1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quẳng gánh lo đi mà vui sống - Dale Carnegie

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi alitalk, 16/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. alitalk

    alitalk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    0
    "Tôi bị tống tiền! Tôi vẫn không tin có thể xảy ra như vậy được. tôi vẫn không tin rằng ở xã hội nầy lại có thể xảu ra chuyện y như trên màn ảnh đó được. Nhưng chuyện đã xảy ra thiệt. Công ti dầu xăng mà tôi làm chủ có một số xe và một số tài xế chuyên đi giao hàng. Lúc đó vì chiến tranh, dầu xăng bị hạn chế gắt và người ta chỉ giao hàng cho chúng tôi vừa đủ số xăng để phân phát cho khách hàng thôi. Hình như có vài người tài xế của chúng tôi ăn bớt-mà tôi không hay-số xăng phải giao cho các thân chủ để bán lại cho các "khách hàng" chợ đen của họ.
    Tôi không hề để ý tới những sự gian lận đó mãi cho tới hôm có một người lại thăm tôi tự xưng là Thanh tra của chánh phủ và đòi tôi một số tiền trà nước. Hắn nói hắn có đủ tài liệu, bằng cớ về hành động bất lương của bọn tài xế của tôi và nếu tôi không chịu đút lót hắn thì hắn sẽ đưa những tư liệu đó sang Biện lý cuộc. Tôi biết chắc riêng tôi, tôi không phải lo gì hết. Nhưng tôi cũng lại biết rằng theo luật thì hãng tôi phải chịu trách nhiệm về hành động của người làm công. Hơn nữa, nếu việc đó đưa ra toà, và đăng trên mặt báo thì sẽ tai hại cho công ty không ít. mà tôi lấy làm vinh dự về Công ty của chúng tôi lắm; vì chính ông thân tôi đã sáng lập ra nó từ 24 năm về trước.
    Tôi lo lắng tới nỗi hoá đau, mất ăn, mất ngủ ba ngày ba đêm. Tôi luôn luôn quay cuồng. Nên đấm mõm nó năm ngàn mỹ kim hay là bảo nó cứ việc làm tới, muốn ra sao thì ra? Dù quyết định cách nào thì kết cục cũng là tai hại.
    Rồi mộ đêm sau, bỗng dưng tôi mở cuốn: "Quẳng gánh lo đi" mà người ta đã phát cho tôi trong khi theo lớp giảng của ông Carnegie vê thuật nói trước công chúng. Tôi bắt đầu đọc. Tới chuyện của ông H.Carrier, tôi gặp lời khuyên: "Hãy nhìn thẳng vào sự thật tai hại nhất". Và tôi tự hỏi: "Nếu ta không chịu hối lộ nó, măch cho nó đưa tài liệu ra Biện lý cuộc thì sự tai hại nhất nếu có, sẽ đến mực nào?"
    Tức thì tôi tự trả lời: "Bất quá là bị tan tành sự nghiệp, bị phá sản vì những bài báo rêu rao chớ không lẽ bị ngồi tù được!"
    Nghĩ vậy tôi liền tự nhủ: "Được lắm, phá sản thì cũng đành. Nhưng rồi sao nữa?
    Rồi thì chắc chắn là mình phải đi kiếm việc làm. Mà kiếm việc làm thì đã sao chưa? Mình thạo về nghề buôn xăng dầu và có thể gặp nhiều hãng rất vui lòng dùng mình".
    Sau khi thầm giải quyết như thế, tôi đã bắt đầu thấy dễ chịu hơn.
  2. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Chị iu mò cả sang đây à?
    Đi rộng thế!
