1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quẳng gánh lo đi và vui sống , Dale Carnegie

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi alleykat, 23/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Đã không tránh được thì nhận đi
    Hồi nhỏ tôi toàn chơi với vài đưa bạn trên sân thượng một ngôi nhà bỏ hoang ở Missouri. Tôi leo từ trên sàn gác xuống, đặt chân lên thành một cửa sổ rồi nhảy xuống đất. Ngón tay trỏ bên trái của tôi đeo một chiếc nhẫn, và khi nhảy, chiếc nhẫn móc vào đầu một cây đinh, ngón tay tôi đứt văng ra. Tôi hét ầm lên vì hốt hoảng, nghĩ rằng chắc chắn tôi sẽ chết. Nhưng khi vết thương đã lành tôi không còn nghĩ chút xíu gì tới bàn tay cụt một ngón của tôi hết. Co?T ích lợi gì đâu?... Điều gì đã không tránh được thì lo buồn làm gì? Bây giờ có khi cả mấy tháng tôi không nhớ rằng bàn tay trái của tôi chỉ còn bốn ngón.
    Mấy năm trước, có lần lên thang máy trong một ngôi nhà chọc trời ở New York, tôi nhận thấy người coi thang máy cụt mất bàn tay trái. Tôi hỏi có buồn vì cụt tay không, người đó đáp: "Không, ít khi tôi nghĩ đến điều ấy lắm. Tôi sống độc thân và chỉ khi nào xỏ kim tôi mới nhớ tới !". Thật lạ lùng! Gặp một hoàn cảnh nào, nếu đã phải nhận nó, thì ta nhận một cách dễ dàng, mau mắn; chúng ta tự thay đổi thái độ để thích hợp với hoàn cảnh ấy rồi quên hẳn nó đi. Tôi nhớ câu này khắc trên cửa một ngôi nhà hoang tàn cất từ thế kỷ 15 ở Amsterdam (Hà Lan): "Như vậy đó, mà không thể khác vậy được !". Bạn và tôi, đi trên đường đời, sẽ gặp nhiều tình thế bất mãn, không thể thay đổi được. Những lúc ấy ta phải chọn lấy một trong hai đường sau này: hoặc nhận tình thế đó mà tự thay đổi cách sống cho thích hợp hoặc chống cự lại để rồi hại sức khoẻ và sau cùng mang lấy bịnh thần kinh.
    Dưới đây là lời khuyên rất thiết thực của một trong những tâm lý gia tôi khâm phục nhất, ông William James: "Chấp nhận hoàn cảnh đi. Biết nhận một tình thế đã xảy ra là bước được bước đầu để thắng nổi những kết quả của bất kỳ tai hoạ nào ". Bà Elizabeth Connley đã khổ sở mới tìm được chân lý ấy. "Chính ngày mà nước Mỹ cử hành lễ đại thắng quân địch ở Bắc Phi, tôi nhận được một điện tín của bộ chiến tranh báo tin đứa cháu tôi - mà tôi yêu thương nhất - đã bị báo cáo là mất tích. Sau đó, một điện tín khác báo tin cháu đã tử trận ". Tôi đau buồn vô cùng. Từ trước, tôi cho đời là rất đẹp. Tôi có một công việc làm mà tôi ưa thích: chu cấp cho đứa cháu ấy để nó nên người. Tôi thấy nó thật là một thanh niên dễ thương, đáng làm kiểu mẫu. Trời đã thưởng công tôi! ... Rồi thì bức điện tín gửi đến. Đất như sụp đổ dưới chân tôi. Tôi thấy không còn lý do gì sống nữa. Tôi bỏ bê công việc, lạt lẽo với bạn bè, phó hết thảy cho giòng đời chảy xuôi. Tôi uất ức và trở nên chua chát. Tại sao Thượng Đế lại độc địa bắt đứa cháu của tôi đi như vậy? Tại sao một thanh niên dễ thương như vậy - có cả một tương lai huy hòang trước mắt - mà lại chết sớm như vậy ? Tôi không thể tin có như thế được. Tôi tuyệt vọng quá đến nỗi muốn bỏ việc, bỏ cả xứ sở, tự giam mình trong một nơi để than thở và khóc lóc .
    Tôi xếp dọn giấy tờ trên bàn, sửa soạn đi xa, thì bỗng thấy một bức thư cũ, của cháu viết cho tôi khi Mẹ tôi mất vài năm trước. Trong thư cháu viết : " Bà mất, cô và cháu thấy nhà vắng hẳn đi, nhất là cô. Nhưng cháu chắc chắn là cố sẽ nén buồn được, nhờ chân lý cô đã tự tìm thấy. Chúa không bao giờ quên được cái chân lý đẹp đẽ ấy mà cô đã dạy cháu. Dù ở chân trời góc bể, ngăn sông cách núi, cháu cũng ghi tâm tạc dạ rằng cô đã khuyên cháu gặp bất kỳ nghịch cảnh nào cũng luôn luôm mỉm cười, vui vẻ nhận nó như một kẻ trượng phu vậy".
    Tôi đọc đi đọc lại bức thư ấy, thấy như có cháu đang đứng bên cạnh, mỉm cười và nói với tôi: "Tại sao bây giờ cô không thử làm như cô đã khuyên cháu? Cứ vui sống đi, mặc kệ tình thế ra sao thì ra, giấu nỗi buồn trong một nụ cười rồi cứ vui vẻ mà sống". Từ đó, tôi dùng hết cả tâm lực trong công việc của tôi. Tôi bắt đầu viết thư cho những người lính khác để an ủi họ và thân nhân của họ. Tôi nhận dạy thêm giúp buổi tối trong một lớp thanh niên, tìm ra được những nguồn vui mới, làm quen được với được với nhiều người bạn mới. Bây giờ ngồi nhớ lại, tôi cũng ngạc nhiên về sự thay đổi gần như khó tin đó. Tôi không còn than thở về cái dĩ vãng đã qua hẳn rồi nữa. Tôi vui vẻ sống mỗi ngày, y như lời cháu khuyên và tôi đã chấp nhận lấy số phận, không chống lại đời tôi. Đời sống của tôi bây giờ đầy đủ hơn lúc nào hết".
    Bà Elizabeth Counley ở Portland đã học được một điều mà chúng ta trước sau gì cũng phải học là: số phận đã không tránh được thì hãy nhận và hợp tác với nó đi: "Chuyện xảy ra như thế và không thể nào khác được". Bài học ấy khó thật. Cả những vua chúa trên ngai vàng cũng cần phải biết tự chủ mới theo đúng được . Anh hoàng George V cho đóng khung câu này rồi treo trên tường trong thư viện của ngài trong điện Buckingham: " Xin ai hãy khuyên tôi đừng đòi ông trăng trên trời hoặc bất bình về một tình thế không sao cứu vãn được nữa". Schopenhauer cũng đồng ý như vậy trong câu này: "Trên đường đời, hành lý quan trọng nhất phải mang theo là lòng nhẫn nhục".
    Chắc là hoàn cảnh tự nó không thể làm cho ta sung sướng hay đau khổ. Chính cái cách ta đáp ứng lại với nó làm cho ta khổ hay vui. Chúa Jesus đã nói: ?oThiên đường ở ngay trong lòng ta". Trong lòng ta có Thiên đường mà cũng có Địa Ngục là thế đó. Nếu cần, chúng ta có thể chịu nổi và thắng được tất cả nhưng tai họa và thảm kịch vì chúng ta có những năng lực tiềm tàng phi thường mà nếu biết dùng tới, ta sẽ vượt qua được tất cả mọi nghịch cảnh. Chúng ta mạnh hơn chúng ta tưởng. Ông Booth Tarkington luôn luôn nói: Tai hoạ gì trời đất bắt tôi chịu, tôi cũng chịu được hết, chỉ trừ một tật đui mù thôi. Không bao giờ tôi chịu được cảnh ấy". Nhưng một ngày kia, khi tới lục tuần, ông ngó xuống tấm thảm ở trên sàn nhà thì... sao mà màu mờ nhạt thế này? Ông không còn trông rõ hình thêu trên thảm nữa. Lại hỏi một bác sĩ nhãn khoa, ông mới hay cái sự thật đau đớn này: ông sắp bị mù. Một con mắt đã gần mù hẳn rồi, con mắt kia cũng sẽ mù luôn. Điều mà tôi sợ nhất đã xảy ra!
    Ông Tarkington phản ứng lại cách nào khi ông bị "tai nạn ghê gớm nhất ấy?" Ông ta có nghĩ như vầy không? "Thế là hết. Mình đã đến lúc tận số rồi đây". Không ! Ông ngạc nhiên thấy mình rất vui vẻ, còn có óc trào phúng nữa là khác. Ông bực bội vì những đốm mờ mờ nó đi qua con người ông, làm ông hết còn trông rõ, nhưng khi cái đốm lớn nhất vừa qua khỏi, ông nói: "Ái chà! ông nội lại tới. Sáng nay đẹp trời, ông nội đi lang thang đâu vậy ?".
    Vận mạng làm sao mà thắng nổi một tâm hồn như thế ? Khi đã hoàn toàn đui mù, ông nói: "Tôi thấy rằng tôi chịu được cảnh đui như những người khác chịu được những tai nạn của họ. Tôi tin chắc nếu cả ngũ quan của tôi mang tật, hoá ra vô dụng nữa thì tôi vẫn có thể sống với tinh thần, vì chúng ta trông bằng tinh thần, sống bằng tinh thần ". Trong một năm, ông dể cho y sĩ mổ mắt 12 lần, hy vọng sẽ khỏi bệnh. Các y sĩ đều dùng thuốc tê mà không lần nào ông phản kháng rên la. Ông biết không sao tránh được cho nên chỉ có cách để tránh bớt đau khổ là vui lòng nhận lấy hết. Tại nhà thương, ông không chịu nằm trong phòng riêng mà xin nằm trong một phòng chung để được gần những người đau khổ khác. Ông cố gắng nâng cao tinh thần họ, và sắp bị mổ mắt, ông biết trước sẽ đau đớn lắm, nhưng ông ráng nhớ rằng ông hãy còn sung sướng nhiều. Ông nói: ?oThật kỳ diệu! Khoa học ngày nay tiến bộ đến nỗi mổ được bộ phận tế nhị là con mắt! Thật kỳ diệu!".
    Người thường, nếu bị mù và bị mổ mắt 12 lần thì chắc là sợ mà gầy ốm như ma dại, còn ông Tarkington thì nói "Bây giờ có đổi nỗi đau đớn ấy để được nỗi vui hơn tôi cũng không đổi". Tại sao ? Vì nó đã dạy cho ông biết cách an phận, cho biết rằng sức ông chịu được những cảnh đau đớn nhất đời, nó đã cho ông thấy lời này của thi sĩ John Milton là chí lý: "Mù không phải là khổ, không chịu được cảnh đui mù mới là khổ".

    Bà Margaret Faller, người bênh vực nữ quyền nổi tiếng nhất ở Anh, một lần đã dùng câu này làm châm ngôn: "Cõi đời ra sao, tôi nhận như vậy!". Ông già quạ quọ Thomas Carlyle nghe câu đó, liền nói mỉa: "Thì dĩ nhiên bà ấy phải đành chịu vậy"! Phải, bạn và tôi, chúng ta cũng phải nhận số phận của ta vậy chứ sao ! Nếu chúng ta, rên rỉ giẫy giụa, sinh ra chua chát, thì cũng không thay đổi được tình cảm mà chỉ làm thay đổi được tính tình, cơ thể ta thôi. Tôi nói vậy qua kinh nghiệm của chính bản thân . Có lần tôi không chịu nhận một tình thế mà tôi không sao tránh được. Tôi nổi điên, chống cự lại, sinh ra mất ngủ, khiến đời tôi biến thành cảnh hỏa ngục. Hóa ra tôi tự chuốc lấy thêm nhiều nỗi bất mãn. Rút cục, sau một năm tự dày vò bản thân, tôi phải chấp nhận cái tình thế mà ngay từ lúc đầu tôi đã không có cách nào cải thiện cả. Sao tôi không noi gương ông già Walt Whitman mà thản nhiên như loài sâu, loài thú trước những cảnh tối tăm, đói lạnh, dông tố ? Có một thời tôi nuôi bò trong 12 năm trời. Không khi nào tôi thấy con bò cái nổi nóng lên vì nắng đã làm cháy cỏ hoặc vì trời lạnh quá và mưa đá, hoặc vì con bò đực bạn trăm năm của nó o bế một con bò cái khác. Loài vật thản nhiên trước cảnh tối tăm, dông tố và thất tình ; vì vậy chúng không bao giờ đau thần kinh hoặc bị ung thư, cũng chả bao giờ hoá điên hết.
    Như thế có phải là tôi khuyên bạn nên cúi đầu chịu hết những nghịch cảnh trên đường đời không ? Không bao giờ tôi có ý đó ! Vì như vậy là theo thuyết định mạng rồi. Nếu còn hy vọng cứu vãn được tình thế thì còn phải tranh đấu đến cùng ! Nhưng khi đã biết rõ rằng chống lại cũng vô ích, sự đã rồi, không thể thay đổi được thì xin bạn hãy thương bộ thần kinh của bạn mà đừng quay cuồng, ngó trước ngó sau, than tiếc những tình thế đẹp tốt hơn nữa. Ông khoa trưởng Hawkers ở Đại học Columbia nói với tôi ông lấy bài ca "Ngỗng mẹ" sau này làm châm ngôn.
    Trời sinh mỗi bệnh ở đời
    Có phương chữa được, không thời vô phương
    Có phương hãy ráng tìm phương
    Vô phương thì chịu, lo lương làm gì.

    Để tìm tài liệu cuốn này, tôi đã phỏng vấn nhiều thương gia giỏi nhất ở Mỹ. Tôi ngạc nhiên thấy họ hợp tác với những tình thế không thể tránh được và đời họ tuyệt nhiên không có ưu tư gì hết. Nếu không sống như vậy thì mệt óc quá, họ chịu sao nổi. Tôi kể ra đây vài thí dụ: ông J.C.Penney, người sáng lập ra tiệm tạp hóa JC. Penney có chi nhánh trong khắp nước Mỹ nói: "Dù có bị phá sản cho đến không còn một xu nữa, tôi cũng chả thèm lo âu, vì tôi đã biết rằng lo buồn không ích lợi gì cả. Gắng sức làm được tới đâu thì làm, còn kết quả, hãy phó cho vận mạng".
    Ông Henry Ford cũng nghĩ như vậy: "Khi tôi không điều khiển được thì biến cố nó tự điều khiển lấy". Khi tôi hỏi ông K.T.Keller, hội trưởng nghiệp đoàn "Chrysler rằng làm cách nào mà khỏi ưu tư, ông đáp: "Gặp một tình thế khó khăn, nếu có cách cải thiện được thì tôi cải thiện. Nếu không có cách nào thì tôi không thèm nghĩ đến nó nữa, quên hẳn nó đi. Không bao giờ tôi lo lắng về tương lai vì tôi hiểu không một ai có thể biết tương lai sẽ ra sao mà ta không hiểu được động lực đó ra sao và sức gì đưa đẩy nó. Vậy thì lo lắng về tương lai làm gì?". Nếu bạn khen ông K.T.Keller là một nhà hiền triết thì ông ta sẽ ngượng lắm. Ông chỉ là một nhà doanh nghiệp khôn khéo đã tự kiếm ra được triết lý của Epictetus đã dạy cho dân La Mã 19 thế kỷ trước: "Chỉ có một cách tìm được hạnh phúc là đừng lo nghĩ về những điều vượt ngoài khả năng của ta".
    Bà Sarah Bernard cho ta một bằng cớ có giá trị rằng đàn bà cũng biết hợp tác với những tình thế không thể tránh được. Suốt 50 năm, bà như một nữ hoàng trên kịch trường khắp năm Châu, chưa có tài tử nào được người ta mến như bà. Nhưng đến năm 71 tuổi thì bà nghèo khổ - không còn đồng xu nào hết. Thế rồi giữa khi thất thế đó, khi vượt đại dương, bà đã bị ngã trên boong tàu và bị thương nặng ở chân. Chứng viêm tĩnh mạch bạo phát, chân bà tóp lại, đau đớn vô cùng, đến nỗi bác sĩ phải quyết định cưa bỏ. Biết tính bà nóng như lửa, bác sĩ ngần ngại không cho bà hay quyết định ấy, sợ sẽ làm bà phát chứng động kinh. Nhưng ông ta đã lầm. Khi hay quyết định ấy, bà Sarah nhìn người bác sĩ một hồi rồi điềm đạm nói: "Nếu phải cưa thì ông cứ cưa. Số mạng đã bắt vậy. Trong khi bà nằm trên xe để người ta đẩy lại phòng mổ, người con trai của bà đứng bên khóc lóc. Bà vui vẻ vẫy lại và bảo: "Con đợi đó nhé. Mẹ sẽ trở lại". Trên đường tới phòng mổ, bà đọc lại một màn kịch bà đã diễn. Có kẻ hỏi có phải bà làm như vậy để hăng hái lên không thì bà đáp: "Không, tôi cốt ý cho các bác sĩ và các cô đều vững lòng tin vì thần kinh họ đang bị căng thẳng". Chân lành rồi, bà đi vòng khắp thế giới, làm cho công chúng say mê thêm bảy năm nữa. L.C MacCormick trong bài đăng ở báo Reader''''s Digest viết: "Nếu ta chấp nhận một tình thế không thể tránh được thì năng lực của ta được thong thả và giúp ta tạo được một đời sống phong phú hơn".
