề là có nhiều công nghệ không thể tồn tại mà không dùng các nguyên tố thuộc nhóm đất hiếm. Trong khi đó, Trung Quốc lại có vai trò chủ đạo quyết định nguồn cung của thế giới và sẽ vẫn duy trì ngôi vị này. Còn các chính trị gia thì không biết đá khoáng đến với công nghệ sạch bằng đường nào?.

    Theo một quan chức chính phủ, Nhật là nước nhập khẩu quặng đất hiếm nhiều nhất với 10.000 tấn mỗi năm, chiếm 1/5 mức tổng tiêu dùng quốc gia. Nguồn quặng đất hiếm này được tuồn vào Nhật qua con đường nhập khẩu phi pháp mà nhờ đó Nhật không bị lâm vào khủng hoảng nguồn cung trầm trọng.

    Kể từ đầu thập kỷ, hàng năm Trung Quốc đều cắt giảm 6% kim ngạch xuất khẩu quặng đất hiếm. Dự kiến năm 2009 này, Nhật sẽ chỉ nhận được có 38.000 tấn. Số quặng đất hiếm ấy chỉ đủ cho Toyoto và Honda dùng mà thôi. Các chuyên gia Australia dự báo 3 năm tới đây thế giới sẽ khan hiếm quặng đất hiếm vì cầu vượt quá khả năng khai thác và tinh lọc.

    Song, các chuyên gia về quặng đất hiếm thuộc hai trong những nhà buôn lớn nhất Nhật Bản cho hay quặng đất hiếm vẫn vào được Nhật với lượng lớn qua buôn lậu.

    Ginya Adachi từ Hiệp hội quặng đất hiếm Nhật Bản nói rằng Trung Quốc có thể lạm dụng quyền hành của mình đối với quặng đất hiếm gây tác động lên thị trường thế giới. Nhật Bản, Mỹ và châu Ấu cần phải thấy được một số thị trường không phải là thị trường mà là mặt trận chính trị. Tuy nhiên, ông Adachi cho hay: ?oChính phủ Trung Quốc muốn độc quyền nhưng không được đâu. Trung Quốc không thể kiểm soát thị trường quặng đất hiếm như OPEC kiểm soát thị trường dầu mỏ. Người khai khoáng Trung Quốc sẽ bán đá ngay cả khi chính phủ ra sức khống chế giá hay kim ngạch?.

    Giờ chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu đi tìm nguồn cung mới tại Việt Nam và các nước khác. Có vẻ như quặng đất hiếm không thực sự hiếm như cái tên của nó. Đâu đó trên thế giới có thể có nguồn quặng đất hiếm dồi dào. Dù vậy, Trung Quốc hiện rất mạnh. Trong khi tài chính Australia & Mỹ đang chật vật, cơ sở vật chất ở châu Á và nhiều nơi mới phôi thai thì nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã đem tiền khắp nơi đi làm ăn và là những nhà đầu tư lớn.
  2. lemon182

    lemon182 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Bài viết:
    996
    Đã được thích:
    1
    Tại Việt Nam, theo đánh giá của các nhà khoa học địa chất, trữ lượng đất hiếm ở nước ta khoảng 10 triệu tấn phân bố rải rác ở các mỏ quặng vùng Tây Bắc và dạng cát đen phân bố dọc theo ven biển các tỉnh miền Trung.
  3. bdhuonggiang

    bdhuonggiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2009
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    ấi chà.Hay quá nhỉ. Bác cho chúng em thêm thông tin về cái này đc ko?
    Được bdhuonggiang sửa chữa / chuyển vào 13:14 ngày 30/05/2009
  4. lemon182

