1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quẳng gánh lo đi và vui sống , Dale Carnegie

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi alleykat, 23/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Hãy gác những lời chỉ trích ra ngoài tai
    Một hôm tôi có dịp phỏng vấn tướng Smealay Butler, "ông già khó chịu", một nhân vật huênh hoang nhưng thiện chiến nhất của thuỷ quân lục chiến Mỹ. Ông kể lại với tôi rằng hồi còn trẻ, ông hết sức ao ước được yêu chuộng và trở thành nổi tiếng. Hồi đó, ai hơi chỉ trích ông là ông phật ý, nổi nóng ngay. Nhưng ông thêm rằng: "Ba mươi năm sống trong Hải Quân đã làm cho tôi thành mặt chai mày dạn". Người ta nói xấu, lăng mạ tôi đủ cách; người ta gọi tôi là chó dại, là rắn hổ, là đồ khốn nạn. Những nhà chuyên môn châm biếm, đưa tôi ra bêu xấu trước công chúng. Người ta dùng những lời thô bỉ nhất trong tiếng Anh để bôi nhọ tôi. Vậy mà tôi chẳng hề nổi nóng. Đến nay có đứng ngay sau lưng mà nói mỉa nói mai, tôi cũng không thèm quay lại để xem là ai nói".
    Có lẽ ông già đó chẳng coi những điều sỉ nhục ông vào đâu. Nhưng điều chắc chắn là đa số trong chúng ta không chịu để ai động đến lỗ lông chân của mình, Tôi còn nhớ cách đây khá lâu, một lần tôi đã nổi nóng vì một ký giả tờ New York Times đã châm biếm tôi sau khi đến nghe tôi giảng bài trong một lớp học trò lớn tuổi. Tôi cho những lời ký giả đó là phỉ báng cá nhân tôi. Tôi gọi điện thoại ngay cho viên chủ bút tớ báo này, bắt phải đăng một bài cải chính, trong đó phải ghi những kết quả tôi đã thâu hoạch được do phương pháp giáo huấn của tôi - và lẽ cố nhiên, tôi cho việc nhạo báng này là một trọng tội. Bây giờ, nghĩ lại, tôi không biết có nên hãnh diện về xử sự này không, 50% số độc giả tờ báo này, chắc cũng chẳng ai thèm để ý đọc bài đó. Còn những người đọc đến thì phần đông cũng coi là câu chuyện phiếm hay khôi hài, chẳng có gì là thâm độc. Mà những người đã đọc qua bài đó, một tuần sau chắc chẳng ai còn nhớ đến nữa.
    Bây giờ tôi biết rằng ở đời chẳng ai để ý đến mình cả và có nghe nói gì về mình, họ cũng mặc kệ. Họ tối ngày chỉ lo nghĩ đến họ. Nói chẳng riêng ai, một người nhức đầu trong năm phút thấy mình đau đớn gấp trăm ngàn lần khi được tin bạn hay là tôi đã chết. Cho rằng có vu oan, nhạo báng, lừa dối hay chơi đểu bạn, và cho rằng người đó là bạn thân đi nữa, bạn cũng đừng nên than thân trách phận.
    Gần đây tôi đã khám phá ra một điều quan trọng: "Khi đã không thể ngăn cấm người chỉ trích tôi một cách sai lầm, bất công, thì tôi có thể làm một việc ích lợi hơn, là chẳng nên để những lời chỉ trích vô lý đó làm mình bực dọc". Để tránh mọi sự hiểu lầm, tôi xin giải thích: Tôi không khuyên bạn hoàn toàn bỏ ngoài tai mọi lời chỉ trích. Tôi chỉ khuyên bạn khinh thường những lời chỉ trích vô căn cứ. Tôi có lần hỏi bà Roosevelt về thái độ của bà khi bị chỉ trích một cách vô lý, vì biết đâu bà chẳng có lần bị như vậy. Ai cũng biết bà có nhiều bạn thành thật, nhưng cũng có nhiều kẻ thù hơn bất cứ người đàn bà nào đã ở toà Bạch ốc. Bà thuật lại rằng thời niên thiếu, bà hết sức nhút nhát, luôn luôn lo lắng, sợ những lời ra tiếng vào. Đến nỗi một ngày kia, bà đánh liều hỏi một bà cô, là chị ông Théodore Roosevelt rằng: "Cô ơi! Tôi muốn làm việc này quá nhưng chỉ sợ bị người ta chỉ trích thôi". Bà cô nhìn thẳng vào cô con gái bẽn lẽn một lúc khá lâu, rồi trả lời: "Khi con đã biết rõ việc con làm là hợp lý, thì con đừng để ý đến lời bàn tán của thiên hạ".
    "Lời khuyên này, - lời bà Eleanor Roosevelt- đã trở thành căn bản cho mọi hành vi của tôi khi tôi đến ở Toà Bạch ốc và trở nên Đệ nhất Phu nhân nước Mỹ. Theo ý tôi, không một ai giữ quyền cao chức trọng mà không bị thiên hạ chỉ trích, trừ khi người đó ngồi im như phỗng đá. Nhận xét của tôi thật chí lý, vì làm thế nào đi nữa rồi cũng bị chỉ trích. Người thì sẽ chỉ trích tôi vì đã làm việc này việc nọ, người khác sẽ xâu xé tôi, vì tôi không làm việc đó".
    Một hôm, trong một cuộc đàm luận, tôi hỏi ông Mathieu Brush, Giám đốc Công ty Quốc tế tại Wall Street rằng ông có dễ bị ảnh hưởng bởi những lời chỉ trích mà một người ở một địa vị như ông nhất định sẽ phải chịu không. Ông trả lời, lúc đầu, ai hơi chỉ trích là ông phải nghĩ ngợi ngay. Hồi đó, ông cố làm sao để tỏ ra hoàn toàn đối với mỗi nhân viên làm việc dưới quyền ông. Hễ ai lên tiếng phản đối một việc gì là ông liền lo làm cho người đó vừa lòng. Nhưng khi ông cố gắng làm cho người này vừa lòng thì lại làm người khác mất lòng, sau ông mới khám phá ra rằng: "Càng tìm cách tránh chỉ trích, lại càng làm cho nhiều người ghét". Một ngày kia ông tự nhủ: "Anh già khù khờ kia ơi, khi anh đã bước lên một địa vị hơn người, anh phải chịu những lời chỉ trích, không thể nào tránh được. Tốt hơn hết là anh nên tập vờ đi". Từ đó ông tự vẽ ra một con đường và nhất định theo đúng nó. Ông nỗ lực làm việc, làm những việc gì mà ông cho là đáng làm, sau đó, mũ ni che tai, ông thản nhiên đi theo con đường đã vẽ, ai trách móc mặc kệ !".
    Tôi biết một ông, còn giỏi hơn ông Brush nữa: ông này không cần phải dùng mũ ni để che tai. Người ta càng chỉ trích, ông lại càng công nhiên tỏ ra bất cần. Ông là Deems Taylor, nhà bình luận chính trị hằng tuần tại đài phát thanh. Một ngày kia, một thiếu phụ gởi ông bức thư trong đó tặng ông những danh từ ?odối trá, phản bội, khốn nạn". Tuần sau, ông Taylor mang đọc bức thư đó trước máy truyền thanh và nói thêm rằng: "Tôi có cảm tưởng thiếu phụ này hình như không ưa chương trình phát thanh của tôi thì phải". Hai ba ngày sau, ông lại nhận được bức thư nữa của thiếu phụ và bà ta quả quyết rằng, mặc dầu khéo che đậy thế nào đi nữa, ông cũng vẫn là một kẻ "dối trá, phản bội và khốn nạn". Ta khó mà không thán phục một người đã "chịu đựng" được những lời chỉ trích ấy một cách bình thản, đầy tin tưởng ở mình, với một ý vị khôi hài như vậy.
    Ông Charles Schwab có tuyên bố trong một buổi diễn thuyết trước các sinh viên Đại học Princeton rằng người đã dạy ông một bài học hữu ích nhất là một ông thợ già người Đức, làm trong nhà máy Thed Schwab. "Câu chuyện xảy ra trong đại chiến thứ nhất. ông lão người Đức đã dại mà tranh luận với các bạn về chính trị. Tiếng qua tiếng lại rồi sinh ra cãi nhau và sau cùng những người thợ Mỹ khiêng ông vất xuống biển cho bơi vào bờ và khi vào bàn giấy tôi, ông ta còn ướt như chuột lột, lem luốc những bùn. Tôi hỏi ông đã nói gì khi bị xử tệ như vậy, ông đáp: "Tôi chỉ cười thôi".