    Không ai có đủ sức khỏe và nghị lực để vừa chống cự với một tình thế không tránh được, vừa tạo một đời sống mới đâu. Chúng ta phải chọn một trong hai điều ấy, hoặc là cúi đầu chịu những cơn bão táp tất có trong đời, hoặc chống lại với nó để rồi chết thảm". Chính tôi đã được mục đích cảnh chết ấy trong nông trại của tôi ở Missouri. Tại đó tôi trồng vài chục gốc cây. Mới đầu chúng mọc rất mau. Rồi một trận bão tuyết ào tới, tuyết đóng nặng trên mỗi cảnh, mỗi nhánh. Đáng lẽ uyển chuyển trĩu xuống dưới sức nặng thì những cây ấy lại hiên ngang đứng thẳng chống cự lại, tới nỗi tuyết nặng quá, cành phải gãy, thân phải nứt - cuối cùng tôi phải chặt bỏ hết đi. Những cây tại rừng miền Bắc khôn ngoan hơn. Tôi đã đi qua hàng mấy trăm cây số rừng bốn mùa xanh tốt ở Canada mà tôi chưa thấy một cây nào bị tuyết đè nặng làm gãy cả. Những cây quanh năm xanh tươi ấy biết uốn thân, cành dưới sức nặng, biết cái đạo hợp tác với những tình thế không tránh được.''''
    Các ông thầy võ Nhật dạy các môn đệ phải luôn luôn nhớ " mềm mại như cây Liễu, đừng cứng rắn như cây Tùng". Bạn có biết tại sao những vỏ xe hơi lăn trên đường mà chịu được đủ cái tội tình: nào cọ vào đường, nào cán lên đá nhọn không? Mới đầu các nhà chế tạo những vỏ xe cứng rắn. Nhưng chẳng bao lâu vỏ xe tan tành ra từng mảnh. Rồi họ mới chế ra những vỏ xe mềm hơn để làm cho sự đụng chạm trên đường dịu nhẹ đi và những vỏ này "chịu đựng" được lâu bền hơn. Trên đọan đường đời khấp khểnh, bạn và tôi nếu chúng ta học được cách làm cho những sự đụng chạm dịu bớt đi, thì cuộc hành trình của ta cũng dài hơn , êm đềm và sung sướng hơn.
    Nếu không theo cách ấy mà cứ chống lại với những sự khó khăn trong đời, chúng ta sẽ ra sao? Nếu không chịu "mềm mại như cây Liễu" mà cứ nhất định "cứng cỏi như cây Tùng" chúng ta sẽ ra sao? Dễ hiểu lắm. Chúng ta sẽ gây ra những xung đột bất tận trong thâm tâm ta, chúng ta sẽ lo lắng, khổ sở, cáu kỉnh và sẽ bị bệnh thần kinh. Và hơn nữa, nếu chúng ta đi đến mức phủ nhận sự thật đau đớn và lùi về một thế giới ảo mộng do ta tưởng tượng ra, thì ta đã hóa điên mất rồi.
    Được alleykat sửa chữa / chuyển vào 21:07 ngày 30/08/2003
  2. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Trong chiến tranh vừa qua, hàng triệu binh sĩ kinh hoảng đã phải lựa chọn một trong hai đường này: chấp nhận một tình thế không thể thay đổi được hay là lo lắng để rồi chết. Như trường hợp của William H. Casselin. Câu chuyện ông kể lại dưới đây trong một lớp giảng của tôi ở New York, đã được ban giám khảo của trường chấm giải thưởng xuất sắc. "Ít lâu sau khi có lệnh tăng cường an ninh ven biển, tôi bị đổi đến một nơi nguy hiểm nhất trên bờ Đại Tây Dương. Lệnh trên bắt tôi coi việc chuyển vận những kho chất nổ. Bạn thử tưởng tượng xem, tôi, một thằng bán bánh ngọt mà đi phụ trách việc vận tải các chất nổ ! Chỉ mới nghĩ đến lúc phải đứng giữa hàng nghìn tấn thuốc nổ TNT cũng đủ làm cho một anh bán bánh lạnh tóat xương sống rồi. Người ta huấn luyện tôi trong có hai ngày, mà những điều chỉ bảo đó lại càng làm cho tôi sợ hơn nữa. Không bao giờ tôi quên được hôm bắt đầu đi nhận việc. Trời hôm đó u ám và lạnh lẽo. Tôi nhận được lệnh ở giữa trời, trên đập đá tại bờ biển Bayonne. Lệnh rằng tôi phải trông coi một tóan năm người khiêng chất nổ vào khoang thứ năm trong chiếc tàu tiếp liệu. Tóan khuân vác đó lưng dài vai rộng, nhưng hòan tòan không biết gì về các chất nổ hết. Thế mà họ phải vận chuyển những thùng chứa một tấn thuốc nổ TNT. Bấy nhiêu chất nổ cũng đủ làm văng chiếc tàu cũ kỹ của chúng tôi lên tới mây xanh. Họ dùng hai sợi dây cáp để đưa thùng đạn dược xuống tàu. Tôi luôn luôn lẩm bẩm: "Nếu một trong hai sợi dây đó bị tuột hay đứt...!"Trời ơi! Lúc đó tôi mới lo sợ làm sao! Tôi run lên cầm cập. Miệng tôi khô, chân tôi muốn quỵ , tim tôi đập mạnh. Nhưng tôi không thể trốn đi đâu được hết. Trốn tức là đào ngũ, là nhục nhã cho tôi và cha mẹ tôi, là sẽ bị xử bắn nữa. Cho nên tôi không dám trốn mà phải ở lại . Mắt tôi không rời những người phu, thấy họ khiêng những thùng chất nổ một cách hờ hững mà lạnh xương sống.
    Chỉ cần sơ ý một chút là chiếc tầu này sẽ nổ tung lên. Sau hơn một giờ kinh hãi, tôi mới bắt đầu suy nghĩ được một chút. Tôi tự nhủ: "Cứ cho là chiếc tàu này sẽ nổ tung lên thì đã làm sao ? Ta sẽ chết ngay lập tức, có biết gì nữa đâu? Chết cách đó giản dị quá, còn sung sướng hơn là chết vì ung thư nhiều. Thôi đừng điên khùng nữa, ở đời ai mà khỏi chết ? Ta đã phải làm công việc đó, không thì bị bắn. Vậy sao không cố gắng thích nó đi ". Tôi tự nhủ như vậy hàng giờ, và bắt đầu cảm thấy dễ chịu dần. Sau cùng tôi đã bắt tôi chấp nhận một tình thế không thể thay đổi được và nhờ vậy tôi đã thắng nỗi ưu tư và sợ sệt. Tôi ghi tâm tạc dạ bài học ấy. Bây giờ, mỗi lần lo nghĩ về một điều gì không sao thay đổi được, tôi nhún vai nói: "Hãy quên nó đi !". Và tôi thấy phương pháp ấy cực kỳ hữu hiệu.
    Ngoài cái chết trên thánh giá của Chúa Jesus, cái chết nổi danh nhất trong lịch sử nhân loại là cái chết của Socrate. Mấy nghìn năm sau, loài người vẫn còn đọc và thích đoạn văn bất hủ của Plato tả cái chết đó - đoạn văn ấy là một đoạn đẹp nhất, cảm động nhất trong văn học từ xưa tới nay. Có vài kẻ xấu ở Athens ganh ghét với nhà hiền triết Socrate, đã vu oan cho ông và làm ông bị xử tử. Người cai tù vốn quý mến ông, khi đưa cho ông chén thuốc độc đã nói: "Sự thế đã vậy, xin ông ráng vui vẻ coi thường nó đi". Socrate nghe lời. Ông nhìn thẳng vào cái chết một bình thản, nhẫn nhục, làm kinh động tới quỷ thần. "Hãy vui vẻ coi thường một tình thế phải tới ". Lời đó phán ra 400 năm B.C., nhưng ngày nay cái thế giới già cỗi, ưu tư của chúng ta vẫn phải nhớ lời ấy hơn bao giờ hết "Hãy gắng coi thường một tình thế không tránh được".

    Trong 8 năm vừa rồi, tôi đã đọc hết những sách, báo cũ, mới mà tôi có thể kiếm được bàn về vấn đề diệt ưu tư....Bạn muốn biết một lời khuyên ngắn, hay nhất mà tôi đã chọn được trong hết thảy nhữn sách vở báo chí ấy không? Thì đây, lời khuyên đó tóm tắt trong mấy hàng sau này rất đáng dán lên tấm kính của mọi phòng tắm để mỗi khi rửa mặt mỗi ngày, chúng ta cũng rửa luôn những ưu tư trong óc nữa. Xin nói rõ đó là lời cầu nguyện viết ra bởi giáo sư Thần Học Reinhold Niebuhr : "Xin hãy cho tôi một tâm hồn bình thản để chấp nhận những tình thế không thể thay đổi được, một lòng can đảm để thay đổi những tình thế có thể thay đổi được, và một tinh thần sáng suốt để biết phân biệt sự khác biệt giữa hai hoàn cảnh này "
    Hãy STOP Lo lại !
    Bạn muốn biết cách kiếm tiền ở thị trường chứng khoán không? Bạn trả lời là Có ư ? Thì cả triệu người khác cũng muốn như bạn và nếu tôi chỉ được cách ấy, cuốn sách này sẽ phải bán với một giá đắt phi thường ! Nhưng tôi có thể cho bạn biết một bí quyết rất kỳ diệu mà nhiều người đầu cơ thường dùng có kết quả. Xin bạn hãy đọc câu chuyện dưới đây do ông Charles Robert, một nhà chuyên gia về tài chánh kể lại: "Tôi quê ở Texas, đến New York với 20.000 dollars của các bạn giao cho để đầu cơ vào chứng khoán. Tôi tưởng mình dã biết hết các mánh khoé và đầu cơ thì sẽ chắc chắn có lời, vậy mà đã lỗ mất hết chả còn một xu. Thật ra tôi cũng có lời trong một vài vụ, nhưng rút cục vẫn là thua thiệt. "Nếu là tiền của thì tôi không cần, nhưng cái khổ là tiền của các bạn, mặc dầu số tiền đó đối với họ không là bao. Vì thế tôi ngại không muốn gặp mặt anh em, nhưng lạ lùng thay, họ chẳng những không phiền hà gì tôi hết, lại còn như mắc một thứ bệnh lạc quan bất trị nữa, vẫn tiếp tục xuất vốn cho tôi. "Tôi đã chơi lối "Tài Sỉu" một là được hết, hai là thua tận với sự chỉ trông ở vận mạng của mình và tin ở những lời mách bảo kê của kẻ khác.
    Như ông H.T.Phillips nói, tôi đã "đầu tư bằng tai", ai nói làm sao tin ngay làm vậy. Tôi bắt đầu suy nghĩ về các lỗi lầm của tôi và quyết định trước khi đầu tư, sẽ ráng tìm ra bí quyết trong nghề này. Và tôi đã làm quen với ông Burton S.Castles, một trong những nhà đầu tư thành công nhất từ trước tới nay. Tôi tin là có thể học của ông ta được nhiều điều hay vì ông ta nổi danh là thành công năm này qua năm nọ . Thành công liên tiếp như vậy, không thể nào là một chuyện may rủi được !". "Ông ấy chỉ hỏi vài câu về những vụ đầu tư trước của tôi và đã dạy tôi một thuật mà tôi tin rằng quan trọng nhất trong nghề đầu tư . Ông nói: "Mỗi khi mua một văn tự chứng khoán nào tôi cũng quyết định "stop" số lỗ lại. Ví dụ tôi mua một chứng khoán giá 50 đồng, thì tôi chịu lỗ khi giá nó hạ tới 45 đồng; nghĩa là khi bán chứng khoán đó sụt xuống dưới giá mua 5 đồng hay 10% thì tôi bán liền, hạn chế số lỗ lại, không chịu thiệt quá 5 đồng !" Ông thầy già nói tiếp: "Trong những công việc mua bán đầu tiên, đặt vốn một cách khôn ngoan, bạn lời trung bình 10, 25 có khi 50 đồng nữa. Vậy nếu hạn chế số lỗ là 5 đồng, thì có thể lời khá lắm vì trong 12 lần chỉ có độ năm lần bị lỗ". "Tôi theo quy tắc đó liền và luôn từ hôm đó có lời ngay. Quy tắc ấy đã giúp các bạn xuất vốn và tôi, đỡ lỗ cả ngàn đồng".
    Ít lâu sau, tôi nhận thấy rằng quy tắc "Stop Lỗ" đó có thể áp dụng vào nhiều việc khác ngoài việc đầu tư. Tôi bèn bắt đầu "STOP LO" mỗi khi gặp điều gì ưu phiền bất mãn. Kết quả rất là thần diệu. "Chẳng hạn, tôi thường hay đi ăn trưa với một anh bạn ít khi tới đúng giờ. Trước kia nhiều phen tôi mất thì giờ đợi anh ta tới nửa bữa. Sau cùng tôi "STOP đợi". Tôi nói: "Anh Bill à, kể từ hôm nay, tôi chỉ đợi anh mười phút thôi nhé, và sau đó thì coi như cái hẹn ăn trưa của chúng ta đã được vất qua cửa sổ . Nghĩa là tôi cũng dông ngay!".
    Trời ơi ! Phải chi trước kia tôi có đủ lương tri để "STOP" tính nóng nảy, tính dễ nổi giận, tính hay tự bào chữa, hay tiếc nuối về tất cả những cảm xúc và tinh thần ! Tại sao tôi lại ngu thế nhỉ, không nhận biết được những tình thế có hại cho sự bình tĩnh của tâm hồn mà tự nhủ rằng "Này Dale Carnegie, tình thế này chỉ đáng làm cho anh lo âu đến thế là cùng; Thôi, thế là đủ lắm rồi , đừng thèm lo thêm nữa, nghe chưa?" Tại sao tôi đã không làm như vậy? Nhưng tôi cũng phải công nhận, ít nhất là một lần, tôi đã có chút lương tri. Lần đó - một lần cực kỳ quan trọng, một cơn khủng hoảng trầm trọng của đời tôi - tôi đã thấy những giấc mơ, những dự định về tương lai và những việc làm trong nhiều năm của tôi tan ra như mây khói. Việc xảy ra như sau: Hồi 30 tuổi, tôi quyết định viết tiểu thuyết. Tôi sắp thành một Frank Norris hoặc Jack London hoặc Thomas Hardy thứ nhì. Tôi hăng hái tới nỗi qua ở Châu Âu hai năm. Tại đó tôi sống dễ dàng với vài dollars mỗi tháng, vì sau chiến tranh thứ nhất, ở đây có sự lạm phát về tiền bạc.
    Trong hai năm ấy, tôi viết xong một tác phẩm chủ đề là "Blizzard" (Cơn bão tuyết). Nhan đề ấy hay quá vì bản thảo được các nhà xuất bản tiếp thổi trên cách đồng Dakota cả. Nhưng khi nhà xuất bản nói thẳng vào mặt tôi rằng cuốn ấy là đồ vất đi, rằng tôi là đồ bất tài, hòan tòan không có khiếu gì về viết tiểu thuyết, thì tim tôi muốn ngừng đập. Tôi quay gót ra, như kẻ mất hồn. Có ai đập mạnh vào đầu tôi cũng không làm cho tôi choáng váng hơn. Tôi mê mẩn, rã rời cả người. Tôi thấy tôi đang đứng ở ngã ba cuộc đời và tôi phải chọn lấy một quyết định quan trọng. Biết làm sao bây giờ ? chọn đuờng nào đây? Tôi mê muội hàng tuần như vậy. Nhớ lại lúc ấy chưa được ai khuyên "STOP nỗi Lo lại", một bài học của một kinh nghiệm tuyệt vời , có vậy thôi. Rồi tôi bỏ hết không thèm nghĩ tới nữa. Tôi quyết định trở lại công việc tổ chức và dạy những lớp cho người lớn. Lúc nào rảnh thì viết tiểu sử các danh nhân hoặc những loại sách thiết thực như cuốn bạn đương đọc đây. Bây giờ, ngẫm nghĩ lại, tôi có thấy vui sướng vì đã quyết định như vậy không? Sung sướng mà thôi ư? Tôi còn thấy muốn nhảy múa điên cuồng lên nữa chứ? Tôi có thể nói thật rằng không bao giờ tôi bỏ phí thời giờ để tiếc nuối và than thở rằng sao mình không phải là một Thomas Hardy thứ nhì.