    Chị up tiếp đi
    Em ủng hộ phát không mod lại biểu em xì pham
  3. alitalk

    alitalk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    0
    Đường rộng, nhưng chị đi đúng luật Giao thông, không lấn đường, vượt đường, có đội mũ bảo hiểm
    , qua chỗ mấy chú công an cười rất tươi
    Vào box này thỉnh thoảng tập luyện mười đầu ngón tay, cho tay dẻo thêm thì mới chắc tay lái lướt cùng mọi người được
  4. alitalk

    alitalk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    0
    Bức màn âm u bao phủ tôi trọn ba ngày ba đêm, nay đã vén cao lên được một chút. Những lo lắng của tôi cứ dịu lần đi và bỗng ngạc nhiên thấy bây giờ tôi đã suy nghĩ được, đã đủ sáng suốt để bước tới giai đoạn thứ ba là cải thiện sự tai hại nhất. Trong khi tôi tìm giải pháp thì vấn đề tự hiện ra dưới mắt với một quan điểm mới. Tôi nghĩ: "Nếu mình kể rõ tình cảnh cho ông luật sư của mình, thì có lẽ ông kiếm được một lối ra mà mình không nghĩ tới chăng? Và tôi nhận rằng, thiệt tôi đã ngu, có một điều dễ dàng như thế mà sao trước giờ không nghĩ tới." Nhưng trước kia nào tôi có suy nghĩ gì đâu, tôi chỉ lo lắng thôi. cho nên tôi nhứt quyết sáng hôm sau, việc đầu tiên là lại kiếm ông luật sư. Quyết định vậy rồi tôi lên giường ngủ say như một khúc gỗ.
    Sáng hôm sau gặp nhau, ông luật sư của tôi khuyên tôi nên đích thân lại thăm Biện lý rồi kể tường tận câu chuyện cho ông hay. Tôi làm đúng như vậy. Vừa ấp úng kể xong, tôi ngạc nhiên hết sức nghe ông Biện lý nói rằng mấy tháng nay ông đã nghe đồn nhiều về bọn tống tiền đó, và chính thằng tự xưng là nhân viên của chánh phủ ấy chỉ là một tên lừa đảo mà Sở Công an đương lùng bắt. Sau cơn lo lắng ba đêm ba ngày ròng rã, để đắn đo xem có nên tặng quân bất lương 5000 mỹ kim không, mà được nghe lời nói ấy, thiệt nó nhẹ người làm sao!
    Kinh nghiệm đó dạy tôi một bai fhọc ma fkhông bao giờ tôi quên. tư fngày ấy, mỗi lần gặp một vấn đề làm tôi lo lắng thì tôi lập tức áp dụng định thức của ông già H.Carrier.
    Cũng gần vào lúc ông H.Carrier lo lắng về cái máy lọc hơi của ông tại Crystal City, thfi có một anh chàng ở Broken Bow nghĩ đến việc viết dii chúc. Tên anh là Fail P.Haney. Anh bị ung thư trong ruột. Một vị bác sĩ chuyên môn đã cho rằng bịnh anh bất trị. bác sĩ đó dặn anh ta kiêng thức nầy, thức khác, và đừng lo lắng gì hết, phải hoàn toàn bình tĩnh. Họ cũng khuyên anh ta nên lập di chúc đi thì vừa.
    Bệnh anh bắt buộc anh phải bỏ một địa vị cao sang và đầy hứa hẹn cho tương lai. Anh không còn việc gì làm nữa, chỉ còn chờ cái chết nó từ từ tới.
    Bỗng anh nẩy ra một quyết định, một quyết định lạ lùng và đẹp đẽ. Anh nói: "Chẳng còn sống bao lâu nữa thì tận tưởng thú đời đi. Từ trước tới nay ta vẫn ao ước đi du lịch thế giới trước khi chết. Giờ là lúc nên khởi hành đây." Rồi anh ta mua giấy tàu.
  5. alitalk

    alitalk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    0
    Các vị vác sĩ ngạc nhiên vô cùng. Họ biểu anh Haney:"Chúng tôi phải cho ông hay, nếu ông đi du lịch như vậy người ta sẽ phải cho ông hay, nếu ông đi du lịch như vậy người ta sẽ phải quẳng thây ông xuống biển đa!"
    Anh đáp:"Không đâu! Thân nhân tôi đã hứa chôn tôi trong một miếng đất nhà tại Broken Bow. Vậy tôi sẽ mua một quan tài và mang theo".