    Ông Schwab từ đó lấy câu ấy làm châm ngôn hành động. Ai nói gì ông cũng theo gương ông lão người Đức kia mà "chỉ cười thôi". Đó quả là một châm ngôn quý báu khi ta cần phải đương đầu với những lời chỉ trích vô căn cứ. Lẽ cố nhiên, bạn có thể đối đáp lại, nếu bạn chỉ yên lặng và tỏ vẻ khinh bỉ, kẻ đả kích còn biết nói gì nữa? Tổng thống Lincoln chắc không thể đảm nhận nổi những trách nhiệm trọng đại nữa. Tôi làm những việc mà tôi có thể làm được, không tiếc công sức và tôi sẽ làm cho bằng được. Nếu kết quả chứng tỏ việc tôi làm phải thì mọi lời chỉ trích đối với tôi sẽ trở thành lố bịch. Còn nếu tôi đã sai lầm, thì Trời sẽ chứng giám cho thiện chí của tôi và lịch sử cứ việc lên án tôi".
    (còn tiếp)
    All you need is Love . . .
  2. cometnet

    cometnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2003
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    uH tự dưng nhắc tới ông Abraham Lincoln , một con người suy nghĩ tích cực , lac quan như vậy , thảo nào ông ta mới là một tổng thống mỹ mà ít hiếu chiến nhất (theo em biết )-Viết tuyên ngôn "Nhà nước là của dân , dựa vào dân , và vì dân " đồng thời cũng là người xoá bỏ được chế độ nô lệ (đã gây ra cuộc Nội chiến mỹ ) .Hi , cái này là do iem vừa đọc truyện tranh về ông ta , thì lên mạng gặp bài của Mèo ..lên buôn dưa ngoài lề tí
    Vậy lên ngoài ông ta ra , các tống thống Mỹ khác còn có ai khác -có suy nghĩ tích cực vậy ko ? hay ai cũng hiếu chiến như tt hiện giờ "Bút"
    it for me & for u too
  3. cometnet

    cometnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2003
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    uH tự dưng nhắc tới ông Abraham Lincoln , một con người suy nghĩ tích cực , lac quan như vậy , thảo nào ông ta mới là một tổng thống mỹ mà ít hiếu chiến nhất (theo em biết )-Viết tuyên ngôn "Nhà nước là của dân , dựa vào dân , và vì dân " đồng thời cũng là người xoá bỏ được chế độ nô lệ (đã gây ra cuộc Nội chiến mỹ ) .Hi , cái này là do iem vừa đọc truyện tranh về ông ta , thì lên mạng gặp bài của Mèo ..lên buôn dưa ngoài lề tí
    Vậy lên ngoài ông ta ra , các tống thống Mỹ khác còn có ai khác -có suy nghĩ tích cực vậy ko ? hay ai cũng hiếu chiến như tt hiện giờ "Bút"
    it for me & for u too
  4. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Những sai lầm của tôi ​
    Trong ngăn tủ xếp giấy tờ cá nhân, tôi còn giữ một tập ký ức đánh dấu là "S.L". (viết tắt những từ Sai Lầm của tôi). Trong tập ấy tôi ghi hết những việc dại khờ mà tôi đã phạm. Đôi khi tôi đọc cho cô thư ký đánh máy lại, nhưng thường thì tôi đích thân ghi lấy, vì nhiều chuyện vớ vẩn quá, đọc lên thấy xấu hổ. Tôi còn nhớ vài lời tự kiểm thảo mà tôi đã xếp trong tập ấy khoảng 15 năm trước. nếu tôi đã thành thật với mình thì cái tủ của tôi nay chắc đã đầy ắp những tập: ''S.L" vì dùng những lời sau này của St Paul cách đây gần 20 thế kỷ để tự trách tôi thì không sai chút nào hết: "Tôi đã hành động như thằng ngu và lỗi lầm của tôi nhiều vô kể".
    Lấy tập "S.L" ra đọc lại những lời tự chỉ trích, tôi giải quyết được vấn đề gay go nhất trong đời tôi: vấn đề tu thân. Hồi nhỏ, tôi thường trách người ta làm tôi khốn khổ ; nhưng nay đã già - mà có lẽ cũng đã khôn ra một chút - tôi nhận thấy rằng nếu xét cho cùng, hầu hết những nỗi khổ của tôi đều do tôi tạo ra cả. Phần đông người lớn tuổi đều nhận thấy vậy: Napoleon khi bị tù đày ở đảo St. Hèléne nói: "Ta đã sa cơ như vậy, chính lỗi tại ta chứ không tại ai hết. ta đã là kẻ thù lớn nhất của ta, là nguyên nhân cái mạt vận của ta".
    Tôi xin kể bạn nghe chuyện một người mà tôi thấy có thiên tài về phương diện tu thân: Ông H.P. Howell. ngày 31.7.1944, khi hay tin ông chết bất thình lình tại Khách sạn Ambassador tại New York, tất cả những nhà doanh thương trong Wall Street đều như bị sét đánh, vì ông ta là một nhà tài chính quan trọng nhất ở Mỹ. Ông làm Hội trưởng Quốc gia Thương Mãi Ngân hàng và Tổ hợp Sản xuất Công ty, lại làm giám đốc nhiều nghiệp đòan lớn nữa. Thiếu thời ông được học ít, bắt đầu làm trong một tiệm nhỏ ở miền quê rồi sau thành giám đốc công ty U.S. Steel. Từ đó ông tiến dần lên đài danh vọng và uy quyền. Khi nghe tôi hỏi về nguyên nhân thành công, ông đáp: "Đã từ lâu, tôi chép trong một cuốn sổ hết tất cả những cuộc hội họp về kinh doanh mà tôi đã dự. Người nhà tôi thu xếp cho tôi được rảnh tối thứ bảy, vì biết tôi bỏ ra một phần buổi tối để tự xét mình, soát lại và tự phê bình hành vi trong tuần lễ. Sau bữa cơm tối, tôi đóng cửa ngồi một mình, mở cuốn sổ rồi nhớ lại hết những cuội hội đàm bàn cãi và hộp họp từ sáng thứ hai. Tôi tự nhủ: "Tuần này ta lầm lỡ trong bao nhiêu việc? Ta có làm được điều phải nào không và làm sao để tiến xa nữa?". Kinh nghiệm đó đã cho tôi những bản thảo để tiến tới nữa?" Kinh nghiệm đó đã cho tôi những bài học. Lúc ngồi ngẫm lại những hành vi trong tuần, tôi thường thấy khổ sở lắm, Có khi tôi ngạc nhiên về những lỗi lầm nặng của tôi. Nhưng về sau mỗi ngày một bớt. Phương pháp tự xét mình, tiếp tục năm này qua năm khác, đã giúp ích cho tôi nhiều hơn hết thảy mọi việc.
    Có lẽ ông H.P.Howell cũng đã bắt chước Benjamin Franklin. Tuy Franklin không đợi tới tối thứ bảy mới tự phê bình. Mỗi đêm, ông nghiêm chỉnh kiểm soát lại những hành vi của ông. Rồi ông nhận thấy ông có tới tận 13 sai lầm nặng, trong đó có ba tật này : bỏ phí thời gian vì để ý quá đáng về những chi tiết, hay cãi lý và hay chỉ trích kẻ khác. Ông hiểu rằng nếu không bỏ được ba tật ấy, sẽ không thể thành công lớn. Cho nên ông ráng mỗi tuần thắng một tật và mỗi ngày ghi lại hành vi để xem lùi hay tiến. Rồi tuần sau, ông lại nắm cổ một tật xấu khác, xắn tay áo, sẵn sàng nhảy bổ vào đánh nhau với nó. Ông chiến đấu với những tật xấu của ông theo cách đó trên hai năm trời, không bỏ một tuần nào hết. Vì vậy ông đã trở nên một người uy thế nhất và được yêu chuộng nhất ở Châu Mỹ từ trước tới nay, thật cũng chẳng lấy gì làm lạ !
    Elbert Hubbard nói: "Trong mỗi ngày, mỗi người ít nhất cũng phải ?ohâm? mất năm phút. Đừng dở hơi quá cái độ ấy tức là đã khôn vậy" .Kẻ ngu nổi đoá liền khi bị chỉ trích một chút, nhưng người khôn sẵn sàng nghe những lời chỉ trích, trách cứ, để học hỏi thêm. Walt Whitman nói: "Có phải chỉ học khôn được ở những người ngưỡng mộ, kính mến ta và nem nép trước mặt ta không? Hay là ta đã học được nhiều điều nhờ những người ghét bỏ, chống lai ta, tranh đua với ta? Thay vì đợi kẻ thù chỉ trích tính tình hoặc công việc của ta, ta đi trước y đi. Ta tự chỉ trích và nghiêm khắc với ta đi. Hãy kiếm những yếu điểm mà sửa chữa, đừng để kẻ thù trách ta được. Charles Darwin làm như vậy. Ông bỏ ra 15 năm để tự chỉ trích: Sau khi viết xong cuốn sách bất hủ: "Nguyên thuỷ của muôn loài", ông nhận thấy rằng nếu xuất bản, quan niệm cách mạng về tạo vật trong sách chắc chắn sẽ làm náo động các giới trí thức và tôn giáo. Bởi vậy ông tự chỉ trích, trong 15 năm kiểm soát lại những khảo cưú, bình phẩm những lý luận và kết luận của ông.