    Một đêm, cách đây hơn một thế kỷ, khi cú kêu trong rừng bên bờ hồ Walden, ông Henry Thoreau chấm bút lông ngỗng vào lọ mực tự tay chế lấy và chép vào nhật ký: "Muốn biết giá trị của một vật là bao nhiêu thì cứ xét xem bây giờ hoặc sau này phải đem bao nhiêu đời sống để đổi lấy vật ấy". Nói một cách khác : Lo lắng về một việc gì để hại đời sống ta, tức là đánh giá việc đó đắt quá, có khác gì điên không? Chính Gilbert và Sullivan điên như vậy. Họ biết soạn những điệu nhạc và lời ca vui vẻ mà họ không biết chút gì về cách gây hạnh phúc cho chính đời họ. Họ đã soạn mấy bản ca êm đẹp du dương nhất để làm vui cho người đời như những bài : Patience, Pinafore, The Mikado. Nhưng họ đã không tự chủ được. Họ đã tự đầu độc đời họ chỉ vì cái giá tiền một tấm thảm. Sullivan đi mua một tấm thảm cho rạp hát của hai người mới lập ra. Gilbert thấy đắt tiền quá, nổi xung lên. Thế là họ kiện nhau ra tòa và cho đến chết họ không thèm nói với nhau nửa lời . Ngay cả nốt nhạc Sullivan cũng chép rồi gởi cho Gilbert; và khi Gilbert viết xong lời ca cũng chép lại gởi cho Sullivan. Có lần họ phải ra sân khấu cùng một lúc thì mỗi người đứng một đầu, người quay mặt ra phía này để chào khán giả, người ngó ra phái kia để khỏi trông thấy mặt nhau. Họ không biết "STOP" nỗi giận của họ lại, như ông Lincoln. Một lần, trong trận Nam Bắc phân tranh, khi nghe bạn thân tố cáo những kẻ thù cay độc nhất của mình, ông nói: "Các anh còn giận dai hơn tôi nữa đấy. Có lẽ tôi dễ làm lành quá, nhưng chả bao giờ tôi nghĩ rằng giận nhau là có lợi. Chúng ta đâu có thì giờ để tranh cãi suốt nửa đời người. Nếu có người nào thôi không đả kích tôi nữa thì tôi quên hẳn chuyện cũ đi liền".
    Tôi ước gì một bà cô E***h của tôi cũng chóng quên giận như ông Lincoln nhỉ ! Bà và người chồng tên Frank sống tại mọt khu nông trại hoang dã . Chung quanh là đất cằn cỗi và hầm hố mà trong nhà thì xó nào cũng đầy những con gián. Hai ông bà làm việc cực nhọc và chắt bóp từng xu. Nhưng bà muốn mua sắm màn và ít đồ trang hoàng khác cho nhà cửa được sáng sủa nên đã đi mua chịu những món ấy ở tiệm tạp hoá Dan Eversole.
    Ông thấy bà mang nợ thì đâm ra lo lắng. Vả lại, cũng như các chủ trại khác, có tính rất ghét sự mua chịu, ông ngầm bảo Dan Eversole đừng bán chịu cho bà nữa. Khi hay tin này, bà đã giận điên lên- và mãi cả 50 năm sau, bà vẫn chưa nguôi. Tôi nghe bà kể lại chuyện ấy cả chục lần rồi. Lần cuối cùng gặp tôi, bà đã 70 tuổi. Thưa với bà: "Thưa cô, chú ấy làm mất mặt cô như vậy, quả là chú đã có lỗi; quả là có lỗi; nhưng thành thật mà nói, đã hơn nửa thế kỷ mà cô vẫn còn bận tâm về chuyện đó hoài, thì cô còn vô lý hơn dượng lắm nữa". Nhưng lời khuyên của tôi như nước đổ đầu vịt. Bà đã đánh mất hẳn sự bình yên trong tâm hồn và như thế bà trả giá quá đắt về nỗi oán giận ấp ủ mãi trong lòng như vậy.
    (còn tiếp)
    All you need is Love . . .
  3. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Trong chiến tranh vừa qua, hàng triệu binh sĩ kinh hoảng đã phải lựa chọn một trong hai đường này: chấp nhận một tình thế không thể thay đổi được hay là lo lắng để rồi chết. Như trường hợp của William H. Casselin. Câu chuyện ông kể lại dưới đây trong một lớp giảng của tôi ở New York, đã được ban giám khảo của trường chấm giải thưởng xuất sắc. "Ít lâu sau khi có lệnh tăng cường an ninh ven biển, tôi bị đổi đến một nơi nguy hiểm nhất trên bờ Đại Tây Dương. Lệnh trên bắt tôi coi việc chuyển vận những kho chất nổ. Bạn thử tưởng tượng xem, tôi, một thằng bán bánh ngọt mà đi phụ trách việc vận tải các chất nổ ! Chỉ mới nghĩ đến lúc phải đứng giữa hàng nghìn tấn thuốc nổ TNT cũng đủ làm cho một anh bán bánh lạnh tóat xương sống rồi. Người ta huấn luyện tôi trong có hai ngày, mà những điều chỉ bảo đó lại càng làm cho tôi sợ hơn nữa. Không bao giờ tôi quên được hôm bắt đầu đi nhận việc. Trời hôm đó u ám và lạnh lẽo. Tôi nhận được lệnh ở giữa trời, trên đập đá tại bờ biển Bayonne. Lệnh rằng tôi phải trông coi một tóan năm người khiêng chất nổ vào khoang thứ năm trong chiếc tàu tiếp liệu. Tóan khuân vác đó lưng dài vai rộng, nhưng hòan tòan không biết gì về các chất nổ hết. Thế mà họ phải vận chuyển những thùng chứa một tấn thuốc nổ TNT. Bấy nhiêu chất nổ cũng đủ làm văng chiếc tàu cũ kỹ của chúng tôi lên tới mây xanh. Họ dùng hai sợi dây cáp để đưa thùng đạn dược xuống tàu. Tôi luôn luôn lẩm bẩm: "Nếu một trong hai sợi dây đó bị tuột hay đứt...!"Trời ơi! Lúc đó tôi mới lo sợ làm sao! Tôi run lên cầm cập. Miệng tôi khô, chân tôi muốn quỵ , tim tôi đập mạnh. Nhưng tôi không thể trốn đi đâu được hết. Trốn tức là đào ngũ, là nhục nhã cho tôi và cha mẹ tôi, là sẽ bị xử bắn nữa. Cho nên tôi không dám trốn mà phải ở lại . Mắt tôi không rời những người phu, thấy họ khiêng những thùng chất nổ một cách hờ hững mà lạnh xương sống.
    Chỉ cần sơ ý một chút là chiếc tầu này sẽ nổ tung lên. Sau hơn một giờ kinh hãi, tôi mới bắt đầu suy nghĩ được một chút. Tôi tự nhủ: "Cứ cho là chiếc tàu này sẽ nổ tung lên thì đã làm sao ? Ta sẽ chết ngay lập tức, có biết gì nữa đâu? Chết cách đó giản dị quá, còn sung sướng hơn là chết vì ung thư nhiều. Thôi đừng điên khùng nữa, ở đời ai mà khỏi chết ? Ta đã phải làm công việc đó, không thì bị bắn. Vậy sao không cố gắng thích nó đi ". Tôi tự nhủ như vậy hàng giờ, và bắt đầu cảm thấy dễ chịu dần. Sau cùng tôi đã bắt tôi chấp nhận một tình thế không thể thay đổi được và nhờ vậy tôi đã thắng nỗi ưu tư và sợ sệt. Tôi ghi tâm tạc dạ bài học ấy. Bây giờ, mỗi lần lo nghĩ về một điều gì không sao thay đổi được, tôi nhún vai nói: "Hãy quên nó đi !". Và tôi thấy phương pháp ấy cực kỳ hữu hiệu.
    Ngoài cái chết trên thánh giá của Chúa Jesus, cái chết nổi danh nhất trong lịch sử nhân loại là cái chết của Socrate. Mấy nghìn năm sau, loài người vẫn còn đọc và thích đoạn văn bất hủ của Plato tả cái chết đó - đoạn văn ấy là một đoạn đẹp nhất, cảm động nhất trong văn học từ xưa tới nay. Có vài kẻ xấu ở Athens ganh ghét với nhà hiền triết Socrate, đã vu oan cho ông và làm ông bị xử tử. Người cai tù vốn quý mến ông, khi đưa cho ông chén thuốc độc đã nói: "Sự thế đã vậy, xin ông ráng vui vẻ coi thường nó đi". Socrate nghe lời. Ông nhìn thẳng vào cái chết một bình thản, nhẫn nhục, làm kinh động tới quỷ thần. "Hãy vui vẻ coi thường một tình thế phải tới ". Lời đó phán ra 400 năm B.C., nhưng ngày nay cái thế giới già cỗi, ưu tư của chúng ta vẫn phải nhớ lời ấy hơn bao giờ hết "Hãy gắng coi thường một tình thế không tránh được".

    Trong 8 năm vừa rồi, tôi đã đọc hết những sách, báo cũ, mới mà tôi có thể kiếm được bàn về vấn đề diệt ưu tư....Bạn muốn biết một lời khuyên ngắn, hay nhất mà tôi đã chọn được trong hết thảy nhữn sách vở báo chí ấy không? Thì đây, lời khuyên đó tóm tắt trong mấy hàng sau này rất đáng dán lên tấm kính của mọi phòng tắm để mỗi khi rửa mặt mỗi ngày, chúng ta cũng rửa luôn những ưu tư trong óc nữa. Xin nói rõ đó là lời cầu nguyện viết ra bởi giáo sư Thần Học Reinhold Niebuhr : "Xin hãy cho tôi một tâm hồn bình thản để chấp nhận những tình thế không thể thay đổi được, một lòng can đảm để thay đổi những tình thế có thể thay đổi được, và một tinh thần sáng suốt để biết phân biệt sự khác biệt giữa hai hoàn cảnh này "
    Hãy STOP Lo lại !
    Bạn muốn biết cách kiếm tiền ở thị trường chứng khoán không? Bạn trả lời là Có ư ? Thì cả triệu người khác cũng muốn như bạn và nếu tôi chỉ được cách ấy, cuốn sách này sẽ phải bán với một giá đắt phi thường ! Nhưng tôi có thể cho bạn biết một bí quyết rất kỳ diệu mà nhiều người đầu cơ thường dùng có kết quả. Xin bạn hãy đọc câu chuyện dưới đây do ông Charles Robert, một nhà chuyên gia về tài chánh kể lại: "Tôi quê ở Texas, đến New York với 20.000 dollars của các bạn giao cho để đầu cơ vào chứng khoán. Tôi tưởng mình dã biết hết các mánh khoé và đầu cơ thì sẽ chắc chắn có lời, vậy mà đã lỗ mất hết chả còn một xu. Thật ra tôi cũng có lời trong một vài vụ, nhưng rút cục vẫn là thua thiệt. "Nếu là tiền của thì tôi không cần, nhưng cái khổ là tiền của các bạn, mặc dầu số tiền đó đối với họ không là bao. Vì thế tôi ngại không muốn gặp mặt anh em, nhưng lạ lùng thay, họ chẳng những không phiền hà gì tôi hết, lại còn như mắc một thứ bệnh lạc quan bất trị nữa, vẫn tiếp tục xuất vốn cho tôi. "Tôi đã chơi lối "Tài Sỉu" một là được hết, hai là thua tận với sự chỉ trông ở vận mạng của mình và tin ở những lời mách bảo kê của kẻ khác.
    Như ông H.T.Phillips nói, tôi đã "đầu tư bằng tai", ai nói làm sao tin ngay làm vậy. Tôi bắt đầu suy nghĩ về các lỗi lầm của tôi và quyết định trước khi đầu tư, sẽ ráng tìm ra bí quyết trong nghề này. Và tôi đã làm quen với ông Burton S.Castles, một trong những nhà đầu tư thành công nhất từ trước tới nay. Tôi tin là có thể học của ông ta được nhiều điều hay vì ông ta nổi danh là thành công năm này qua năm nọ . Thành công liên tiếp như vậy, không thể nào là một chuyện may rủi được !". "Ông ấy chỉ hỏi vài câu về những vụ đầu tư trước của tôi và đã dạy tôi một thuật mà tôi tin rằng quan trọng nhất trong nghề đầu tư . Ông nói: "Mỗi khi mua một văn tự chứng khoán nào tôi cũng quyết định "stop" số lỗ lại. Ví dụ tôi mua một chứng khoán giá 50 đồng, thì tôi chịu lỗ khi giá nó hạ tới 45 đồng; nghĩa là khi bán chứng khoán đó sụt xuống dưới giá mua 5 đồng hay 10% thì tôi bán liền, hạn chế số lỗ lại, không chịu thiệt quá 5 đồng !" Ông thầy già nói tiếp: "Trong những công việc mua bán đầu tiên, đặt vốn một cách khôn ngoan, bạn lời trung bình 10, 25 có khi 50 đồng nữa. Vậy nếu hạn chế số lỗ là 5 đồng, thì có thể lời khá lắm vì trong 12 lần chỉ có độ năm lần bị lỗ". "Tôi theo quy tắc đó liền và luôn từ hôm đó có lời ngay. Quy tắc ấy đã giúp các bạn xuất vốn và tôi, đỡ lỗ cả ngàn đồng".
    Ít lâu sau, tôi nhận thấy rằng quy tắc "Stop Lỗ" đó có thể áp dụng vào nhiều việc khác ngoài việc đầu tư. Tôi bèn bắt đầu "STOP LO" mỗi khi gặp điều gì ưu phiền bất mãn. Kết quả rất là thần diệu. "Chẳng hạn, tôi thường hay đi ăn trưa với một anh bạn ít khi tới đúng giờ. Trước kia nhiều phen tôi mất thì giờ đợi anh ta tới nửa bữa. Sau cùng tôi "STOP đợi". Tôi nói: "Anh Bill à, kể từ hôm nay, tôi chỉ đợi anh mười phút thôi nhé, và sau đó thì coi như cái hẹn ăn trưa của chúng ta đã được vất qua cửa sổ . Nghĩa là tôi cũng dông ngay!".
    Trời ơi ! Phải chi trước kia tôi có đủ lương tri để "STOP" tính nóng nảy, tính dễ nổi giận, tính hay tự bào chữa, hay tiếc nuối về tất cả những cảm xúc và tinh thần ! Tại sao tôi lại ngu thế nhỉ, không nhận biết được những tình thế có hại cho sự bình tĩnh của tâm hồn mà tự nhủ rằng "Này Dale Carnegie, tình thế này chỉ đáng làm cho anh lo âu đến thế là cùng; Thôi, thế là đủ lắm rồi , đừng thèm lo thêm nữa, nghe chưa?" Tại sao tôi đã không làm như vậy? Nhưng tôi cũng phải công nhận, ít nhất là một lần, tôi đã có chút lương tri. Lần đó - một lần cực kỳ quan trọng, một cơn khủng hoảng trầm trọng của đời tôi - tôi đã thấy những giấc mơ, những dự định về tương lai và những việc làm trong nhiều năm của tôi tan ra như mây khói. Việc xảy ra như sau: Hồi 30 tuổi, tôi quyết định viết tiểu thuyết. Tôi sắp thành một Frank Norris hoặc Jack London hoặc Thomas Hardy thứ nhì. Tôi hăng hái tới nỗi qua ở Châu Âu hai năm. Tại đó tôi sống dễ dàng với vài dollars mỗi tháng, vì sau chiến tranh thứ nhất, ở đây có sự lạm phát về tiền bạc.
    Trong hai năm ấy, tôi viết xong một tác phẩm chủ đề là "Blizzard" (Cơn bão tuyết). Nhan đề ấy hay quá vì bản thảo được các nhà xuất bản tiếp thổi trên cách đồng Dakota cả. Nhưng khi nhà xuất bản nói thẳng vào mặt tôi rằng cuốn ấy là đồ vất đi, rằng tôi là đồ bất tài, hòan tòan không có khiếu gì về viết tiểu thuyết, thì tim tôi muốn ngừng đập. Tôi quay gót ra, như kẻ mất hồn. Có ai đập mạnh vào đầu tôi cũng không làm cho tôi choáng váng hơn. Tôi mê mẩn, rã rời cả người. Tôi thấy tôi đang đứng ở ngã ba cuộc đời và tôi phải chọn lấy một quyết định quan trọng. Biết làm sao bây giờ ? chọn đuờng nào đây? Tôi mê muội hàng tuần như vậy. Nhớ lại lúc ấy chưa được ai khuyên "STOP nỗi Lo lại", một bài học của một kinh nghiệm tuyệt vời , có vậy thôi. Rồi tôi bỏ hết không thèm nghĩ tới nữa. Tôi quyết định trở lại công việc tổ chức và dạy những lớp cho người lớn. Lúc nào rảnh thì viết tiểu sử các danh nhân hoặc những loại sách thiết thực như cuốn bạn đương đọc đây. Bây giờ, ngẫm nghĩ lại, tôi có thấy vui sướng vì đã quyết định như vậy không? Sung sướng mà thôi ư? Tôi còn thấy muốn nhảy múa điên cuồng lên nữa chứ? Tôi có thể nói thật rằng không bao giờ tôi bỏ phí thời giờ để tiếc nuối và than thở rằng sao mình không phải là một Thomas Hardy thứ nhì.