    lemon182 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Bài viết:
    996
    Đã được thích:
    1
    Theo Tổng cục địa chất, trữ lượng các mỏ đất hiếm ở Việt Nam khoảng 7 - 8 tỉ tấn, điều kiện khai thác thuận lợi. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển ngành công nghiệp điện tử, thủy tinh, luyện kim...
    Mỏ đất hiếm Đông Pao nằm trên địa phận xã Bản Hon, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu do Công ty TNHH nhà nước một thành viên khoáng sản 3 quản lý khai thác. Mỏ đất hiếm Đông Pao bao gồm trên 30 thân quặng lớn nhỏ đã được tìm kiếm tỉ mỉ với tài nguyên trữ lượng đạt trên 10,6 triệu tấn R2O3; 34,7 triệu tấn CaF2; 66,7 triệu tấn BaSO4. Riêng 2 thân quặng F.3 và F.7 do Tổng công ty khoáng sản Việt Nam quản lý khai thác đã được thăm dò trữ lượng. Hiện tại, mới chỉ tiến hành khai thác quặng fluorit với sản lượng hàng năm khoảng 1.000 tấn CaF2 hàm lượng 75 - 80%, cung cấp cho luyện kim.
  5. lemon182

    lemon182 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Bài viết:
    996
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam có nguồn tài nguyên đất hiếm lanthanid quý giá
    Khi ưu thế sản xuất các nguyên tố đất hiếm chuyển từ Mountain Pass của Hoa Kỳ sang Bayan Obo của Trung Quốc trong các năm đầu thập niên 1990 thì các ngành công nghệ cao phương Tây biết rằng đã đến lúc phải sống chung với châu Á, trong đó có Việt Nam, để bảo đảm nguồn cung yttrium và 15 nguyên tố lanthanid vốn là nguyên liệu chìa khóa cho hàng ngàn ứng dụng kỹ thuật cao.
    Việc khai thác công nghiệp các quặng đất hiếm lần lượt bắt đầu từ các năm 1950, đến nay, trải qua 4 thời kỳ: Trước hết là thời kỳ khai thác monazit sa khoáng trên các bãi biển; nhưng khoáng vật phosphat đất hiếm này chứa nhiều thorium có tính phóng xạ, nên từ năm 1965 bắt đầu thời kỳ mới khai thác carbonat đất hiếm bastnasit nơi các mạch đá vùng núi Pass bang Colorado (Mỹ). Từ năm 1983, đất hiếm Hoa Kỳ mất thế độc tôn do việc mở ra nhiều mỏ đất hiếm ở các nước khác nhau. Đến năm 1991 thì ưu thế lại nghiêng về phía Trung Quốc với sự phát hiện các mỏ đất hiếm ngoại sinh giàu yttrium, dễ khai thác, dễ chế biến, bao gồm hai loại quặng sắt đất hiếm và quặng laterit đất hiếm. Năm 2005 vùng mỏ Bayan Obo (Bạch Vân Ngạc Bác) của Trung Quốc cung cấp phần lớn nguyên liệu cho việc sản xuất 98.000 tấn trong tổng số 105.000 tấn đất hiếm của thế giới.
    Nguyên liệu chính của công nghệ cao
    Suốt 4 thập kỷ qua, các tính năng vật lý và hóa học đặc biệt của các nguyên liệu đất hiếm là trung tâm của các nghiên cứu, sáng tạo, phát minh với rất nhiều ứng dụng kỹ thuật từ macro đến micro và nano cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau: xúc tác hóa học trong ngành lọc dầu, kiểm tra ô nhiễm trong ngành xe hơi, gốm lót cho các động cơ phản lực, nam châm vĩnh cửu cho các ứng dụng từ tính? và dĩ nhiên trong các ngành chiếu sáng, luyện kim, điện tử, trong các kỹ thuật quân sự từ màn hình radar đến tia laser và hệ thống điều khiển tên lửa. Thật hiếm có loại nguyên liệu nào như đất hiếm, vừa có tính ứng dụng phổ quát, vừa có tính kỹ thuật cao, lại vừa có nhiều triển vọng áp dụng cho tương lai, ví như sản xuất các thùng chứa và ống dẫn hydrogen nhiên liệu cho thời kỳ thế giới cạn kiệt dầu mỏ.
    Giá các kim loại đất hiếm, sau nhiều lần điều chỉnh nhờ phát hiện các trữ lượng bổ sung và cải tiến công nghệ sản xuất, cho đến nay vẫn còn rất cao và vì thế còn hạn chế nhiều phạm vi ứng dụng. Giá bán mỗi ký kim loại lanthanum và cerium năm 2003 lần lượt là 25 và 30 USD, gadolinium và yttrium là 78 và 96 USD, erbium và ytterbium là 180 và 484 USD, đặc biệt lên đến 1.600 USD, 3.000 USD và 4.000 USD đối với europium, thullium và lutetium! Nhưng, do tính chất không độc hại và các tính năng hóa lý không thể thay thế nên các nguyên tố đất hiếm vẫn chiếm thế độc tôn trong rất nhiều ứng dụng công nghệ cao: Nhóm Y, La, Ce, Eu, Gd và Tb cho kỹ nghệ huỳnh quang, đặc biệt, các màn hình tinh thể lỏng; nhóm Nd, Sm, Gd, Dy và Pr cho kỹ thuật nam châm vĩnh cửu trong các thiết bị điện, điện tử, phương tiện nghe nhìn, các máy vi tính và các loại dĩa multi-gigabyte hiện nay; đặc biệt Er trong sản xuất cáp quang và nhóm Gd, Tb, Dy, Ho, Er, Tm có moment từ cực mạnh khả dĩ phát triển kỹ thuật làm lạnh từ tính thay thế phương pháp làm lạnh truyền thống bằng khí ép như hiện nay.
    Nguồn tài nguyên đất hiếm Việt Nam