    Nếu có người chửi bạn là "Đồ điên", bạn sẽ làm gì? nổi giận lên chứ ? Đây, ông Lincoln đã làm như sau: Ông Edward M. Stanton, Bộ trưởng Quốc phòng, một hôm bất mãn, bảo ông Lincoln là "một thằng điên". Nguyên muốn làm vui lòng một chính khách vị kỷ, ông Lincoln đã ký nghị định dời đại hội tới một vị trí khác. Ông Stanton đã không chịu thi hành lệnh ấy mà còn la lối rằng Lincoln phải là đồ điên mới ký cái nghị định dở hơi như vậy được. Rồi sao? Khi Lincoln nghe người ta mách lại, ông bình tĩnh đáp: "Nếu ông Stanton bảo tôi là một thằng điên thì có lẽ tôi điên thật. Vì ông ấy gần như bao giờ cũng có lý. Tôi phải gặp ông ấy xem sao". Và ông Lincoln lại tìm một ông Stanton. Ông này giảng cho ông Lincoln hiểu sự sai lầm của ông. Ông Lincoln liền lập tức thu hồi lệnh. Như vậy, ông Lincoln luôn luôn hoan nghênh những lời chỉ trích khi ông biết rằng nó thành thật, chính xác và người chỉ trích thật lòng muốn giúp ông.
    Chúng ta cũng nên hoan nghênh loại chỉ trích ấy, vì mình không hy vọng gì trong bốn lần hành động mà không có lần nào lầm lạc hết. Tổng thống Theodore Roosevelt khi ngồi tại Bạch cung đã nói như vậy. Nhà bác học Einstein, người thông minh xuất chúng nhất đương thời, cũng đã thú thật rằng những kết luận của ông 100 lần có 99 lần sai! La Rochefoucauld đã nói: "Kẻ thù của ta xét đóan về ta đúng ta tự xét ta".
    Tôi cũng biết câu đó đúng vậy mà khi có kẻ nào vừa ngỏ lời chỉ trích tôi về những hành vi không thận trọng, thì tôi bật lên như cái lò xo, nhảy lại đả kích lại ngay, mặc dù tôi chưa hiểu chút xíu gì về những lời chỉ trích đó. Nhưng sau mỗi lần hành động như vậy, tôi cảm thấy khinh ghét chính tôi. Tất cả chúng ta vốn ghét những lời chỉ trích và ưa chuộng những lời tán tụng, không cần biết là sự khen chê ấy có đúng hay không. Chúng ta vốn là một loài ít dùng lý trí và dễ cảm xúc. Lý trí của ta tựa chiếc thuyền nan bị sóng nhồi trong một vùng biển sâu thẳm và tối tăm vì bão tố. Biển đó tức là cái Tâm của ta. Phần đông chúng ta tự khen, khen cái "tôi" hiện tại. Nhưng 40 năm nữa, nhớ lại cái "tôi" lúc bấy giờ, ta sẽ phải phì cười cho cái "tôi" đó.
    William Allen White, người nổi tiếng nhất trong số những chủ bút các tờ báo liên tỉnh, nhớ lại 50 năm trước và tự mô tả ông hồi đó như sau: "một thằng khoe khoang... điên rồ hay nổi cáu... vênh váo... một kẻ ********* kiêu căng". Rồi đây, hai mươi năm nữa, có lẽ bạn và tôi, chúng ta cũng sẽ dùng những tĩnh từ ấy để tả cái thằng « tôi » bây giờ của chúng ta. Cũng có thể như vậy lắm !... Biết đâu chừng?
    Trong những chương trên, tôi đã nói chúng ta nên làm gì khi bị chỉ trích một cách bất công. Tôi thêm ở đâu một ý nữa: Những lúc đó, nếu chúng ta thấy sắp nổi giận, hãy cố nén ngay lại và tự nhủ: "Hãy khoan đã... Ta còn lâu mới được hoàn toàn, nếu Einstein tự thú rằng 100 lần thì có 99 lần sai , có lẽ ta ít nhất cũng phải sai lầm hơn 90 lần. Vậy có thể lời chỉ trích của "người ta" cũng chả quá đáng đâu. Mình phải đi cảm ơn và ráng sửa mình lại chứ !".
    Charles Luckman, hội trưởng công ty Pepsodent mỗi năm bỏ ra hàng triệu mỹ kim cho việc quảng cáo. Ông không thèm ngó tới những bức thư khen chương trình các buổi quảng cáo của ông, mà chỉ đòi được xem những bức thư chỉ trích. Ông biết rằng đọc những thư sau này, có thể học được một vài điều hay.
    Công ty xe hơi Ford cũng mong muốn tìm biết có gì sơ sót, lỗi lầm trong sự quản lý và trong việc lương lậu, nên họ đã yêu cầu các người làm công phê bình và chỉ trích Công ty. Tôi biết một ông trước kia bán xà bông cho hãng Colgate cũng thường đòi được người ta chỉ trích mình. Mới đầu bán được ít lắm, ông đã sợ mất chỗ làm. Rồi ông ta tự nghĩ: "Xà bông tốt, giá phải chăng, ông đi quanh tiệm mà suy nghĩ : Có lẽ tại mình không khuyến mãi rõ ràng đích xác chăng? hay là vì mình thiếu nhiệt tâm ? Thế là ông quay lại tiệm ngay đó mà nói: "Tôi trở lại không phải để năn nỉ ông mua xà bông đâu mà để xin ông phê bình tôi và khuyên tôi về cách bán hàng. Xin ông làm ơn cho tôi biết lúc nãy cách khuyến mại của tôi có chỗ nào sơ xuất vụng về không? Ông nhiều kinh nghiệm và đã thành công hơn tôi nhiều, vậy xin ông làm ơn cứ thành thật mà chỉ trích, đừng sợ làm mất lòng tôi".
    Thái độ ấy đã giúp ông ra sao? Sau đó ông đã được làm Chủ Tịch hãng Colgate-Palmolive , một hãng sản xuất xà bông lớn nhất thế giới. Tên ông là E.H.Little. Năm ngoái, khắp Mỹ châu chỉ có 14 người thu được lợi tức hơn số 240 nghìn mỹ kim, mà con số ấy chính là lợi tức của ông vậy. Phải là người có tâm hồn cao thượng mới có hành động của H.P.Powell, Ben Franklin và E.H.Little; và bây giờ, chung quanh vắng vẻ, chúng ta thử soi gương xem chúng ta có thuộc vào hạng người cao thượng đó không nào?
    (còn tiếp)
    All you need is Love . . .
  5. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Những sai lầm của tôi ​
    Trong ngăn tủ xếp giấy tờ cá nhân, tôi còn giữ một tập ký ức đánh dấu là "S.L". (viết tắt những từ Sai Lầm của tôi). Trong tập ấy tôi ghi hết những việc dại khờ mà tôi đã phạm. Đôi khi tôi đọc cho cô thư ký đánh máy lại, nhưng thường thì tôi đích thân ghi lấy, vì nhiều chuyện vớ vẩn quá, đọc lên thấy xấu hổ. Tôi còn nhớ vài lời tự kiểm thảo mà tôi đã xếp trong tập ấy khoảng 15 năm trước. nếu tôi đã thành thật với mình thì cái tủ của tôi nay chắc đã đầy ắp những tập: ''S.L" vì dùng những lời sau này của St Paul cách đây gần 20 thế kỷ để tự trách tôi thì không sai chút nào hết: "Tôi đã hành động như thằng ngu và lỗi lầm của tôi nhiều vô kể".
    Lấy tập "S.L" ra đọc lại những lời tự chỉ trích, tôi giải quyết được vấn đề gay go nhất trong đời tôi: vấn đề tu thân. Hồi nhỏ, tôi thường trách người ta làm tôi khốn khổ ; nhưng nay đã già - mà có lẽ cũng đã khôn ra một chút - tôi nhận thấy rằng nếu xét cho cùng, hầu hết những nỗi khổ của tôi đều do tôi tạo ra cả. Phần đông người lớn tuổi đều nhận thấy vậy: Napoleon khi bị tù đày ở đảo St. Hèléne nói: "Ta đã sa cơ như vậy, chính lỗi tại ta chứ không tại ai hết. ta đã là kẻ thù lớn nhất của ta, là nguyên nhân cái mạt vận của ta".