    Một đêm, cách đây hơn một thế kỷ, khi cú kêu trong rừng bên bờ hồ Walden, ông Henry Thoreau chấm bút lông ngỗng vào lọ mực tự tay chế lấy và chép vào nhật ký: "Muốn biết giá trị của một vật là bao nhiêu thì cứ xét xem bây giờ hoặc sau này phải đem bao nhiêu đời sống để đổi lấy vật ấy". Nói một cách khác : Lo lắng về một việc gì để hại đời sống ta, tức là đánh giá việc đó đắt quá, có khác gì điên không? Chính Gilbert và Sullivan điên như vậy. Họ biết soạn những điệu nhạc và lời ca vui vẻ mà họ không biết chút gì về cách gây hạnh phúc cho chính đời họ. Họ đã soạn mấy bản ca êm đẹp du dương nhất để làm vui cho người đời như những bài : Patience, Pinafore, The Mikado. Nhưng họ đã không tự chủ được. Họ đã tự đầu độc đời họ chỉ vì cái giá tiền một tấm thảm. Sullivan đi mua một tấm thảm cho rạp hát của hai người mới lập ra. Gilbert thấy đắt tiền quá, nổi xung lên. Thế là họ kiện nhau ra tòa và cho đến chết họ không thèm nói với nhau nửa lời . Ngay cả nốt nhạc Sullivan cũng chép rồi gởi cho Gilbert; và khi Gilbert viết xong lời ca cũng chép lại gởi cho Sullivan. Có lần họ phải ra sân khấu cùng một lúc thì mỗi người đứng một đầu, người quay mặt ra phía này để chào khán giả, người ngó ra phái kia để khỏi trông thấy mặt nhau. Họ không biết "STOP" nỗi giận của họ lại, như ông Lincoln. Một lần, trong trận Nam Bắc phân tranh, khi nghe bạn thân tố cáo những kẻ thù cay độc nhất của mình, ông nói: "Các anh còn giận dai hơn tôi nữa đấy. Có lẽ tôi dễ làm lành quá, nhưng chả bao giờ tôi nghĩ rằng giận nhau là có lợi. Chúng ta đâu có thì giờ để tranh cãi suốt nửa đời người. Nếu có người nào thôi không đả kích tôi nữa thì tôi quên hẳn chuyện cũ đi liền".
    Tôi ước gì một bà cô E***h của tôi cũng chóng quên giận như ông Lincoln nhỉ ! Bà và người chồng tên Frank sống tại mọt khu nông trại hoang dã . Chung quanh là đất cằn cỗi và hầm hố mà trong nhà thì xó nào cũng đầy những con gián. Hai ông bà làm việc cực nhọc và chắt bóp từng xu. Nhưng bà muốn mua sắm màn và ít đồ trang hoàng khác cho nhà cửa được sáng sủa nên đã đi mua chịu những món ấy ở tiệm tạp hoá Dan Eversole.
    Ông thấy bà mang nợ thì đâm ra lo lắng. Vả lại, cũng như các chủ trại khác, có tính rất ghét sự mua chịu, ông ngầm bảo Dan Eversole đừng bán chịu cho bà nữa. Khi hay tin này, bà đã giận điên lên- và mãi cả 50 năm sau, bà vẫn chưa nguôi. Tôi nghe bà kể lại chuyện ấy cả chục lần rồi. Lần cuối cùng gặp tôi, bà đã 70 tuổi. Thưa với bà: "Thưa cô, chú ấy làm mất mặt cô như vậy, quả là chú đã có lỗi; quả là có lỗi; nhưng thành thật mà nói, đã hơn nửa thế kỷ mà cô vẫn còn bận tâm về chuyện đó hoài, thì cô còn vô lý hơn dượng lắm nữa". Nhưng lời khuyên của tôi như nước đổ đầu vịt. Bà đã đánh mất hẳn sự bình yên trong tâm hồn và như thế bà trả giá quá đắt về nỗi oán giận ấp ủ mãi trong lòng như vậy.
    (còn tiếp)
    All you need is Love . . .
  4. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Ông Benjamin Franklin hồi 7 tuổi, đã lỡ làm một việc mà 70 năm sau ông còn nhớ tới. Thuở ấy ông mê một chiếc còi tu huýt, mê đến nỗi, chẳng cần hỏi giá chi hết, đã dốc hết tiền trong túi ra mua. Bảy chục năm sau, ông viết thư cho bạn: "Rồi tôi về nhà, vừa đi, vừa thổi, thích chí lắm. Nhưng các anh chị tôi thấy trả hớ quá, bu lại chế diễu tôi, khiến tôi xấu hổ quá, oà lên khóc". Về sau, khi ông B. Franklin đã nổi tiếng khắp thế giới, làm Đại sứ ở Pháp, ông còn nhớ rằng nỗi buồn vì mua hớ to tát hơn nỗi vui được chiếc còi, và trước khi làm việc gì, ông cũng tự nhủ: "Coi chừng kẻo hớ như mua còi, nhé!". Nhưng nghĩ kỹ bài học còn rất rẻ. Ông nói: "Khi lớn lên, suy xét những hành động của người đời, tôi nghĩ có rất nhiều người lớn hơn cũng đã "mua hớ chiếc còi". Nói tóm lại, tôi nhận thấy rằng họ tự mang vào người hầu hết những nổi khổ sở của họ vì đã đánh giá sai những sự vật trên đời và đã "mua hớ những chiếc còi".
    Gilbert và Sullivan đã mua hớ chiếc còi của mình. Bà cô Ethid cũng vậy. Theo bộ Bách khoa tự điển Encyclopedia của Anh, thì "Ông Leon Tolstoi ,trong 20 năm cuối đời, có lẽ đã là người được ngưỡng mộ nhất thế giới". Trong hai mươi năm ấy từ 1890 tới 1910, không lúc nào ngớt người đến nhà ông- như tín đồ hành hương ở đất Thánh - để được chiêm ngưỡng dung nhan, nghe tiếng nói, hoặc đến sờ vạt áo của ông. Mỗi lời ông nói ra, được người ta ghi chép ngay vào sổ tay, gần như lời thiên khải vậy. Nhưng về đời sống, cuộc sống hằng ngày của ông, thì ông Tolstoi 70 tuổi không khôn ngoan hơn ông Franklin hồi 7 tuổi chút nào hết.
    Tôi xin kể bạn nghe. Ông đã cưới một thiếu nữ mà ông yêu lắm, tên là Thietra. Đời sống chung của cặp vợ chồng hạnh phúc quá đến nỗi ông bà thường quỳ gối cầu trời cho được sống mãi trong cảnh thần tiên ấy. Nhưng tính bà lại hay ghen quá đáng. Bà thường hóa trang thành người nhà quê mà đi dọ thám từng cử chỉ của ông ngay cả khi ông đi chơi trong rừng. Rồi thì dông tố ghê gớm nổi lên. Bà nằm lăn lộn trên sàn, đưa một lọ thuốc độc lên môi và dọa tự tử khiến con cái hoảng sợ, nép vào góc phòng mà la hét. Còn ông thì làm gì? Ta đừng trách ông, ông đập bát đập đĩa không phải là vô cớ. Nhưng ông còn làm tệ hơn vậy nữa kia. Ông chép những chuyện đó vào nhật ký để trút cả lỗi lên đầu bà ! Đó "cái còi" của ông đó ! Ông nhất định kiếm cách phân trần cho hậu thế biết rằng không phải ông mà là do bà có lỗi. Và bà làm gì để đáp lễ lại? Dĩ nhiên bà đã xé phăng hết rồi cũng ngồi viết nhật ký để bêu xấu ông. Bà còn viết một tiểu thuyết nhan đề là: "Lỗi tại ai?" Trong đó bà miêu tả ông như một lòai quỷ dữ còn bà thì như một người phải gánh chịu cực hình vậy. Rồi tấn bi kịch kết cục ra sao? Tại sao hai ông bà nhất định biến gia đình của mình thành một "nhà thương điên" như ông đã nói ? Đã đành có nhiều nguyên do lắm, nhưng nguyên nhân chính là cả hai ông bà đều nhiệt tâm muốn làm cho chúng ta, bạn và tôi cảm động. Phải, chúng ta là dàn hậu sinh mà ông bà lo âu về lời bình phẩm khen chê của hậu thế lắm. Nhưng bạn có mảy may quan tâm về sự ông bà có lỗi không? Không. Chúng ta đều lo đến chuyện gia đình Tolstoi. Cặp vợ chồng khốn khổ ấy dã trả hớ "chiếc còi" của họ đắt biết bao! Năm chục năm sống trong cảnh hỏa ngục - chỉ vì không một người nào có đủ lương tri để nói "STOP lại đi", hoặc có đủ sáng suốt nhận giá trị của mỗi sự kiện, mà rằng: "Thôi chúng ta STOP chuyện đó ngay bây giờ nhé. Chúng ta lãng phí đời chúng ta quá. Thôi thế là đủ lắm rồi, đã kéo dài quá rồi ".
    Tôi thành thật tin rằng có một trí tuệ sáng suốt biết nhận chân giá trị của mỗi sự vật là nắm được bí quyết mầu nhiệm nhất để cho tâm hồn hoàn toàn bình tĩnh. Và tôi cũng tin rằng có thể dẹp được tức thì 50% những ưu phiền là chúng ta lập được một thước đo riêng cho chúng ta, một cái thước đo để đánh giá chính xác xem mỗi sự vật quan trọng tới bực nào đối với đời sống của chúng ta .
    Đừng mất công cưa vụn mạt cưa ​
    Khi viết câu này, nhìn qua cửa sổ, tôi thấy trong vườn tôi có những vết chân của con quái vật sống trong khuyết sử thời đại, in vào đá và diệp thạch. Tôi đã mua những vết chân đó tại viện Bảo tàng Peabody của Đại học đường Yale và tôi còn giữ bức thư của viên bảo quản, cam đoan những vết chân đó có tự 180 triệu năm nay. Dù một người ngu dại nhất chắc cũng không để có ý tưởng muốn đi ngược lại 180 triệu năm của thời gian để làm thay đổi những vết chân đó. Mà ví dụ người đó có nghĩ như vậy, thì xét cho cùng, cũng không điên rồ hơn những kẻ bứt rứt nhiều người thường khổ sở vì lẽ ấy.
    Chắc chắn chúng ta chỉ có thể hành động để sửa đổi kết quả của một sự kiện sẽ xảy ra 180 giây đồng hồ trước, nhưng chúng ta không có cách gì thay đổi được một sự đã xảy ra rồi. Có một cách độc nhất ở đời để lợi dụng dĩ vãng là phân tích một cách điềm tĩnh những lỗi lầm đã trót phạm, làm bài học nhớ đời rồi quên hắn những lỗi đó đi, đừng cho nó giày vò ta nữa. Tôi biết sự đó hợp lý, nhưng chính tôi đã bao giờ có đủ can đảm và lương tri để xử sự như vậy chưa? Muốn rả lời câu hỏi này, xin bạn nghe câu chuyện đã xảy ra cho tôi cách đây nhiều năm:
    Tôi đã dùng 300.000 dollars làm vốn mà chẳng thu được một xu nhỏ lời. Đầu đuôi là thế này: Tôi mở ra một tổ chức vĩ đại, chuyên môn dạy học cho người lớn. Mỗi tỉnh lớn đều có một chi nhánh và đã không tiếc tiền quảng cáo. tôi bận dạy học đến nỗi không có thời gian và cũng không có cả ý muốn kiểm soát phương diện tài chánh của công cuộc kinh doanh đó. Tôi khờ dại đến nỗi không thấy rõ tôi rất cần một viên giám đốc tài giỏi để kiểm sóat những con số chi thu. Rốt cuộc, cả năm sau tôi mới nhận thấy một sự thật hiển nhiên, để rồi cụt hứng và phẫn uất. Tôi thấy rằng tuy con số thu khổng lồ, mà không có được một số lời nhỏ nhít. Thấy vậy đáng lẽ phải làm hai việc: Việc thứ nhất là có đủ lương tri bắt chước nhà Báo học da đen, George Washington Carver, khi ông này mất món tiền dành dụm trong cả một đời là bốn vạn mũ kim vào dịp nhà ngân hàng mà ông gởi tiền bị vỡ nợ. Khi có người hỏi ông đã biết bị phá sản chưa, ông trả lời: "Vâng, tôi cũng có nghe nói như vậy" và tiếp tục dạy học như thường. Ông đã triệt để xoá bỏ sự thua lỗ trong trí nhớ đến nỗi không bao giờ nhắc tới nữa.''
    Việc thứ hai đáng lẽ tôi phải làm, là phân tích những nguyên nhân do thất bại để rút ra một bài học lâu dài. Nhưng thú thật cùng bạn, cả hai việc cốt yếu kia, tôi không làm việc nào. Trái lại, tôi tự giày vò khổ sở. Sau đó hàng tháng, lúc nào cũng như người mất hồn, ngủ không được, người gầy rạc đi. Đáng lẽ cái dại trước đem lại khôn sau thì tôi lại cứ cắm cổ tái diễn cái ngu. Tôi phải xấu hổ mà công nhận sự ngu ngốc đó, nhưng từ lâu kinh nghiệm đã dạy tôi rằng: "Dạy khôn hai mươi người dễ hơn sự thực hành những điều khôn chính mình đã dạy".
    Tôi rất tiếc mình đã không được may mắn để theo học ông Brandwine tại Đại học George Washington ở New York. Một người đã được cái may mắn đó là ông Sauders, sống tại số 939 đường Woodycres, Bronx, New York kể lại với tôi rằng ông Brandwine, hồi ấy chuyên dạy về sinh học, đã cho ông ta một bài học hữu ích vô cùng. Ông Sauders kể lại : "Bấy giờ tôi chưa đầy 20 tuổi, mà đã lo sợ đủ thứ. Bài làm có lầm lỗi nhỏ nào là tôi ngấm ngầm giày vò tôi cho đến khổ sở. Mỗi một kỳ thi, tôi thức thâu đếm để cắn móng tay, sợ mình sẽ rớt. Tôi sống để suy nghĩ về những việc đã làm; để mà hối tiếc đã làm bậy: đắn đo đến những câu đã nói để tự trách mình sao chẳng nói thế này, thế nọ, có hơn không? Vào một buổi sáng, lớp chúng tôi tự tại phòng thí nghiệm ban Thực vật học và thấy trên bàn, trước mặt ông giáo Brandwine có lù lù một chai sữa. Chúng tôi ngồi xuống và tự hỏi không biết chai sữa kia có liên quan gì với bài học vệ sinh bữa đó. Bỗng nhiên, ông Brandwine đứng phắt dậy, gạt chai sữa cho rơi mạnh vào chậu sứ rửa tay mà la lớn lên rằng: "Đừng than tiếc chỗ sữa đã đổ ". Đoạn ông bảo chúng tôi lại gần và nói: "Hãy nhin cho kỹ, vì tôi nhớ cái bài học này suốt đời. Chỗ sữa này chảy mất hết và các trò có thể thấy nó đang chui ra đường mương, bây giờ các trò có dằn vặt và bứt tóc cũng thu lại được một giọt. Suy nghĩ một chút, cẩn thận một chút thì có lẽ chỗ sữa này đã không mất, nhưng khi nó đã đổ be bét xuống cống thì mình hãy quên phứt nó đi cho xong chuyện". Ông Sauders thêm rằng: "Bây giờ đã muộn rồi và ta chỉ còn có thể quên hẳn chuyện đó đi và bắt đầu làm việc khác".
    Một chứng minh nhỏ đó, nay tôi còn nhớ như in, trong khi tôi đã quên hẳn những bài hình học và La tinh mà tôi từng đã thuộc làu. Thật ra, trong đời sống thực tế, nó có ích nhiều hơn bất cứ môn nào toi dã học trong bốn năm tại đại học đường.

    Đọc tới đây, chắc có bạn sẽ mỉm cười vì cho rằng đó chỉ là một câu vè trẻ con ai cũng biết, việc gì phải làm lớn chuyện như thế. Tôi cũng biết vậy, việc gì phải làm lớn chuyện như thế. Tôi cũng biết thiên hạ nhàm tai về câu ấy, vì nó ở đầu lưỡi mọi người và nhắc đến nó thì hóa ra gần như vô duyên. Tôi biết bạn cũng đã được nghe câu ấy đến hàng nghìn lần. Nhưng tôi cũng biết thêm rằng những câu vè tầm thường đó là tinh tuý của những cái khôn ngoan, lịch lãm cổ truyền, từ ngàn năm trước. Nó là kết tinh những kiến thức của cả nhân loại, cha truyền con nối biết bao nhiêu đời. Nếu bạn có thể đọc hết thảy những sách luận đề về những ưu tư, do những bậc thông thái nhất trong hoàn cầu đã soạn, thì bạn cũng không thể kiếm được một dòng nào có chân lý sâu xa hơn những câu phương ngôn thông dụng nhất như "Chưa đến cầu đừng lo thiếu cách qua sông" hay "Đừng than tiếc chỗ sữa đã đổ ".
    All you need is Love . . .
  5. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Ông Benjamin Franklin hồi 7 tuổi, đã lỡ làm một việc mà 70 năm sau ông còn nhớ tới. Thuở ấy ông mê một chiếc còi tu huýt, mê đến nỗi, chẳng cần hỏi giá chi hết, đã dốc hết tiền trong túi ra mua. Bảy chục năm sau, ông viết thư cho bạn: "Rồi tôi về nhà, vừa đi, vừa thổi, thích chí lắm. Nhưng các anh chị tôi thấy trả hớ quá, bu lại chế diễu tôi, khiến tôi xấu hổ quá, oà lên khóc". Về sau, khi ông B. Franklin đã nổi tiếng khắp thế giới, làm Đại sứ ở Pháp, ông còn nhớ rằng nỗi buồn vì mua hớ to tát hơn nỗi vui được chiếc còi, và trước khi làm việc gì, ông cũng tự nhủ: "Coi chừng kẻo hớ như mua còi, nhé!". Nhưng nghĩ kỹ bài học còn rất rẻ. Ông nói: "Khi lớn lên, suy xét những hành động của người đời, tôi nghĩ có rất nhiều người lớn hơn cũng đã "mua hớ chiếc còi". Nói tóm lại, tôi nhận thấy rằng họ tự mang vào người hầu hết những nổi khổ sở của họ vì đã đánh giá sai những sự vật trên đời và đã "mua hớ những chiếc còi".