    Anh ta mua một quan tài, chở xuống tàu, rồi thương lượng với Công ty để khi chết xác được giữ trong phòng lạnh cho đến lúc tàu về đến bến. Rồi anh đi du lịch với tinh thần của ông già Omar trong bốn câu thơ nầy:
    Ai ơi tận hưởng thú trần
    Trước khi xuống hố trở thành đất đen
    Đất đen vùi lấp đất đen
    Hết ca, hết nhậu, khỏi miền tử sanh.
    Trong du lịch, anh luôn luôn "chén chú chén anh". Trong một bức thư tôi còn giữ đây, anh ta nói: "Tôi uống huýt-ki xô-đa, hút xì-gà, ăn đủ thứ; cả những món đặc biệt của mỗi xứ lạ, độc có thể giết tôi được. Tôi tận hưởng thú ở đời hơn bao giờ hết. Gặp gió mùa, dông tố, đáng lẽ chết vì sợ, thế mà không. Trong khi nguy hiểm, tôi lại thấy phấn khởi và cảm hứng bội phần. Tôi bài bác, ca hát, làm quen với bạn mới, thức tới nửa đêm. Khi tới Trung Quốc và Ấn Độ, tôi mới nhận thấy những nỗi lo lắng về công việc làm ăn của tôi hồi ở nhà, so với nỗi nghèo nàn đói rét ở phương Đông còn là một cảnh Thiên Đường. Nghĩ vậy tôi không lo lắng vô lý nữa và thấy khoẻ khoắn trong người. KHi về tới Mỹ tôi cân thêm 4,5 kí-lô. Tôi gần như quên rằng đã có hồi đau bao tử và đau ruột. Không bao giờ tôi mạnh hơn lúc ấy. Tôi vội vàng bán lại chiếc quan tài cho một nhà chuyên lo đám táng và trở lại làm ăn. Từ hồi đó tôi chưa hề đau thêm một ngày nào nữa".
    Lúc đó anh Haney chưa được biết thuật của Carrier để diệt nỗi lo. Mới rồi anh ta nói với tôi:"Bây giờ tôi nhận thấy rằng tôi đã theo đúng phương pháp ấy mà tôi nhận thấy tằng tôi đã theo đúng phương pháp ấy mà không hay. Tôi an phận nhận thấy cái tai hại nhất có thể xảy ra, tức là sự chết. Rồi tôi rán cải thiện nó bằng cách tận hưởng những ngày còn lại".
    Anh ta tiếp: "Nếu sau khi xuống tàu tôi còn lo lắng thì chắc chắn là tôi đã nằm trog quan tài mà trở về nhà rồi. Nhưng tôi đã để cho tinh thần hưu dưỡng và hết lo nghĩ. Sự bình tĩnh trong tâm hồn đã phát ra một nguồn sanh lực mới. Nhờ vậy tôi thoát chết."
    Định thức trên đã giúp ông H.Carrier bớt được số tiền 20000 mỹ kim, giúp cho một nhà buôn ở Nữu Ước khỏi phải nộp 5000 mỹ kim cho bọn tống tiền và giúp anh Earl P.Haney tự cứu được mạng mình thì bạnc ũng có thể nhờ nó mà giải quyết được ít nhiều lo lắng của bạn, phải chăng? Cũng có thể nó giải quyết cho bạn một vài vấn đề khác mà từ trước bạn cho rằng không có cách nào giải quyết được, biết đâu chừng?
  6. alitalk

    alitalk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG III- GIẾT TA BẰNG CÁI ƯU SẦU
    "Những nhà kinh doanh không biết thắng ưu sầu sẽ chết sớm"
    Bác sĩ ALEXIS CARREL
    Mấy năm trước, một buổi sáng, một ông hàng xóm gõ cửa tôi, bảo chúng tôi phải đi chủng đậu ngay. Ông là một trong số hàng ngàn người tình nguyện đi gõ cửa từng nhà ở khắp châu thành Nữu Ước để nhắc nhở dân chúng. Những người sợ sệt nối đuôi nhau hàng giờ tại nhà thương, sở chữa lửa, sở Công an và cả trong những xí nghiệp để được chủng đậu. Hơn 2000 bác sĩ và nữ điều dưỡng làm việc náo nhiệt ngày và đêm. Tại sao có sự kích thích đó? Là vì khi ấy châu thành Nữu Ước có tám người lên đậu và hai người chết. Hai người chết trong dân số gần tám triệu người!
