1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quẳng gánh lo đi và vui sống , Dale Carnegie

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi alleykat, 23/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Bảy cách luyện tinh thần để được thảnh thơi và vui vẻ
    Chương XII ​
    Một câu đủ để thay đổi đời bạn
    Mấy năm trước người ta hỏi tôi câu này trên đài phát thanh: "Bài học quan trọng nhất bạn đã học được là bài nào?". Dễ trả lời lắm: đó là bài học chỉ cho tôi sự quan trọng của ý nghĩ. Biết bạn nghĩ điều gì, tôi sẽ đoán được bạn ra sao. Tư tưởng ta xếp đặt cuộc đời và quyết định tương lai ta. Ông Emerson đã nói: "Suốt ngày ta nghĩ sao thì ta hành động như vậy"... Tất nhiên là thế, không thể khác được. Bây giờ tôi tin chắc không chút nghi ngờ rằng vấn dề quan trọng nhất và gần như là duy nhất - mà bạn và tôi phải giải quyết là chọn những tư tưởng chánh trực. Làm được vậy chúng ta đã đi vào con đường chính mà giải quyết được hết thảy những nỗi khó khăn. Marc Aurele César, đại triết gia và Hoàng đế của Đế quốc La Mã. Tóm tắt ý ấy trong câu này- một câu quyết định được vận mạng con người: "Tư tưởng của ta ra sao thì cuộc đời của ta sẽ là như vậy".
    Vâng, nếu ta có những tư tưởng vui vẻ thì đời ta sẽ sung sướng, có những tư tướng hắc ám thì đời ta khốn khổ, có những ý nghĩ sợ sệt thì ta sẽ sợ sệt, nếu ta nghĩ tới đau ốm thì ta sẽ đau ốm, nghĩ đến thất bại thì chắc chắn sẽ thất bại. Còn nếu ta cứ tự vùi ta vào những lời than thân trách phận thì mọi người ắt sẽ tránh xa ta.
    Norman Vincent Peale đã nói: Không phải tự cho ta là người thế nào thì ta là ngừơi thế ây, nhưng ta suy nghĩ làm sao thì thái độ của ta sẽ là vậy". Nói thế có phải là tôi bênh vực một thái độ vô tư lự trước tất cả những nỗi khó khăn không? Không ! Vì chẳng may, đời lại không giản dị thế đâu. Nhưng tôi chỉ muốn bênh vực một thái độ tích cực, đừng tiêu cực. Nói một cách khác, chúng ta cần chú ý đến nỗi khó khăn song đừng nên lo lắng. Chú ý với lo lắng khác nhau ra sao? Tôi xin nói tiếp: Mỗi lần đi ngang qua một con đường đông nghẹt xe cộ ở New York, tôi phải để ý đến mọi cử động của tôi, nhưng tôi không lo. Chú ý nghĩa là nhận biết rõ tình trạng khó khăn, rồi bình tĩnh tiến tới để thắng nó. Lo lắng tức là quay cuồng một cách điên khùng và vô ích.
    Ta có thể chú ý tới những vấn đề nghiêm trọng của ta mà vẫn thẳng người tiến bước với một hoa cẩm chướng cài ở khuy áo được. Tôi đã thấy ông Lowell Thomas có thái độ ấy. Một lần, tôi được cái vinh dự hợp tác với Lowell Thomas để trình bày những phim tài liệu về những trận giữa Allenby và Lawrence trong thế chiến thứ nhất. Ông và những người giúp việc đã quay phim trên năm, sáu mặt trận, thứ nhất là quay được một phim phóng sự về T E.Lawrence cùng đội binh ả rập của ông này một phim về quân đội Allenby xâm chiếm Thánh địa Jerusalem. Bài diễn văn cuả Lowell Thomas để giảng hai khúc phim đó, đầu đề là: "Đi theo Allenby ở Palestine và Lawrence ở Arab", được hoan hô ở rạp hát Covent Garden London và khắp thế giới. Sau những thành công rực rỡ đó tới những thành công khác trong một cuộc chu du khắp hoàn cầu. Rồi ông bỏ ra hai năm để sửa soạn một phim phóng sự về đời sống ở ấn Độ và Afghanistan. Nhưng sau một chuỗi rủi ro không tả được, điều bất ngờ này đã xảy ra: ông trở về London, hoàn toàn phá sản. Lúc ấy tôi ở chung với ông. Chúng tôi phải ăn những món rẻ tiền nhất trong các quán cơm bình dân. Nếu chúng tôi không mượn được tiền của một nghệ sĩ trứ danh là ông James Mc. Bey thì chắc đã phải nhịn đói dài dài.
    Và đây, là điều tôi muốn kể: Cả trong khi Lowell Thomas nợ như chúa Chổm và thất vọng chua chát, ông cũng chỉ suy tính chứ hoàn tòan không chút lo lắng. Ông biết rằng nếu để thất vọng đè bẹp thì ông sẽ trở thành một người vô tích sự, vô ích cả cho cả chủ nợ của ông nữa. Cho nên mỗi buổi sáng, trước khi đi xin việc, ông mua một bông cẩm chướng, gài vào khuy áo rồi lanh lẹ xuống đướng Oxford, thẳng người ưỡn ngực mà bước. Ông nghĩ tới những tư tưởng tích cực, can đảm và không chịu để thất bại đè bẹp ông. Đối với ông thì trong sòng đời, bị ngã nặng tức là đã được huấn luyện. Vậy thiếu sự huấn luyện đó thì sẽ không sao bước lên bậc thang chót vót của xã hội được. Thái độ tinh thần ảnh hướng một cách rất sâu xa, gần như khó tin, đến cả thể lực nữa.
    Ông J.E Hartfield, nhà trị bệnh thần kinh nổi danh nước Anh, trong cuốn "Quyền lực của Tâm Lý" đã chứng minh điều ấy một cách rõ ràng. Ông viết: "Tôi bảo ba người làm những trắc nghiệm để xem ám thị về tinh thần ảnh hưởng tới thể lực họ ra sao. Thể lực đó, tôi đo bằng một máy lực kế (dynamometer) mà tôi bảo họ bóp hết sức mạnh. Việc ấy họ làm trong ba hoàn cảnh khác nhau. Lần đầu họ bóp lực kế trong điều kiện thông thường. Trung bình thể lực của họ là 50 kí lô rưỡi. Lần thứ nhì thôi miên họ, thế rồi bảo họ rằng họ yếu lắm, cho nên họ chỉ bóp được 14 kí lô rưỡi thôi, nghĩa là không bằng một phần ba sức thiệt của họ. ( Một trong ba người là một nhà đấu quyền chuyên nghiệp; trong khi bị thôi miên người ấy thấy tay hình như "mảnh khảnh đi, y như tay trẻ con "). Lần thứ ba cũng thôi miên họ, nhưng bảo họ rằng họ mạnh, thì họ có thể bóp được 71 kí lô. Vậy khi óc họ đầy những ý nghĩ tích cực về sức mạnh, thì thể lực của họ tăng được gần 50%. Năng lực của thái độ tinh thần ghê gớm vậy đó.
    Tôi xin kể một chuyện lạ lùng nhất trong lịch sử Mỹ để bạn thấy năng lực mầu nhiềm của tư tưởng. Có thể tôi ngồi viết cả một cuốn sách về chuyện ấy được, nhưng đây tôi xin tóm tắt lại. Một đêm lạnh lẽo tháng mười, ít lâu sai khi chiến tranh Nam Bắc kết liễu, có một người đàn bà nghèo đói lang thang, thất thơ thất thiểu trên đường đời, tên là bà Glover đến Amesbury. Đến đây bà ta gõ cửa nhà bà vợ goá một vị chỉ huy thương thuyền là bà Webster. Mở cửa ra, bà Webster thấy một thân hình nhỏ bé, ốm o, "chỉ còn xương với da không đầy 50 kí lô, trông ghê sợ". Nhưng bà Glover đã ngỏ ý muốn tìm một chỗ ở để có thể bình tĩnh suy nghĩ và lập một kế họach quan trọng mà bà ta đã say mê đêm ngày.
    Bà Webster đáp: "Vậy bà về ở chung với tôi. Nhà rộng mà tôi ở có một mình". Bà Glover có thể suốt đời chung đụng với bà Webster được, nếu không có chàng rể bà này là anh Bill Ellins vốn ở Nữu Ước về nghỉ ngơi tại đó. Thấy bà Glover, anh ta nói : "Tôi không muốn chứa quân lang thang". Và đuổi người đàn bà không nhà ấy ra cửa. Mưa như trút nước, bà Glover đứng run cầm cập giữa trời vài phút rồi lủi thủi đi kiếm chỗ trú chân. Đây mới là đoạn lạ lùng trong câu chuyện. Người dàn bà lang thang mà Bill Ellis đuổi đi đó hiện nay có hàng triệu tín đồ biết tên hiệu bà là Mary Baker Eddy, người sáng lập ra đạo "Cơ Đốc Giáo Khoa học".
    Vậy mà khi chuyện ấy xảy ra bà chưa biết gì về đời hết, ngoài bệnh tật, lo lắng và sầu thảm. Người chồng thứ nhất của bà mới cưới được ít lâu thì chết. Người chồng thứ nhì bỏ bà đi theo một người đàn bà khác đã có chồng, rồi chết trong cảnh nghèo khổ. Bà chỉ có mỗi một người con trai, mà vì túng thiếu, đau ốm và ghen tuông, bà phải giao cho người khác nhận làm con nuôi khi nó mới bốn tuổi. Từ đó không có tin tức gì về đứa con trai nữa , 31 năm sau cũng không được thấy mặt con một lần.
    All you need is Love . . .
  2. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Oán thù rất tai hại và bắt ta trả một giá rất đắt
    Một buổi tối trong một chuyến du lịch, tôi có ghé thăm quan công viên Quốc gia Yellowstone. Tôi ngồi trên một khoảng đất cao, trước một khu rừng thông rậm rạp cùng với một số khách du lịch khác. Bất thần, một con gấu đen Bắc Mỹ - mối kinh hoảng của rừng thẳm - bỗng xuất hiện dưới ánh đèn pha và bắt đầu nghiến ngấu những khúc thịt vụn do nhà bếp công viên vứt ra đó. Viên kiểm lâm ngôi trên mình ngựa, gần những du khách, liền vui miệng kể cách sinh sống của các giống gấu, nhất là gấu Bắc Mỹ này. Ông ta cho chúng tôi hay rằng nó là giống vật khoẻ nhất Tây Bán Cầu, ngoài trông giống trâu và, có lẽ, ngoài giống gi gấu Kodiak. Thế mà, tối đó, tôi lại thấy chú gấu Bắc Mỹ để cho một con này ăn cùng con nữa: con chồn. Cố nhiên con gấu biết rằng chỉ có một cái tát là con chồn sẽ nát bét như tương. Nhưng kinh nghiệm bảo nó biết rằng làm như vậy chẳng ích lợi gì.
    Chính tôi cũng đã có lần nhận định điều ấy. Hồi còn là đứa nhỏ chạy rong trên các cánh đồng cỏ xứ Missouri, tôi thường bắt được giống chồn bốn chân; và khi trưởng thành, đôi khi tôi cũng gặp một vài con chồn "hai chân" lẩn lút trong các phố New York. Kinh nghiệm lâu đời và chua cay đã dạy tôi rằng hai giống chồn, bốn chân cũng như hai cẳng, đều chẳng đáng cho ta bận tâm.
    Khi ta thù oán, tức là ta đã cho họ dịp ảnh hưởng đến đời ta: ảnh hưởng đến giấc ngủ, đến cái thú ăn, đến tiềm lực, đến sức khoẻ và sự bình yên trong tinh thần của ta. Bọn kẻ thù chỉ cần biết chúng đã làm ta phải băn khoăn, phải bứt rứt là họ sẽ nhẩy lên vì sung sướng. Ta thù oán chúng, chắc chắn là chẳng làm cho chúng đau đớn chút nào, mà trái lại làm cho đời ta là luôn luôn thành ác mộng.
    "Nếu những kẻ ích kỷ tìm cách lừa dối bạn, thấy bạn tử tế lại làm quá, thấy bạn dễ tin lại lừa đảo, thì bạn đứng giao du với họ nữa, coi họ như không có, nhưng chớ nên tìm cách trả thù lại. Khi bạn nghĩ cách để trả thù tức là bạn đã tự làm mình đau đớn hơn là làm khổ kẻ bạn định tâm hại". Theo ý bạn thì câu đó của ai mà khôn ngoan được đến thế ? Chắc lại của một người theo thuyết Duy tâm luận, dựng đứng mà nói như nhà tiên tri phải chăng? Thưa không. Tôi đã đọc những câu ấy trong một tờ thông tri của sở công an Milwaukee.
    Thử hỏi tại sao ý muốn "trả đũa" lại có hại cho bạn? Theo tờ báo "Life" thì ý muốn đó có thể làm sức khoẻ bạn phải vĩnh viễn suy nhược. Tác giả một bài đăng trong tờ "Life" có viết rằng: "Tính xấu đặc biệt thường thấy trong số những người đau bệnh động mạch là tính thù vặt. Khi tính xấu này luôn luôn hiện hữu, nó sẽ làm cho bệnh ấy thành kinh niên và có khi thành bệnh đau tim".
    Tôi có một người bạn thân vừa đây bị một cơn đau tim kịch liệt. Thầy thuốc bắt anh ta phải tĩnh dưỡng và nhất là không được nổi nóng với bất cứ một lý do nào, vì lẽ thầy thuốc nào cũng biết rằng người đau tim rất có thể chết bất thần khi nổi giận . Chắc bạn chẳng cho là thật? Tôi xin kể một chứng minh. Cách đây mấy năm, một ông chủ nhà hàng tỉnh Spokane, thuộc tiểu bang Washington, đã ngã lăn đùng ra chết sau một cơn thịnh nộ. Đây là bài tường thuật của viên cảnh sát trưởng, mô tả trường hợp xảy ra tai nạn: "Ông William Lardbottom 68 tuổi, chủ một tiệm ăn, đã tự giết mình khi nổi giận vì người bếp không nghe lời ông mà cứ uống cà phê trong đĩa chứ không uống bằng tách. Ông ấy nổi khùng vác súng lục đuổi người bếp, rồi bỗng ông ngã vật ra chết thẳng cẳng, tay hãy còn nắm chặt khẩu súng. Viên y sỹ nhà nước đến khám nghiệm tử thi, tuyên bố ông đứt mạch máu vì "thịnh nộ".