    Gilbert và Sullivan đã mua hớ chiếc còi của mình. Bà cô Ethid cũng vậy. Theo bộ Bách khoa tự điển Encyclopedia của Anh, thì "Ông Leon Tolstoi ,trong 20 năm cuối đời, có lẽ đã là người được ngưỡng mộ nhất thế giới". Trong hai mươi năm ấy từ 1890 tới 1910, không lúc nào ngớt người đến nhà ông- như tín đồ hành hương ở đất Thánh - để được chiêm ngưỡng dung nhan, nghe tiếng nói, hoặc đến sờ vạt áo của ông. Mỗi lời ông nói ra, được người ta ghi chép ngay vào sổ tay, gần như lời thiên khải vậy. Nhưng về đời sống, cuộc sống hằng ngày của ông, thì ông Tolstoi 70 tuổi không khôn ngoan hơn ông Franklin hồi 7 tuổi chút nào hết.
    Tôi xin kể bạn nghe. Ông đã cưới một thiếu nữ mà ông yêu lắm, tên là Thietra. Đời sống chung của cặp vợ chồng hạnh phúc quá đến nỗi ông bà thường quỳ gối cầu trời cho được sống mãi trong cảnh thần tiên ấy. Nhưng tính bà lại hay ghen quá đáng. Bà thường hóa trang thành người nhà quê mà đi dọ thám từng cử chỉ của ông ngay cả khi ông đi chơi trong rừng. Rồi thì dông tố ghê gớm nổi lên. Bà nằm lăn lộn trên sàn, đưa một lọ thuốc độc lên môi và dọa tự tử khiến con cái hoảng sợ, nép vào góc phòng mà la hét. Còn ông thì làm gì? Ta đừng trách ông, ông đập bát đập đĩa không phải là vô cớ. Nhưng ông còn làm tệ hơn vậy nữa kia. Ông chép những chuyện đó vào nhật ký để trút cả lỗi lên đầu bà ! Đó "cái còi" của ông đó ! Ông nhất định kiếm cách phân trần cho hậu thế biết rằng không phải ông mà là do bà có lỗi. Và bà làm gì để đáp lễ lại? Dĩ nhiên bà đã xé phăng hết rồi cũng ngồi viết nhật ký để bêu xấu ông. Bà còn viết một tiểu thuyết nhan đề là: "Lỗi tại ai?" Trong đó bà miêu tả ông như một lòai quỷ dữ còn bà thì như một người phải gánh chịu cực hình vậy. Rồi tấn bi kịch kết cục ra sao? Tại sao hai ông bà nhất định biến gia đình của mình thành một "nhà thương điên" như ông đã nói ? Đã đành có nhiều nguyên do lắm, nhưng nguyên nhân chính là cả hai ông bà đều nhiệt tâm muốn làm cho chúng ta, bạn và tôi cảm động. Phải, chúng ta là dàn hậu sinh mà ông bà lo âu về lời bình phẩm khen chê của hậu thế lắm. Nhưng bạn có mảy may quan tâm về sự ông bà có lỗi không? Không. Chúng ta đều lo đến chuyện gia đình Tolstoi. Cặp vợ chồng khốn khổ ấy dã trả hớ "chiếc còi" của họ đắt biết bao! Năm chục năm sống trong cảnh hỏa ngục - chỉ vì không một người nào có đủ lương tri để nói "STOP lại đi", hoặc có đủ sáng suốt nhận giá trị của mỗi sự kiện, mà rằng: "Thôi chúng ta STOP chuyện đó ngay bây giờ nhé. Chúng ta lãng phí đời chúng ta quá. Thôi thế là đủ lắm rồi, đã kéo dài quá rồi ".
    Tôi thành thật tin rằng có một trí tuệ sáng suốt biết nhận chân giá trị của mỗi sự vật là nắm được bí quyết mầu nhiệm nhất để cho tâm hồn hoàn toàn bình tĩnh. Và tôi cũng tin rằng có thể dẹp được tức thì 50% những ưu phiền là chúng ta lập được một thước đo riêng cho chúng ta, một cái thước đo để đánh giá chính xác xem mỗi sự vật quan trọng tới bực nào đối với đời sống của chúng ta .
    Đừng mất công cưa vụn mạt cưa ​
    Khi viết câu này, nhìn qua cửa sổ, tôi thấy trong vườn tôi có những vết chân của con quái vật sống trong khuyết sử thời đại, in vào đá và diệp thạch. Tôi đã mua những vết chân đó tại viện Bảo tàng Peabody của Đại học đường Yale và tôi còn giữ bức thư của viên bảo quản, cam đoan những vết chân đó có tự 180 triệu năm nay. Dù một người ngu dại nhất chắc cũng không để có ý tưởng muốn đi ngược lại 180 triệu năm của thời gian để làm thay đổi những vết chân đó. Mà ví dụ người đó có nghĩ như vậy, thì xét cho cùng, cũng không điên rồ hơn những kẻ bứt rứt nhiều người thường khổ sở vì lẽ ấy.
    Chắc chắn chúng ta chỉ có thể hành động để sửa đổi kết quả của một sự kiện sẽ xảy ra 180 giây đồng hồ trước, nhưng chúng ta không có cách gì thay đổi được một sự đã xảy ra rồi. Có một cách độc nhất ở đời để lợi dụng dĩ vãng là phân tích một cách điềm tĩnh những lỗi lầm đã trót phạm, làm bài học nhớ đời rồi quên hắn những lỗi đó đi, đừng cho nó giày vò ta nữa. Tôi biết sự đó hợp lý, nhưng chính tôi đã bao giờ có đủ can đảm và lương tri để xử sự như vậy chưa? Muốn rả lời câu hỏi này, xin bạn nghe câu chuyện đã xảy ra cho tôi cách đây nhiều năm:
    Tôi đã dùng 300.000 dollars làm vốn mà chẳng thu được một xu nhỏ lời. Đầu đuôi là thế này: Tôi mở ra một tổ chức vĩ đại, chuyên môn dạy học cho người lớn. Mỗi tỉnh lớn đều có một chi nhánh và đã không tiếc tiền quảng cáo. tôi bận dạy học đến nỗi không có thời gian và cũng không có cả ý muốn kiểm soát phương diện tài chánh của công cuộc kinh doanh đó. Tôi khờ dại đến nỗi không thấy rõ tôi rất cần một viên giám đốc tài giỏi để kiểm sóat những con số chi thu. Rốt cuộc, cả năm sau tôi mới nhận thấy một sự thật hiển nhiên, để rồi cụt hứng và phẫn uất. Tôi thấy rằng tuy con số thu khổng lồ, mà không có được một số lời nhỏ nhít. Thấy vậy đáng lẽ phải làm hai việc: Việc thứ nhất là có đủ lương tri bắt chước nhà Báo học da đen, George Washington Carver, khi ông này mất món tiền dành dụm trong cả một đời là bốn vạn mũ kim vào dịp nhà ngân hàng mà ông gởi tiền bị vỡ nợ. Khi có người hỏi ông đã biết bị phá sản chưa, ông trả lời: "Vâng, tôi cũng có nghe nói như vậy" và tiếp tục dạy học như thường. Ông đã triệt để xoá bỏ sự thua lỗ trong trí nhớ đến nỗi không bao giờ nhắc tới nữa.''
    Việc thứ hai đáng lẽ tôi phải làm, là phân tích những nguyên nhân do thất bại để rút ra một bài học lâu dài. Nhưng thú thật cùng bạn, cả hai việc cốt yếu kia, tôi không làm việc nào. Trái lại, tôi tự giày vò khổ sở. Sau đó hàng tháng, lúc nào cũng như người mất hồn, ngủ không được, người gầy rạc đi. Đáng lẽ cái dại trước đem lại khôn sau thì tôi lại cứ cắm cổ tái diễn cái ngu. Tôi phải xấu hổ mà công nhận sự ngu ngốc đó, nhưng từ lâu kinh nghiệm đã dạy tôi rằng: "Dạy khôn hai mươi người dễ hơn sự thực hành những điều khôn chính mình đã dạy".
    Tôi rất tiếc mình đã không được may mắn để theo học ông Brandwine tại Đại học George Washington ở New York. Một người đã được cái may mắn đó là ông Sauders, sống tại số 939 đường Woodycres, Bronx, New York kể lại với tôi rằng ông Brandwine, hồi ấy chuyên dạy về sinh học, đã cho ông ta một bài học hữu ích vô cùng. Ông Sauders kể lại : "Bấy giờ tôi chưa đầy 20 tuổi, mà đã lo sợ đủ thứ. Bài làm có lầm lỗi nhỏ nào là tôi ngấm ngầm giày vò tôi cho đến khổ sở. Mỗi một kỳ thi, tôi thức thâu đếm để cắn móng tay, sợ mình sẽ rớt. Tôi sống để suy nghĩ về những việc đã làm; để mà hối tiếc đã làm bậy: đắn đo đến những câu đã nói để tự trách mình sao chẳng nói thế này, thế nọ, có hơn không? Vào một buổi sáng, lớp chúng tôi tự tại phòng thí nghiệm ban Thực vật học và thấy trên bàn, trước mặt ông giáo Brandwine có lù lù một chai sữa. Chúng tôi ngồi xuống và tự hỏi không biết chai sữa kia có liên quan gì với bài học vệ sinh bữa đó. Bỗng nhiên, ông Brandwine đứng phắt dậy, gạt chai sữa cho rơi mạnh vào chậu sứ rửa tay mà la lớn lên rằng: "Đừng than tiếc chỗ sữa đã đổ ". Đoạn ông bảo chúng tôi lại gần và nói: "Hãy nhin cho kỹ, vì tôi nhớ cái bài học này suốt đời. Chỗ sữa này chảy mất hết và các trò có thể thấy nó đang chui ra đường mương, bây giờ các trò có dằn vặt và bứt tóc cũng thu lại được một giọt. Suy nghĩ một chút, cẩn thận một chút thì có lẽ chỗ sữa này đã không mất, nhưng khi nó đã đổ be bét xuống cống thì mình hãy quên phứt nó đi cho xong chuyện". Ông Sauders thêm rằng: "Bây giờ đã muộn rồi và ta chỉ còn có thể quên hẳn chuyện đó đi và bắt đầu làm việc khác".
    Một chứng minh nhỏ đó, nay tôi còn nhớ như in, trong khi tôi đã quên hẳn những bài hình học và La tinh mà tôi từng đã thuộc làu. Thật ra, trong đời sống thực tế, nó có ích nhiều hơn bất cứ môn nào toi dã học trong bốn năm tại đại học đường.

    Đọc tới đây, chắc có bạn sẽ mỉm cười vì cho rằng đó chỉ là một câu vè trẻ con ai cũng biết, việc gì phải làm lớn chuyện như thế. Tôi cũng biết vậy, việc gì phải làm lớn chuyện như thế. Tôi cũng biết thiên hạ nhàm tai về câu ấy, vì nó ở đầu lưỡi mọi người và nhắc đến nó thì hóa ra gần như vô duyên. Tôi biết bạn cũng đã được nghe câu ấy đến hàng nghìn lần. Nhưng tôi cũng biết thêm rằng những câu vè tầm thường đó là tinh tuý của những cái khôn ngoan, lịch lãm cổ truyền, từ ngàn năm trước. Nó là kết tinh những kiến thức của cả nhân loại, cha truyền con nối biết bao nhiêu đời. Nếu bạn có thể đọc hết thảy những sách luận đề về những ưu tư, do những bậc thông thái nhất trong hoàn cầu đã soạn, thì bạn cũng không thể kiếm được một dòng nào có chân lý sâu xa hơn những câu phương ngôn thông dụng nhất như "Chưa đến cầu đừng lo thiếu cách qua sông" hay "Đừng than tiếc chỗ sữa đã đổ ".
    All you need is Love . . .
  6. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Chắc bạn đang nghĩ: " Thôi rồi, bác Carnegie này lại đang muốn giảng đạo Tin Lành Khoa học đây". Không đâu, bạn đã lầm. Tôi không muốn theo đạo ấy. Nhưng tôi càng sống lâu bao nhiêu thì tôi càng tin chắc ở năng lực phi thường của tư tưởng. Nhờ dạy người lớn trong suốt 35 năm, tôi biết rằng đàn ông và đàn bà có thể diệt ưu phiền, sợ sệt cùng nhiều chứng bệnh và có thể thay đổi hẳn đời họ đi bằng cách chỉ cần thay đổi tư tưởng trong đầu họ. Tôi biết và tôi biết chắc chắn như vậy ! Tôi đã mục kích cả trăm lần những sự thay đổi không thể tin được. Tôi đã thấy thường quá đến nỗi không còn ngạc nhiên gì nữa. Chẳng hạn như trường hợp một học viên của tôi, ông J. Frank Whaley.
    Ông ta đã bị bệnh suy nhược thần kinh. Nguyên do tại sao ? Là tại ông ưu phiền. Ông ta nói với tôi: "Cái gì cũng làm cho tôi lo, tôi lo vì tôi gầy quá; và tôi tưởng rằng tóc tôi mỗi ngày mỗi rụng ; vì tôi sợ không bao giờ dành được đủ tiền để cưới vợ; sợ sẽ không bao giờ trở thành một người cha hiền; sợ không cưới được ý trung nhân; sợ đời sống sẽ không có hạnh phúc. Tôi lo cả về những ý nghĩ của người khác về tôi nữa. Tôi lo buồn đến nỗi bị lở bao tử. Thôi thế là hết làm việc, phải bỏ sở làm. tinh thần tôi sôi lên như nước trong một nồi sùng sục mà không có lỗ để xả hơi. áp lực đó không chịu nổi, phải xả bớt đi mới được. Bạn nên cầu trời đừng bao giờ bị bệnh thần kinh thác loạn vì có nỗi đau đớn vật chất nào có thể ghê gớm bằng nỗi khổ sở của một tinh thần đang hấp hối hết. Bệnh tôi nặng đến nỗi không dám nói thật với cả người thân trong nhà. Tôi không còn làm chủ được tư tưởng. óc tôi đầy sợ sệt. Một tiếng động nhỏ nhất cũng làm tôi giật bắn người lên. Tôi trốn tránh mọi người. Tôi khóc lóc một cách vô cớ. Sống mỗi ngày là một ngày hấp hối. Tôi thấy mọi người ai cũng đều bỏ rơi xa lánh tôi. Tôi chỉ muốn nhảy xuống sông tự tử cho xong việc.
    Nhưng tôi bỏ ý quyên sinh đi, quyết định lại Florida, hy vọng sẽ nhờ đổi gió mà hết bệnh. Khi tôi bước chân lên xe, cha tôi đưa một bức thư bảo tới Florida mới được mở ra coi. Tôi tới nơi vào giữa mùa du lịch. Vì không thuê được phòng ngủ, tôi đành thuê phòng trong một ga ra xe hơi. Rồi tôi toan kiếm tại một nhà chuyên chở mà không được.Thế là tôi lang thang trên bờ vịnh Florida để mà tự cảm thấy buồn phiền khổ sở hơn ở nhà. Tôi bèn mở bức thư xem ba tôi viết gì. Ba tôi nói: "Con yêu quý, con xa nhà tới 1.500 dặm mà không thấy bệnh khác chút chi, phải không? Ba viết vậy vì chính con đã làm cho con sinh bệnh. Thể xác cũng như tinh thần con không bị bệnh tật gì cả. Không phải tình thế, hoàn cảnh mà con gặp đã làm con đau; chính vì con nghĩ sai quấy về những tình thế, hoàn cảnh ấy mà hoá bệnh. "Trong lòng ta suy nghĩ ra sao thì ta sẽ như vậy". Khi nào nhận thấy được điều đó, thì con trở về và con sẽ hết bệnh".
    Bức thư của ba tôi đã làm tôi giận điên lên được. Mong được vài lời an ủi thì lại phải đọc lời thuyết pháp. Tôi giận đến nỗi nhất định không khi nào thèm trở về nhà nữa. Đêm ấy tôi đi trên đường ở Miami đến một nhà thờ đang làm lễ. Không còn biết đi đâu nữa, tôi bèn lững thững đi vào nghe thuyết pháp về câu: "Thắng được tinh thần mình còn quan trọng hơn là chinh phục được một châu thành". Thành thử tôi cũng lại được nghe những lời khuyên mà ba tôi đã viết trong thư : "Phải quét hết những rác rưởi chất chứa trong đầu óc tôi đi. Lần ấy là lần thứ nhất trong đời, tôi đã có thể suy nghĩ sáng suốt và hợp lý được. Tôi nhận thấy trước kia tôi đã quá khùng. Tôi thấy rõ chân tướng của tôi mà giật mình: hóa ra bấy lâu nay tôi cứ muốn thay đổi mọi sự chung quanh. Tâm tôi cũng như cái kính máy chụp ảnh ; vì nó hỏng nên hình ảnh của mọi vật đếu hư hết, chứ thật ra, vạn vật có gì khác đâu.