    Tôi đã sống trên 37 năm ở Nữu Ước, vậy mà vẫn chưa có một người nào lại gõ cửa bảo tôi phải đề phòng chứng ưu sầu, một chứng do cảm xúc sinh ra mà trong 37 năm qua đã giết người một vạn lần nhiều hơn bệnh đậu!
    Không có một người nào lại gõ cửa cho tôi hay rằng hiện trong nước Mỹ, cứ mười người có một người bị chứng thần kinh suy nhược mà đại đa số những kẻ đó đều do ưu tư và cảm xúc bất an mà sanh bệnh. Cho nên tôi phải viết chương nầy để gõ cửa bạn và xin bạn đề phòng.
    Bác sĩ Alexis Carrel, người đươci giải thưởng Nobel về y học, đã nói: "Những nhà kinh doanh không biết thắng nổi ưu sầu thì sẽ chết sớm". Mà các bà nội trợ cũng vậy, các ông thú y cũng vậy, các bác thợ nề cũng vậy.
  7. alitalk

    alitalk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    0
    Mấy năm trước nhân dịp nghỉ, tôi đánh xe dạo vùng Texas và New Mexico với bác sĩ O.F.Gobe, một trong nững vị trưởng ban y tế của sở Hoả xa Sânt Fé. Chúng tôi bàn về những tai hại của lo lắng và bác sĩ nói: "Bảy chục phần trăm cac bệnh nhân đi tìm y sĩ đều có thể tự chữa hết bệnh nếu bỏ được nỗi lo lắng và sợ sệt. Ấy xin đừng nghi rằng tôi cho bệnh của họ là bênh tựởng! Họ có bệnh thiệt, như những người đau nặng vậy. Mà có khi bệnh của họ còn nguy hiểm hơn nhiều nữa, chẳng hạn như bị thần kinh suy nhược mà trúng thực, có ung thư trong bao tử, đau tim, mất ngủ, nhức đầu và bị chứng tê liệt.
    Những bệnh đó không phải là tưởng tượng, tôi biét rõ vậy, vì chính tôi đã bị ung thư bao tử trong 12 năm trời (khái niệm ung thư này khác với khái niệm cancer trong y học hiện đại).
    Sợ sinh ra lo. Lo làm cho thần kinh căng thẳng, ta cáu kỉnh, hại cho những dây thần kinh trong bao tử, làm cho dịch vị biến chất đi và thường sinh chứng vị ung".
    Bác sĩ Joseph F.Montagne, tác giả cuốn: "Bệnh đau bao tử do thần kinh" cũng nói đại khái như vậy.
    Ông bảo "không phải thức ăn làm cho tôi có ung thư trong bao tử mà nguyên nhân chính là cái ưu tư nó cắn rứt tôi"
    Bác sĩ W.C.Alvarez ở dưỡng đường Mayo thì nói:"Những ung thư trong bao tử sưng thêm hay tiêu bớt đi là tuỳ sự mệt nhọc của bộ thần kinh tăng hay giảm."
    Một cuộc nghiên cứu 15000 người đau bao tử ở nhà thương Mayo đã chứng thực điều ấy. Trong năm người thì bốn người cơ thể không có gì khác thường hết. Sợ, lo, oán, ghét, tánh vô cùng ích kỷ, không biết thích nghi với hoàn cảnh, những cái đó nhiều khi là nguyên nhân của bệnh đau bao tử và chứng vị ung. Bệnh thứ hai nầy có thể giết bạn được. Theo tờ báo Life nó đứng hạng thứ mười trong những bệnh nguy hiểm nhất.