    Tôi xin kể bạn nghe chuyện một người mà tôi thấy có thiên tài về phương diện tu thân: Ông H.P. Howell. ngày 31.7.1944, khi hay tin ông chết bất thình lình tại Khách sạn Ambassador tại New York, tất cả những nhà doanh thương trong Wall Street đều như bị sét đánh, vì ông ta là một nhà tài chính quan trọng nhất ở Mỹ. Ông làm Hội trưởng Quốc gia Thương Mãi Ngân hàng và Tổ hợp Sản xuất Công ty, lại làm giám đốc nhiều nghiệp đòan lớn nữa. Thiếu thời ông được học ít, bắt đầu làm trong một tiệm nhỏ ở miền quê rồi sau thành giám đốc công ty U.S. Steel. Từ đó ông tiến dần lên đài danh vọng và uy quyền. Khi nghe tôi hỏi về nguyên nhân thành công, ông đáp: "Đã từ lâu, tôi chép trong một cuốn sổ hết tất cả những cuộc hội họp về kinh doanh mà tôi đã dự. Người nhà tôi thu xếp cho tôi được rảnh tối thứ bảy, vì biết tôi bỏ ra một phần buổi tối để tự xét mình, soát lại và tự phê bình hành vi trong tuần lễ. Sau bữa cơm tối, tôi đóng cửa ngồi một mình, mở cuốn sổ rồi nhớ lại hết những cuội hội đàm bàn cãi và hộp họp từ sáng thứ hai. Tôi tự nhủ: "Tuần này ta lầm lỡ trong bao nhiêu việc? Ta có làm được điều phải nào không và làm sao để tiến xa nữa?". Kinh nghiệm đó đã cho tôi những bản thảo để tiến tới nữa?" Kinh nghiệm đó đã cho tôi những bài học. Lúc ngồi ngẫm lại những hành vi trong tuần, tôi thường thấy khổ sở lắm, Có khi tôi ngạc nhiên về những lỗi lầm nặng của tôi. Nhưng về sau mỗi ngày một bớt. Phương pháp tự xét mình, tiếp tục năm này qua năm khác, đã giúp ích cho tôi nhiều hơn hết thảy mọi việc.
    Có lẽ ông H.P.Howell cũng đã bắt chước Benjamin Franklin. Tuy Franklin không đợi tới tối thứ bảy mới tự phê bình. Mỗi đêm, ông nghiêm chỉnh kiểm soát lại những hành vi của ông. Rồi ông nhận thấy ông có tới tận 13 sai lầm nặng, trong đó có ba tật này : bỏ phí thời gian vì để ý quá đáng về những chi tiết, hay cãi lý và hay chỉ trích kẻ khác. Ông hiểu rằng nếu không bỏ được ba tật ấy, sẽ không thể thành công lớn. Cho nên ông ráng mỗi tuần thắng một tật và mỗi ngày ghi lại hành vi để xem lùi hay tiến. Rồi tuần sau, ông lại nắm cổ một tật xấu khác, xắn tay áo, sẵn sàng nhảy bổ vào đánh nhau với nó. Ông chiến đấu với những tật xấu của ông theo cách đó trên hai năm trời, không bỏ một tuần nào hết. Vì vậy ông đã trở nên một người uy thế nhất và được yêu chuộng nhất ở Châu Mỹ từ trước tới nay, thật cũng chẳng lấy gì làm lạ !
    Elbert Hubbard nói: "Trong mỗi ngày, mỗi người ít nhất cũng phải ?ohâm? mất năm phút. Đừng dở hơi quá cái độ ấy tức là đã khôn vậy" .Kẻ ngu nổi đoá liền khi bị chỉ trích một chút, nhưng người khôn sẵn sàng nghe những lời chỉ trích, trách cứ, để học hỏi thêm. Walt Whitman nói: "Có phải chỉ học khôn được ở những người ngưỡng mộ, kính mến ta và nem nép trước mặt ta không? Hay là ta đã học được nhiều điều nhờ những người ghét bỏ, chống lai ta, tranh đua với ta? Thay vì đợi kẻ thù chỉ trích tính tình hoặc công việc của ta, ta đi trước y đi. Ta tự chỉ trích và nghiêm khắc với ta đi. Hãy kiếm những yếu điểm mà sửa chữa, đừng để kẻ thù trách ta được. Charles Darwin làm như vậy. Ông bỏ ra 15 năm để tự chỉ trích: Sau khi viết xong cuốn sách bất hủ: "Nguyên thuỷ của muôn loài", ông nhận thấy rằng nếu xuất bản, quan niệm cách mạng về tạo vật trong sách chắc chắn sẽ làm náo động các giới trí thức và tôn giáo. Bởi vậy ông tự chỉ trích, trong 15 năm kiểm soát lại những khảo cưú, bình phẩm những lý luận và kết luận của ông.
    Nếu có người chửi bạn là "Đồ điên", bạn sẽ làm gì? nổi giận lên chứ ? Đây, ông Lincoln đã làm như sau: Ông Edward M. Stanton, Bộ trưởng Quốc phòng, một hôm bất mãn, bảo ông Lincoln là "một thằng điên". Nguyên muốn làm vui lòng một chính khách vị kỷ, ông Lincoln đã ký nghị định dời đại hội tới một vị trí khác. Ông Stanton đã không chịu thi hành lệnh ấy mà còn la lối rằng Lincoln phải là đồ điên mới ký cái nghị định dở hơi như vậy được. Rồi sao? Khi Lincoln nghe người ta mách lại, ông bình tĩnh đáp: "Nếu ông Stanton bảo tôi là một thằng điên thì có lẽ tôi điên thật. Vì ông ấy gần như bao giờ cũng có lý. Tôi phải gặp ông ấy xem sao". Và ông Lincoln lại tìm một ông Stanton. Ông này giảng cho ông Lincoln hiểu sự sai lầm của ông. Ông Lincoln liền lập tức thu hồi lệnh. Như vậy, ông Lincoln luôn luôn hoan nghênh những lời chỉ trích khi ông biết rằng nó thành thật, chính xác và người chỉ trích thật lòng muốn giúp ông.
    Chúng ta cũng nên hoan nghênh loại chỉ trích ấy, vì mình không hy vọng gì trong bốn lần hành động mà không có lần nào lầm lạc hết. Tổng thống Theodore Roosevelt khi ngồi tại Bạch cung đã nói như vậy. Nhà bác học Einstein, người thông minh xuất chúng nhất đương thời, cũng đã thú thật rằng những kết luận của ông 100 lần có 99 lần sai! La Rochefoucauld đã nói: "Kẻ thù của ta xét đóan về ta đúng ta tự xét ta".
    Tôi cũng biết câu đó đúng vậy mà khi có kẻ nào vừa ngỏ lời chỉ trích tôi về những hành vi không thận trọng, thì tôi bật lên như cái lò xo, nhảy lại đả kích lại ngay, mặc dù tôi chưa hiểu chút xíu gì về những lời chỉ trích đó. Nhưng sau mỗi lần hành động như vậy, tôi cảm thấy khinh ghét chính tôi. Tất cả chúng ta vốn ghét những lời chỉ trích và ưa chuộng những lời tán tụng, không cần biết là sự khen chê ấy có đúng hay không. Chúng ta vốn là một loài ít dùng lý trí và dễ cảm xúc. Lý trí của ta tựa chiếc thuyền nan bị sóng nhồi trong một vùng biển sâu thẳm và tối tăm vì bão tố. Biển đó tức là cái Tâm của ta. Phần đông chúng ta tự khen, khen cái "tôi" hiện tại. Nhưng 40 năm nữa, nhớ lại cái "tôi" lúc bấy giờ, ta sẽ phải phì cười cho cái "tôi" đó.
    William Allen White, người nổi tiếng nhất trong số những chủ bút các tờ báo liên tỉnh, nhớ lại 50 năm trước và tự mô tả ông hồi đó như sau: "một thằng khoe khoang... điên rồ hay nổi cáu... vênh váo... một kẻ ********* kiêu căng". Rồi đây, hai mươi năm nữa, có lẽ bạn và tôi, chúng ta cũng sẽ dùng những tĩnh từ ấy để tả cái thằng « tôi » bây giờ của chúng ta. Cũng có thể như vậy lắm !... Biết đâu chừng?
    Trong những chương trên, tôi đã nói chúng ta nên làm gì khi bị chỉ trích một cách bất công. Tôi thêm ở đâu một ý nữa: Những lúc đó, nếu chúng ta thấy sắp nổi giận, hãy cố nén ngay lại và tự nhủ: "Hãy khoan đã... Ta còn lâu mới được hoàn toàn, nếu Einstein tự thú rằng 100 lần thì có 99 lần sai , có lẽ ta ít nhất cũng phải sai lầm hơn 90 lần. Vậy có thể lời chỉ trích của "người ta" cũng chả quá đáng đâu. Mình phải đi cảm ơn và ráng sửa mình lại chứ !".