    Sáng hôm sau tôi thu xếp và đi về nhà ngay. Một tuần lễ nữa tôi trở lại làm việc như cũ. Bốn tháng sau tôi cưới nhà tôi, chính người mà trước kia tôi sợ cưới không được, chúng tôi bây giờ đã có năm cháu, gia đình hạnh phúc vui vẻ. Hồi tinh thần bình thản lại tôi quản trị một xưởng làm bìa trên 500 nhân viên. Đời sống tôi bây giờ đầy đủ hơn, vui vẻ hơn nhiều. Tôi tin bây giờ tôi đã nhận được chân giá trị của đời sống. Khi nào gặp những nỗi khó khăn - đời ai mà chẳng có những lúc ấy ? tôi tự nhủ phải giữ đầu óc cho sáng suốt và nhờ vậy mọi sự đều sẽ được như ý. Tôi có thể nói một cách thành thật rằng đã may mà bị bệnh thần kinh đó vì nhờ nó tôi mới nhận thấy tư tưởng ảnh hưởng mạnh mẽ đế tinh thần và thể xác ra sao. Bây giờ tôi có thể sai bảo tư tưởng của tôi để nó giúp tôi chứ không còn hại tôi nữa. Ba tôi đã có lý khi ông bảo tôi đau ốm không phải vì những hoàn cảnh ấy. Và từ khi nhận chân được điều này, tôi hết bệnh luôn tới bây giờ". Đó là kinh nghiệm của ông Frank J. Whaley.
    Tôi tin chắc rằng sự bình yên trong tâm hồn và nỗi vui trong lòng không do khu đất ta ở, của cải của ta có, địa vị ta giữ mà chỉ do thái độ tinh thần của ta thôi. Ảnh hưởng của bên ngòai rất là nhỏ. Như trường hợp của ông già John Brown bị xử tử vì xâm chiếm công xưởng ở Harrpes Ferry và hô hào nô lệ nổi loạn. Ông ngồi trên quan tài để tới pháp trường. Tên coi ngục đi kèm tội nhân thì hồi hộp, lo lắng. Nhưng trái lại, ông thì bình tĩnh, lạ lùng. Ngẩng lên nhìn rặng núi xanh ở Virginia, ông thốt: " Ôi ! cảnh tuyệt đẹp làm sao! Thiệt tình từ trước đến giờ tớ chưa có cơ hội nào để ngắm cảnh thần tiên đẹp như vậy".
    Hay là trường hợp của Robert Falcon và bạn đồng hành. Họ là những người Anh đầu tiên tới Nam cực. Có lẽ chưa ai khổ cực ghê gớm như họ trên con đường về. Thức ăn hết mà dầu lửa cũng hết. Không thể nào đi được nữa vì một trận bão tuyết thổi dữ dội sát trên mặt đất liên tiếp 11 ngày đêm, gió ghê gớm tới nỗi cắt bằng lớp băng ở miền ấy. Họ biết rằng thế nào cũng chết và có mang theo nhiều thuốc phiện để dùng trong những trường hợp như vậy. Nuốt một cục lớn nha phiến rồi có thể nằm dài trên tuyết hưởng cái thú "đi mây" và lên mây luôn. Nhưng họ không thèm dùng phương thuốc đó. Họ vừa "ca những điệu vui" vừa chết. Chúng ta biết được thế nhờ một bức thư từ giã cõi đời mà tám tháng sau một nhóm thám hiểm cứu nạn tìm thấy bên 11 cái xác cứng ngắt.
    Thật vậy, nếu có tư tưởng bình tĩnh và can đảm thì chúng ta có thể vui thú ngắm cảnh trong khi ngồi trên quan tài mà đến pháp trường; hoặc trong khi sắp chết đói chết rét, vẫn có thể ca hát vui vẻ vang rân cả trại. Milton, một nhà thi sĩ khuyết thị đã tìm thấy chân lý ấy 300 năm trước.
    Tâm hồn ta một cõi riêng
    Nó là Địa ngục, cảnh Tiên trên đời
    Cảnh tiên nhờ nó vui tươi
    Địa ngục vì nó thành nơi đoạ đày.


    Cuộc đời của ông Napoleon và bà Helen Keller đã chứng minh hoàn toàn lời đó. Napoleon có đủ tất cả những gì mà mọi ười thường mơ tưởng: danh vọng, uy quyền, của cải - vậy mà ông nói khi ở đảo Saint Hélène: "Trong đời tôi, không có được tới sáu ngày sung sướng" . Còn bà Hellen Keller bị mù, câm và điếc thì lại ca tụng: "Đời sống sao mà đẹp quá thế nhỉ !".
    Sống hơn nửa thế kỷ rồi, chẳng kinh nghiệm gì nhiều, nhưng ít nhất tôi cũng học điều này. "Trừ ta ra không có cái gì mà cho ta bình tĩnh được hết". Câu ấy tôi mượn của Emerson trong đoạn cuối thiên tuỳ bút "Tự tín" của ông: Khi ta thắng trến đường chính trị, khi lợi tức của ta tăng lên, khi ta bết bịnh, mạnh trở lại, hay có bạn đi xa trở về, hoặc gặp một hoàn cảnh thuận tiện nào, những lúc đó ta thấy tinh thần phấn khởi và ta nghĩ rằng ngày vui sắp tới. Không, xin đừng tin vậy. Không thể như vậy được. Trừ ta ra, không một ai mang lại sự bình tĩnh cho tâm hồn ta đâu. Epictete sống cách ta 19 thế kỷ, mà y khoa bây giờ cũng phải nhận lời ấy là đúng. Theo bác sĩ G. Canby Robinson thì trong năm người bệnh nằm ở nhà thương Johns Hopkins, có bốn người đau vì lao tâm, ưu tư quá. Không phải chỉ những bệnh tinh thần mới có nguyên do ấy đâu, cả những bệnh hoàn toàn về thể chất cũng vậy. Ông nói: Nhưng bệnh này thường khi do người đau không biết làm cho đời sống của mình thích nghi với những vấn đề thực tế". Montaigne, một triết gia Pháp nổi tiếng , đã dùng câu này làm châm ngôn: "Loài người đau khổ, do hoàn cảnh thì ít mà do ý niệm là nhiều". Mà ý niệm đó hoàn toàn tuỳ thuộc ta.
    Như vậy nghĩa là gì? Có phải tôi đã dám cả gan nói trắng với các bạn rằng: Khi bị ưu tư đè nghiến và đầu óc rối như tơ vò thì bạn chỉ cần có nghị lực một chút là tâm trạng của bạn hoàn toàn thay đổi đi không? Phải, chính tôi muốn nói vậy đó ! Mà chưa hết đâu. Tôi còn sắp chỉ cho bạn một bí quyết nữa. Phải khó nhọc một chút, nhưng bí quyết này cũng rất giản dị. "William James, nhà tâm lý thực hành uyên thâm nhất thế giới, đã nhận thấy rằng: "Hành động có vẻ như theo sau tư tưởng, nhưng sự thực thì cả hai cùng đi với nhau. Và khi chúng ta quản chế hành động thì chúng ta có thể quản chế tư tưởng một cách gián tiếp được".
  7. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Chắc bạn đang nghĩ: " Thôi rồi, bác Carnegie này lại đang muốn giảng đạo Tin Lành Khoa học đây". Không đâu, bạn đã lầm. Tôi không muốn theo đạo ấy. Nhưng tôi càng sống lâu bao nhiêu thì tôi càng tin chắc ở năng lực phi thường của tư tưởng. Nhờ dạy người lớn trong suốt 35 năm, tôi biết rằng đàn ông và đàn bà có thể diệt ưu phiền, sợ sệt cùng nhiều chứng bệnh và có thể thay đổi hẳn đời họ đi bằng cách chỉ cần thay đổi tư tưởng trong đầu họ. Tôi biết và tôi biết chắc chắn như vậy ! Tôi đã mục kích cả trăm lần những sự thay đổi không thể tin được. Tôi đã thấy thường quá đến nỗi không còn ngạc nhiên gì nữa. Chẳng hạn như trường hợp một học viên của tôi, ông J. Frank Whaley.
    Ông ta đã bị bệnh suy nhược thần kinh. Nguyên do tại sao ? Là tại ông ưu phiền. Ông ta nói với tôi: "Cái gì cũng làm cho tôi lo, tôi lo vì tôi gầy quá; và tôi tưởng rằng tóc tôi mỗi ngày mỗi rụng ; vì tôi sợ không bao giờ dành được đủ tiền để cưới vợ; sợ sẽ không bao giờ trở thành một người cha hiền; sợ không cưới được ý trung nhân; sợ đời sống sẽ không có hạnh phúc. Tôi lo cả về những ý nghĩ của người khác về tôi nữa. Tôi lo buồn đến nỗi bị lở bao tử. Thôi thế là hết làm việc, phải bỏ sở làm. tinh thần tôi sôi lên như nước trong một nồi sùng sục mà không có lỗ để xả hơi. áp lực đó không chịu nổi, phải xả bớt đi mới được. Bạn nên cầu trời đừng bao giờ bị bệnh thần kinh thác loạn vì có nỗi đau đớn vật chất nào có thể ghê gớm bằng nỗi khổ sở của một tinh thần đang hấp hối hết. Bệnh tôi nặng đến nỗi không dám nói thật với cả người thân trong nhà. Tôi không còn làm chủ được tư tưởng. óc tôi đầy sợ sệt. Một tiếng động nhỏ nhất cũng làm tôi giật bắn người lên. Tôi trốn tránh mọi người. Tôi khóc lóc một cách vô cớ. Sống mỗi ngày là một ngày hấp hối. Tôi thấy mọi người ai cũng đều bỏ rơi xa lánh tôi. Tôi chỉ muốn nhảy xuống sông tự tử cho xong việc.
    Nhưng tôi bỏ ý quyên sinh đi, quyết định lại Florida, hy vọng sẽ nhờ đổi gió mà hết bệnh. Khi tôi bước chân lên xe, cha tôi đưa một bức thư bảo tới Florida mới được mở ra coi. Tôi tới nơi vào giữa mùa du lịch. Vì không thuê được phòng ngủ, tôi đành thuê phòng trong một ga ra xe hơi. Rồi tôi toan kiếm tại một nhà chuyên chở mà không được.Thế là tôi lang thang trên bờ vịnh Florida để mà tự cảm thấy buồn phiền khổ sở hơn ở nhà. Tôi bèn mở bức thư xem ba tôi viết gì. Ba tôi nói: "Con yêu quý, con xa nhà tới 1.500 dặm mà không thấy bệnh khác chút chi, phải không? Ba viết vậy vì chính con đã làm cho con sinh bệnh. Thể xác cũng như tinh thần con không bị bệnh tật gì cả. Không phải tình thế, hoàn cảnh mà con gặp đã làm con đau; chính vì con nghĩ sai quấy về những tình thế, hoàn cảnh ấy mà hoá bệnh. "Trong lòng ta suy nghĩ ra sao thì ta sẽ như vậy". Khi nào nhận thấy được điều đó, thì con trở về và con sẽ hết bệnh".
    Bức thư của ba tôi đã làm tôi giận điên lên được. Mong được vài lời an ủi thì lại phải đọc lời thuyết pháp. Tôi giận đến nỗi nhất định không khi nào thèm trở về nhà nữa. Đêm ấy tôi đi trên đường ở Miami đến một nhà thờ đang làm lễ. Không còn biết đi đâu nữa, tôi bèn lững thững đi vào nghe thuyết pháp về câu: "Thắng được tinh thần mình còn quan trọng hơn là chinh phục được một châu thành". Thành thử tôi cũng lại được nghe những lời khuyên mà ba tôi đã viết trong thư : "Phải quét hết những rác rưởi chất chứa trong đầu óc tôi đi. Lần ấy là lần thứ nhất trong đời, tôi đã có thể suy nghĩ sáng suốt và hợp lý được. Tôi nhận thấy trước kia tôi đã quá khùng. Tôi thấy rõ chân tướng của tôi mà giật mình: hóa ra bấy lâu nay tôi cứ muốn thay đổi mọi sự chung quanh. Tâm tôi cũng như cái kính máy chụp ảnh ; vì nó hỏng nên hình ảnh của mọi vật đếu hư hết, chứ thật ra, vạn vật có gì khác đâu.
    Sáng hôm sau tôi thu xếp và đi về nhà ngay. Một tuần lễ nữa tôi trở lại làm việc như cũ. Bốn tháng sau tôi cưới nhà tôi, chính người mà trước kia tôi sợ cưới không được, chúng tôi bây giờ đã có năm cháu, gia đình hạnh phúc vui vẻ. Hồi tinh thần bình thản lại tôi quản trị một xưởng làm bìa trên 500 nhân viên. Đời sống tôi bây giờ đầy đủ hơn, vui vẻ hơn nhiều. Tôi tin bây giờ tôi đã nhận được chân giá trị của đời sống. Khi nào gặp những nỗi khó khăn - đời ai mà chẳng có những lúc ấy ? tôi tự nhủ phải giữ đầu óc cho sáng suốt và nhờ vậy mọi sự đều sẽ được như ý. Tôi có thể nói một cách thành thật rằng đã may mà bị bệnh thần kinh đó vì nhờ nó tôi mới nhận thấy tư tưởng ảnh hưởng mạnh mẽ đế tinh thần và thể xác ra sao. Bây giờ tôi có thể sai bảo tư tưởng của tôi để nó giúp tôi chứ không còn hại tôi nữa. Ba tôi đã có lý khi ông bảo tôi đau ốm không phải vì những hoàn cảnh ấy. Và từ khi nhận chân được điều này, tôi hết bệnh luôn tới bây giờ". Đó là kinh nghiệm của ông Frank J. Whaley.
    Tôi tin chắc rằng sự bình yên trong tâm hồn và nỗi vui trong lòng không do khu đất ta ở, của cải của ta có, địa vị ta giữ mà chỉ do thái độ tinh thần của ta thôi. Ảnh hưởng của bên ngòai rất là nhỏ. Như trường hợp của ông già John Brown bị xử tử vì xâm chiếm công xưởng ở Harrpes Ferry và hô hào nô lệ nổi loạn. Ông ngồi trên quan tài để tới pháp trường. Tên coi ngục đi kèm tội nhân thì hồi hộp, lo lắng. Nhưng trái lại, ông thì bình tĩnh, lạ lùng. Ngẩng lên nhìn rặng núi xanh ở Virginia, ông thốt: " Ôi ! cảnh tuyệt đẹp làm sao! Thiệt tình từ trước đến giờ tớ chưa có cơ hội nào để ngắm cảnh thần tiên đẹp như vậy".
    Hay là trường hợp của Robert Falcon và bạn đồng hành. Họ là những người Anh đầu tiên tới Nam cực. Có lẽ chưa ai khổ cực ghê gớm như họ trên con đường về. Thức ăn hết mà dầu lửa cũng hết. Không thể nào đi được nữa vì một trận bão tuyết thổi dữ dội sát trên mặt đất liên tiếp 11 ngày đêm, gió ghê gớm tới nỗi cắt bằng lớp băng ở miền ấy. Họ biết rằng thế nào cũng chết và có mang theo nhiều thuốc phiện để dùng trong những trường hợp như vậy. Nuốt một cục lớn nha phiến rồi có thể nằm dài trên tuyết hưởng cái thú "đi mây" và lên mây luôn. Nhưng họ không thèm dùng phương thuốc đó. Họ vừa "ca những điệu vui" vừa chết. Chúng ta biết được thế nhờ một bức thư từ giã cõi đời mà tám tháng sau một nhóm thám hiểm cứu nạn tìm thấy bên 11 cái xác cứng ngắt.
    Thật vậy, nếu có tư tưởng bình tĩnh và can đảm thì chúng ta có thể vui thú ngắm cảnh trong khi ngồi trên quan tài mà đến pháp trường; hoặc trong khi sắp chết đói chết rét, vẫn có thể ca hát vui vẻ vang rân cả trại. Milton, một nhà thi sĩ khuyết thị đã tìm thấy chân lý ấy 300 năm trước.
    Tâm hồn ta một cõi riêng
    Nó là Địa ngục, cảnh Tiên trên đời
    Cảnh tiên nhờ nó vui tươi
    Địa ngục vì nó thành nơi đoạ đày.


    Cuộc đời của ông Napoleon và bà Helen Keller đã chứng minh hoàn toàn lời đó. Napoleon có đủ tất cả những gì mà mọi ười thường mơ tưởng: danh vọng, uy quyền, của cải - vậy mà ông nói khi ở đảo Saint Hélène: "Trong đời tôi, không có được tới sáu ngày sung sướng" . Còn bà Hellen Keller bị mù, câm và điếc thì lại ca tụng: "Đời sống sao mà đẹp quá thế nhỉ !".