    Theo Tổng cục địa chất, trữ lượng các mỏ đất hiếm ở Việt Nam khoảng 7 - 8 tỉ tấn, điều kiện khai thác thuận lợi. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển ngành công nghiệp điện tử, thủy tinh, luyện kim...
    Mỏ đất hiếm Đông Pao nằm trên địa phận xã Bản Hon, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu do Công ty TNHH nhà nước một thành viên khoáng sản 3 quản lý khai thác. Mỏ đất hiếm Đông Pao bao gồm trên 30 thân quặng lớn nhỏ đã được tìm kiếm tỉ mỉ với tài nguyên trữ lượng đạt trên 10,6 triệu tấn R2O3; 34,7 triệu tấn CaF2; 66,7 triệu tấn BaSO4. Riêng 2 thân quặng F.3 và F.7 do Tổng công ty khoáng sản Việt Nam quản lý khai thác đã được thăm dò trữ lượng. Hiện tại, mới chỉ tiến hành khai thác quặng fluorit với sản lượng hàng năm khoảng 1.000 tấn CaF2 hàm lượng 75 - 80%, cung cấp cho luyện kim.

    Nguồn đất hiếm ở nước ta đã được phát hiện và khảo sát hàng chục năm trước trong nền đá cổ ở miền Bắc (Promeli, 1989). Việc ban hành và gần đây sửa đổi bổ sung Luật khoáng sản đã tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu và nhà đầu tư quan tâm tốt hơn đối với nguồn tài nguyên quý giá này, vừa có giá trị kinh tế cao vừa là tiền đề phát triển nhiều ngành công nghệ cao ở ngay trong nước, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO và trở thành thành viên có trách nhiệm của cộng đồng thế giới. Điều đáng mừng là cho đến nay tài nguyên đất hiếm nước ta vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, gồm các mạch đá ?okiểu Mountain Pass? ở miền Bắc và các đới quặng ngoại sinh dễ khai thác ?okiểu Bayan Obo? ở miền Nam. Ở Trung Quốc, nhằm mục đích hiện đại hóa ngành công nghiệp, việc ?onghiên cứu cơ bản nguyên liệu đất hiếm? được xếp vào một trong 15 nội dung tối ưu tiên của Bộ khoa học và công nghệ nước này. ó
  6. ductue1110

    ductue1110 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Bác này có nhiều thông tin hay ho thế, em vừa đọc xong mấy bài của bác mà muốn chạy đi khai thác đất hiếm lậu ngay. Bác cho em mấy địa chỉ cụ thể đê
    P.S; Phải chăng thằng intel đầu tư cả đống $ vào Vịt là vì cái này?
  7. bdhuonggiang

    bdhuonggiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2009
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0