    Các bạn cũng như tôi, ai cũng đã có lần thấy bộ mặt đàn bà khắc khổ vì giận dữ, hay biến tướng vì thù oán. Không một mỹ viện nào ở thế gian này lại có thể chữa những bộ mặt này, trừ một trái tim đầy hỉ xả, đầy tình thương yêu nhân loại. Sự thù oán không những làm tinh thần mất bình tĩnh, mà còn giết từ hương vị của đời sống đến những thú vui nhỏ nhặt nhất như ăn một bữa cơm ngon. "ăn một đĩa rau mà vui vẻ, còn hơn là ăn cả một con bò quay có hương vị của oán thù". Bạn không biết rằng kẻ thù của ta sẽ xoa tay sung sướng khi biết vì tức giận họ mà ta cáu kỉnh, héo hắt, kém sắc, đau tim và rất có thể sẽ giảm thọ sao ? Nếu ta không thể yêu được kẻ thù, làm tốt cho họ, thì ít ra ta cũng phải thương lấy ta chứ ? Ta phải yêu ta, để họ không thể làm chủ hạnh phúc sức khỏe và những nét nhăn trên mặt ta được chứ ?
    Tôi muốn kể ra đây một bức thư của ông George Rona, hiện ở tỉnh Ursala, thuộc Thụy Điển. ông ta trước kia làm trang sư tại tỉnh Vienne và đến ngày quân đội Quốc xã sang xâm lăng Austria, ông trốn sang Thụy Điển. Vì số tiền để dành mang được theo quá ít ỏi, ông đành phải tìm việc làm. Vì viết và nói thông thạo nhiều thứ tiếng nên ông hy vọng sẽ kiếm được việc trong một hãng xuất cảng. Nhưng đơn đưa vào đâu thì phần nhiều đó đều trả lời rằng, trong thời kỳ chiến tranh, người ta không thể thu nhận một thư tiến viên ngoại quốc, tuy nhiên họ cũng ghi tên và sẽ gọi đến ông, nếu cần... Trong khi đó, một thương gia gởi cho ông George Rona lá thư sau đây: "Những ý nghĩ của ông về công việc của tôi, hoàn toàn sai lầm và có phần lố bịch nữa. Trước hết, tôi xin nói rằng, tôi cũng chẳng mướn ông, bởi vì ông không viết nổi một bức thư bằng tiếng Thuỵ Điển cho đúng văn phạm. Chứng cớ là bức thư của ông đầy dẫy những lỗi như vậy".
    Khi đọc xong bức thư trả lời ấy, ông ta giận điên người. Cái lão Thụy Điển này có quyền gì mà dám mắng ông dốt ! Lại cáu hơn nữa là chính lá thơ của lão này cũng be bét đầy những lỗi ! Ông Rona lập tức lấy giấy bút ra để viết gởi lại dạy cho lão một bài học. Nhưng ngẫm nghĩ lại, ông tự nhủ: "Kể cũng phải, làm sao mình biết được lão này nói vô lý ? Mình đã học tiếng Thụy Điển, nhưng đó đâu phải là tiếng mẹ đẻ của mình ! Như vậy rất có thể mình đã viết sai mà mình không biết. Tốt hơn hết mình nên học hỏi thêm tiếng này rồi tìm chỗ khác nộp đơn vậy. Vậy ông đó đã vô tình chỉ bảo mình cũng nên cảm ơn lão. Đúng rồi, mình phải đi viết thơ để cám ơn ông ta ngay mới được".
    All you need is Love . . .
  3. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Oán thù rất tai hại và bắt ta trả một giá rất đắt
    Một buổi tối trong một chuyến du lịch, tôi có ghé thăm quan công viên Quốc gia Yellowstone. Tôi ngồi trên một khoảng đất cao, trước một khu rừng thông rậm rạp cùng với một số khách du lịch khác. Bất thần, một con gấu đen Bắc Mỹ - mối kinh hoảng của rừng thẳm - bỗng xuất hiện dưới ánh đèn pha và bắt đầu nghiến ngấu những khúc thịt vụn do nhà bếp công viên vứt ra đó. Viên kiểm lâm ngôi trên mình ngựa, gần những du khách, liền vui miệng kể cách sinh sống của các giống gấu, nhất là gấu Bắc Mỹ này. Ông ta cho chúng tôi hay rằng nó là giống vật khoẻ nhất Tây Bán Cầu, ngoài trông giống trâu và, có lẽ, ngoài giống gi gấu Kodiak. Thế mà, tối đó, tôi lại thấy chú gấu Bắc Mỹ để cho một con này ăn cùng con nữa: con chồn. Cố nhiên con gấu biết rằng chỉ có một cái tát là con chồn sẽ nát bét như tương. Nhưng kinh nghiệm bảo nó biết rằng làm như vậy chẳng ích lợi gì.
    Chính tôi cũng đã có lần nhận định điều ấy. Hồi còn là đứa nhỏ chạy rong trên các cánh đồng cỏ xứ Missouri, tôi thường bắt được giống chồn bốn chân; và khi trưởng thành, đôi khi tôi cũng gặp một vài con chồn "hai chân" lẩn lút trong các phố New York. Kinh nghiệm lâu đời và chua cay đã dạy tôi rằng hai giống chồn, bốn chân cũng như hai cẳng, đều chẳng đáng cho ta bận tâm.
    Khi ta thù oán, tức là ta đã cho họ dịp ảnh hưởng đến đời ta: ảnh hưởng đến giấc ngủ, đến cái thú ăn, đến tiềm lực, đến sức khoẻ và sự bình yên trong tinh thần của ta. Bọn kẻ thù chỉ cần biết chúng đã làm ta phải băn khoăn, phải bứt rứt là họ sẽ nhẩy lên vì sung sướng. Ta thù oán chúng, chắc chắn là chẳng làm cho chúng đau đớn chút nào, mà trái lại làm cho đời ta là luôn luôn thành ác mộng.
    "Nếu những kẻ ích kỷ tìm cách lừa dối bạn, thấy bạn tử tế lại làm quá, thấy bạn dễ tin lại lừa đảo, thì bạn đứng giao du với họ nữa, coi họ như không có, nhưng chớ nên tìm cách trả thù lại. Khi bạn nghĩ cách để trả thù tức là bạn đã tự làm mình đau đớn hơn là làm khổ kẻ bạn định tâm hại". Theo ý bạn thì câu đó của ai mà khôn ngoan được đến thế ? Chắc lại của một người theo thuyết Duy tâm luận, dựng đứng mà nói như nhà tiên tri phải chăng? Thưa không. Tôi đã đọc những câu ấy trong một tờ thông tri của sở công an Milwaukee.
    Thử hỏi tại sao ý muốn "trả đũa" lại có hại cho bạn? Theo tờ báo "Life" thì ý muốn đó có thể làm sức khoẻ bạn phải vĩnh viễn suy nhược. Tác giả một bài đăng trong tờ "Life" có viết rằng: "Tính xấu đặc biệt thường thấy trong số những người đau bệnh động mạch là tính thù vặt. Khi tính xấu này luôn luôn hiện hữu, nó sẽ làm cho bệnh ấy thành kinh niên và có khi thành bệnh đau tim".
    Tôi có một người bạn thân vừa đây bị một cơn đau tim kịch liệt. Thầy thuốc bắt anh ta phải tĩnh dưỡng và nhất là không được nổi nóng với bất cứ một lý do nào, vì lẽ thầy thuốc nào cũng biết rằng người đau tim rất có thể chết bất thần khi nổi giận . Chắc bạn chẳng cho là thật? Tôi xin kể một chứng minh. Cách đây mấy năm, một ông chủ nhà hàng tỉnh Spokane, thuộc tiểu bang Washington, đã ngã lăn đùng ra chết sau một cơn thịnh nộ. Đây là bài tường thuật của viên cảnh sát trưởng, mô tả trường hợp xảy ra tai nạn: "Ông William Lardbottom 68 tuổi, chủ một tiệm ăn, đã tự giết mình khi nổi giận vì người bếp không nghe lời ông mà cứ uống cà phê trong đĩa chứ không uống bằng tách. Ông ấy nổi khùng vác súng lục đuổi người bếp, rồi bỗng ông ngã vật ra chết thẳng cẳng, tay hãy còn nắm chặt khẩu súng. Viên y sỹ nhà nước đến khám nghiệm tử thi, tuyên bố ông đứt mạch máu vì "thịnh nộ".
    Các bạn cũng như tôi, ai cũng đã có lần thấy bộ mặt đàn bà khắc khổ vì giận dữ, hay biến tướng vì thù oán. Không một mỹ viện nào ở thế gian này lại có thể chữa những bộ mặt này, trừ một trái tim đầy hỉ xả, đầy tình thương yêu nhân loại. Sự thù oán không những làm tinh thần mất bình tĩnh, mà còn giết từ hương vị của đời sống đến những thú vui nhỏ nhặt nhất như ăn một bữa cơm ngon. "ăn một đĩa rau mà vui vẻ, còn hơn là ăn cả một con bò quay có hương vị của oán thù". Bạn không biết rằng kẻ thù của ta sẽ xoa tay sung sướng khi biết vì tức giận họ mà ta cáu kỉnh, héo hắt, kém sắc, đau tim và rất có thể sẽ giảm thọ sao ? Nếu ta không thể yêu được kẻ thù, làm tốt cho họ, thì ít ra ta cũng phải thương lấy ta chứ ? Ta phải yêu ta, để họ không thể làm chủ hạnh phúc sức khỏe và những nét nhăn trên mặt ta được chứ ?
    Tôi muốn kể ra đây một bức thư của ông George Rona, hiện ở tỉnh Ursala, thuộc Thụy Điển. ông ta trước kia làm trang sư tại tỉnh Vienne và đến ngày quân đội Quốc xã sang xâm lăng Austria, ông trốn sang Thụy Điển. Vì số tiền để dành mang được theo quá ít ỏi, ông đành phải tìm việc làm. Vì viết và nói thông thạo nhiều thứ tiếng nên ông hy vọng sẽ kiếm được việc trong một hãng xuất cảng. Nhưng đơn đưa vào đâu thì phần nhiều đó đều trả lời rằng, trong thời kỳ chiến tranh, người ta không thể thu nhận một thư tiến viên ngoại quốc, tuy nhiên họ cũng ghi tên và sẽ gọi đến ông, nếu cần... Trong khi đó, một thương gia gởi cho ông George Rona lá thư sau đây: "Những ý nghĩ của ông về công việc của tôi, hoàn toàn sai lầm và có phần lố bịch nữa. Trước hết, tôi xin nói rằng, tôi cũng chẳng mướn ông, bởi vì ông không viết nổi một bức thư bằng tiếng Thuỵ Điển cho đúng văn phạm. Chứng cớ là bức thư của ông đầy dẫy những lỗi như vậy".
    Khi đọc xong bức thư trả lời ấy, ông ta giận điên người. Cái lão Thụy Điển này có quyền gì mà dám mắng ông dốt ! Lại cáu hơn nữa là chính lá thơ của lão này cũng be bét đầy những lỗi ! Ông Rona lập tức lấy giấy bút ra để viết gởi lại dạy cho lão một bài học. Nhưng ngẫm nghĩ lại, ông tự nhủ: "Kể cũng phải, làm sao mình biết được lão này nói vô lý ? Mình đã học tiếng Thụy Điển, nhưng đó đâu phải là tiếng mẹ đẻ của mình ! Như vậy rất có thể mình đã viết sai mà mình không biết. Tốt hơn hết mình nên học hỏi thêm tiếng này rồi tìm chỗ khác nộp đơn vậy. Vậy ông đó đã vô tình chỉ bảo mình cũng nên cảm ơn lão. Đúng rồi, mình phải đi viết thơ để cám ơn ông ta ngay mới được".
    All you need is Love . . .
  4. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Nếu bạn làm đúng theo cách dưới đây thì bạn sẽ không bao giờ phải buồn về lòng bạc bẽo của người đời nữa.
    Gần đây tôi gặp một thương gia ở Texas, đang ngùn ngụt lòng uất hận. Có người cho hay rằng 15 phút sau khi ông gặp ta, tôi sẽ được ông ta kể lể đàu đuôi cho nghe. Quả đúng như vậy. Câu chuyện làm cho ông giận dữ đã xảy ra đã 11 tháng trước, nhưng mỗi khi nhắc lại ông còn bừng bừng lên. Ông không thể quên nó được. Ngày lễ Giáng Sinh ông đã thưởng 34 người giúp việc một số tiền là mười ngàn dollars - mỗi người khoảng 300 mỹ kim- mà không một người nào cảm ơn ông hết. Ông chua chát phàn nàn: "Tôi ân hận đã thưởng họ. Thật là một xu cũng không đáng". Khổng Tử nói: "Một người giận luôn luôn tích chứa những chất độc". Vị thương gia kia đầy những chất độc đến nỗi tôi thành thật thương hại ông. Ông khoảng lục tuần mà các hãng bảo hiểm nhân mạng tính rằng trung bình chúng ta còn được sống khoảng 2/3 thời gian từ bây giờ cho đến khi ta còn 80 tuổi. Vậy ông ta có may mắn thì sống dược khoảng 14 năm nữa thôi. Thế mà chỉ do một chuyện đã qua, ông đã làm phí gần hết một năm vì những oán giận mỉa mai. Thật đáng thương thay !
    Thay vì oán hận và thương thân trách phận như vậy, ông nên tự hỏi tại sao ông không được các người làm công cảm ơn. Có thể vì ông trả lương họ quá ít và bắt họ làm nhiều quá. Có thể họ nghĩ rằng tiền thưởng trong ngày lễ Noel không phải là tiền thưởng mà chính là một thứ tiền công. Có thể rằng ông hay bắt bẻ quá chả ai dám lại gần, nên không ai dám nghĩ tới sự cảm ơn chủ. Cũng có thể họ cho rằng sở dĩ ông thưởng họ vì nếu không thưởng thì số lời cũng phải đem đóng thuế gần hết thôi ! Về phương diện khác, các người làm công có thể là ích kỷ nhỏ mọn và thiếu văn hóa. Có thể như thế kia, có thể như thế nọ. Về điều ấy tôi cũng không biết gì hơn bạn. Nhưng tôi biết rằng bác sĩ Samuel Jonhson nói: "Lòng biết ơn là kết quả của một giáo dục cao đẹp. Hạng thô lỗ không thể nào có được có đức tính ấy".