    Sống hơn nửa thế kỷ rồi, chẳng kinh nghiệm gì nhiều, nhưng ít nhất tôi cũng học điều này. "Trừ ta ra không có cái gì mà cho ta bình tĩnh được hết". Câu ấy tôi mượn của Emerson trong đoạn cuối thiên tuỳ bút "Tự tín" của ông: Khi ta thắng trến đường chính trị, khi lợi tức của ta tăng lên, khi ta bết bịnh, mạnh trở lại, hay có bạn đi xa trở về, hoặc gặp một hoàn cảnh thuận tiện nào, những lúc đó ta thấy tinh thần phấn khởi và ta nghĩ rằng ngày vui sắp tới. Không, xin đừng tin vậy. Không thể như vậy được. Trừ ta ra, không một ai mang lại sự bình tĩnh cho tâm hồn ta đâu. Epictete sống cách ta 19 thế kỷ, mà y khoa bây giờ cũng phải nhận lời ấy là đúng. Theo bác sĩ G. Canby Robinson thì trong năm người bệnh nằm ở nhà thương Johns Hopkins, có bốn người đau vì lao tâm, ưu tư quá. Không phải chỉ những bệnh tinh thần mới có nguyên do ấy đâu, cả những bệnh hoàn toàn về thể chất cũng vậy. Ông nói: Nhưng bệnh này thường khi do người đau không biết làm cho đời sống của mình thích nghi với những vấn đề thực tế". Montaigne, một triết gia Pháp nổi tiếng , đã dùng câu này làm châm ngôn: "Loài người đau khổ, do hoàn cảnh thì ít mà do ý niệm là nhiều". Mà ý niệm đó hoàn toàn tuỳ thuộc ta.
    Như vậy nghĩa là gì? Có phải tôi đã dám cả gan nói trắng với các bạn rằng: Khi bị ưu tư đè nghiến và đầu óc rối như tơ vò thì bạn chỉ cần có nghị lực một chút là tâm trạng của bạn hoàn toàn thay đổi đi không? Phải, chính tôi muốn nói vậy đó ! Mà chưa hết đâu. Tôi còn sắp chỉ cho bạn một bí quyết nữa. Phải khó nhọc một chút, nhưng bí quyết này cũng rất giản dị. "William James, nhà tâm lý thực hành uyên thâm nhất thế giới, đã nhận thấy rằng: "Hành động có vẻ như theo sau tư tưởng, nhưng sự thực thì cả hai cùng đi với nhau. Và khi chúng ta quản chế hành động thì chúng ta có thể quản chế tư tưởng một cách gián tiếp được".
  8. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Nói một cách khác, William James bảo rằng không thể chỉ dùng ý chí để cảm xúc mà cảm xúc thay đổi ngay được, nhưng chúng ta có thể thay đổi những hành động và một khi hành động thay đổi thì tự nhiên tư tưởng cũng đổi theo ngay. Ông giảng thêm: "Như vậy, nếu mất sự vui vẻ mà muốn chuộc lại thì cách chắc chắn nhất có thể làm được là tỏ ra một thái độ vui vẻ, và hành động, nói năng như là sự vui vẻ đã tới rồi".
    Cái thuật giản dị đó hiệu nghiệm chăng? Thành công thần diệu ! Xin bạn cứ thử đi. Thử hãy mở miệng ra cười lớn, hãy hồn nhiên vui vẻ, hãy ưỡn ngực hít một hơn dài rồi hát lên một khúc, nếu không ca được thì huýt sáo, nếu không huýt, nếu không ca được thì huýt sáo được thì ngâm nga. Bạn sẽ thấy liền - như William James nói- rằng tinh thần không thể nào buồn ủ rũ khi hành động tỏ một nỗi vui chói lọi. Đó là một chân lý căn bản có thể thay đổi nhiệm mầu cuộc sống của ta được. Một người đàn bà ở California mà tôi xin giấu tên, nếu biết bí quyết ấy thì chỉ nội trong 24 giờ là gột hết nỗi lầm than khổ sở của mình... bà ấy già và goá bụa- cảnh ấy đáng buồn thật - nhưng bà có ráng hành động như người vui sướng không? . Không. Nghe bạn hỏi có đau khổ gì không, thì bà đáp: "Không, không có gì cả". Nhưng nét mặt và giọng buồn bã kia thật như muốn nói "Giời ơi! Nếu ông hiểu thấu được nỗi đau khổ của tôi!".
    Bà có vẻ trách bạn sao lại dám sung sướng trước mặt bà. Cả trăm người đàn bà còn khổ hơn hà nhiều: Số tiền bảo hiểm về nhân mạng của ông chồng để lại đủ cho bà an nhàn cho đến chết và ba người con gái đã thành gia thất đàng hoàng cũng rất dư sức đón bà về nuôi. Nhưng ít khi tôi thấy bà mỉm cười lắm. Bà kêu ca rằng cả ba chàng trể đều bần tiện và ích kỷ - mặc dầu mõi lần lại chơi, bà ở nhà họ hàng tháng. Bà lại phàn nàn ràng lũ con gái không bao giờ mua quà cáp gì cho bà hết - mà chính bà cứ ôm khư khư túi tiền của mình "để dưỡng già". Bà cụ già này thật là một tai họa cho chính bản thân bà và cả gia đình bạc phước đó nữa. Mà có gì bắt buộc bà phải như vậy không? Điều đáng thương tâm hơn là nếu muốn thì bà có thể tự đổi tánh từ một người khốn nạn, khổ sở, cay độc, bà có thể trở thành ra một người mẹ được chiều chuộc kính trọng. Muốn thế bà chỉ cần bắt đầu có những cử chỉ vui vẻ như để phân phát tình yêu cho con cái mà đừng phí tâm nghĩ tới nỗi khổ để tự làm cho đời mình thêm chua xót.
    Một người ở India, ông H J. Englert, sở dĩ đến nay còn sống sót nhờ tự tìm được bí quyết ấy. Mười năm trước, ông Englert lên sởi và khi bệnh này khỏi thì biến chứng sưng thận chữa đủ các thầy, cả những "lang băm" nữa, mà cũng không hết. Được ít lâu sau, lại biến ra nhiều chứng khác. áp xuất của mạch máu tăng vọt lên. Một bác sĩ nói với ông rằng huyết áp ấy đã tới độ rất cao, có thể nguy hiểm đến tính mạng, mà sẽ còn tăng nữa, cho nên tốt hơn là hãy gấp gấp thu xếp việc nhà đi.
    Ông Englert nói: "Tôi về nhà, soát lại xem đã trả đủ tiền bảo hiểm nhân mạng chưa, cầu Chúa tha thứ cho những tội lỗi từ trước, rồi chỉ nghĩ đến cái chết. Thế là tôi đã làm cho những người xung quanh khổ sở. Vợ con tôi khóc lóc mà tôi thì càng bị vùi sâu vào cảnh thất vọng. Nhưng sau một tuần khóc lóc than thở cho thân mình, tôi tự nhủ: "Mình đã hành động như một thằng điên. Có lẽ cũng còn sống được một năm nữa sao không rảng hưởng cho vui hết đời đi đã ?"Tôi ưỡn ngực lên, mỉm cười rồi ráng hành động như người khỏe mạnh. Ban đầu có khó thật, song tôi gắng sức tỏ ra dễ dãi, vui vẻ và như vậy chẳng những dễ chịu cho gia đình mà cả cho chính bản thân tôi nữa. "Tôi nhận thấy điều này trước hết là tôi bắt đầu cảm thấy khoẻ khoắn hơn, gần được như ý muốn. Bệnh tiếp tục giảm, và đáng lẽ phải ra đồng ngủ với giun từ lâu rồi chứ, tôi lại sung sướng, mạnh khỏe lên dần , và huyết áp cũng hạ dần xuống thấp. Tôi biết chắc chắn có điều này: Nếu tôi cứ nghĩ rằng thế nào cũng "chết" thì lời bác sĩ tiên đoán sẽ thành sự thực. Nhưng tôi đã thay đổi thái độ tinh thần để giúp cơ thể tôi tự giải phóng lấy căn bệnh".
    Xin bạn cho tôi hỏi một câu: Nếu những hành động vui vẻ và những tư tưởng tích cực về sức khoẻ và can đảm đã cứu sống được người ấy, thì tại sao bạn và tôi, chúng ta còn có thể cho phép nỗi ưu tư hắc ám của ta kéo dài thêm một phút nữa làm gì? Tại sao lại bắt bản thân ta và những người chung quanh phải khổ sở, phiền muộn, khi chúng ta có thể chỉ hành động một cách vui vẻ là đủ tạo được hạnh phúc?
    Đã lâu rồi, tôi đọc một cuốn sách của James Lane Allen. Nó đã ảnh hưởng sâu xa và lâu bền tới đời sống của tôi. Cuốn ấy nhan đề: "Tư tưởng của một người" có đoạn này: "Ai cũng thấy rằng nếu ta thay đổi ý nghĩ của ta về người khác và mọi vật thì người khác và mọi vật cũng sẽ thay đổi với ta... Khi một người thay đổi hoàn toàn những ý nghĩ của mình thì người ấy sẽ ngạc nhiên thấy những thay đổi mau chóng. Ta hấp dẫn cái gì giống ta chứ không hấp dẫn cái gì ta cần... Vận mạng của ta nằm trong tay ta, chính ở trong tay ta... Tất cả những cái ta làm nên là kết quả trực tiếp của tư tưởng... Chỉ có nâng cao tư tưởng mới có thể thành công và tiến bộ được thôi". Tôi chỉ cần làm chủ được tôi, làm chủ được tư tưởng của tôi, làm chủ được nỗi sợ sệt lo lắng của tôi, làm chủ được đầu óc và tinh thần của tôi. Và tôi biết rằng lúc nào tôi cũng có thể đạt được sự tự chủ ấy tới một mực tuyệt đỉnh, bằng cách chế ngự những hành động của tôi để những hành động đó chế ngự lại những phản ứng của tôi. Vậy chúng ta nên ghi nhớ lời này của ông William James: "Một phần lớn cái mà ta gọi là hoạ... có thể đổi làm phước lành. Muốn được vậy chỉ cần thay đổi thái độ tinh thần, đừng đau đớn lo sợ nữa mà hãy hăng hái phấn đấu". Chúng ta hãy tranh đấu cho hạnh phúc của chính chúng ta !
    Tranh đấu cho hạnh phúc của chúng ta bằng cách sống theo một chương trình hằng ngày để có thể có những tư tưởng vui vẻ và kiến thiết. Chương trình đó do ông Sibyl F. Partridge đã viết ra 36 năm trước, nhan đề là: "Chỉ cho ngày hôm nay". Tôi thấy nó gây nhiều cảm hứng đến nỗi tôi đã xuất bản nó ra hàng trăm bản. Nếu bạn và tôi theo đúng, chúng ta sẽ bỏ được đa số những nỗi lo buồn và làm tăng lên vô cùng cái mà người Pháp gọi là "Sự vui sống".
    Ngày hôm nay ​
    1 - Tôi rất sung sướng hôm nay ! Nói như vậy tức là đã đồng ý với ông Abraham Lincoln rằng: "Đa số chúng ta cho mình là sung sướng ra sao thì sẽ được hạnh phúc như vậy". Hạnh phúc là do tâm ta chứ không do ngoại giới.
    2 - Hôm nay tôi sẽ chiều theo hoàn cảnh chứ không bắt hoàn cảnh phải thuận theo ý muốn của
    tôi.
    3 - Hôm nay tôi sẽ chăm nom thân thể tôi. Tôi sẽ luyện nó, săn sóc nó, bồi dưỡng nó chứ không làm nó phí sức hoặc bỏ phí nó, như vậy nó sẽ là một công cụ hoàn toàn để tôi sai khiến.
    4 - Hôm nay tôi sẽ ráng bồi bổ tinh thần. Tôi sẽ học một cái gì có ích. Tôi sẽ không lười suy nghĩ nữa. Tôi sẽ tìm đọc loại sách cần phải gắng sức suy nghĩ và chú ý mới hiểu được.
    5 - Hôm nay tôi sẽ luyện tinh thần theo hai cách: Tôi sẽ giúp ích một người nào đó mà đừng cho họ biết. Tôi sẽ theo William James, làm ít nhất là hai việc mà tôi không muốn làm để luyện ý chí.
    6 - Hôm nay tôi sẽ vui vẻ, sẽ rất tươi tỉnh, ăn mặc chỉnh tề, nói năng nhỏ nhẹ, hành động nhã nhặn, rộng rãi lời khen và cố gắng không chỉ trích ai hay chê bai một cái gì hết.
    7 - Hôm nay tôi sẽ ráng sống từng ngày một, ngày nào chỉ biết công việc ngày ấy, chứ không một lúc ôm lo cho cả đời mình. Cứ mỗi ngày chỉ làm việc 12 giớ thì suốt đời tôi cũng sẽ làm được nhiều việc lắm rồi.
    8 - Hôm nay tôi sẽ có một kế họach (chương trình). Tôi sẽ lấy giấy viết lên công việc sẽ làm trong mỗi giờ. Có thể rằng tôi không theo đúng chương trình ấy nhưng tôi cũng phải lập ra nó. Nhờ có nó tôi sẽ tránh được hai tật xấu là : do dự và hấp tấp .
    9 - Hôm nay tôi sẽ dành riêng cho tôi một nửa giờ bình thản và nghỉ ngơi. Trong nửa giờ ấy, thỉnh thoảng tôi sẽ nghĩ đến một chút viễn cảnh trong đời tôi.
    10 - Hôm nay tôi sẽ không lo sợ nữa và quyết định vui sống, yêu mến mọi người, tận hưởng Chân Thiện Mỹ và tin chắc rằng những người tôi yêu thích sẽ mến tôi. Nếu chúng ta muốn bồi dưỡng một tâm trạng để được yên vui thì chúng ta phải theo quy tắc số một này:

    Hãy suy nghĩ và hành động một cách vui vẻ, rồi ta sẽ tìm thấy hạnh phúc.

    Được alleykat sửa chữa / chuyển vào 06:58 ngày 02/09/2003
  9. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Nói một cách khác, William James bảo rằng không thể chỉ dùng ý chí để cảm xúc mà cảm xúc thay đổi ngay được, nhưng chúng ta có thể thay đổi những hành động và một khi hành động thay đổi thì tự nhiên tư tưởng cũng đổi theo ngay. Ông giảng thêm: "Như vậy, nếu mất sự vui vẻ mà muốn chuộc lại thì cách chắc chắn nhất có thể làm được là tỏ ra một thái độ vui vẻ, và hành động, nói năng như là sự vui vẻ đã tới rồi".
    Cái thuật giản dị đó hiệu nghiệm chăng? Thành công thần diệu ! Xin bạn cứ thử đi. Thử hãy mở miệng ra cười lớn, hãy hồn nhiên vui vẻ, hãy ưỡn ngực hít một hơn dài rồi hát lên một khúc, nếu không ca được thì huýt sáo, nếu không huýt, nếu không ca được thì huýt sáo được thì ngâm nga. Bạn sẽ thấy liền - như William James nói- rằng tinh thần không thể nào buồn ủ rũ khi hành động tỏ một nỗi vui chói lọi. Đó là một chân lý căn bản có thể thay đổi nhiệm mầu cuộc sống của ta được. Một người đàn bà ở California mà tôi xin giấu tên, nếu biết bí quyết ấy thì chỉ nội trong 24 giờ là gột hết nỗi lầm than khổ sở của mình... bà ấy già và goá bụa- cảnh ấy đáng buồn thật - nhưng bà có ráng hành động như người vui sướng không? . Không. Nghe bạn hỏi có đau khổ gì không, thì bà đáp: "Không, không có gì cả". Nhưng nét mặt và giọng buồn bã kia thật như muốn nói "Giời ơi! Nếu ông hiểu thấu được nỗi đau khổ của tôi!".
    Bà có vẻ trách bạn sao lại dám sung sướng trước mặt bà. Cả trăm người đàn bà còn khổ hơn hà nhiều: Số tiền bảo hiểm về nhân mạng của ông chồng để lại đủ cho bà an nhàn cho đến chết và ba người con gái đã thành gia thất đàng hoàng cũng rất dư sức đón bà về nuôi. Nhưng ít khi tôi thấy bà mỉm cười lắm. Bà kêu ca rằng cả ba chàng trể đều bần tiện và ích kỷ - mặc dầu mõi lần lại chơi, bà ở nhà họ hàng tháng. Bà lại phàn nàn ràng lũ con gái không bao giờ mua quà cáp gì cho bà hết - mà chính bà cứ ôm khư khư túi tiền của mình "để dưỡng già". Bà cụ già này thật là một tai họa cho chính bản thân bà và cả gia đình bạc phước đó nữa. Mà có gì bắt buộc bà phải như vậy không? Điều đáng thương tâm hơn là nếu muốn thì bà có thể tự đổi tánh từ một người khốn nạn, khổ sở, cay độc, bà có thể trở thành ra một người mẹ được chiều chuộc kính trọng. Muốn thế bà chỉ cần bắt đầu có những cử chỉ vui vẻ như để phân phát tình yêu cho con cái mà đừng phí tâm nghĩ tới nỗi khổ để tự làm cho đời mình thêm chua xót.
    Một người ở India, ông H J. Englert, sở dĩ đến nay còn sống sót nhờ tự tìm được bí quyết ấy. Mười năm trước, ông Englert lên sởi và khi bệnh này khỏi thì biến chứng sưng thận chữa đủ các thầy, cả những "lang băm" nữa, mà cũng không hết. Được ít lâu sau, lại biến ra nhiều chứng khác. áp xuất của mạch máu tăng vọt lên. Một bác sĩ nói với ông rằng huyết áp ấy đã tới độ rất cao, có thể nguy hiểm đến tính mạng, mà sẽ còn tăng nữa, cho nên tốt hơn là hãy gấp gấp thu xếp việc nhà đi.