    Charles Luckman, hội trưởng công ty Pepsodent mỗi năm bỏ ra hàng triệu mỹ kim cho việc quảng cáo. Ông không thèm ngó tới những bức thư khen chương trình các buổi quảng cáo của ông, mà chỉ đòi được xem những bức thư chỉ trích. Ông biết rằng đọc những thư sau này, có thể học được một vài điều hay.
    Công ty xe hơi Ford cũng mong muốn tìm biết có gì sơ sót, lỗi lầm trong sự quản lý và trong việc lương lậu, nên họ đã yêu cầu các người làm công phê bình và chỉ trích Công ty. Tôi biết một ông trước kia bán xà bông cho hãng Colgate cũng thường đòi được người ta chỉ trích mình. Mới đầu bán được ít lắm, ông đã sợ mất chỗ làm. Rồi ông ta tự nghĩ: "Xà bông tốt, giá phải chăng, ông đi quanh tiệm mà suy nghĩ : Có lẽ tại mình không khuyến mãi rõ ràng đích xác chăng? hay là vì mình thiếu nhiệt tâm ? Thế là ông quay lại tiệm ngay đó mà nói: "Tôi trở lại không phải để năn nỉ ông mua xà bông đâu mà để xin ông phê bình tôi và khuyên tôi về cách bán hàng. Xin ông làm ơn cho tôi biết lúc nãy cách khuyến mại của tôi có chỗ nào sơ xuất vụng về không? Ông nhiều kinh nghiệm và đã thành công hơn tôi nhiều, vậy xin ông làm ơn cứ thành thật mà chỉ trích, đừng sợ làm mất lòng tôi".
    Thái độ ấy đã giúp ông ra sao? Sau đó ông đã được làm Chủ Tịch hãng Colgate-Palmolive , một hãng sản xuất xà bông lớn nhất thế giới. Tên ông là E.H.Little. Năm ngoái, khắp Mỹ châu chỉ có 14 người thu được lợi tức hơn số 240 nghìn mỹ kim, mà con số ấy chính là lợi tức của ông vậy. Phải là người có tâm hồn cao thượng mới có hành động của H.P.Powell, Ben Franklin và E.H.Little; và bây giờ, chung quanh vắng vẻ, chúng ta thử soi gương xem chúng ta có thuộc vào hạng người cao thượng đó không nào?
    (còn tiếp)
    All you need is Love . . .
  6. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Ảnh hưởng tai hại của sự mệt mỏi ​
    Chắc bạn tự hỏi sao tôi lại đề cập đến vấn đề chống mệt mỏi trong chương nói đến chống ưu phiền. Tôi xin trả lời rằng mệt mỏi sẽ gây ra những ưu phiền, hay nói cho đúng, ít ra cũng làm bạn mất mọi lợi khí để chống lại những nỗi buồn lo. Bất cứ một sinh viên y khoa nào cũng có thể cho bạn biết rằng sự mệt mỏi sẽ giảm sức kháng cự của thân thể trước sự thay đổi của thời tiết và trước một số bệnh khác nữa. Bác sĩ về khoa thần kinh nào cũng phải công nhận rằng sự mệt mỏi sẽ giảm sức chịu đựng của bạn khi bị xúc động, sợ hãi hay ưu tư. Vậy ta có thể kết luận : ngăn ngừa mệt mỏi tức là ngăn ngừa ưu phiền.
    Muốn tránh sự mệt mỏi và những nỗi ưu phiền, ta phải biết tĩnh dưỡng ngay khi thấy mình sắp mệt. Tại sao lại cần thiết thế ? Bởi vì mệt mỏi đến với ta mau lẹ lạ thường. Quân đội Mỹ đã thí nghiệm nhiều lần và nhận thấy rằng ngay những người trẻ và bền sức sau nhiều năm huấn luyện quân sự, đi xa hơn và dai hơn, nếu mỗi giờ được đặt xuống đất những khí cụ mang theo để nghỉ 10 phút. Quân đội Mỹ đã áp dụng quy tắc này. Trái tim của bạn cũng thông minh, chẳng kém gì quân lực Mỹ. Mỗi ngày tim bạn bơm vào các huyết quản một số máu tổng cộng có thể chứa đầy một thùng nước to bằng một toa xe lửa. Năng lực xuất ra để làm việc này trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ, có thẻ dùng để nhấc hai mươi tấn than đá lên cao 90 phân. Cứ theo đà đó, tim bạn tìm một công việc kinh khủng như vậy trong năm, sáu, chín mươi năm cũng có khi. Thử hỏi trái tim kia làm thế nào để chịu nổi? Bác sĩ Walter Cannon tại Y khoa Đại học Harvard đã giải thích rằng: "Phần nhiều, ai cũng tưởng tim người ta làm việc không ngừng. Thật ra nó có nghỉ trong một khoảng khắc mỗi lúc bóp vào. Khi trái tim đập đều 70 cái trong một phút, thật ra chỉ trong một ngày, người ta sẽ được một số giờ là mười lăm".
    Trong thế chiến thứ hai, ông Winston Churchill, hồi đó đã 70 tuổi, vẫn làm việc 16 giờ một ngày. Cứ thế trong năm năm, ông điều động bộ máy chiến tranh khổng lồ của Anh quốc. Quả là một kỷ lục lạ lùng chưa từng thấy . Thử hỏi ông ta có bí quyết gì ? Mỗi sáng ông nằm trên giường mà làm việc cho đến 11 giờ, hoặc đọc các bản tường trình, huấn lệnh, hoặc hội nghị về những vấn đề tối quan trọng. Điểm tâm xong, ông lại đi ngủ chừng một tiếng. Chiều đến lại ngủ hai tiếng trước khi ăn bữa tối. ông không mệt mỏi mới nghỉ ngơi, bao giờ cũng biếI trước lúc nào sắp mệt để tự bắt ông đi nằm nghỉ. Nhờ vậy, ông có thể làm việc đến nửa đêm. Tỷ Phú Rockefeller, con người kỳ khôi này đã nêu ra hai kỷ lục bất thường: ông đã gây được mọt gia tài khổng lồ, vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Hoa kỳ và điều đáng chú ý là ông sống 89 tuổi. Ông làm thế nào để sống lâu như vậy? Trước hết, cố nhiên là ông thừa hưởng của tổ tiên sự trường thọ cũng như những người khác thừa hưởng một đặc điểm về thể chất của ông cha. Nhưng cũng tại ông tập được thói quen mỗi buổi trưa nghỉ nửa giờ tại ngay buồng giấy. Ông nằm ngủ trên chiếc giường con cũ kỹ. Cho dù Tổng thống Mỹ cũng không thể bắt ông thức dậy để nghe điện thoại vì ông đã "lăn quay ra ngáy".
    Trong cuốn "Tội gì mà chịu mệt", tác giả Daniel Joselyn có viết : "Nghỉ ngơi không có nghĩa là không được làm gì. Nghỉ tức là thu hồi lại sức lực của mình" . Ngủ năm phút cũng có thể làm con người tránh mệt mỏi. Tôi biết cách giữ sức của bà Eleanor Rooselt khi bà có một chương trình bằng ngày nặng nhọc, suốt mười hai năm ở toà Bạch ốc. Bà cho tôi hay rằng trước mỗi buổi dạ hội chính thức, trước mọi cuộc hội nghị, bà ngồi nhắm mắt ở ghế bành để dưỡng tâm thần trong hai mươi phút.
    Theo ông Edison, sở dĩ ông có một năng lực dồi dào và sức chịu đựng bền bỉ là nhờ thói quen ngủ được liền mỗi khi buồn ngủ. Tôi cũng có phỏng vấn ông Henry Ford, mấy hôm trước ngày ông ăn lễ bát tuần. Khi thấy tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, vì nét mặt hồng hào tươi tốt và cử động lanh lẹ của ông, ông bảo: "Tôi còn tráng kiện như thế này chính vì không bao giờ tôi đứng khi có thể ngồi được và không bao giờ ngồi khi có thể nằm được".
    Tôi cũng đã khuyên một nhà sản xuất phim ở Hollywood áp dụng phương pháp này. Ông ta tên là Jack Chertock và là một trong những người nổi danh nhất trong kỹ nghệ chiếu bóng Hoa Kỳ. Ngày tôi gặp ông, ông đang điều khiển ban phụ trách sản xuất nững phim thời sự của hãng Metro-Goldwyn Mayer. Ông trông già sọp, tuy đã uống đủ mọi thứ thuốc bổ. Tôi khuyên ông nên mỗi ngày bỏ ra chút thì giờ để nghỉ ngơi. Rồi chẳng để ông viện cớ công việc bận bịu, tôi khyên ông chỉ việc nằm nghỉ trên ghế sofa tại văn phòng trong những cuộc hội nghị hằng ngày với những nhà dàn cảnh.