    Tôi muốn nói: Ông già ấy đã có một lỗi lầm lớn chung với cả nhân loại là quá tin vào lòng biết ơn của người khác. Ông thật sự đã không biết rõ bản tính con người. Nếu bạn cứu được một mạng người, bạn có mong người đó tỏ lòng mang ơn bạn không? Chắc hẳn là có. Luật sư Samuel Leibowitz, sau này làm quan toà, đã cứu được 78 người khỏi lên máy điện. Vậy bạn thử đoán có bao nhiêu kẻ thoát chết ấy đã quay lại cảm ơn ông ta hoặc chịu khỏ gởi cho ông ta một bức thiệp chúc mừng năm mới ? Bao nhiêu ? bạn đoán đi... Đúng, đúng như vậy - Zero ! Không có một người nào hết !
    Về vấn đề tiền bạc cũng vậy, đừng trông mong gì hơn. Charles Schwab nói với tôi có lần ông đã cứu một người giữ tiền ở ngân hàng. Người này đã thụt két lấy tiền đầu tư. Ông phải bỏ tiền riêng trả ngân hàng đó để y khỏi ngồi tù. Y có mang ơn ông không? Có, nhưng không được lâu. Rồi y trở mặt phản bội ông, tố cáo ông, nói xấu ông, người đã cứu y khỏi chốn tù đày. Nếu như cho một người bà con một triệu mỹ kim, bạn có mong người ấy mang ơn bạn không? Chính Andrew Carnegie đã làm việc ấy. Nhưng nếu Andrew sống lại sau khi chết ít lâu, ông sẽ bất bình thấy người bà con đó thoá mạ ông. Tại sao? ông sẽ phải bất bình khi nghe người ta nói "Lão Andrew khi còn sống đã cho những hội từ thiện 365 triệu mỹ kim mà chỉ thí cho bà con ruột thịt được mỗi một triệu bần tiện đó thôi"!

    Đời là thế đó ! Bản tính con người thời nào cũng vẫn là bản tính con người và trong đời bạn, bạn cũng đừng mong gì nó thay đổi hết. Vậy thì sao mình không chấp nhận nó đi? Tại sao không có óc thực tế của ông già Marc Aurele, mọt vị quân sư khôn ngoan nhất của đế quốc La Mã ngày trước. Một hôm ông ta ghi vào cuốn nhật ký như sau: "Hôm nay tôi sắp gặp những kẻ đa ngôn, những quân ích kỷ, tự phụ và những đồ vô ơn bạc nghĩa. Nhưng tôi sẽ không ngạc nhiên hoặc bất bình vì tôi không tưởng tượng được một thế giới nào vắng mặt những hạng ấy được !" Câu đó thật là chí lý phải không bạn? Bạn và tôi cứ cằn nhằn về lòng bạc bẽo của loài người, nhưng thật ra lỗi về ai ? Lỗi của bản tính con người hay lỗi ở ta ngu muội, không nhận biết bản tính đó. Thôi, hãy đừng bao giờ chờ mong gì người ta báo ơn mình hết. Như vậy, nếu may mà gặp người nào biết ơn mình thì sẽ vui thích biết bao không? Còn nếu chẳng may thì cũng chẳng đến nỗi thất vọng.
    Vậy cái thứ nhất tôi muốn nhấn mạnh trong chương này là: Loài người vong ân là điều rất tự nhiên; vậy mà chúng ta cứ mong mỏi có người đáp ơn ta thì tất nhiên chúng ta sẽ tự rước lấy nhiều nỗi đau lòng. Tôi quen một bà cụ sống ở New York lúc nào cùng phản nàn về cảnh cô độc. Không một thân nhân nào muốn lại gần bà. Điều đó cũng không lạ. Vì nếu bạn lại thăm thì bà cụ sẽ kể lể hàng giờ cho bạn nghe đã nuôi nấng gây dựng các cháu mình ra sao, khi họ còn nhỏ. Nào là hầu hạ chúng khi chúng bị bệnh họan, bị quai bị, hoặc ho gà; nào là nuôi nấng chúng hàng năm, nào là giúp cho một đứa học trường thương mại, nào là gả chồng cho một đứa khác. Mà các cháu có lại thăm bà không? Cũng có, lâu lâu một lần vì bổn phận mà ! Nhưng họ sợ gặp mặt bà lắm. Họ biết rằng tới đấy thì phải mất hàng giờ ngôi nghe những lời trách phiền bóng gió, nhưng lời phàn nàn chua xót, và hàng chuỗi những tiếng than thở dài vì số phận. Và khi thấy không thể trách móc hay doạ dẫm, đay nghiến để họ thường hại thăm mình thì bà lại "lên cơn"đau tim. Bà cụ đau tim thật không? Thật đấy. Bác sĩ nói bà đau tim vì thần kinh bị chứng hồi hộp và vô phương chữa cái bệnh do xúc động mà ra đó. Bà cụ cần được các cháu yêu thương và săn sóc, cho như vậy là "lòng biết ơn" , và nghĩ có quyền được nhận lòng biết ơn của họ. Nhưng bà lại đòi hỏi lòng biết ơn ấy nên không bao giờ các cháu muốn biết ơn và tỏ lòng yêu mến hết. Có cả nghìn người đàn bà như bà, có cả nghìn người đau khổ vì "lòng bạc bẽo" của kẻ khác. vì kẻ khác không săn sóc để họ sống cô độc. Họ muốn được yêu mến, song cách độc nhất để được yêu mến lại là đừng đòi hỏi tình yêu mà phải phân phát vung nó ra, đừng mong báo đáp. Bạn cho là lý tưởng quá, là ảo mộng quá không thể thi hành được ư ? Không đâu. Điều này chí lý lắm. Muốn tìm được hạnh phúc thì chúng ta phải theo cách hiệu nghiệm đó. Tôi biết chắc chắn như vậy vì tôi đã có kinh nghiệm trong ngay gia đình tôi. Song thân tôi lấy sự giúp đỡ kẻ khác làm vui . Chúng tôi nghèo và lúc nào cũng phải mang nợ. Nhưng mặc dầu nghèo khó, Ba Mẹ tôi luôn luôn dành một số tiền để mỗi năm gởi giúp một cô nhi viện ở Iowa. Không bao giờ các người lại thăm viện mồ côi, và có lẽ không một trẻ em mồ côi nào cảm ơn hai ân nhân đó ả, trừ một vài hàng trong thư. Nhưng các người đã được đền đáp lại rất nhiều vì đã hưởng cái vui giúp trẻ nhỏ mà không cầu mong được đền đáp lại.
    Khi lớn lên tôi đi làm ăn ở xa, mỗi năm gần tới lễ Giáng Sinh tôi luôn luôn gởi về ba má tôi một tấm ngân phiếu và năn nỉ hai người ăn tiêu cho sung sướng một chút. Nhưng ít khi nào hai người chịu nghe tôi. Lần nào về thăm nhà vài ngày trong dịp lễ Giáng Sinh thì tôi cũng được ba tôi kể cho nghe là đã mua than và thức ăn một người "goá phụ" đông con mà nghèo khổ nào ở trong tỉnh. Các người bố thí như vậy để được cái gì? Để được cái vui đã cho mà không mong được đền trả một chút gì hết.
    Vậy đây là cái ý thứ nhì của tôi trong chương này: Nếu chúng ta muốn tìm chân hạnh phúc, thì đừng nghĩ tới sự người khác nhớ ơn hay quên ơn ta, mà cứ giúp đỡ tha nhân để được cái vui trong thâm tâm là đã giúp đỡ. Có lẽ từ cả nghìn năm rồi, các bậc cha mẹ đều bứt đầu bứt tóc vì thấy con cái ăn ở bạc bẽo. Cả vua Lear trong vở kịch của Shakespeare cũng la hét: "Có đứa con bạc bẽo thật là đau đớn hơn bị rắn độc cắn!".
    Nhưng con cái ta làm sao biết mang ơn được, nếu ta không tập cho chúng như vậy? Lòng bạc bẽo mọc tự nhiên như cỏ dại. Lòng biết ơn thì như hoa hồng, phải trồng trọt, tưới bón, nâng niu, che nắng chống mưa. Nếu sau này con ta bạc bẽo thì lỗi đó của ai? Có lẽ về ta. Nếu ta không bao giờ dạy chúng tỏ lòng biết ơn với người khác thì sao ta lại mong chúng biết ơn ta nhỉ ? Tôi biết một người ở Chicago có nhiều lý do để phàn nàn về sự vô ơn bạc nghĩa của mấy người con riêng của vợ. Anh ta làm trong một xưởng đóng thùng, công việc vất vả và ít khi kiếm được trên 40 mỹ kim mỗi tuần. Khi cưới goá phụ này về, anh ta thương vợ, đi vay mượn để cho mấy đứa con riêng của chị này vào trường Trung Học. Có 40 mỹ kim mỗi tuần mà phải lo ăn mặc, củi lửa lại lo trả vốn lời nữa. Bốn năm ròng như vậy, cực như trâu, song anh ta không hề than thở. Mà sau đó mấy đứa con ấy có cảm ơn anh ta không? Không! Người vợ cho như vậy là lẽ tự nhiên mà mấy đứa con riêng cũng vậy. Không bao giờ chúng tưởng tượng được rằng chúng mang nợ bố ghẻ chúng. Và cũng không bao giờ chúng mở miệng cảm ơn bố nữa.
    Thật ra ai đáng trách trong việc này? Mấy đứa con ư? Đã đành; nhưng người mẹ chúng còn đáng trách hơn. Chị ta nghĩ bắt bọn đầu xanh ấy nhận thấy mang ơn người khác là tủi nhục cho chúng. Chị ta không muốn chúng "vào đời với một món nợ trên đầu". Cho nên không bao giờ chị ta nói: "Dượng các con cho các con đi học, thiệt là lòng thương rộng như biển cả". Trái lại chị lại có vẻ như nói: " Ồ ! ít nhất thì thẳng cha già đó cũng phải làm như vậy chớ". Chị tưởng như thế là thương con, nhưng sự thật chị đã làm hư chúng nó, đẩy chúng vào đời với cái ý nghĩ nguy hiểm rằng người đời phải nuôi chúng. Và ý nghĩ đó quả là nguy hiểm, vì một trong những đứa ấy đã thử "chôm chĩa" tiền của chủ để rồi phải vào tù ngồi bóc vài cuốn lịch ...Chúng ta nên nhớ rẳng chúng ta dạy con ra sao thì con ta sẽ thành người như vậy. Và bà dì tôi tên Viola Alexander đã chứng minh điều đó một cách rất chính xác. Không bao giờ bà phàn nàn về sự bạc bẽo của con cái. Khi tôi còn bé, dì Viola đã đưa bà ngoại tôi về nhà săn sóc, chiều chuộng cùng với bà mẹ chồng. Tôi có thể nhắm mắt lại mà vẫn thấy hai bà ngồi nói chuyện vui với nhau . Như vậy có là phiền lắm không? Tôi nghĩ nhiều khi cũng có. Nhưng không bao giờ dì tỏ vẻ khó chịu ra nét mặt. Dì yêu cả mẹ đẻ lẫn mẹ chồng, nâng niu, phụng dưỡng làm cho hai bà ở nhà con gái mà tưởng như đang ở nhà mình. Dì phải nuôi tới sáu ngừơi con, lại phụng dưỡng thêm hai bà, mà cứ coi như việc thường tình. Theo dì, chẳng có gì là cao thượng đặc biệt hoặc đáng khen hết, chỉ là việc phải, tự nhiên, nên dì làm như vậy thôi. Dì Viola bây giờ ra sao? Dì đã goá chồng trên 20 năm và có năm người con đã trưởng thành ra ở riêng. Cả năm người tranh nhau rước dì về để đển ơn nuôi dưỡng ! Họ cùng kính mến mẹ, và hay phàn nàn rằng mẹ không bao giờ chịu ở lâu với họ.
    Đó là lòng "biết ơn" ư ? Vô lý! Đó là tình yêu, tình yêu cao thượng và trong sạch. Những người đó trong tuổi thơ đã được sống trong một không khí ấm áp và chói lọi tình âu yếm, nên bây giờ họ mong đáp lại lòng thương ấy. Còn gì là lạ đâu ?
    Vậy chúng ta hãy nhớ rằng muốn cho con cái đừng quên ơn, ta phải biết nhớ ơn. Ta hãy nhớ rằng "chúng tuy nhỏ mà tai mắt không nhỏ" và rất để ý tới những lời ăn tiếng nói của bậc phụ huynh đấy. Chẳng hạn như lần sau ta có muôn chê lòng tốt của ai trước mặt chúng ta, thì ta hãy STOP ngay lại. Đừng bao giờ nói: "Nhìn cái khăn kỳ cục xấu xí mà chị Năm đã gởi tặng Noel chúng ta ! Chị ấy đã ngồi đan lấy để khỏi tốn một xu nào hết đây mà !" Lời chê đó, đối với chúng ta có thể là rất tầm thường, như trẻ con sẽ nhớ rất kỹ. Vậy chúng ta nên nói như vầy: "Thử nghĩ xem, chị Năm đã bỏ ra rất nhiều thời giờ để đan cái khăn này tặng chúng ta! Thật là quá tốt bụng ! Phải viết thơ cảm ơn chị Năm ngay mới được". Như vậy con cái chúng ta sẽ được nhiễm dần dần mà không hay, cái tính tốt biết khen và tỏ lòng biết ơn người khác .
    All you need is Love . . .
  5. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Nếu bạn làm đúng theo cách dưới đây thì bạn sẽ không bao giờ phải buồn về lòng bạc bẽo của người đời nữa.