    Mới rồi tôi có giao dịch bằng thư từ với Bác sĩ Harlod C.Habein ở dưỡng đường Mayo. trong kỳ hội họp thường niên của các y sĩ và các nhà giải phẫu, ông đọc một tờ thông điệp về công cuộc nghiên cứu các chứng bệnh của 176 vị chỉ huy các xí nghiệp. Sau khi cho cử toạ biết rằng tuổi trung bình của họ là 44 năm, ba tháng, ông nói non một phần ba các vị chỉ huy ấy mắc một trong ba chứng nầy: đau tim, có ung thư trong bao tử và mạch máu căng quá. Những bệnh đó là những bệnh đặc biệt của hạng người luôn luôn sống một đời gay go, ồn ào, rộn rịp. Bạn thử nghĩ coi: một phần ba những nhà chỉ huy các xí nghiệp đã tự huỷ hoại thân thể vì các chứng đau tim, vị ung và mạch máu căng khi chưa đầy 45 tuổi. Sự thành công của họ đã phải trả với một giá đắt quá. mà chưa chắc gì họ đã thành công. Ờ thử hỏi, ta có thể nói được là thành công khi ta làm ăn phát đạt, nhưng lại mắc chứng đau tim hoặc vị ung chăng? Có ích gì cho ta không, nếu ta chiếm được cả phú nguyên của thế giới mà phải mất sức khoẻ? Dù ta giàu có đến đâu đi nữa thì mỗi ngày cũng chỉ ăn có ba bữa, và đêm chỉ ngủ một giường. Nói cho rộng thì người chỉ huy các xí nghiệp quyền hành lớn, nhưng có hơn gì anh đào đất không? Có lẽ còn kém hơn nữa, vì anh đào đất thường được ngủ say hơn họ, ăn ngon miệng hơn họ. Thiệt tình tôi muốn làm anh thợ giặt ở Alabana ôm cây đờn "banjo" mà khảy tưng bừng còn hơn làm chủ một công ti xe lửa hoặc một công ti thuốc hút để tới 45 tuổi, sức khoẻ bị huỷ hoại đến nỗi tiều tuỵ thân hình.
  8. alitalk

    alitalk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    0
    Nói tới thuốc hút, tôi lịa nhớ tới một nhà sản xuất thuốc nổi danh nhất thế giới, mới chết vì bịnh đau tim trong khi ông ta đang đi nghỉ vài ngày giữa một khu rừng ở Canada. Ông ta lượm hằng triệu bạc mà chết, chết hồi có 61 tuổi. Chắc chắn ông đã đem cái thời gian khổ hạnh trong đời ông để đổi lấy cái mà ông ta gọi là "thành công trong sự làm ăn" đó.
    Theo ý tôi, nhà sản xuất thuốc hút đó chưa thành công bằng nửa thân phụ tôi, một nông phu ở Missouri, mất hồi 89 tuổi, gia sản không có tới một đồng.
    Các y sĩ ở Mayo nói rằng khi dùng kính hiển vi để xem xét dây thần kinh của những người chết vì đau bệnh nầy thì thấy những dây đó bề ngoài cũng lành mạnh như những dây thần kinh của Jack Dempsey, một tay quán quân về quyền thuật. Bệnh của họ không do thần kinh suy nhược, mà do những cảm xúc như ưu tư, lo lắng, sợ sệt, thất vọng. Platon nói: "Các y sĩ có một lỗi lầm lớn nhứt là họ chỉ rán trị thân thể, không nghĩ tới trị tinh thần mà thân thể và tinh thần là một, không thể trị riêng được".
    Phải đợi 23 thế kỷ sau, y học mới chịu xác nhận sự thật quan trọng ấy. Chúng ta đương phát triển một phương pháp trị liệu mới mẻ là phương pháp trị cả cơ thể lẫn thần kinh. Công việc đó lúc nầy cần thiết vì y học đã trị được nhiều bệnh do vi trùng như bệnh đậu mùa, bệnh dịch tả, bệnh sốt rét và hàng chục bệnh khác đã giết hàng triệu mạng người. Nhưng y học vẫn chưa trị được những bệnh tinh thần, không di vi trùng mà do những cảm xúc như lo lắng, sợ sệt, oán ghét, thất vọng, những bệnh mỗi ngày một tăng với tốc độ rất gớm ghê.