    Lần thứ nhì gặp nhau, sau đó hai năm, ông vui vẻ nói: "Thật là một phép lạ, ông bạn ạ. Chính thầy thuốc của tôi cũng công nhận như vậy. Trước kia tôi hay ngồi thẳng tắp trên ghế, hết sức chú trọng thảo luận về các đề mục của những cuốn phim thời sự. Nhưng nay, tôi nằm dài trên ghế mà chủ tọa các cuộc hội họp này ... Đã 20 năm, tôi chưa bao giờ thấy khỏe mạnh như bây giờ. tôi làm việc thêm đến hơn hai giờ mỗi ngày, vậy mà chẳng hề thấy mệt mỏi bao giờ cả".
    Bạn có thể nói rằng trường hợp của bạn khác, làm sao áp dụng được những cách kia. Lẽ cố nhiên, nếu bạn là một thư ký đánh máy, bạn không thể ngủ ở nơi làm việc như Edison, nếu bạn là thư ký kế tóan, bạn không thể vừa nằm vừa trình bày cùng ông chủ một vấn đề tài chính. Nhưng khi về nhà để ăn trưa, bạn có thể nghỉ mười phút sau khi dùng bữa. Đại tướng Marshall cũng vẫn theo phương pháp đó, trong thời đại chiến, khi ông làm Tổng tư lệnh quân đội Mỹ. Trái lại, nếu bạn đã hơn năm mươi tuổi và cho rằng mình phải gấp rút làm việc không thể phí phạm thời giờ mà nghỉ , thì tôi chỉ còn cách khuyên bạn một điều: bạn mau đi bảo hiểm sinh mệnh tại vài ba hãng và cố đóng những món tiền thật cao. Vì sống trong những điều kiện đó chóng chết lắm, mà tiền thuê nhà hòm lại đắt đỏ; ấy là chưa nói đến trường hợp bà nhà cần phải lãnh khoản tiền bồi thường của hãng bảo hiểm để kiếm ông chồng khác trẻ hơn bạn !
    Nếu vì cớ này mà bạn không có thể nằm nghỉ vài phút sau bữa cơm trưa, ít ra bạn cũng phải có thì giờ để nằm nghỉ một giờ trước bữa cơm tối. Như vậy còn hiệu nghiệm gấp ngàn lần uống ly rượu khai vị, vừa lại rẻ tiền hơn. Mỗi ngày ngủ một giờ vào lúc 5, 6 hay 7 giờ, tức là bạn đã tăng thêm 60 phút cho đời sống hoạt động của bạn hay nói cho rõ, bạn đã kéo dài thời gian bạn thức trong một ngày. Tại sao vậy? Bởi vì ngủ một giờ trước khi ăn cơm tối và sáu giờ trong một đêm - tổng cộng là bảy giờ - làm cho bạn khoẻ khoắn hơn là ngủ tám giờ mỗi đêm.
    Người thợ làm việc bằng tay chân sẽ tăng hiệu quả nếu người đó được nghỉ tay nhiều hơn. Frederick Taylor đã chứng minh sự kiện đó hồi ông nghiên cứu cách tổ chức công việc trong những nhà máy luyện thép ở Bethlehem. Ông nhận thấy trung bình mỗi người thợ có thể đổ vào một ngày, nhưng đến trưa họ đã mệt nhoài. Sau khi nghiên cứu những yếu tố gây ra sự mệt mỏi nầy ông tuyên bố rằng mỗi người có thể đổ không phải chỉ 12 tấn rưỡi mà 47 tấn, nghĩa là gấp bốn lần, mà lại không mệt nữa!
    Ông Taylor chọn một chú thợ tên Schmidt ra thí nghiệm và yêu cầu y làm việc theo lời chỉ dẫn của một người đo thời gian. Người nầy không rời y một bước, mắt luôn nhìn vào thời biểu mà ra lệnh: "Nhặt một thỏi gang và đi... Ngồi xuống và nghỉ....Đi... nghỉ". Kết quả chú Schmidt mỗi ngày chuyển vận một cách dễ dàng 47 tấn gang, trong khi đó các đồng nghiệp của chú khó nhọc mới chuyển vận được 12 tấn rưỡi. Trong ba năm ông Taylor ở Bethlehem, chú thợ Schmidt mỗi ngày đều như vậy mà không mệt mỏi, vì chú nghỉ trước khi mệt, Tính mỗi giờ, chú làm việc có 26 phút và nghỉ 34 phút, nghĩa là nghỉ nhiều hơn làm việc. Vậy mà chú lại làm được nhiều việc gấp bốn người khác. Chắc bạn cho là một câu chuyện phiếm? Nếu bạn muốn chắc chắn hãy dở trang 41 - 42 của cuốn "Những nguyên tắc tổ chức sự làm việc theo khoa học" mà đọc những lời tác giả, Frederick Winslow Taylor. Nói tóm lại: bắt chước những quân nhân Hoa Kỳ mà thường nghỉ ngơi; lấy trái tim bạn làm gương; nghỉ trước khi mệt tức là kéo dài quãng thời gian bạn thức, mỗi ngày thêm một giờ.
    (còn tiếp)
    All you need is Love . . .
  7. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Ảnh hưởng tai hại của sự mệt mỏi ​
    Chắc bạn tự hỏi sao tôi lại đề cập đến vấn đề chống mệt mỏi trong chương nói đến chống ưu phiền. Tôi xin trả lời rằng mệt mỏi sẽ gây ra những ưu phiền, hay nói cho đúng, ít ra cũng làm bạn mất mọi lợi khí để chống lại những nỗi buồn lo. Bất cứ một sinh viên y khoa nào cũng có thể cho bạn biết rằng sự mệt mỏi sẽ giảm sức kháng cự của thân thể trước sự thay đổi của thời tiết và trước một số bệnh khác nữa. Bác sĩ về khoa thần kinh nào cũng phải công nhận rằng sự mệt mỏi sẽ giảm sức chịu đựng của bạn khi bị xúc động, sợ hãi hay ưu tư. Vậy ta có thể kết luận : ngăn ngừa mệt mỏi tức là ngăn ngừa ưu phiền.
    Muốn tránh sự mệt mỏi và những nỗi ưu phiền, ta phải biết tĩnh dưỡng ngay khi thấy mình sắp mệt. Tại sao lại cần thiết thế ? Bởi vì mệt mỏi đến với ta mau lẹ lạ thường. Quân đội Mỹ đã thí nghiệm nhiều lần và nhận thấy rằng ngay những người trẻ và bền sức sau nhiều năm huấn luyện quân sự, đi xa hơn và dai hơn, nếu mỗi giờ được đặt xuống đất những khí cụ mang theo để nghỉ 10 phút. Quân đội Mỹ đã áp dụng quy tắc này. Trái tim của bạn cũng thông minh, chẳng kém gì quân lực Mỹ. Mỗi ngày tim bạn bơm vào các huyết quản một số máu tổng cộng có thể chứa đầy một thùng nước to bằng một toa xe lửa. Năng lực xuất ra để làm việc này trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ, có thẻ dùng để nhấc hai mươi tấn than đá lên cao 90 phân. Cứ theo đà đó, tim bạn tìm một công việc kinh khủng như vậy trong năm, sáu, chín mươi năm cũng có khi. Thử hỏi trái tim kia làm thế nào để chịu nổi? Bác sĩ Walter Cannon tại Y khoa Đại học Harvard đã giải thích rằng: "Phần nhiều, ai cũng tưởng tim người ta làm việc không ngừng. Thật ra nó có nghỉ trong một khoảng khắc mỗi lúc bóp vào. Khi trái tim đập đều 70 cái trong một phút, thật ra chỉ trong một ngày, người ta sẽ được một số giờ là mười lăm".
    Trong thế chiến thứ hai, ông Winston Churchill, hồi đó đã 70 tuổi, vẫn làm việc 16 giờ một ngày. Cứ thế trong năm năm, ông điều động bộ máy chiến tranh khổng lồ của Anh quốc. Quả là một kỷ lục lạ lùng chưa từng thấy . Thử hỏi ông ta có bí quyết gì ? Mỗi sáng ông nằm trên giường mà làm việc cho đến 11 giờ, hoặc đọc các bản tường trình, huấn lệnh, hoặc hội nghị về những vấn đề tối quan trọng. Điểm tâm xong, ông lại đi ngủ chừng một tiếng. Chiều đến lại ngủ hai tiếng trước khi ăn bữa tối. ông không mệt mỏi mới nghỉ ngơi, bao giờ cũng biếI trước lúc nào sắp mệt để tự bắt ông đi nằm nghỉ. Nhờ vậy, ông có thể làm việc đến nửa đêm. Tỷ Phú Rockefeller, con người kỳ khôi này đã nêu ra hai kỷ lục bất thường: ông đã gây được mọt gia tài khổng lồ, vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Hoa kỳ và điều đáng chú ý là ông sống 89 tuổi. Ông làm thế nào để sống lâu như vậy? Trước hết, cố nhiên là ông thừa hưởng của tổ tiên sự trường thọ cũng như những người khác thừa hưởng một đặc điểm về thể chất của ông cha. Nhưng cũng tại ông tập được thói quen mỗi buổi trưa nghỉ nửa giờ tại ngay buồng giấy. Ông nằm ngủ trên chiếc giường con cũ kỹ. Cho dù Tổng thống Mỹ cũng không thể bắt ông thức dậy để nghe điện thoại vì ông đã "lăn quay ra ngáy".