    Gần đây tôi gặp một thương gia ở Texas, đang ngùn ngụt lòng uất hận. Có người cho hay rằng 15 phút sau khi ông gặp ta, tôi sẽ được ông ta kể lể đàu đuôi cho nghe. Quả đúng như vậy. Câu chuyện làm cho ông giận dữ đã xảy ra đã 11 tháng trước, nhưng mỗi khi nhắc lại ông còn bừng bừng lên. Ông không thể quên nó được. Ngày lễ Giáng Sinh ông đã thưởng 34 người giúp việc một số tiền là mười ngàn dollars - mỗi người khoảng 300 mỹ kim- mà không một người nào cảm ơn ông hết. Ông chua chát phàn nàn: "Tôi ân hận đã thưởng họ. Thật là một xu cũng không đáng". Khổng Tử nói: "Một người giận luôn luôn tích chứa những chất độc". Vị thương gia kia đầy những chất độc đến nỗi tôi thành thật thương hại ông. Ông khoảng lục tuần mà các hãng bảo hiểm nhân mạng tính rằng trung bình chúng ta còn được sống khoảng 2/3 thời gian từ bây giờ cho đến khi ta còn 80 tuổi. Vậy ông ta có may mắn thì sống dược khoảng 14 năm nữa thôi. Thế mà chỉ do một chuyện đã qua, ông đã làm phí gần hết một năm vì những oán giận mỉa mai. Thật đáng thương thay !
    Thay vì oán hận và thương thân trách phận như vậy, ông nên tự hỏi tại sao ông không được các người làm công cảm ơn. Có thể vì ông trả lương họ quá ít và bắt họ làm nhiều quá. Có thể họ nghĩ rằng tiền thưởng trong ngày lễ Noel không phải là tiền thưởng mà chính là một thứ tiền công. Có thể rằng ông hay bắt bẻ quá chả ai dám lại gần, nên không ai dám nghĩ tới sự cảm ơn chủ. Cũng có thể họ cho rằng sở dĩ ông thưởng họ vì nếu không thưởng thì số lời cũng phải đem đóng thuế gần hết thôi ! Về phương diện khác, các người làm công có thể là ích kỷ nhỏ mọn và thiếu văn hóa. Có thể như thế kia, có thể như thế nọ. Về điều ấy tôi cũng không biết gì hơn bạn. Nhưng tôi biết rằng bác sĩ Samuel Jonhson nói: "Lòng biết ơn là kết quả của một giáo dục cao đẹp. Hạng thô lỗ không thể nào có được có đức tính ấy".
    Tôi muốn nói: Ông già ấy đã có một lỗi lầm lớn chung với cả nhân loại là quá tin vào lòng biết ơn của người khác. Ông thật sự đã không biết rõ bản tính con người. Nếu bạn cứu được một mạng người, bạn có mong người đó tỏ lòng mang ơn bạn không? Chắc hẳn là có. Luật sư Samuel Leibowitz, sau này làm quan toà, đã cứu được 78 người khỏi lên máy điện. Vậy bạn thử đoán có bao nhiêu kẻ thoát chết ấy đã quay lại cảm ơn ông ta hoặc chịu khỏ gởi cho ông ta một bức thiệp chúc mừng năm mới ? Bao nhiêu ? bạn đoán đi... Đúng, đúng như vậy - Zero ! Không có một người nào hết !
    Về vấn đề tiền bạc cũng vậy, đừng trông mong gì hơn. Charles Schwab nói với tôi có lần ông đã cứu một người giữ tiền ở ngân hàng. Người này đã thụt két lấy tiền đầu tư. Ông phải bỏ tiền riêng trả ngân hàng đó để y khỏi ngồi tù. Y có mang ơn ông không? Có, nhưng không được lâu. Rồi y trở mặt phản bội ông, tố cáo ông, nói xấu ông, người đã cứu y khỏi chốn tù đày. Nếu như cho một người bà con một triệu mỹ kim, bạn có mong người ấy mang ơn bạn không? Chính Andrew Carnegie đã làm việc ấy. Nhưng nếu Andrew sống lại sau khi chết ít lâu, ông sẽ bất bình thấy người bà con đó thoá mạ ông. Tại sao? ông sẽ phải bất bình khi nghe người ta nói "Lão Andrew khi còn sống đã cho những hội từ thiện 365 triệu mỹ kim mà chỉ thí cho bà con ruột thịt được mỗi một triệu bần tiện đó thôi"!

    Đời là thế đó ! Bản tính con người thời nào cũng vẫn là bản tính con người và trong đời bạn, bạn cũng đừng mong gì nó thay đổi hết. Vậy thì sao mình không chấp nhận nó đi? Tại sao không có óc thực tế của ông già Marc Aurele, mọt vị quân sư khôn ngoan nhất của đế quốc La Mã ngày trước. Một hôm ông ta ghi vào cuốn nhật ký như sau: "Hôm nay tôi sắp gặp những kẻ đa ngôn, những quân ích kỷ, tự phụ và những đồ vô ơn bạc nghĩa. Nhưng tôi sẽ không ngạc nhiên hoặc bất bình vì tôi không tưởng tượng được một thế giới nào vắng mặt những hạng ấy được !" Câu đó thật là chí lý phải không bạn? Bạn và tôi cứ cằn nhằn về lòng bạc bẽo của loài người, nhưng thật ra lỗi về ai ? Lỗi của bản tính con người hay lỗi ở ta ngu muội, không nhận biết bản tính đó. Thôi, hãy đừng bao giờ chờ mong gì người ta báo ơn mình hết. Như vậy, nếu may mà gặp người nào biết ơn mình thì sẽ vui thích biết bao không? Còn nếu chẳng may thì cũng chẳng đến nỗi thất vọng.
    Vậy cái thứ nhất tôi muốn nhấn mạnh trong chương này là: Loài người vong ân là điều rất tự nhiên; vậy mà chúng ta cứ mong mỏi có người đáp ơn ta thì tất nhiên chúng ta sẽ tự rước lấy nhiều nỗi đau lòng. Tôi quen một bà cụ sống ở New York lúc nào cùng phản nàn về cảnh cô độc. Không một thân nhân nào muốn lại gần bà. Điều đó cũng không lạ. Vì nếu bạn lại thăm thì bà cụ sẽ kể lể hàng giờ cho bạn nghe đã nuôi nấng gây dựng các cháu mình ra sao, khi họ còn nhỏ. Nào là hầu hạ chúng khi chúng bị bệnh họan, bị quai bị, hoặc ho gà; nào là nuôi nấng chúng hàng năm, nào là giúp cho một đứa học trường thương mại, nào là gả chồng cho một đứa khác. Mà các cháu có lại thăm bà không? Cũng có, lâu lâu một lần vì bổn phận mà ! Nhưng họ sợ gặp mặt bà lắm. Họ biết rằng tới đấy thì phải mất hàng giờ ngôi nghe những lời trách phiền bóng gió, nhưng lời phàn nàn chua xót, và hàng chuỗi những tiếng than thở dài vì số phận. Và khi thấy không thể trách móc hay doạ dẫm, đay nghiến để họ thường hại thăm mình thì bà lại "lên cơn"đau tim. Bà cụ đau tim thật không? Thật đấy. Bác sĩ nói bà đau tim vì thần kinh bị chứng hồi hộp và vô phương chữa cái bệnh do xúc động mà ra đó. Bà cụ cần được các cháu yêu thương và săn sóc, cho như vậy là "lòng biết ơn" , và nghĩ có quyền được nhận lòng biết ơn của họ. Nhưng bà lại đòi hỏi lòng biết ơn ấy nên không bao giờ các cháu muốn biết ơn và tỏ lòng yêu mến hết. Có cả nghìn người đàn bà như bà, có cả nghìn người đau khổ vì "lòng bạc bẽo" của kẻ khác. vì kẻ khác không săn sóc để họ sống cô độc. Họ muốn được yêu mến, song cách độc nhất để được yêu mến lại là đừng đòi hỏi tình yêu mà phải phân phát vung nó ra, đừng mong báo đáp. Bạn cho là lý tưởng quá, là ảo mộng quá không thể thi hành được ư ? Không đâu. Điều này chí lý lắm. Muốn tìm được hạnh phúc thì chúng ta phải theo cách hiệu nghiệm đó. Tôi biết chắc chắn như vậy vì tôi đã có kinh nghiệm trong ngay gia đình tôi. Song thân tôi lấy sự giúp đỡ kẻ khác làm vui . Chúng tôi nghèo và lúc nào cũng phải mang nợ. Nhưng mặc dầu nghèo khó, Ba Mẹ tôi luôn luôn dành một số tiền để mỗi năm gởi giúp một cô nhi viện ở Iowa. Không bao giờ các người lại thăm viện mồ côi, và có lẽ không một trẻ em mồ côi nào cảm ơn hai ân nhân đó ả, trừ một vài hàng trong thư. Nhưng các người đã được đền đáp lại rất nhiều vì đã hưởng cái vui giúp trẻ nhỏ mà không cầu mong được đền đáp lại.
    Khi lớn lên tôi đi làm ăn ở xa, mỗi năm gần tới lễ Giáng Sinh tôi luôn luôn gởi về ba má tôi một tấm ngân phiếu và năn nỉ hai người ăn tiêu cho sung sướng một chút. Nhưng ít khi nào hai người chịu nghe tôi. Lần nào về thăm nhà vài ngày trong dịp lễ Giáng Sinh thì tôi cũng được ba tôi kể cho nghe là đã mua than và thức ăn một người "goá phụ" đông con mà nghèo khổ nào ở trong tỉnh. Các người bố thí như vậy để được cái gì? Để được cái vui đã cho mà không mong được đền trả một chút gì hết.
    Vậy đây là cái ý thứ nhì của tôi trong chương này: Nếu chúng ta muốn tìm chân hạnh phúc, thì đừng nghĩ tới sự người khác nhớ ơn hay quên ơn ta, mà cứ giúp đỡ tha nhân để được cái vui trong thâm tâm là đã giúp đỡ. Có lẽ từ cả nghìn năm rồi, các bậc cha mẹ đều bứt đầu bứt tóc vì thấy con cái ăn ở bạc bẽo. Cả vua Lear trong vở kịch của Shakespeare cũng la hét: "Có đứa con bạc bẽo thật là đau đớn hơn bị rắn độc cắn!".
    Nhưng con cái ta làm sao biết mang ơn được, nếu ta không tập cho chúng như vậy? Lòng bạc bẽo mọc tự nhiên như cỏ dại. Lòng biết ơn thì như hoa hồng, phải trồng trọt, tưới bón, nâng niu, che nắng chống mưa. Nếu sau này con ta bạc bẽo thì lỗi đó của ai? Có lẽ về ta. Nếu ta không bao giờ dạy chúng tỏ lòng biết ơn với người khác thì sao ta lại mong chúng biết ơn ta nhỉ ? Tôi biết một người ở Chicago có nhiều lý do để phàn nàn về sự vô ơn bạc nghĩa của mấy người con riêng của vợ. Anh ta làm trong một xưởng đóng thùng, công việc vất vả và ít khi kiếm được trên 40 mỹ kim mỗi tuần. Khi cưới goá phụ này về, anh ta thương vợ, đi vay mượn để cho mấy đứa con riêng của chị này vào trường Trung Học. Có 40 mỹ kim mỗi tuần mà phải lo ăn mặc, củi lửa lại lo trả vốn lời nữa. Bốn năm ròng như vậy, cực như trâu, song anh ta không hề than thở. Mà sau đó mấy đứa con ấy có cảm ơn anh ta không? Không! Người vợ cho như vậy là lẽ tự nhiên mà mấy đứa con riêng cũng vậy. Không bao giờ chúng tưởng tượng được rằng chúng mang nợ bố ghẻ chúng. Và cũng không bao giờ chúng mở miệng cảm ơn bố nữa.
    Thật ra ai đáng trách trong việc này? Mấy đứa con ư? Đã đành; nhưng người mẹ chúng còn đáng trách hơn. Chị ta nghĩ bắt bọn đầu xanh ấy nhận thấy mang ơn người khác là tủi nhục cho chúng. Chị ta không muốn chúng "vào đời với một món nợ trên đầu". Cho nên không bao giờ chị ta nói: "Dượng các con cho các con đi học, thiệt là lòng thương rộng như biển cả". Trái lại chị lại có vẻ như nói: " Ồ ! ít nhất thì thẳng cha già đó cũng phải làm như vậy chớ". Chị tưởng như thế là thương con, nhưng sự thật chị đã làm hư chúng nó, đẩy chúng vào đời với cái ý nghĩ nguy hiểm rằng người đời phải nuôi chúng. Và ý nghĩ đó quả là nguy hiểm, vì một trong những đứa ấy đã thử "chôm chĩa" tiền của chủ để rồi phải vào tù ngồi bóc vài cuốn lịch ...Chúng ta nên nhớ rẳng chúng ta dạy con ra sao thì con ta sẽ thành người như vậy. Và bà dì tôi tên Viola Alexander đã chứng minh điều đó một cách rất chính xác. Không bao giờ bà phàn nàn về sự bạc bẽo của con cái. Khi tôi còn bé, dì Viola đã đưa bà ngoại tôi về nhà săn sóc, chiều chuộng cùng với bà mẹ chồng. Tôi có thể nhắm mắt lại mà vẫn thấy hai bà ngồi nói chuyện vui với nhau . Như vậy có là phiền lắm không? Tôi nghĩ nhiều khi cũng có. Nhưng không bao giờ dì tỏ vẻ khó chịu ra nét mặt. Dì yêu cả mẹ đẻ lẫn mẹ chồng, nâng niu, phụng dưỡng làm cho hai bà ở nhà con gái mà tưởng như đang ở nhà mình. Dì phải nuôi tới sáu ngừơi con, lại phụng dưỡng thêm hai bà, mà cứ coi như việc thường tình. Theo dì, chẳng có gì là cao thượng đặc biệt hoặc đáng khen hết, chỉ là việc phải, tự nhiên, nên dì làm như vậy thôi. Dì Viola bây giờ ra sao? Dì đã goá chồng trên 20 năm và có năm người con đã trưởng thành ra ở riêng. Cả năm người tranh nhau rước dì về để đển ơn nuôi dưỡng ! Họ cùng kính mến mẹ, và hay phàn nàn rằng mẹ không bao giờ chịu ở lâu với họ.
    Đó là lòng "biết ơn" ư ? Vô lý! Đó là tình yêu, tình yêu cao thượng và trong sạch. Những người đó trong tuổi thơ đã được sống trong một không khí ấm áp và chói lọi tình âu yếm, nên bây giờ họ mong đáp lại lòng thương ấy. Còn gì là lạ đâu ?