    Các bác sĩ nói rằng hiện nay cứ 20 người Mỹ có một người phải nằm nhà thương điên trong một thời gian không kỳ hạn. Và khi tổng động viên, hồi chiến tranh vừa rồi, cứ năm thanh niên thì phải loại đi một vì thần kinh có bệnh hoặc suy nhược.
    Vậy nguyên nhân của chứng thần kinh thác loạn là gì? Không ai biết được đủ hết. Nhưng chắc chắn là trong nhiều trường hợp, sợ sệt và lo lắng là hai nguyên nhân chính. Những người lo lắng, mệt mỏi thường không biết thích nghi với những sự thực chua chát của đời, cứ muốn sống cách biệt hẳn với người xung quanh và tự giam mình trong một thế giới tưởng tượng để khỏi phải ưu phiền.
    Như tôi đã nói, tôi luôn luôn để trên bàn cuốn "Quảng gánh lo đi để được khoẻ mạnh" của bác sĩ Edward Podalsky.
    Dưới đây là nhan đề vài chương trong cuốn ấy:
    Lo lắng có hạicho tim ra sao?
    Mạch máu căng là do lo lắng quá độ.
    Chứng phong thấp có thể vì lo lắng mà phát sinh.
    hãy thương hại bao tử mà bớt lo đi.
    Lo lắng quá có thể sinh ra chứng trúng hàn.
    Những lo lắng ảnh hưởng tới hạch giáp trạng tuyến ra sao?
    Chứng đường sí(nước tiểu có nhiều đường)của những người lo lắng quá.
    Được alitalk sửa chữa / chuyển vào 15:48 ngày 12/04/2007
  9. lovefool

    lovefool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Mỗi khi mình rơi vào tâm trạng chán nản hay mất phương hướng mình lại tìm đến cuốn sách này. Và lần này cũng không ngoại lệ, mình cũng đang đọc đến đây, hôm nay có thời gian mình type cung alitalk nhé.

    Một cuốn sách trứ danh khác, nghiên cứu về lo lắng là cuốn: "Loài người tự hại mình" của bác sĩ Karl Menninget ở dưỡng đường Mayo, trị bệnh thần kinh. Cuốn đó cho biết nếu ta để những cảm xúc phá hoại xâm chiếm đời ta thì ta sẽ làm hại thân ta đến mức nào. Nếu bạn muốn đừng tự hại bạn nên mua cuốn ấy. Đọc nó đi. Rồi đưa cho người quen đọc. Sách giá bốn Mỹ kim. Tôi dám nói quyết không có số vốn nào bỏ ra mà có thể mang lợi về cho bạn bằng số tiền ấy.
    Kẻ khoẻ mạnh nhất mà ưu phiền thì cũng hoá đau được, đại tướng Grant thấy như vậy trong những ngày sắp tàn cuộc Nam Bắc phân tranh. Đây là câu chuyện: đại tướng bao vây đồn Richmond đã 9 tháng. Quân đội của đại tướng Lee ở trong đồn, đói, rách, bị đánh bại. Từng bộ đội một đã đào ngũ. Còn những toán binh khác thì họp nhau lại trong trại vải bố mà tụng kinh, la, khóc, mê hoảng, một triệu chứng tan rã hoàn toàn. Sau đó họ đốt những kho bông và thuốc lá ở Richmond, lại đốt cả kho binh khí, rồi trốn khỏi châu thành, trong khi những ngọn lửa giữa đêm bốc ngụt trời. Đại tướng Grant vội vàng hoả tốc đuổi theo, bao vây hai bên sườn quân địch, mà kỵ binh do Sheridan cầm đầu thì đòn phá đường rầy và cướp những toa xe lương thực của đối phương.
    Chỉ huy trận đó, đại tướng Grant nhức dầu kịch liệt, mắt mờ gần như đui, tới nỗi phải đi sau quân đội rồi té xỉu và đành ngừng lại ở một trại ruộng. Ông chép trong tập ký ức của ông: "Suốt đêm đó tôi ngâm chân trong nước nóng và hột cải, lại đắp hột cải lên cổ tay, trên gáy, mong đến sáng sẽ hết nhức đầu".