    Ông Englert nói: "Tôi về nhà, soát lại xem đã trả đủ tiền bảo hiểm nhân mạng chưa, cầu Chúa tha thứ cho những tội lỗi từ trước, rồi chỉ nghĩ đến cái chết. Thế là tôi đã làm cho những người xung quanh khổ sở. Vợ con tôi khóc lóc mà tôi thì càng bị vùi sâu vào cảnh thất vọng. Nhưng sau một tuần khóc lóc than thở cho thân mình, tôi tự nhủ: "Mình đã hành động như một thằng điên. Có lẽ cũng còn sống được một năm nữa sao không rảng hưởng cho vui hết đời đi đã ?"Tôi ưỡn ngực lên, mỉm cười rồi ráng hành động như người khỏe mạnh. Ban đầu có khó thật, song tôi gắng sức tỏ ra dễ dãi, vui vẻ và như vậy chẳng những dễ chịu cho gia đình mà cả cho chính bản thân tôi nữa. "Tôi nhận thấy điều này trước hết là tôi bắt đầu cảm thấy khoẻ khoắn hơn, gần được như ý muốn. Bệnh tiếp tục giảm, và đáng lẽ phải ra đồng ngủ với giun từ lâu rồi chứ, tôi lại sung sướng, mạnh khỏe lên dần , và huyết áp cũng hạ dần xuống thấp. Tôi biết chắc chắn có điều này: Nếu tôi cứ nghĩ rằng thế nào cũng "chết" thì lời bác sĩ tiên đoán sẽ thành sự thực. Nhưng tôi đã thay đổi thái độ tinh thần để giúp cơ thể tôi tự giải phóng lấy căn bệnh".
    Xin bạn cho tôi hỏi một câu: Nếu những hành động vui vẻ và những tư tưởng tích cực về sức khoẻ và can đảm đã cứu sống được người ấy, thì tại sao bạn và tôi, chúng ta còn có thể cho phép nỗi ưu tư hắc ám của ta kéo dài thêm một phút nữa làm gì? Tại sao lại bắt bản thân ta và những người chung quanh phải khổ sở, phiền muộn, khi chúng ta có thể chỉ hành động một cách vui vẻ là đủ tạo được hạnh phúc?
    Đã lâu rồi, tôi đọc một cuốn sách của James Lane Allen. Nó đã ảnh hưởng sâu xa và lâu bền tới đời sống của tôi. Cuốn ấy nhan đề: "Tư tưởng của một người" có đoạn này: "Ai cũng thấy rằng nếu ta thay đổi ý nghĩ của ta về người khác và mọi vật thì người khác và mọi vật cũng sẽ thay đổi với ta... Khi một người thay đổi hoàn toàn những ý nghĩ của mình thì người ấy sẽ ngạc nhiên thấy những thay đổi mau chóng. Ta hấp dẫn cái gì giống ta chứ không hấp dẫn cái gì ta cần... Vận mạng của ta nằm trong tay ta, chính ở trong tay ta... Tất cả những cái ta làm nên là kết quả trực tiếp của tư tưởng... Chỉ có nâng cao tư tưởng mới có thể thành công và tiến bộ được thôi". Tôi chỉ cần làm chủ được tôi, làm chủ được tư tưởng của tôi, làm chủ được nỗi sợ sệt lo lắng của tôi, làm chủ được đầu óc và tinh thần của tôi. Và tôi biết rằng lúc nào tôi cũng có thể đạt được sự tự chủ ấy tới một mực tuyệt đỉnh, bằng cách chế ngự những hành động của tôi để những hành động đó chế ngự lại những phản ứng của tôi. Vậy chúng ta nên ghi nhớ lời này của ông William James: "Một phần lớn cái mà ta gọi là hoạ... có thể đổi làm phước lành. Muốn được vậy chỉ cần thay đổi thái độ tinh thần, đừng đau đớn lo sợ nữa mà hãy hăng hái phấn đấu". Chúng ta hãy tranh đấu cho hạnh phúc của chính chúng ta !
    Tranh đấu cho hạnh phúc của chúng ta bằng cách sống theo một chương trình hằng ngày để có thể có những tư tưởng vui vẻ và kiến thiết. Chương trình đó do ông Sibyl F. Partridge đã viết ra 36 năm trước, nhan đề là: "Chỉ cho ngày hôm nay". Tôi thấy nó gây nhiều cảm hứng đến nỗi tôi đã xuất bản nó ra hàng trăm bản. Nếu bạn và tôi theo đúng, chúng ta sẽ bỏ được đa số những nỗi lo buồn và làm tăng lên vô cùng cái mà người Pháp gọi là "Sự vui sống".
    Ngày hôm nay ​
    1 - Tôi rất sung sướng hôm nay ! Nói như vậy tức là đã đồng ý với ông Abraham Lincoln rằng: "Đa số chúng ta cho mình là sung sướng ra sao thì sẽ được hạnh phúc như vậy". Hạnh phúc là do tâm ta chứ không do ngoại giới.
    2 - Hôm nay tôi sẽ chiều theo hoàn cảnh chứ không bắt hoàn cảnh phải thuận theo ý muốn của
    tôi.
    3 - Hôm nay tôi sẽ chăm nom thân thể tôi. Tôi sẽ luyện nó, săn sóc nó, bồi dưỡng nó chứ không làm nó phí sức hoặc bỏ phí nó, như vậy nó sẽ là một công cụ hoàn toàn để tôi sai khiến.
    4 - Hôm nay tôi sẽ ráng bồi bổ tinh thần. Tôi sẽ học một cái gì có ích. Tôi sẽ không lười suy nghĩ nữa. Tôi sẽ tìm đọc loại sách cần phải gắng sức suy nghĩ và chú ý mới hiểu được.
    5 - Hôm nay tôi sẽ luyện tinh thần theo hai cách: Tôi sẽ giúp ích một người nào đó mà đừng cho họ biết. Tôi sẽ theo William James, làm ít nhất là hai việc mà tôi không muốn làm để luyện ý chí.
    6 - Hôm nay tôi sẽ vui vẻ, sẽ rất tươi tỉnh, ăn mặc chỉnh tề, nói năng nhỏ nhẹ, hành động nhã nhặn, rộng rãi lời khen và cố gắng không chỉ trích ai hay chê bai một cái gì hết.
    7 - Hôm nay tôi sẽ ráng sống từng ngày một, ngày nào chỉ biết công việc ngày ấy, chứ không một lúc ôm lo cho cả đời mình. Cứ mỗi ngày chỉ làm việc 12 giớ thì suốt đời tôi cũng sẽ làm được nhiều việc lắm rồi.
    8 - Hôm nay tôi sẽ có một kế họach (chương trình). Tôi sẽ lấy giấy viết lên công việc sẽ làm trong mỗi giờ. Có thể rằng tôi không theo đúng chương trình ấy nhưng tôi cũng phải lập ra nó. Nhờ có nó tôi sẽ tránh được hai tật xấu là : do dự và hấp tấp .
    9 - Hôm nay tôi sẽ dành riêng cho tôi một nửa giờ bình thản và nghỉ ngơi. Trong nửa giờ ấy, thỉnh thoảng tôi sẽ nghĩ đến một chút viễn cảnh trong đời tôi.
    10 - Hôm nay tôi sẽ không lo sợ nữa và quyết định vui sống, yêu mến mọi người, tận hưởng Chân Thiện Mỹ và tin chắc rằng những người tôi yêu thích sẽ mến tôi. Nếu chúng ta muốn bồi dưỡng một tâm trạng để được yên vui thì chúng ta phải theo quy tắc số một này:

    Hãy suy nghĩ và hành động một cách vui vẻ, rồi ta sẽ tìm thấy hạnh phúc.

    Được alleykat sửa chữa / chuyển vào 06:58 ngày 02/09/2003
  10. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Bảy cách luyện tinh thần để được thảnh thơi và vui vẻ
    Chương XII ​
    Một câu đủ để thay đổi đời bạn
    Mấy năm trước người ta hỏi tôi câu này trên đài phát thanh: "Bài học quan trọng nhất bạn đã học được là bài nào?". Dễ trả lời lắm: đó là bài học chỉ cho tôi sự quan trọng của ý nghĩ. Biết bạn nghĩ điều gì, tôi sẽ đoán được bạn ra sao. Tư tưởng ta xếp đặt cuộc đời và quyết định tương lai ta. Ông Emerson đã nói: "Suốt ngày ta nghĩ sao thì ta hành động như vậy"... Tất nhiên là thế, không thể khác được. Bây giờ tôi tin chắc không chút nghi ngờ rằng vấn dề quan trọng nhất và gần như là duy nhất - mà bạn và tôi phải giải quyết là chọn những tư tưởng chánh trực. Làm được vậy chúng ta đã đi vào con đường chính mà giải quyết được hết thảy những nỗi khó khăn. Marc Aurele César, đại triết gia và Hoàng đế của Đế quốc La Mã. Tóm tắt ý ấy trong câu này- một câu quyết định được vận mạng con người: "Tư tưởng của ta ra sao thì cuộc đời của ta sẽ là như vậy".
    Vâng, nếu ta có những tư tưởng vui vẻ thì đời ta sẽ sung sướng, có những tư tướng hắc ám thì đời ta khốn khổ, có những ý nghĩ sợ sệt thì ta sẽ sợ sệt, nếu ta nghĩ tới đau ốm thì ta sẽ đau ốm, nghĩ đến thất bại thì chắc chắn sẽ thất bại. Còn nếu ta cứ tự vùi ta vào những lời than thân trách phận thì mọi người ắt sẽ tránh xa ta.
    Norman Vincent Peale đã nói: Không phải tự cho ta là người thế nào thì ta là ngừơi thế ây, nhưng ta suy nghĩ làm sao thì thái độ của ta sẽ là vậy". Nói thế có phải là tôi bênh vực một thái độ vô tư lự trước tất cả những nỗi khó khăn không? Không ! Vì chẳng may, đời lại không giản dị thế đâu. Nhưng tôi chỉ muốn bênh vực một thái độ tích cực, đừng tiêu cực. Nói một cách khác, chúng ta cần chú ý đến nỗi khó khăn song đừng nên lo lắng. Chú ý với lo lắng khác nhau ra sao? Tôi xin nói tiếp: Mỗi lần đi ngang qua một con đường đông nghẹt xe cộ ở New York, tôi phải để ý đến mọi cử động của tôi, nhưng tôi không lo. Chú ý nghĩa là nhận biết rõ tình trạng khó khăn, rồi bình tĩnh tiến tới để thắng nó. Lo lắng tức là quay cuồng một cách điên khùng và vô ích.
    Ta có thể chú ý tới những vấn đề nghiêm trọng của ta mà vẫn thẳng người tiến bước với một hoa cẩm chướng cài ở khuy áo được. Tôi đã thấy ông Lowell Thomas có thái độ ấy. Một lần, tôi được cái vinh dự hợp tác với Lowell Thomas để trình bày những phim tài liệu về những trận giữa Allenby và Lawrence trong thế chiến thứ nhất. Ông và những người giúp việc đã quay phim trên năm, sáu mặt trận, thứ nhất là quay được một phim phóng sự về T E.Lawrence cùng đội binh ả rập của ông này một phim về quân đội Allenby xâm chiếm Thánh địa Jerusalem. Bài diễn văn cuả Lowell Thomas để giảng hai khúc phim đó, đầu đề là: "Đi theo Allenby ở Palestine và Lawrence ở Arab", được hoan hô ở rạp hát Covent Garden London và khắp thế giới. Sau những thành công rực rỡ đó tới những thành công khác trong một cuộc chu du khắp hoàn cầu. Rồi ông bỏ ra hai năm để sửa soạn một phim phóng sự về đời sống ở ấn Độ và Afghanistan. Nhưng sau một chuỗi rủi ro không tả được, điều bất ngờ này đã xảy ra: ông trở về London, hoàn toàn phá sản. Lúc ấy tôi ở chung với ông. Chúng tôi phải ăn những món rẻ tiền nhất trong các quán cơm bình dân. Nếu chúng tôi không mượn được tiền của một nghệ sĩ trứ danh là ông James Mc. Bey thì chắc đã phải nhịn đói dài dài.
    Và đây, là điều tôi muốn kể: Cả trong khi Lowell Thomas nợ như chúa Chổm và thất vọng chua chát, ông cũng chỉ suy tính chứ hoàn tòan không chút lo lắng. Ông biết rằng nếu để thất vọng đè bẹp thì ông sẽ trở thành một người vô tích sự, vô ích cả cho cả chủ nợ của ông nữa. Cho nên mỗi buổi sáng, trước khi đi xin việc, ông mua một bông cẩm chướng, gài vào khuy áo rồi lanh lẹ xuống đướng Oxford, thẳng người ưỡn ngực mà bước. Ông nghĩ tới những tư tưởng tích cực, can đảm và không chịu để thất bại đè bẹp ông. Đối với ông thì trong sòng đời, bị ngã nặng tức là đã được huấn luyện. Vậy thiếu sự huấn luyện đó thì sẽ không sao bước lên bậc thang chót vót của xã hội được. Thái độ tinh thần ảnh hướng một cách rất sâu xa, gần như khó tin, đến cả thể lực nữa.
    Ông J.E Hartfield, nhà trị bệnh thần kinh nổi danh nước Anh, trong cuốn "Quyền lực của Tâm Lý" đã chứng minh điều ấy một cách rõ ràng. Ông viết: "Tôi bảo ba người làm những trắc nghiệm để xem ám thị về tinh thần ảnh hưởng tới thể lực họ ra sao. Thể lực đó, tôi đo bằng một máy lực kế (dynamometer) mà tôi bảo họ bóp hết sức mạnh. Việc ấy họ làm trong ba hoàn cảnh khác nhau. Lần đầu họ bóp lực kế trong điều kiện thông thường. Trung bình thể lực của họ là 50 kí lô rưỡi. Lần thứ nhì thôi miên họ, thế rồi bảo họ rằng họ yếu lắm, cho nên họ chỉ bóp được 14 kí lô rưỡi thôi, nghĩa là không bằng một phần ba sức thiệt của họ. ( Một trong ba người là một nhà đấu quyền chuyên nghiệp; trong khi bị thôi miên người ấy thấy tay hình như "mảnh khảnh đi, y như tay trẻ con "). Lần thứ ba cũng thôi miên họ, nhưng bảo họ rằng họ mạnh, thì họ có thể bóp được 71 kí lô. Vậy khi óc họ đầy những ý nghĩ tích cực về sức mạnh, thì thể lực của họ tăng được gần 50%. Năng lực của thái độ tinh thần ghê gớm vậy đó.
    Tôi xin kể một chuyện lạ lùng nhất trong lịch sử Mỹ để bạn thấy năng lực mầu nhiềm của tư tưởng. Có thể tôi ngồi viết cả một cuốn sách về chuyện ấy được, nhưng đây tôi xin tóm tắt lại. Một đêm lạnh lẽo tháng mười, ít lâu sai khi chiến tranh Nam Bắc kết liễu, có một người đàn bà nghèo đói lang thang, thất thơ thất thiểu trên đường đời, tên là bà Glover đến Amesbury. Đến đây bà ta gõ cửa nhà bà vợ goá một vị chỉ huy thương thuyền là bà Webster. Mở cửa ra, bà Webster thấy một thân hình nhỏ bé, ốm o, "chỉ còn xương với da không đầy 50 kí lô, trông ghê sợ". Nhưng bà Glover đã ngỏ ý muốn tìm một chỗ ở để có thể bình tĩnh suy nghĩ và lập một kế họach quan trọng mà bà ta đã say mê đêm ngày.
    Bà Webster đáp: "Vậy bà về ở chung với tôi. Nhà rộng mà tôi ở có một mình". Bà Glover có thể suốt đời chung đụng với bà Webster được, nếu không có chàng rể bà này là anh Bill Ellins vốn ở Nữu Ước về nghỉ ngơi tại đó. Thấy bà Glover, anh ta nói : "Tôi không muốn chứa quân lang thang". Và đuổi người đàn bà không nhà ấy ra cửa. Mưa như trút nước, bà Glover đứng run cầm cập giữa trời vài phút rồi lủi thủi đi kiếm chỗ trú chân. Đây mới là đoạn lạ lùng trong câu chuyện. Người dàn bà lang thang mà Bill Ellis đuổi đi đó hiện nay có hàng triệu tín đồ biết tên hiệu bà là Mary Baker Eddy, người sáng lập ra đạo "Cơ Đốc Giáo Khoa học".
    Vậy mà khi chuyện ấy xảy ra bà chưa biết gì về đời hết, ngoài bệnh tật, lo lắng và sầu thảm. Người chồng thứ nhất của bà mới cưới được ít lâu thì chết. Người chồng thứ nhì bỏ bà đi theo một người đàn bà khác đã có chồng, rồi chết trong cảnh nghèo khổ. Bà chỉ có mỗi một người con trai, mà vì túng thiếu, đau ốm và ghen tuông, bà phải giao cho người khác nhận làm con nuôi khi nó mới bốn tuổi. Từ đó không có tin tức gì về đứa con trai nữa , 31 năm sau cũng không được thấy mặt con một lần.
    All you need is Love . . .

Chia sẻ trang này