    P.S; Phải chăng thằng intel đầu tư cả đống $ vào Vịt là vì cái này?
    [/quote]
    Cũng gần như thế.
    Ah, lại nói đến vụ intel, nghe nói đang thiếu nhân sự có chuyên môn 1 cách trầm trọng. Híc, nghe thằng giám đốc điều hành chủi cách dạy ĐH Vịt nhà mình mà thấy đúng quá.
  8. salsabeginer

    salsabeginer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2006
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    10 triệu tấn, u lấy con số ở đâu vậy?? ở Việt nam, thành phần đất hiếm chủ yếu ở trong quặng Monazite, mà quặng monazite chủ yếu có ở các mỏ sa khoáng titan. Rất tiếc tỷ lệ monazite chiếm trong sa khoáng titan không cao, loanh quanh 0.1-0.5%. Mà Monazite tinh chế ra thì cũng chỉ được 63% Tr2O3 là ngon lắm rồi => lấy đâu ra nhiều đất hiếm như vậy??
    Điều quan trọng để đánh giá tiềm năng không phải là bao nhiêu tấn, mà là bao nhiêu tấn trên một đơn vị diện tích đất. Cái này mới là yếu tố để biết là nó có kinh tế hay không.
    Điều nữa, với nền công nghệ kỹ thuật hiện tại của mình thì phải 100 năm nữa ko biet co the nghĩ đến việc chế biến nguồn tài nguyên này ko
  9. nhtktm

    nhtktm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Pác nào có thêm thông tin thì post thêm đi. Em là 1 technicl mỏ nên cũng muốn tổ chức khai thác để đem đi bán lắm . không biết giá cả thị trường bây giờ là bao nhiêu nhỉ? ai biết post nhé.
  10. salsabeginer

    salsabeginer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2006
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    muốn đầu tư khai thác thì vốn phải dày dày, thuộc hàng đại gia
    Quay đi quay lại một tháng là thấy vài chục tỷ ra khỏi túi rồi chú em, mà công việc chưa tới đâu. Chưa kế nguồn vốn lưu động là rất lớn, nên nếu đến 2 tháng ko bán được hàng thì hạng đại gia cỡ trung chỉ có chết, phải cỡ bự mới tồn tại được
    Khai thác lên mà không chịu chế biến cho nó ngon thì không được bán, nếu cố bán thì nhìn thấy cái số 8 ngay trừ khi thuộc hàng máu mặt :D
    Trình độ khkt nói chung ở việt nam đã kém rồi thì cái ngành mỏ này còn thô sơ yếu kém hơn nữa, có vẻ như việc đào tạo technic mỏ của viêtnam còn yếu kém, chưa được chú trọng nên mới cho ra đời những đ/c KT ko tot. Nhất là các đồng chí thăm dò đánh giá trữ lượng, tin vào mấy kết quả đánh giá trữ lượng là dễ ra đường ở lắm
    Khó khăn nữa là định hướng phát triển của nhà nước với ngành mỏ không rõ ràng, còn xa rời so với điều kiện thực tế. Mặt khác cơ chế chính sách thay đổi tính theo năm => có những việc mình làm vào thời điểm này là đúng PL, nhưng vào thời điểm khác lại là vi phạm PL => các doanh nghiệp ko biết đường nào mà lần => có tư tưởng tiêu cực, khi thuận lợi cứ tranh thủ hốt càng nhanh càng tốt .
    Nói chung nhìn cái ngành này u ám ko phát triển, nếu cơ chế không có gì tiến bộ thì tất cả người có tư tưởng tốt một khi đã vào ngành này thì cũng phải làm ăn theo kiểu chộp giật, cuối cùng nhà nước cũng thiệt vì không những thất thoát tài nguyên mà còn mất luôn cả khoản tiền thuế (mất cả chì lẫn chài )), còn người đầu tư thì luôn ở cửa dưới khi muốn bán hàng cho các công ty hàng đầu thế giới

Chia sẻ trang này