    Vậy chúng ta hãy nhớ rằng muốn cho con cái đừng quên ơn, ta phải biết nhớ ơn. Ta hãy nhớ rằng "chúng tuy nhỏ mà tai mắt không nhỏ" và rất để ý tới những lời ăn tiếng nói của bậc phụ huynh đấy. Chẳng hạn như lần sau ta có muôn chê lòng tốt của ai trước mặt chúng ta, thì ta hãy STOP ngay lại. Đừng bao giờ nói: "Nhìn cái khăn kỳ cục xấu xí mà chị Năm đã gởi tặng Noel chúng ta ! Chị ấy đã ngồi đan lấy để khỏi tốn một xu nào hết đây mà !" Lời chê đó, đối với chúng ta có thể là rất tầm thường, như trẻ con sẽ nhớ rất kỹ. Vậy chúng ta nên nói như vầy: "Thử nghĩ xem, chị Năm đã bỏ ra rất nhiều thời giờ để đan cái khăn này tặng chúng ta! Thật là quá tốt bụng ! Phải viết thơ cảm ơn chị Năm ngay mới được". Như vậy con cái chúng ta sẽ được nhiễm dần dần mà không hay, cái tính tốt biết khen và tỏ lòng biết ơn người khác .
    All you need is Love . . .
  6. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Chương XV ​
    Bạn có chịu đổi cái bạn đang có để lấy một triệu dollars không?
    Câu trên đã làm tôi phải suy nghĩ. Tôi chưa hề tưởng tượng được sự việc ấy, nhưng hôm nay, tôi đã nhận thấy thật tôi chẳng có gì đáng để than phiền. Tôi quyết định sửa mình thành một người trầm tĩnh, can đảm và tôi thấy chẳng có gì là khó lắm". Tôi có thể kể ra một trường hợp khác nữa, của một người bạn gái, cô Lucille Blake. Đời cô suýt nữa trở nên bất hạnh, nếu cô đã không được người chỉ cách hưởng những cái cô có và dẹp bỏ thói ao ước những gì mình không có. Tôi biết Lucille từ ngày chúng tôi cùng theo học ngành báo chí tại Đại học Columbia. Mười năm trước cô đã bị một kích động rất mạnh. Lúc đó, cô ở tỉnh Tucson, Arizona.Tôi xin kể câu chuyện về cô như cô đã thuật lại với tôi. "Bấy giờ tôi có một cuộc sống rất hạnh phúc : tôi học dương cầm tại Đại học, và đảm nhận một lớp dạy buổi tối trong trường. Ngoài ra tôi thường được mời đến dự những bữa dạ tiệc kéo dài đến khuya, hoặc đi khiêu vũ , đi dạo dưới ánh trăng. Một bữa kia, tôi sắm sửa đi chơi, bỗng tôi ngã lăn ra ngất đi. Sau đó bác sĩ bảo tôi đau tim nặng và phải tĩnh dưỡng trong một năm, nếu tôi muốn khỏi bệnh.Tôi hỏi ông liệu tôi sẽ bình phục và khỏe mạnh như trước được không, ông bác sĩ nhún vai trả lời một cách mập mờ: "Một năm nằm trên giường như một kẻ tàn tật và rất có thể chết vẫn hoàn chết!".
    Càng nghĩ đến lại càng thêm hoảng sợ. Tại sao tôi lại gặp phải tai ương này ? Tôi có làm điều gì ác đâu? Tôi khóc lu bù suốt một ngày. Tôi oán hận định mạng nhưng vẫn nằm nghỉ như lời bác sĩ dặn. Sau đó ít lâu, một người bạn thân đến thăm tôi. Đó là một hoạ sĩ trẻ tuổi. Anh ta khuyên tôi rằng: "Tôi biết đối với chị trong ngày này thì việc phải nằm tĩnh dưỡng một năm ròng là một sự khốn khổ. Nhưng rồi chị xem, cũng chẳng ghê gớm như chị nghĩ đâu. Chị sẽ có nhiều thì giờ để suy nghĩ, để nhận xét về mình và biết rõ mình hơn. Tri thức chị sẽ phát triển và chị sẽ trưởng thành thật sự sau mười tháng đó hơn là sau hai mươi lăm năm chị đã sống". Thế là tôi nguôi dần và tôi cố gắng bắt tôi phải suy nghĩ về những vấn đề mà trước kia tôi không để ý đến hay có khi còn khinh thường. Một buổi tối, tôi vặn radio lên và nghe thấy một câu kỳ cục. "Ngừơi ta chỉ bày tỏ được một cách hoàn toàn những điều cảm nhận thấu thân tâm". Tôi cũng đã đọc hay nghe những câu tương tự như vậy, nhưng vì bây giờ nằm liệt trên giường nến những câu đó, đáng lẽ chỉ thoảng qua, lại thấm thía và ăn sâu vào óc tôi.
    Đầu óc tôi từ lúc ấy bắt đầu làm việc và tôi nhất quyết sẽ chống lại sự sợ hãi và những ý tưởng ảm đạm, sẽ bỏ không nghĩ đến những điều có thể làm chậm và có hại đến sự bình phục của tôi, và sẽ chỉ nghĩ đến hạnh phúc, vui sống và sức khoẻ. Mỗi sáng khi tỉnh dậy, tôi tự bắt tôi kiểm điểm lại mọi lý do để tôi phải sung sướng: Trong người không đau đớn; được nghe những điệu nhạc êm đẹp phát ra từ máy truyền thanh; có những bạn tốt... Không dầy mấy tuần sau tôi thấy vui vẻ và treo ở cửa buồng tôi một tấm bảng ?o Cấm không cho hai người vào thăm một lượt.?
    Tôi khỏi bệnh tim đã được chín năm nay và tôi đã lại sống cuộc sống hoạt động và hữu ích. Lẽ dĩ nhiên, cho đến hôm nay, sáng nào tôi cũng vẫn kiểm điểm lại những cái mà tôi đang có và tôi sẽ chẳng bao giờ từ bỏ thói quen đó. Tôi xin thú cùng anh là tôi rất hổ thẹn, vì đến khi sợ đến chết mới học được cách sống". Nói tóm lại, cô Lucille Blake đã tình cờ nhận định một định lý mà ông Samuel Jonhson đã nêu ra cách đây hai thế kỷ. Ông Samuel Johnson nói rằng: "Cái thói quen chỉ nhìn thấy mặt tốt của mọi việc, còn quý giá hơn một triệu dollars lợi tức một năm".
    Bạn nên nhớ rằng câu này đã được thốt ra không phải từ một ngừơi lạc quan mà lại từ một người trong hai mươi năm đã biết thế nào là lo lắng cho ngày mai vì nghèo khổ, đói khát, để rồi trở nên một nhà viết văn xuất sắc của Anh Quốc thời đó.
    Bạn muốn biết làm sao để biến cái tội phải rửa bát đĩa thường ngày thành một việc lý thú không? Chắc là có. Vậy tôi xin giới thiệu một cuốn sách tuyệt diệu, nhan đề "Tôi muốn mắt sáng lại" mà tác già là bà Moorchild Dahl, một thiếu phụ bị khuyết thị trong 50 năm. Trong chương đầu có câu rằng: "Hồi đó tôi chỉ nhìn được có một bên mắt và có những vẩy nhỏ che gần kín con ngươi làm tôi chỉ còn nhìn thấy lờ mờ qua cái khe nhỏ ở phía trái. Chẳng hạn, muốn đọc một quyển sách, tôi phải cầm đưa lên sát mắt bên trái và đưa hết con ngươi sang phía tả".
    Nhưng bà không chịu để ai thương hại mình và bà nhất định không để cho cố tật này làm bà trở thành một phế nhân. Hồi còn bé, bà muốn chơi với lũ trẻ con hàng xóm, nhưng không trông thấy những nét phấn vẽ. Vì vậy, khi bọn trẻ trở về nhà, bà liền quỳ xuống vệ hè, dí mắt xuống đất để dò những nét phấn. Chẳng bao lâu biết tường tận từng nơi từng chỗ, trong khu phố thường chơi đùa với các bạn, biết tường tận đến nỗi chơi trò chạy đua là bà đều thắng. Lúc muốn đọc, bà dùng những sách in chữ thật lớn, dí sát đến mắt. Cứ thế bà học và đã thi đậu hai bằng: một bằng kiến trúc tổng quát, tại Đại học Minnesota, một bằng giáo sư ngành Mỹ thuật Đại học Columbia.
    Ra đời với chức giáo viên tại một làng nhỏ ở thung lũng Twin, Minnesota, bà tiếp tục theo đuổi nghề báo chí tại đại học Augustana trong tỉnh Sioux Falls, South Dakota. Tại nơi đó trong vòng 13 năm, ngoài các công việc nhà trường, bà còn đi diễn thuyết về văn chương tại những câu lạc bộ phụ nữ địa phương và một đôi khi trước máy truyền thanh. Bà Moorchild Dahl thuật tiếp trong cuốn sách: "Trong tiềm thức, tôi lúc nào cũng sợ hãi sẽ mù hẳn. Để trấn áp ý tưởng đen tối ấy, tôi đã tự bắt lúc nào cũng vui vẻ, có khi quá vui bất cứ trong trường hợp nào". Đến năm 1943, khi bà đã 52 tuổi, một phép lạ xẩy ra: nhờ một cuộc giải phẫu tại viện Mayo clinic, bà đã trông thấy rõ gấp bốn lần. Một thế giới mới đẹp và thú vị biết bao hiện ra trước mắt bà. Bà rào rạt cảm thấy cái thú làm những việc mà trước kia bà không làm được, ngay cả đến việc rửa bát nữa. Bà kể lại rằng: "Mới đầu tôi vầy bọt trắng li ti và nhẹ nhõm lềnh bềnh trong chậu nước. Tôi bốc lấy một nắm bọt xà phòng soi trước ánh sáng rực rỡ của một cầu vồng nho nhỏ". Đứng trong bếp nhìn qua cửa sổ , bà hoan hỉ ngắm "đàn chim xinh đẹp tung cánh bay qua, dưới những hoa tuyết trắng đang rơi ".
    Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc cảm ơn Thượng Đế đã cho bạn rửa bát, ngắm một nắm bọt xà bông và say sưa nhìn một đoàn chim bay dưới tuyết không? Chắc là không rồi . Nếu vậy bạn cũng nên tự lấy làm hổ thẹn. Bởi vì bạn đã được sinh ra vào một thế giới thần tiên, có những vẻ đẹp muôn hình, vạn trạng, vậy mà bạn cũng như bao người khác, đã mù quáng không trông thấy, đã bỏ phí mà quên không tận hưởng .
    Được alleykat sửa chữa / chuyển vào 05:12 ngày 06/09/2003
  7. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Chương XV ​
    Bạn có chịu đổi cái bạn đang có để lấy một triệu dollars không?
    Câu trên đã làm tôi phải suy nghĩ. Tôi chưa hề tưởng tượng được sự việc ấy, nhưng hôm nay, tôi đã nhận thấy thật tôi chẳng có gì đáng để than phiền. Tôi quyết định sửa mình thành một người trầm tĩnh, can đảm và tôi thấy chẳng có gì là khó lắm". Tôi có thể kể ra một trường hợp khác nữa, của một người bạn gái, cô Lucille Blake. Đời cô suýt nữa trở nên bất hạnh, nếu cô đã không được người chỉ cách hưởng những cái cô có và dẹp bỏ thói ao ước những gì mình không có. Tôi biết Lucille từ ngày chúng tôi cùng theo học ngành báo chí tại Đại học Columbia. Mười năm trước cô đã bị một kích động rất mạnh. Lúc đó, cô ở tỉnh Tucson, Arizona.Tôi xin kể câu chuyện về cô như cô đã thuật lại với tôi. "Bấy giờ tôi có một cuộc sống rất hạnh phúc : tôi học dương cầm tại Đại học, và đảm nhận một lớp dạy buổi tối trong trường. Ngoài ra tôi thường được mời đến dự những bữa dạ tiệc kéo dài đến khuya, hoặc đi khiêu vũ , đi dạo dưới ánh trăng. Một bữa kia, tôi sắm sửa đi chơi, bỗng tôi ngã lăn ra ngất đi. Sau đó bác sĩ bảo tôi đau tim nặng và phải tĩnh dưỡng trong một năm, nếu tôi muốn khỏi bệnh.Tôi hỏi ông liệu tôi sẽ bình phục và khỏe mạnh như trước được không, ông bác sĩ nhún vai trả lời một cách mập mờ: "Một năm nằm trên giường như một kẻ tàn tật và rất có thể chết vẫn hoàn chết!".
    Càng nghĩ đến lại càng thêm hoảng sợ. Tại sao tôi lại gặp phải tai ương này ? Tôi có làm điều gì ác đâu? Tôi khóc lu bù suốt một ngày. Tôi oán hận định mạng nhưng vẫn nằm nghỉ như lời bác sĩ dặn. Sau đó ít lâu, một người bạn thân đến thăm tôi. Đó là một hoạ sĩ trẻ tuổi. Anh ta khuyên tôi rằng: "Tôi biết đối với chị trong ngày này thì việc phải nằm tĩnh dưỡng một năm ròng là một sự khốn khổ. Nhưng rồi chị xem, cũng chẳng ghê gớm như chị nghĩ đâu. Chị sẽ có nhiều thì giờ để suy nghĩ, để nhận xét về mình và biết rõ mình hơn. Tri thức chị sẽ phát triển và chị sẽ trưởng thành thật sự sau mười tháng đó hơn là sau hai mươi lăm năm chị đã sống". Thế là tôi nguôi dần và tôi cố gắng bắt tôi phải suy nghĩ về những vấn đề mà trước kia tôi không để ý đến hay có khi còn khinh thường. Một buổi tối, tôi vặn radio lên và nghe thấy một câu kỳ cục. "Ngừơi ta chỉ bày tỏ được một cách hoàn toàn những điều cảm nhận thấu thân tâm". Tôi cũng đã đọc hay nghe những câu tương tự như vậy, nhưng vì bây giờ nằm liệt trên giường nến những câu đó, đáng lẽ chỉ thoảng qua, lại thấm thía và ăn sâu vào óc tôi.
    Đầu óc tôi từ lúc ấy bắt đầu làm việc và tôi nhất quyết sẽ chống lại sự sợ hãi và những ý tưởng ảm đạm, sẽ bỏ không nghĩ đến những điều có thể làm chậm và có hại đến sự bình phục của tôi, và sẽ chỉ nghĩ đến hạnh phúc, vui sống và sức khoẻ. Mỗi sáng khi tỉnh dậy, tôi tự bắt tôi kiểm điểm lại mọi lý do để tôi phải sung sướng: Trong người không đau đớn; được nghe những điệu nhạc êm đẹp phát ra từ máy truyền thanh; có những bạn tốt... Không dầy mấy tuần sau tôi thấy vui vẻ và treo ở cửa buồng tôi một tấm bảng ?o Cấm không cho hai người vào thăm một lượt.?