    Sáng hôm sau, ông tỉnh táo ngay, nhưng không phải nhờ ở hột cải mà nhờ ở bức thư xin đầu hàng của Đại tướng Lee do một kỵ binh phi ngựa mang tới.
    Ông viết: "Khi vị võ quan kia lại gần tôi, tôi còn nhức đầu như búa bổ, nhưng đọc xong bức thư tôi khỏi liền".
    Như vậy chắc chắn đại tướng đau chỉ vì lo nghĩ, cảm xúc mạnh quá nên khi hết lo, lại vững bụng, vì công việc đã hoàn thành thì ông bình phục lại ngay.
    Bảy mươi năm sau, Henry Morgenthau, giám đốc quốc khố trong nội các của Tổng thống Franklin D.Roosevelt, ưu tư tới nỗi đau rồi bất tỉnh. Ông chép trong nhật ký rằng ông lo lắng ghê ghớm khi Tổng thống mua trong một ngày 4.400.000 thùng lúa, khiến giá lúa phải tăng lên. Việc đó làm cho ông mê man bất tỉnh, về nhà ăn xong ông nằm bẹp đến hai giờ.
    Muốn biết ưu tư làm hại ta ra sao, tôi không cần tra cứu trong thư viện hoặc tim tòi hỏi y sĩ. Tôi chỉ cần ngồi tại bàn viết, viết, ngó qua cửa sổ là thấy ngay một nhà mà con quỷ ưu tư đã phá phách làm cho người ta bị chứng thần kinh suy nhược, và một nhà khác có người đàn ông bị bệnh tiểu đường vì quá ưu tư. Người đó làm nghề buôn đường. Khi nào giá đường trên thị trường hạ thì ngược lại chất đường trong máu và nước tiểu y cứ tăng lên.
    Montaigne, một triết gia Pháp trứ danh, lúc được bầu làm thị trưởng tỉnh Bordeaux là tỉnh ông, đã nói với dân chúng: "Tôi sẽ tận tâm lo công việc cho tỉnh nhà nhưng tôi cũng phải giữ gìn phổi và lá gan của tôi".
    Còn ông hàng xóm của tôi ở trên kia thì lo lắng về giá đường đến nỗi đường vô cả huyết quản ông và suýt giết ông nữa.
    Ngoài ra ưu tư còn có thể sinh chứng phong thấp và xưng khớp xương, khiến kẻ mắc bệnh không đi được, phải dùng xe để đẩy. Bác sĩ Russel L. Cécil dạy y khoa tại trường Đại học Cornell được khắp thế giới nhận là một nhà chuyên môn về chứng sưng khớp xương. Ông đã kể bốn nguyên nhân chính thường sinh ra chứng bệnh này. Ấy là:
    1. Đau khổ trong hôn nhân.
    2. Suy bại về tài chánh.
    3. Cô độc và ưu phiền.
    4. Uất hận.
  10. alitalk

    alitalk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    0
    Welcom lovefool!!!
    Tất nhiên là còn nhiều nguyên nhân khác nữa, vì có nhiều loại sưng khớp xương do những lẽ rất khác nhau, nhưng tôi nhắc lại, nhưng nguyên nhân thường gặp nhất là bốn nguyên nhân kể trên. Chẳng hạn một ông bạn tôi trong thời kinh tế khủng hoảng bị phá sản; bị hãng hơi định cắt hơi dùng trong nhà và bị ngân hàng doạ bán căn nhà ông đã cầm. còng người vợ ông ta thì bỗng bị chứng sưng khớp xương hành dữ dội, thuốc thang, kiêng cưc thế nào cũng không bớt, mãi cho tới khi tài chánh trong nhà được phong túc hơn thì bệnh mới tuần tự mà lui.