    Trong cuốn "Tội gì mà chịu mệt", tác giả Daniel Joselyn có viết : "Nghỉ ngơi không có nghĩa là không được làm gì. Nghỉ tức là thu hồi lại sức lực của mình" . Ngủ năm phút cũng có thể làm con người tránh mệt mỏi. Tôi biết cách giữ sức của bà Eleanor Rooselt khi bà có một chương trình bằng ngày nặng nhọc, suốt mười hai năm ở toà Bạch ốc. Bà cho tôi hay rằng trước mỗi buổi dạ hội chính thức, trước mọi cuộc hội nghị, bà ngồi nhắm mắt ở ghế bành để dưỡng tâm thần trong hai mươi phút.
    Theo ông Edison, sở dĩ ông có một năng lực dồi dào và sức chịu đựng bền bỉ là nhờ thói quen ngủ được liền mỗi khi buồn ngủ. Tôi cũng có phỏng vấn ông Henry Ford, mấy hôm trước ngày ông ăn lễ bát tuần. Khi thấy tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, vì nét mặt hồng hào tươi tốt và cử động lanh lẹ của ông, ông bảo: "Tôi còn tráng kiện như thế này chính vì không bao giờ tôi đứng khi có thể ngồi được và không bao giờ ngồi khi có thể nằm được".
    Tôi cũng đã khuyên một nhà sản xuất phim ở Hollywood áp dụng phương pháp này. Ông ta tên là Jack Chertock và là một trong những người nổi danh nhất trong kỹ nghệ chiếu bóng Hoa Kỳ. Ngày tôi gặp ông, ông đang điều khiển ban phụ trách sản xuất nững phim thời sự của hãng Metro-Goldwyn Mayer. Ông trông già sọp, tuy đã uống đủ mọi thứ thuốc bổ. Tôi khuyên ông nên mỗi ngày bỏ ra chút thì giờ để nghỉ ngơi. Rồi chẳng để ông viện cớ công việc bận bịu, tôi khyên ông chỉ việc nằm nghỉ trên ghế sofa tại văn phòng trong những cuộc hội nghị hằng ngày với những nhà dàn cảnh.
    Lần thứ nhì gặp nhau, sau đó hai năm, ông vui vẻ nói: "Thật là một phép lạ, ông bạn ạ. Chính thầy thuốc của tôi cũng công nhận như vậy. Trước kia tôi hay ngồi thẳng tắp trên ghế, hết sức chú trọng thảo luận về các đề mục của những cuốn phim thời sự. Nhưng nay, tôi nằm dài trên ghế mà chủ tọa các cuộc hội họp này ... Đã 20 năm, tôi chưa bao giờ thấy khỏe mạnh như bây giờ. tôi làm việc thêm đến hơn hai giờ mỗi ngày, vậy mà chẳng hề thấy mệt mỏi bao giờ cả".
    Bạn có thể nói rằng trường hợp của bạn khác, làm sao áp dụng được những cách kia. Lẽ cố nhiên, nếu bạn là một thư ký đánh máy, bạn không thể ngủ ở nơi làm việc như Edison, nếu bạn là thư ký kế tóan, bạn không thể vừa nằm vừa trình bày cùng ông chủ một vấn đề tài chính. Nhưng khi về nhà để ăn trưa, bạn có thể nghỉ mười phút sau khi dùng bữa. Đại tướng Marshall cũng vẫn theo phương pháp đó, trong thời đại chiến, khi ông làm Tổng tư lệnh quân đội Mỹ. Trái lại, nếu bạn đã hơn năm mươi tuổi và cho rằng mình phải gấp rút làm việc không thể phí phạm thời giờ mà nghỉ , thì tôi chỉ còn cách khuyên bạn một điều: bạn mau đi bảo hiểm sinh mệnh tại vài ba hãng và cố đóng những món tiền thật cao. Vì sống trong những điều kiện đó chóng chết lắm, mà tiền thuê nhà hòm lại đắt đỏ; ấy là chưa nói đến trường hợp bà nhà cần phải lãnh khoản tiền bồi thường của hãng bảo hiểm để kiếm ông chồng khác trẻ hơn bạn !
    Nếu vì cớ này mà bạn không có thể nằm nghỉ vài phút sau bữa cơm trưa, ít ra bạn cũng phải có thì giờ để nằm nghỉ một giờ trước bữa cơm tối. Như vậy còn hiệu nghiệm gấp ngàn lần uống ly rượu khai vị, vừa lại rẻ tiền hơn. Mỗi ngày ngủ một giờ vào lúc 5, 6 hay 7 giờ, tức là bạn đã tăng thêm 60 phút cho đời sống hoạt động của bạn hay nói cho rõ, bạn đã kéo dài thời gian bạn thức trong một ngày. Tại sao vậy? Bởi vì ngủ một giờ trước khi ăn cơm tối và sáu giờ trong một đêm - tổng cộng là bảy giờ - làm cho bạn khoẻ khoắn hơn là ngủ tám giờ mỗi đêm.
    Người thợ làm việc bằng tay chân sẽ tăng hiệu quả nếu người đó được nghỉ tay nhiều hơn. Frederick Taylor đã chứng minh sự kiện đó hồi ông nghiên cứu cách tổ chức công việc trong những nhà máy luyện thép ở Bethlehem. Ông nhận thấy trung bình mỗi người thợ có thể đổ vào một ngày, nhưng đến trưa họ đã mệt nhoài. Sau khi nghiên cứu những yếu tố gây ra sự mệt mỏi nầy ông tuyên bố rằng mỗi người có thể đổ không phải chỉ 12 tấn rưỡi mà 47 tấn, nghĩa là gấp bốn lần, mà lại không mệt nữa!
    Ông Taylor chọn một chú thợ tên Schmidt ra thí nghiệm và yêu cầu y làm việc theo lời chỉ dẫn của một người đo thời gian. Người nầy không rời y một bước, mắt luôn nhìn vào thời biểu mà ra lệnh: "Nhặt một thỏi gang và đi... Ngồi xuống và nghỉ....Đi... nghỉ". Kết quả chú Schmidt mỗi ngày chuyển vận một cách dễ dàng 47 tấn gang, trong khi đó các đồng nghiệp của chú khó nhọc mới chuyển vận được 12 tấn rưỡi. Trong ba năm ông Taylor ở Bethlehem, chú thợ Schmidt mỗi ngày đều như vậy mà không mệt mỏi, vì chú nghỉ trước khi mệt, Tính mỗi giờ, chú làm việc có 26 phút và nghỉ 34 phút, nghĩa là nghỉ nhiều hơn làm việc. Vậy mà chú lại làm được nhiều việc gấp bốn người khác. Chắc bạn cho là một câu chuyện phiếm? Nếu bạn muốn chắc chắn hãy dở trang 41 - 42 của cuốn "Những nguyên tắc tổ chức sự làm việc theo khoa học" mà đọc những lời tác giả, Frederick Winslow Taylor. Nói tóm lại: bắt chước những quân nhân Hoa Kỳ mà thường nghỉ ngơi; lấy trái tim bạn làm gương; nghỉ trước khi mệt tức là kéo dài quãng thời gian bạn thức, mỗi ngày thêm một giờ.
    (còn tiếp)
    All you need is Love . . .
  8. cometnet

    cometnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2003
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    vừa lùng bài , lại còn chỉnh sửa mới post được
    chăm chỉ MÈO , post cho Mèo cái nhé
    it for me & for u too
  9. cometnet

    cometnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2003
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    vừa lùng bài , lại còn chỉnh sửa mới post được
    chăm chỉ MÈO , post cho Mèo cái nhé
    it for me & for u too
  10. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (tiếp theo)
    Tại sao ta mệt và làm sao cho hết mệt ?
    Điều này thật lạ lùng và lý thú: một công việc hoàn toàn tinh thần không làm ta mệt được. Hơi vô lý đấy nhé ! Nhưng mấy năm trước đây, các nhà học ráng tìm xem óc người ta làm việc được bao lâu mà không thấy mệt, nghĩa là không thấy "sức làm việc kém đi". Và họ ngạc nhiên thấy rằng khi óc đương làm việc, máu trong óc không có dấu hiệu gì tỏ rằng ta mệt hết! Nếu ta lấy máu của một người đang làm việc bằng tay chân, ta sẽ thấy máu đầy những "chất độc do mệt mỏi mà sinh ra". Nhưng máu trong óc của Einstein, sau một ngày suy nghĩ, không có một chút chất độc nào cả.