    Tôi khỏi bệnh tim đã được chín năm nay và tôi đã lại sống cuộc sống hoạt động và hữu ích. Lẽ dĩ nhiên, cho đến hôm nay, sáng nào tôi cũng vẫn kiểm điểm lại những cái mà tôi đang có và tôi sẽ chẳng bao giờ từ bỏ thói quen đó. Tôi xin thú cùng anh là tôi rất hổ thẹn, vì đến khi sợ đến chết mới học được cách sống". Nói tóm lại, cô Lucille Blake đã tình cờ nhận định một định lý mà ông Samuel Jonhson đã nêu ra cách đây hai thế kỷ. Ông Samuel Johnson nói rằng: "Cái thói quen chỉ nhìn thấy mặt tốt của mọi việc, còn quý giá hơn một triệu dollars lợi tức một năm".
    Bạn nên nhớ rằng câu này đã được thốt ra không phải từ một ngừơi lạc quan mà lại từ một người trong hai mươi năm đã biết thế nào là lo lắng cho ngày mai vì nghèo khổ, đói khát, để rồi trở nên một nhà viết văn xuất sắc của Anh Quốc thời đó.
    Bạn muốn biết làm sao để biến cái tội phải rửa bát đĩa thường ngày thành một việc lý thú không? Chắc là có. Vậy tôi xin giới thiệu một cuốn sách tuyệt diệu, nhan đề "Tôi muốn mắt sáng lại" mà tác già là bà Moorchild Dahl, một thiếu phụ bị khuyết thị trong 50 năm. Trong chương đầu có câu rằng: "Hồi đó tôi chỉ nhìn được có một bên mắt và có những vẩy nhỏ che gần kín con ngươi làm tôi chỉ còn nhìn thấy lờ mờ qua cái khe nhỏ ở phía trái. Chẳng hạn, muốn đọc một quyển sách, tôi phải cầm đưa lên sát mắt bên trái và đưa hết con ngươi sang phía tả".
    Nhưng bà không chịu để ai thương hại mình và bà nhất định không để cho cố tật này làm bà trở thành một phế nhân. Hồi còn bé, bà muốn chơi với lũ trẻ con hàng xóm, nhưng không trông thấy những nét phấn vẽ. Vì vậy, khi bọn trẻ trở về nhà, bà liền quỳ xuống vệ hè, dí mắt xuống đất để dò những nét phấn. Chẳng bao lâu biết tường tận từng nơi từng chỗ, trong khu phố thường chơi đùa với các bạn, biết tường tận đến nỗi chơi trò chạy đua là bà đều thắng. Lúc muốn đọc, bà dùng những sách in chữ thật lớn, dí sát đến mắt. Cứ thế bà học và đã thi đậu hai bằng: một bằng kiến trúc tổng quát, tại Đại học Minnesota, một bằng giáo sư ngành Mỹ thuật Đại học Columbia.
    Ra đời với chức giáo viên tại một làng nhỏ ở thung lũng Twin, Minnesota, bà tiếp tục theo đuổi nghề báo chí tại đại học Augustana trong tỉnh Sioux Falls, South Dakota. Tại nơi đó trong vòng 13 năm, ngoài các công việc nhà trường, bà còn đi diễn thuyết về văn chương tại những câu lạc bộ phụ nữ địa phương và một đôi khi trước máy truyền thanh. Bà Moorchild Dahl thuật tiếp trong cuốn sách: "Trong tiềm thức, tôi lúc nào cũng sợ hãi sẽ mù hẳn. Để trấn áp ý tưởng đen tối ấy, tôi đã tự bắt lúc nào cũng vui vẻ, có khi quá vui bất cứ trong trường hợp nào". Đến năm 1943, khi bà đã 52 tuổi, một phép lạ xẩy ra: nhờ một cuộc giải phẫu tại viện Mayo clinic, bà đã trông thấy rõ gấp bốn lần. Một thế giới mới đẹp và thú vị biết bao hiện ra trước mắt bà. Bà rào rạt cảm thấy cái thú làm những việc mà trước kia bà không làm được, ngay cả đến việc rửa bát nữa. Bà kể lại rằng: "Mới đầu tôi vầy bọt trắng li ti và nhẹ nhõm lềnh bềnh trong chậu nước. Tôi bốc lấy một nắm bọt xà phòng soi trước ánh sáng rực rỡ của một cầu vồng nho nhỏ". Đứng trong bếp nhìn qua cửa sổ , bà hoan hỉ ngắm "đàn chim xinh đẹp tung cánh bay qua, dưới những hoa tuyết trắng đang rơi ".
    Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc cảm ơn Thượng Đế đã cho bạn rửa bát, ngắm một nắm bọt xà bông và say sưa nhìn một đoàn chim bay dưới tuyết không? Chắc là không rồi . Nếu vậy bạn cũng nên tự lấy làm hổ thẹn. Bởi vì bạn đã được sinh ra vào một thế giới thần tiên, có những vẻ đẹp muôn hình, vạn trạng, vậy mà bạn cũng như bao người khác, đã mù quáng không trông thấy, đã bỏ phí mà quên không tận hưởng .
    Được alleykat sửa chữa / chuyển vào 05:12 ngày 06/09/2003
  8. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Ta là ai? ​
    Tôi còn giữ một bức thư của bà E***h Alberd ở Mount Airy, viết rằng: "Hồi nhỏ, tôi rất dễ cảm xúc và nhút nhát. Vì tôi to con và cặp má phính lên tôi có vẻ mập. Mẹ tôi hơi cổ, cho rằng dùng tân thời trang là không tốt và bà chủ trương phải "ăn chắc mặc dầy". Mẹ tôi bắt tôi phải mặc quần áo dài, rộng... cho lâu rách. Không bao giờ tôi được dự những đám hội hè, vui vẻ trẻ trung. Tại trường, tôi không dám đùa giỡn với các bạn, cả trong giờ thể thao nữa. Tính cả thẹn của tôi thành bệnh. Tôi thấy tôi "khác" hắn các bạn bè và hoàn toàn không giống ai cả. Khi lớn lên, tôi kết hôn với một người chồng lớn tuổi. Nhưng cá tính tôi cũng vẫn không thay đổi. Bên chồng tôi là một gia đình biết lẽ phải và tự tín. Tôi cố bắt chước mà không được. Nhà chồng tôi cố tập cho tôi lịch thiệp bao nhiêu, chỉ làm cho tôi e thẹn bấy nhiêu. Tôi trở nên nóng nảy và hay cáu kỉnh. Tôi trốn lánh tất cả bạn bè. Tôi rất sợ khi có khách đến chơi. Thật là tai hại! Tôi biết vậy và sợ nhà tôi cũng biết vậy, nên khi lỡ ở đám đông tôi cố vui vẻ. Nhưng tôi lại làm quá lố, mất cả vẻ tự nhiên. Tôi biết thế và tôi khổ lắm. Sau chót tôi đau khổ đến nỗi không còn muốn kéo dài cuộc đời thêm nữa. Tôi bắt đầu nghĩ tới tự tử. Nhưng rồi chỉ một lời nói vô tình đã thay đổi hẳn đời tôi. Bà mẹ chồng tôi một hôm kể cho tôi nghe cách bà dạy dỗ con cái. "Dù sao cũng mặc, mẹ khỉ muốn cho chúng sống theo chúng thôi. Cứ tự nhiên, không cần bắt chước ai hết". tức thì tôi nhận thấy rằng chuốc lấy khổ vào thân chỉ vì tự ép mình vào một cái khuôn không hợp với mình. Sáng hôm sau, tôi thay đổi hẳn. Tôi bắt đầu sống cho tôi. Tôi cố nhận xét kỹ về cá tính của tôi, ráng nhận định xem tôi ra sao. Tôi nhận định những nét đặc biệt của tôi. Tôi hết sức xem xét các màu, các kiểu áo, để ăn mặc sao cho hợp với mình. Rồi tôi giao du với bạn bè, xin nhập một hội nhỏ. Tôi rất sợ hãi khi bị bạn bắt lên diễn đàn. Nhưng mỗi lần nói trước đám đông, tôi lại can đảm được thêm một chút. Phải, lâu lắm rồi ... nhưng bây giờ tôi thấy hạnh phúc ngoài ước vọng của tôi. Tôi dạy dỗ con tôi, luôn luôn chỉ vẽ cho chúng kinh nghiệm mà tôi đã đắng cay học được: "Dù sao cũng mặc, các con cứ sống theo ý các con".
    Bác sĩ James Gordon Gilkey đã nói: "Phải có nghị lực để sống theo mình là một vấn đề cũ, xưa như lịch sử và phổ biển như đời người". Không đủ nghị lực để sống theo mình là nguyên nhân sâu kín của các chứng bệnh thần kinh". Angelo Patri đã viết 13 cuốn sách và hàng ngàn bài báo về giáo dục nhi đồng. Ông nói: "Không ai khổ sở bằng kẻ muốn đổi cá tính của mình để biến thành một người khác".
    Cái thói muốn đổi thành người khác tai hại nhất ở Hollywood. Ông Sam Wood, một trong những nhà sản xuất phim ciné nổi danh tại Hollywood nói rằng ông đã nhức đầu nhất bởi các tài tử trẻ tuổi. Ông phải vô cùng mệt nhọc để thuyết phục họ chịu đóng vai hợp với tài riêng của họ trong khi họ chỉ muốn trở thành những Lana Turner hạng nhì hay Clark Gable hạng ba. Ông không ngớt khuyên họ: "Khán giả chán những lối đó rồi, họ muốn lối khác cơ ". Trước khi ông cho ra những phim danh tiếng như "Good Bye, Mr Chips" và "For whom the bell tolls", ông đã làm việc lâu năm tại một hãng địa ốc để luyện tài kinh doanh. Ông nói: "Bắt chước người thì không bao giờ đi xa được. Không nên làm con vẹt. Kinh nghiệm đã dạy tôi rằng nên bỏ rơi ngay những kẻ nào chỉ muốn bắt chước người ".
    Vừa đây, tôi hỏi Paul Boyton, giám đốc phòng nhân viên của hãng đầu Socony: "Những người tới xin việc có lỗi lầm nào nhất? Chắc chắn ông biết rõ điều ấy, vì ông đã phỏng vấn hơn 60 nghìn người đến xin việc và đã viết một cuốn sách tựa đề là: "Sáu cách để xin việc làm". Ông nói với tôi: ?oLỗi lầm lớn nhất của họ là thiếu tự tin. Đáng lẽ tự nhiên và hoàn toàn thành thật thì họ lại thường dọ dẫm ý tôi mà đáp câu tôi hỏi chứ không trả lời theo ý họ. Như vậy hỏng to, vì có ai muốn dùng một người chỉ biết lập lại lời những người khác như cái máy thu băng đâu. Không ai muốn xài đồ giả hết".
    Một cô con gái của một bác tài xế đã phải trả giá rất đắt để được bài học ấy. Cô ta muốn trở thành một danh ca. Nhưng ngọai hình của chị thật là một nỗi buồn cho người phải nhìn nó. Miệng thì rộng, răng thì hô (à la mái hiên). Lần đầu hát trước công chúng trong một hộp đêm tại New Jersey chị cố trề môi trên xuống để che bớt răng. Chị cố làm điệu bộ thật "mầu mè". Và kết quả là chỉ làm trò cười cho thiên hạ hôm đó và cô đã thất bại nặng nề. Nhưng có một khán giả hôm đó nhận thấy chị có thực tài. Ông ta nói thẳng ngay với cô : "Này cô, tôi đã thấy cô hát và biết cô hay ngượng vì bộ răng hô của cô ". Cô đang lúng túng vì xấu hổ, thì ông ta lại nói tiếp: "Có gì đâu chứ ? Răng hô đâu phải là một tội ? Cô hãy đừng thèm che dấu nó ! Cứ mở to miệng mà hát tự nhiên khán giả sẽ thích, khi họ thấy cô không ngượng ngập nữa". Rồi ông ta lại nói đùa thêm : "Vả chăng, bộ răng mà cô cố tình che đậy đó, biết đâu nó chẳng làm cho cô nổi danh sau này ?" Cô Cass Deley nghe theo và không thèm nghĩ tới cái "mái hiên" của mình nữa. Từ hôm đó cô chỉ nghĩ đến thính giả. Cô mở to miệng hát một cách say mê thích thú, vui vẻ và rồi đã trở nên một ngôi sao chói lọi nhất trên màn ảnh và ở đài phát thanh. Hiện nay nhiều người đóng trò khác lại cố bắt chước cô ta !
    Khi triết gia nổi tiếng William James nói người ta chỉ dùng đến và phát triển khỏang 10% những khả năng tinh thần của mình, là ông muốn ám chỉ những người không tự biết định rõ giá trị của mình. Ông ta viết: "Con người chúng ta bây giờ so với con người mà chúng ta có thể thành được, khác nhau xa, cũng như người mơ ngủ so với người thức tỉnh vậy. Chúng ta chỉ dùng một phần nhỏ khả năng về thể chất và tinh thần của ta thôi. Nói tóm lại thì con người hoạt động trong một khu vực hẹp hòi quá, so với khả năng thênh thang của họ. Chúng ta có nhiều khả năng mà sẽ không bao giờ ta dùng tới".
    Bạn và tôi, ta có những tài cán riêng, vậy đừng mất công buồn bực vì nỗi không được như người này người nọ. Trên quả địa cầu này, mỗi người chúng ta là một nhân vật mới mẻ, vì từ hồi thiên lập địa tới giờ, chưa hề có người thứ hai nào giống ta như đúc, mà từ nay tới khi tận thế cũng không sao có được một người thứ hai giống y như ta nữa ! Một khoa học mới là khoa di truyền học dạy rằng con ngừơi do 24 nhiễm thể {chromosomes) của cha, 24 nhiễm thể của mẹ cấu tạo nên. Bốn mươi tám nhiễm sắc thể ấy định đoạt phần di truyền của ta. Amar Scheinfield nói trong mỗi nhiễm sắc thể chứ từ vài chục đến vài trăm "nhân" mà mỗi "nhân" có thể thay đổi cả đời sống của một người. Sự tạo nên ta thật là "bí hiểm và kỳ diệu" thay!