    Ưu tư lại có thể sinh ra chứng sâu răng nữa. Bác sĩ William I.L Mc.Gonigle nói trong một tờ thông điệp đọc trước hội nha y của Mỹ: "Những cảm xúc khó chịu như khi ta lo lắng, sợ sệt bàn cãi luôn luôn, rất dễ làm cho chất vôi trong cơ thể phân phát không đều và ta sinh ra sâu răng". bác sĩ kể lể chuyện một thân chủ ông có hai hàm răng rất tốt. Khi vợ y thình lình đau, y lo quá, sinh ngay chứng đau răng. Trong ba tuần vợ nằm nhà thương thì u có chín cái răng sâu.
    Bạn đã bao giờ thấy một người có bệnh trong giáp trạng tuyến hoạt động dị thwưòng không? Tôi đã thấy nhiều lần. Họ run cầm cập, như những kẻ sợ chết vậy. Mà có lẽ họ cũng sợ quá thiệt. Giáp trạng tuyến, cái hạch điều hoà cơ thể của ta nầy, lúc ssấy như nổi đoá lên làm cho tim đập mạnh và toàn cơ thể hoạt động ồ ạt, sôi nổi như một cái lò than đúc thép mở tung các cửa cho hơi và không khí ùa vào. và nếu không trị ngay, thì người bệnh có thể chết được như tự thiêu vậy.
    Mới rồi tôi đưa một người bạn mắc chứng đó lại Philadenphie kiếm một bác sĩ chuyên môn nổi dnah và đã kinh nghiệm được 38 năm rồi. Bạn có biết bác sĩ nầy khuyên các bệnh nhân ra sao không? Ông viết lời khuyên bằng sơn trên một tấm bảng gỗ treo trên tường giữa phòng khách để cho người bệnh nào cũng thấy. Dưới đây là lời khuyên ấy mà tôi đã chép vào một bao thư trong khi tôi ngồi chờ được tiếp:
    "Nghỉ ngơi và giải trí"
    "Không có gì giải trí và làm cho óc ta được nghỉ ngơi bằng giấc ngủ, âm nhạc, vui cười.
    nên thích những bản nhạc hay và ngó cái bề mặt tức cười của đời.
    Như vậy ta sẽ thấy khoẻ mạnh và sung sướng".
    Đến lúc khám bệnh, câu đầu tiên bác sĩ hỏi bạn tôi là câu nầy: "Ông ưu tư nỗi gì mà tới tình trạng đó?" Và ông khuyên: "Nếu ông không quẳng gánh lo đi thì ông còn bị nhiều biến chứng khác như đau tim, vị ung và đường sí. Tất cả những chứng đó đều là anh em chú bác với nhau, anh em chú bác ruột". Thì chắc chắn vậy rồi vì tất cả đều do ưu tư mà sinh ra!
    Khi tôi phỏng vấn cô Merle Oberon cô tuyên bố rằng cô nhất định quẳng gánh lo đi, vì cô biết cái ưu tư sẽ tàn phá cái nhan sắc của cô, cái bảo vật quý nhất, nhờ nó cô nổi danh trên màn ảnh.
    Cô nói: "Khi bắt đầu làm đào hát bòng, tôi lo lắng sợ sệt quá. Mới ở Ấn Độ tới Luân Đôn tìm việc mà không quen ai ở đây hết. tôi có lại xin việc tại nhiều nhà sản xuất phim nhưng không một ai mướn tôi. Mà tiền giắt lưng thì ít, tiêu gần cạn rồi. Trong hai tuần tôi chỉ ăn bánh và uống nước lạnh. Đã lo lại đói nữa.
    Tôi tự nhủ: "Có lẽ mình sẽ nguy mất, không bao giờ được là đào hát bóng đâu. Xét kỹ thì mình không kinh nghiệm chưa đóng trò lần nào, vậy chắc chỉ có nhan sắc của mình là giúp mình được thôi"
    Tôi đi lại tấm gương, ngó trong đó đã thấy sự lo lắng đã làm cho dung nhan tôi tiều tuỵ làm sao! Những nét nhăn đã bắt đầu hiện, do bàn tay tàn phá của ưu tư. Rồi tôi tự nhủ: "Phải thôi ngay đi! Không được ưu tư nữa. Chỉ có cái nhan sắc giúp ta được việc. vậy đừng tàn phá nó bằng cách chuốc lấy lo phiền".

Chia sẻ trang này