    Cha mẹ sinh ra ta với 300.000 tỉ (mỗi tỉ là 1.000 triệu) tinh trùng, nhưng chỉ có một tinh trùng thành ta thôi. Nói một cách khác, nếu ta có 300.000 tỉ anh em thì cũng không một người nào y như ta hết. Nói vậy có phải là nói phét không? Không. Đó là một sự thật khoa học. Nếu bạn muốn hiểu rõ điều ấy xin bạn lại tiệm sách mua cuốn: "Sự di truyền và bạn" của Aaron Scheinfeld. Sở dĩ tôi dám quả quyết, khuyên bạn nên sống theo như bạn vậy, là vì tôi tin tưởng sâu xa và biết rõ điều tôi đang nói. Tôi biết qua những kinh nghiệm chua chát và đau đớn. Tôi xin kể: Lần đầu tiên từ giã miền đồng ruộng Missouri tới New York, tôi làm trong viện Hàn Lâm kịch trường. Tôi mong trở thành một nghệ sĩ. Tôi cho rằng có trong đầu một ý tưởng mới và tài tình, nó sẽ đưa tôi tới thành công mau chóng. Tôi tự nghĩ: "Một cái ý giản dị và chắc chắn như vậy, tại sao cả nghìn người háo danh chưa nghĩ tới. Thiệt lạ lùng! Ý đó như sau: Tôi sẽ nghiên cứu xem các kép hát nổi danh thời ấy, như Jonh Drew, Walter Hampden và Otis Skinner có những "ngón" gì. Rồi tôi bắt chước những ngón hay nhất của họ và sẽ luyện cho tài tôi thành một kết hợp rực rỡ của hết thảy những tài ba đó. Thật là điên rồ và vô lý! Tôi đã phí bao năm học bắt chước kẻ khác mới nảy trong bộ óc đặc như đất sét của tôi cái ý này: Phải theo tài năng riêng của mình, không thể nào bắt chước ngừơi khác mãi được.
    Kinh nghiệm tai hại đó đã cho tôi một bài học tới già chứ gì ? Không. Tôi vẫn chưa chừa, tôi ngu xuẩn quá. Tôi phải học thêm lại một lần nữa. Nhiều năm sau, tôi bắt đầu viết một cuốn sách mà tôi hy vọng sẽ là cuốn sách hay nhất từ trước tới nay về sự diễn thuyết trước công chúng. Viết cuốn này tôi cũng điên như lần trước: tôi cũng vay ý tứ của hàng lố tác giả khác rồi thu thập vào trong một cuốn - một cuốn chứa đủ những cuốn khác. Muốn vậy, tôi đi lượm hàng chục cuốn dạy cách nói trước công chúng và bỏ mất một năm để chuyển những ý của họ sang bản thảo của tôi. Nhưng sau tôi nhận thấy rằng tôi quá khùng. Cái thứ cách "tả-pí-lù" đó, tổng hợp quá, khô khan quá, đọc chán quá. Thành ra toi công một năm trọn, tôi phải vất bỏ vào sọt rác và ngồi viết lại. Lần này tôi tự nhủ: "Ngươi phải là thằng cha Dale Carnegie với tất cả những lỗi lầm và kém cỏi của nó. Và không thể là người nào khác được". Bỏ cái ý viết một cuốn tổng hợp những sách của người khác, tôi sắn tay áo làm một việc mà đáng lẽ tôi phải làm ngay từ đầu: dùng kinh nghiệm riêng mà viết; dùng những nhận xét riêng, nhưng tin tưởng chắc chắn của tôi khi diễn thuyết và khi nhận dạy ngừơi ta diễn thuyết. Tôi đã học và mong rằng tới chết cũng không quên - bài học của ông Walter Raleigh (Tôi không muốn nói ông Walter đã trải áo chòang trên bùn để bà Hoàng Hậu bước lên cho khỏi lấm giầy đâu. Tôi muốn nói về ông Walter Raleigh, giáo sư môn Văn học sử Anh Quốc vào năm 1904). Ông ta nói "Tôi hòan tòan không có tài để viết một cuốn sách khả dĩ so sánh với kiệt tác của Shakespeare, nhưng tôi có thể viết một cuốn theo khả năng riêng của tôi được".
    Vậy thì ta nên hành động theo khả năng của ta, như Irving Berlin đã khôn khéo khuyên George Gershwin. Berlin và Gershwin gặp nhau lần đầu, lúc đó Berlin đã nổi danh mà Gershwin còn là một thanh niên mới tập đặt nhạc, làm việc vất vả để lãnh của nhà xuất bản Tin Pan Alley một số lương 35 mỹ kim một tuần. Berlin khi đó thầm ngưỡng mộ tài năng của Gershwin, muốn mướn Gershwin làm phụ tá cho mình với số lương gấp ba lương cũ. Nhưng Berlin lại thành thật khuyên rằng: "Đừng thèm nhận làm việc đó, Vì nếu nhận anh có thể thành một Berlin thứ hai đấy, song nếu anh nhất định theo đuổi tài năng riêng của anh thì danh tiếng anh sẽ vang lừng nhất trong nước ". Gershwin đã nghe lời. Ông cố luyện tập và dần dần trở nên một nhà đặt ra những nhạc khúc tuyệt diệu nhất của Mỹ thời ấy.
    Charlie Chaplin, Will Rogers, Mary Mc. Bride, Gene Autry và cả triệu người khác đều đã phải học bài học tôi đang giảng trong chương này, phải học bằng kinh nghiệm và cũng đã phải trả giá rất đắt như tôi. Khi Charlie Chaplin mới đóng phim, viên giám đốc hãng phim muốn anh ta bắt chước một vai hề người Đức nổi danh. Và Chaplin không thành công cho tới khi ông đóng vai hề theo ý ông. Hề Bob Hope cũng đã đi qua con đường ấy: bảy năm vừa ca hát, mà ông cũng đã thất bại mãi cho tới khi bắt đầu biết chỉ nên làm theo tài năng riêng của mình. Will Rogers dàn cảnh trong một ca vũ nhạc kịch đã lâu năm không pha trò lấy một tiếng, cho tới khi ông nhận thấy ông có tài diễu rất hay và rồi ông đã nổi danh vì vậy.
    Khi Mary Mc Bride bước chân vào đời nghệ sĩ, cô thử làm đào hề (comedian) và cũng đã thất bại. Nhưng khi chịu theo tài năng của cô - của một cô gái quê ở miền Missouri , cũng không đẹp gì cho lắm, - thì cô đã trở thành một ngôi sao nổi danh nhất trên đài phát thanh ở New York. Khi Gene Autry cố bỏ giọng miền Nam của Texas, mặc quần áo như các thanh niên ở thành thị và khoe rằng mình sinh trưởng ở New York thì chỉ tổ làm cho thiên hạ chế nhạo chàng thôi. Nhưng khi chàng chơi cây đàn Banjo và ca những bài hát miền Viễn Tây của dân "cao bồi" Texas thì chàng vào một con đường mới đưa chàng tới sự nổi danh khắp toàn cầu, trên màn ảnh cũng như trên đài phát thanh.
    Trên thế giới không có ai giống ta hết. Ta cũng nên lấy thế làm mừng. Trởi cho ta tài năng nào thì hãy tận dụng tài năng đó. Xét cho kỹ, nghệ thuật nào chỉ để tự mô tả hết. Ta chỉ có thể ca hát những vui, buồn của ta thôi. Ta chỉ có thể vẽ những cảnh vật mà ta thích thôi. Kinh nghiệm, hoàn cảnh, di truyền đã tạo ra sao thì ta phải vậy. Dù tốt hay xấu, ta cũng phải trồng trọt trong khu vườn nhỏ của ta. Dù dở ta cũng phải gảy cây đàn nhỏ của ta trong dàn nhạc của đời.
    Triết gia Emerson viết trong thiên tùy bút "Tự tín" rằng: "Trong sự giáo dục của một người, có một thời gian người đó nhận thấy rằng sự ganh tị là ngu xuẩn, bắt chước là tự tử, rằng phận mình sao thì mình nên chịu vậy. Trong vũ trụ mênh mông đầy thức ăn này, ta phải cố vất vả cày miếng đất trời đã cho ta thì ta mới có được cơm ăn. Năng lực ở trong ta là một năng lực mởi mẻ và riêng biệt, không ai có hết, và ngoài ta ra, không ai biết ta có thể làm được cái gì, mà chính ta, nhiều khi ta cũng không biết luôn, nếu ta không chịu làm thử ".
    Emerson đã nói vậy. Còn Douglas Matloch, một thi nhân thì viết như sau:
    Chẳng làm thông vút trên đồi
    Thì làm cây nhỏ bên ngòi, dưới thung
    Thông kia đẹp nhất trong vùng
    Tôi tuy bé nhỏ sánh cùng thông xanh
    Làm cây chẳng được, cũng đành,
    Tôi làm ngọn cỏ xanh xanh bên đàng.
    Thân không hoá kiếp cá vàng,
    Thì làm tôm tép thung thăng trong đầm.
    Có tướng mà cũng có quân
    Ai lo việc nâý, dưới trần cùng vinh
    Có việc trọng, có việc khinh
    Miễn tròn bổn phận, trọng khinh sá gì?
    Rộng, hẹp cũng thể đường đi
    Mặt trời, sao nhỏ, khác chi, bạn hiền?
    Việc gì tận mỹ là nên.
    Thành công chẳng kể sang hèn, thấp cao.
    All you need is Love . . .
  9. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Ta là ai? ​
    Tôi còn giữ một bức thư của bà E***h Alberd ở Mount Airy, viết rằng: "Hồi nhỏ, tôi rất dễ cảm xúc và nhút nhát. Vì tôi to con và cặp má phính lên tôi có vẻ mập. Mẹ tôi hơi cổ, cho rằng dùng tân thời trang là không tốt và bà chủ trương phải "ăn chắc mặc dầy". Mẹ tôi bắt tôi phải mặc quần áo dài, rộng... cho lâu rách. Không bao giờ tôi được dự những đám hội hè, vui vẻ trẻ trung. Tại trường, tôi không dám đùa giỡn với các bạn, cả trong giờ thể thao nữa. Tính cả thẹn của tôi thành bệnh. Tôi thấy tôi "khác" hắn các bạn bè và hoàn toàn không giống ai cả. Khi lớn lên, tôi kết hôn với một người chồng lớn tuổi. Nhưng cá tính tôi cũng vẫn không thay đổi. Bên chồng tôi là một gia đình biết lẽ phải và tự tín. Tôi cố bắt chước mà không được. Nhà chồng tôi cố tập cho tôi lịch thiệp bao nhiêu, chỉ làm cho tôi e thẹn bấy nhiêu. Tôi trở nên nóng nảy và hay cáu kỉnh. Tôi trốn lánh tất cả bạn bè. Tôi rất sợ khi có khách đến chơi. Thật là tai hại! Tôi biết vậy và sợ nhà tôi cũng biết vậy, nên khi lỡ ở đám đông tôi cố vui vẻ. Nhưng tôi lại làm quá lố, mất cả vẻ tự nhiên. Tôi biết thế và tôi khổ lắm. Sau chót tôi đau khổ đến nỗi không còn muốn kéo dài cuộc đời thêm nữa. Tôi bắt đầu nghĩ tới tự tử. Nhưng rồi chỉ một lời nói vô tình đã thay đổi hẳn đời tôi. Bà mẹ chồng tôi một hôm kể cho tôi nghe cách bà dạy dỗ con cái. "Dù sao cũng mặc, mẹ khỉ muốn cho chúng sống theo chúng thôi. Cứ tự nhiên, không cần bắt chước ai hết". tức thì tôi nhận thấy rằng chuốc lấy khổ vào thân chỉ vì tự ép mình vào một cái khuôn không hợp với mình. Sáng hôm sau, tôi thay đổi hẳn. Tôi bắt đầu sống cho tôi. Tôi cố nhận xét kỹ về cá tính của tôi, ráng nhận định xem tôi ra sao. Tôi nhận định những nét đặc biệt của tôi. Tôi hết sức xem xét các màu, các kiểu áo, để ăn mặc sao cho hợp với mình. Rồi tôi giao du với bạn bè, xin nhập một hội nhỏ. Tôi rất sợ hãi khi bị bạn bắt lên diễn đàn. Nhưng mỗi lần nói trước đám đông, tôi lại can đảm được thêm một chút. Phải, lâu lắm rồi ... nhưng bây giờ tôi thấy hạnh phúc ngoài ước vọng của tôi. Tôi dạy dỗ con tôi, luôn luôn chỉ vẽ cho chúng kinh nghiệm mà tôi đã đắng cay học được: "Dù sao cũng mặc, các con cứ sống theo ý các con".
    Bác sĩ James Gordon Gilkey đã nói: "Phải có nghị lực để sống theo mình là một vấn đề cũ, xưa như lịch sử và phổ biển như đời người". Không đủ nghị lực để sống theo mình là nguyên nhân sâu kín của các chứng bệnh thần kinh". Angelo Patri đã viết 13 cuốn sách và hàng ngàn bài báo về giáo dục nhi đồng. Ông nói: "Không ai khổ sở bằng kẻ muốn đổi cá tính của mình để biến thành một người khác".
    Cái thói muốn đổi thành người khác tai hại nhất ở Hollywood. Ông Sam Wood, một trong những nhà sản xuất phim ciné nổi danh tại Hollywood nói rằng ông đã nhức đầu nhất bởi các tài tử trẻ tuổi. Ông phải vô cùng mệt nhọc để thuyết phục họ chịu đóng vai hợp với tài riêng của họ trong khi họ chỉ muốn trở thành những Lana Turner hạng nhì hay Clark Gable hạng ba. Ông không ngớt khuyên họ: "Khán giả chán những lối đó rồi, họ muốn lối khác cơ ". Trước khi ông cho ra những phim danh tiếng như "Good Bye, Mr Chips" và "For whom the bell tolls", ông đã làm việc lâu năm tại một hãng địa ốc để luyện tài kinh doanh. Ông nói: "Bắt chước người thì không bao giờ đi xa được. Không nên làm con vẹt. Kinh nghiệm đã dạy tôi rằng nên bỏ rơi ngay những kẻ nào chỉ muốn bắt chước người ".
    Vừa đây, tôi hỏi Paul Boyton, giám đốc phòng nhân viên của hãng đầu Socony: "Những người tới xin việc có lỗi lầm nào nhất? Chắc chắn ông biết rõ điều ấy, vì ông đã phỏng vấn hơn 60 nghìn người đến xin việc và đã viết một cuốn sách tựa đề là: "Sáu cách để xin việc làm". Ông nói với tôi: ?oLỗi lầm lớn nhất của họ là thiếu tự tin. Đáng lẽ tự nhiên và hoàn toàn thành thật thì họ lại thường dọ dẫm ý tôi mà đáp câu tôi hỏi chứ không trả lời theo ý họ. Như vậy hỏng to, vì có ai muốn dùng một người chỉ biết lập lại lời những người khác như cái máy thu băng đâu. Không ai muốn xài đồ giả hết".
    Một cô con gái của một bác tài xế đã phải trả giá rất đắt để được bài học ấy. Cô ta muốn trở thành một danh ca. Nhưng ngọai hình của chị thật là một nỗi buồn cho người phải nhìn nó. Miệng thì rộng, răng thì hô (à la mái hiên). Lần đầu hát trước công chúng trong một hộp đêm tại New Jersey chị cố trề môi trên xuống để che bớt răng. Chị cố làm điệu bộ thật "mầu mè". Và kết quả là chỉ làm trò cười cho thiên hạ hôm đó và cô đã thất bại nặng nề. Nhưng có một khán giả hôm đó nhận thấy chị có thực tài. Ông ta nói thẳng ngay với cô : "Này cô, tôi đã thấy cô hát và biết cô hay ngượng vì bộ răng hô của cô ". Cô đang lúng túng vì xấu hổ, thì ông ta lại nói tiếp: "Có gì đâu chứ ? Răng hô đâu phải là một tội ? Cô hãy đừng thèm che dấu nó ! Cứ mở to miệng mà hát tự nhiên khán giả sẽ thích, khi họ thấy cô không ngượng ngập nữa". Rồi ông ta lại nói đùa thêm : "Vả chăng, bộ răng mà cô cố tình che đậy đó, biết đâu nó chẳng làm cho cô nổi danh sau này ?" Cô Cass Deley nghe theo và không thèm nghĩ tới cái "mái hiên" của mình nữa. Từ hôm đó cô chỉ nghĩ đến thính giả. Cô mở to miệng hát một cách say mê thích thú, vui vẻ và rồi đã trở nên một ngôi sao chói lọi nhất trên màn ảnh và ở đài phát thanh. Hiện nay nhiều người đóng trò khác lại cố bắt chước cô ta !
    Khi triết gia nổi tiếng William James nói người ta chỉ dùng đến và phát triển khỏang 10% những khả năng tinh thần của mình, là ông muốn ám chỉ những người không tự biết định rõ giá trị của mình. Ông ta viết: "Con người chúng ta bây giờ so với con người mà chúng ta có thể thành được, khác nhau xa, cũng như người mơ ngủ so với người thức tỉnh vậy. Chúng ta chỉ dùng một phần nhỏ khả năng về thể chất và tinh thần của ta thôi. Nói tóm lại thì con người hoạt động trong một khu vực hẹp hòi quá, so với khả năng thênh thang của họ. Chúng ta có nhiều khả năng mà sẽ không bao giờ ta dùng tới".
    Bạn và tôi, ta có những tài cán riêng, vậy đừng mất công buồn bực vì nỗi không được như người này người nọ. Trên quả địa cầu này, mỗi người chúng ta là một nhân vật mới mẻ, vì từ hồi thiên lập địa tới giờ, chưa hề có người thứ hai nào giống ta như đúc, mà từ nay tới khi tận thế cũng không sao có được một người thứ hai giống y như ta nữa ! Một khoa học mới là khoa di truyền học dạy rằng con ngừơi do 24 nhiễm thể {chromosomes) của cha, 24 nhiễm thể của mẹ cấu tạo nên. Bốn mươi tám nhiễm sắc thể ấy định đoạt phần di truyền của ta. Amar Scheinfield nói trong mỗi nhiễm sắc thể chứ từ vài chục đến vài trăm "nhân" mà mỗi "nhân" có thể thay đổi cả đời sống của một người. Sự tạo nên ta thật là "bí hiểm và kỳ diệu" thay!
    Cha mẹ sinh ra ta với 300.000 tỉ (mỗi tỉ là 1.000 triệu) tinh trùng, nhưng chỉ có một tinh trùng thành ta thôi. Nói một cách khác, nếu ta có 300.000 tỉ anh em thì cũng không một người nào y như ta hết. Nói vậy có phải là nói phét không? Không. Đó là một sự thật khoa học. Nếu bạn muốn hiểu rõ điều ấy xin bạn lại tiệm sách mua cuốn: "Sự di truyền và bạn" của Aaron Scheinfeld. Sở dĩ tôi dám quả quyết, khuyên bạn nên sống theo như bạn vậy, là vì tôi tin tưởng sâu xa và biết rõ điều tôi đang nói. Tôi biết qua những kinh nghiệm chua chát và đau đớn. Tôi xin kể: Lần đầu tiên từ giã miền đồng ruộng Missouri tới New York, tôi làm trong viện Hàn Lâm kịch trường. Tôi mong trở thành một nghệ sĩ. Tôi cho rằng có trong đầu một ý tưởng mới và tài tình, nó sẽ đưa tôi tới thành công mau chóng. Tôi tự nghĩ: "Một cái ý giản dị và chắc chắn như vậy, tại sao cả nghìn người háo danh chưa nghĩ tới. Thiệt lạ lùng! Ý đó như sau: Tôi sẽ nghiên cứu xem các kép hát nổi danh thời ấy, như Jonh Drew, Walter Hampden và Otis Skinner có những "ngón" gì. Rồi tôi bắt chước những ngón hay nhất của họ và sẽ luyện cho tài tôi thành một kết hợp rực rỡ của hết thảy những tài ba đó. Thật là điên rồ và vô lý! Tôi đã phí bao năm học bắt chước kẻ khác mới nảy trong bộ óc đặc như đất sét của tôi cái ý này: Phải theo tài năng riêng của mình, không thể nào bắt chước ngừơi khác mãi được.
    Kinh nghiệm tai hại đó đã cho tôi một bài học tới già chứ gì ? Không. Tôi vẫn chưa chừa, tôi ngu xuẩn quá. Tôi phải học thêm lại một lần nữa. Nhiều năm sau, tôi bắt đầu viết một cuốn sách mà tôi hy vọng sẽ là cuốn sách hay nhất từ trước tới nay về sự diễn thuyết trước công chúng. Viết cuốn này tôi cũng điên như lần trước: tôi cũng vay ý tứ của hàng lố tác giả khác rồi thu thập vào trong một cuốn - một cuốn chứa đủ những cuốn khác. Muốn vậy, tôi đi lượm hàng chục cuốn dạy cách nói trước công chúng và bỏ mất một năm để chuyển những ý của họ sang bản thảo của tôi. Nhưng sau tôi nhận thấy rằng tôi quá khùng. Cái thứ cách "tả-pí-lù" đó, tổng hợp quá, khô khan quá, đọc chán quá. Thành ra toi công một năm trọn, tôi phải vất bỏ vào sọt rác và ngồi viết lại. Lần này tôi tự nhủ: "Ngươi phải là thằng cha Dale Carnegie với tất cả những lỗi lầm và kém cỏi của nó. Và không thể là người nào khác được". Bỏ cái ý viết một cuốn tổng hợp những sách của người khác, tôi sắn tay áo làm một việc mà đáng lẽ tôi phải làm ngay từ đầu: dùng kinh nghiệm riêng mà viết; dùng những nhận xét riêng, nhưng tin tưởng chắc chắn của tôi khi diễn thuyết và khi nhận dạy ngừơi ta diễn thuyết. Tôi đã học và mong rằng tới chết cũng không quên - bài học của ông Walter Raleigh (Tôi không muốn nói ông Walter đã trải áo chòang trên bùn để bà Hoàng Hậu bước lên cho khỏi lấm giầy đâu. Tôi muốn nói về ông Walter Raleigh, giáo sư môn Văn học sử Anh Quốc vào năm 1904). Ông ta nói "Tôi hòan tòan không có tài để viết một cuốn sách khả dĩ so sánh với kiệt tác của Shakespeare, nhưng tôi có thể viết một cuốn theo khả năng riêng của tôi được".
    Vậy thì ta nên hành động theo khả năng của ta, như Irving Berlin đã khôn khéo khuyên George Gershwin. Berlin và Gershwin gặp nhau lần đầu, lúc đó Berlin đã nổi danh mà Gershwin còn là một thanh niên mới tập đặt nhạc, làm việc vất vả để lãnh của nhà xuất bản Tin Pan Alley một số lương 35 mỹ kim một tuần. Berlin khi đó thầm ngưỡng mộ tài năng của Gershwin, muốn mướn Gershwin làm phụ tá cho mình với số lương gấp ba lương cũ. Nhưng Berlin lại thành thật khuyên rằng: "Đừng thèm nhận làm việc đó, Vì nếu nhận anh có thể thành một Berlin thứ hai đấy, song nếu anh nhất định theo đuổi tài năng riêng của anh thì danh tiếng anh sẽ vang lừng nhất trong nước ". Gershwin đã nghe lời. Ông cố luyện tập và dần dần trở nên một nhà đặt ra những nhạc khúc tuyệt diệu nhất của Mỹ thời ấy.
    Charlie Chaplin, Will Rogers, Mary Mc. Bride, Gene Autry và cả triệu người khác đều đã phải học bài học tôi đang giảng trong chương này, phải học bằng kinh nghiệm và cũng đã phải trả giá rất đắt như tôi. Khi Charlie Chaplin mới đóng phim, viên giám đốc hãng phim muốn anh ta bắt chước một vai hề người Đức nổi danh. Và Chaplin không thành công cho tới khi ông đóng vai hề theo ý ông. Hề Bob Hope cũng đã đi qua con đường ấy: bảy năm vừa ca hát, mà ông cũng đã thất bại mãi cho tới khi bắt đầu biết chỉ nên làm theo tài năng riêng của mình. Will Rogers dàn cảnh trong một ca vũ nhạc kịch đã lâu năm không pha trò lấy một tiếng, cho tới khi ông nhận thấy ông có tài diễu rất hay và rồi ông đã nổi danh vì vậy.
    Khi Mary Mc Bride bước chân vào đời nghệ sĩ, cô thử làm đào hề (comedian) và cũng đã thất bại. Nhưng khi chịu theo tài năng của cô - của một cô gái quê ở miền Missouri , cũng không đẹp gì cho lắm, - thì cô đã trở thành một ngôi sao nổi danh nhất trên đài phát thanh ở New York. Khi Gene Autry cố bỏ giọng miền Nam của Texas, mặc quần áo như các thanh niên ở thành thị và khoe rằng mình sinh trưởng ở New York thì chỉ tổ làm cho thiên hạ chế nhạo chàng thôi. Nhưng khi chàng chơi cây đàn Banjo và ca những bài hát miền Viễn Tây của dân "cao bồi" Texas thì chàng vào một con đường mới đưa chàng tới sự nổi danh khắp toàn cầu, trên màn ảnh cũng như trên đài phát thanh.
    Trên thế giới không có ai giống ta hết. Ta cũng nên lấy thế làm mừng. Trởi cho ta tài năng nào thì hãy tận dụng tài năng đó. Xét cho kỹ, nghệ thuật nào chỉ để tự mô tả hết. Ta chỉ có thể ca hát những vui, buồn của ta thôi. Ta chỉ có thể vẽ những cảnh vật mà ta thích thôi. Kinh nghiệm, hoàn cảnh, di truyền đã tạo ra sao thì ta phải vậy. Dù tốt hay xấu, ta cũng phải trồng trọt trong khu vườn nhỏ của ta. Dù dở ta cũng phải gảy cây đàn nhỏ của ta trong dàn nhạc của đời.
    Triết gia Emerson viết trong thiên tùy bút "Tự tín" rằng: "Trong sự giáo dục của một người, có một thời gian người đó nhận thấy rằng sự ganh tị là ngu xuẩn, bắt chước là tự tử, rằng phận mình sao thì mình nên chịu vậy. Trong vũ trụ mênh mông đầy thức ăn này, ta phải cố vất vả cày miếng đất trời đã cho ta thì ta mới có được cơm ăn. Năng lực ở trong ta là một năng lực mởi mẻ và riêng biệt, không ai có hết, và ngoài ta ra, không ai biết ta có thể làm được cái gì, mà chính ta, nhiều khi ta cũng không biết luôn, nếu ta không chịu làm thử ".
    Emerson đã nói vậy. Còn Douglas Matloch, một thi nhân thì viết như sau:
    Chẳng làm thông vút trên đồi
    Thì làm cây nhỏ bên ngòi, dưới thung
    Thông kia đẹp nhất trong vùng
    Tôi tuy bé nhỏ sánh cùng thông xanh
    Làm cây chẳng được, cũng đành,
    Tôi làm ngọn cỏ xanh xanh bên đàng.
    Thân không hoá kiếp cá vàng,
    Thì làm tôm tép thung thăng trong đầm.
    Có tướng mà cũng có quân
    Ai lo việc nâý, dưới trần cùng vinh
    Có việc trọng, có việc khinh
    Miễn tròn bổn phận, trọng khinh sá gì?
    Rộng, hẹp cũng thể đường đi
    Mặt trời, sao nhỏ, khác chi, bạn hiền?
    Việc gì tận mỹ là nên.
    Thành công chẳng kể sang hèn, thấp cao.
    All you need is Love . . .
  10. PAPHIOPEDILUM

    PAPHIOPEDILUM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2003
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Chào Mèo,
    Mình đã từng đọc cuốn này một lần nói chung là hay dưng mà thực sự có nhiều cái mình cảm giác nó không phù hợp với người Á Đông lắm. Cũng có thể do người dịch trung thành với tác giả quá nên đôi khi giọng văn hơi cứng nhắc.
    Thường những sách kiểu này mà là của các tác giả Nhật Bản hay Trung Quốc thì dễ hấp thụ hơn, không biết với các bạn có thế không, hay là do mình cũ quá .
    Mèo có cuốn này bằng nguyên tác tiêng Anh không? Nếu có cho xin để đọc thử bằng tiếng Anh xem sao.
    Nhìn hai trang đầy những chữ là chữ thế này oải quá, có lẽ phải in ra mới đủ kiên nhẫn đọc lại .
    All the best!
    HỌC HỎI TỪ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI

Chia sẻ trang này