    Vậy nói riêng về bộ óc thì "sau hơn 8 giờ làm việc, nó vẫn minh mẫn như lúc mới đầu". óc cơ hồ như không biết mệt... Vậy cái gì làm cho ta mệt? Nhưng nhà chuyên trị bệnh thần kinh tuyên bố rằng ta mệt hầu hết đều do cảm xúc và tâm trạng của ta. Một trong những nhà bệnh thần kinh danh tiếng nhất ở Anh, ông J.A.Hardfield, viết câu này trong cuốn "Tâm lý của uy quyền": "Cảm tưởng mệt nhọc của ta phần lớn là do tinh thần gây ra. Sự thật thì suy nhược ít khi do một nguyên nhân hoàn toàn thể chất ". Một nhà trị bệnh thần kinh nổi danh nhất ở Mỹ là bác sĩ A. A.Brill, còn đi xa hơn nữa. Ông tuyên bố: "Những người mạnh khoẻ làm việc tinh thần mà thấy mệt thì nhất định là bao giờ cũng do những nguyên nhân tâm lý và nguyên nhân cảm xúc".
    Mà những cảm xúc nào khiến người làm việc bằng tinh thần thấy mệt? Những cảm xúc vui vẻ, thoả mãn, hài lòng chăng? Không. Không khi nào. Buồn bực, tức tối vì không được biết ơn, mà thấy chỉ là công dã tràng, hấp tấp, ưu tư, những cảm xúc đó làm cho y thấy mệt, thấy không chống cự nổi với thời tiết đổi thay, thấy năng lực sút kém và nhức đầu. Chính vì vậy, chúng ta mệt mỏi là do những cảm xúc làm cho bộ thần kinh căng thẳng.
    Công ty Bảo hiểm nhân mạng Met-Life Insurance Co. đã xuất bản một cuốn sách nhỏ nói về sự mệt nhọc. Trong đó có câu này: "Một công việc khó nhọc, tự nó ít khi có thể làm ta mệt nhọc tới nỗi nghỉ ngơi hay ngủ mọt giấc mà không thấy khỏe lại... Nỗi ưu tư, bộ thần kinh căng thẳng và những cảm xúc hỗn loạn là ba nguyên nhân chính của sự mệt nhọc. Ta lầm tưởng rằng ta mệt nhọc vì làm việc quá nhiều bằng tinh thần hoặc cơ thể ... Ta nên nhớ rằng một bắp thịt căng thẳng làm một bắp thịt làm việc quá độ . Vậy ta phải nghỉ ngơi, dưỡng sức để làm những bổn phận quan trọng hơn".
    Xin bạn ngừng đọc và thí nghiệm ngay thử xem : trong khi đọc cuốn sách này, bạn có cau mày lần nào không? Có thấy những vết hằn ở khoảng giữa hai con mắt không? Bạn có thỏai mái ngồi trong ghế bành không? Hay là bạn thụt đầu, nhô vai lên? Những bắp thịt trên mặt bạn có căng thẳng không? Nếu cơ thể bạn không duỗi ra, mềm như bún thì chính là bạn đang làm cho bộ thần kinh và bắp thịt căng thẳng đấy. Bạn đang làm cho thần kinh căng thẳng và mệt mỏi vậy!
    Mà trong khi làm việc bằng tinh thần, cần gì phải bắt tinh thần và bắp thịt căng thẳng một cách vô ích như thế? Josselyn đã nói: "Theo tôi, hầu hết chúng ta cứ tin rằng một công việc khó khăn, muốn làm cho cẩn thận, phải gắng sức mới được. Vì vậy mà ta mím môi, bặm miệng, rụt cổ, nhô vai, bắt những bắp thịt phải gắng sức, để tập trung tư tưởng. Nhưng thật ra làm như thế, ta đã chẳng giúp ích cho tinh thần chút nào cả".
    Đây là một sự thật lạ lùng và bi đát : Hàng triệu người không bao giờ nghĩ tới việc tiêu phí một đồng bạc mà luôn luôn phí phạm năng lực của mình một cách vô tư, y như anh lính thuỷ, khi tàu cập bến được tháo cũi xổ ***g vậy. Muốn cho tinh thần khỏi mệt nhọc, phải làm sao? Nghỉ xả hơi! Xả hơi! Xả hơi! Phải học cách nghỉ xả hơi ngay trong khi làm việc. Dễ không? Không. Có lẽ bạn phải thay hẳn những thói quen đã nhiễm từ trước tới giờ. Làm như vậy mà có thể thay đổi luôn được cả đời bạn nữa thì cũng bỏ công lắm chứ! William James trong bài tuỳ bút "Kinh nhật tụng về đạo xả hơi" nói: "Sự căng thẳng, hấp tấp, lăng xăng, vội vàng, cuồng nhiệt của đời sống người Mỹ... chỉ là những thói xấu, không hơn không kém". Thần kinh căng thẳng là một thói quen, mà tật xấu có thể bỏ được, tính tốt có thể luyện tập được.
    Bạn nghỉ xả hơi như thế nào ? Bạn bắt đầu để cho tinh thần nghỉ ngơi hay để cho thần kinh hệ nghỉ ngơi trước? cả hai cách đều không được. Luôn luôn phải để cho bắp thịt nghỉ ngơi trước đã. Cnúng ta hãy thử xem nào. Ví dụ muốn cho mắt nghỉ thì bạn đọc hết chương này, rồi ngả lưng, nhắm mắt và nói thầm với cặp mắt: "Nghỉ đi, nghỉ ngơi đi". Bạn lập đi lập lại câu đó thật chậm trong một phút ... Bạn có thấy rằng sau vài giây như vậy, nhưng gân trong mắt bắt đầu nghe lời bạn không? Bạn có thấy có một bài tay vô cùng êm dịu nào đang vuốt ve cho nó hết căng thẳng không? Vậy chỉ trong một phút, bạn đã biết được cả cái bí quyết về nghệ thuật nghỉ ngơi rồi đấy. Có vẻ khó tin phải chăng bạn? Nhưng sự thật là vậy. Bạn có thể áp dụng cách ấy với hàm răng hoặc những bắp thịt ở mặt, cổ, vai và trên tòan thân bạn. Tuy nhiên, cơ quan quan trọng nhất vẫn là đôi mắt. Bác sĩ Edmund Jacobson ở trường Đại học Chicago còn đi xa hơn nữa. Ông ta nói rằng nếu ta cho gân mắt nghỉ ngơi hoàn toàn, ta quên được hết ưu phiền đau đớn!
    Sở dĩ mắt quan trọng như vậy là vì một phần tư năng lực tinh thần của ta tiêu thụ vào đôi mắt trong khi ta nhìn ngó. Cũng chính vì thế mà biết bao người thấy "mỏi mắt" tuy mắt họ rất tốt: họ đã chú mục quá độ. Bà Vicki Baum, một tiểu thuyết gia trứ danh, nói rằng khi còn bé, bà đã được một ông già làm nghề hát xiệc dạy cho một bài học quan trọng nhất trong đời bà. Bà vấp ngã , chảy máu đầu gối và sái cổ tay. Ông già kia vừa đỡ bà lên, vừa an ủi: "Cháu sở dĩ thấy đau là vì cháu không biết dãn gân cốt cho nó nghỉ ngơi. Cháu phải tưởng tượng thân cháu mềm như sợi bún. Để lão chỉ cho". Kế đó ông ta chỉ cho Vicki Baum và những trẻ khác cách té ngã ra sao, cách nhảy ra sao, vừa luôn miệng dặn: "Nhớ luôn luôn tưởng tượng mình như một sợi bún. Rồi thì cơ thể cháu tự nhiên phải mềm dẻo".

    Nhưng khi rảnh, bạn có thể nghỉ ngơi vì hễ gắng sức thì thần kinh căng thẳng, không phải là nghỉ ngơi nữa. Nghĩ tới sự khoan khoái mà nghỉ ngơi. Trước hết, làm cho các bắp thịt giãn ra và nghỉ đi. Bạn sẽ cảm thấy khí lực của bạn từ mặt dồn về giữa cơ thể và không còn bắp thịt nào căng thẳng nữa, như một em bé mới sinh vậy. Phương pháp ấy, chính danh ca Galli-Curci áp dụng hàng ngày. Cô Helen Jepson mách với tôi rằng cô thường được thấy đào Galli-Curci, trước khi ra sân khâu, ngồi nghỉ trong một cái ghế bành. Hết thảy các bắp thịt mềm ra đến nỗi hàm dưới xệ xuống và miệng há hốc ra. Phương pháp ấy thật hay, nhờ vậy mà Galli-Curci khỏi mệt mỏi, khỏi bị căng thẳng thần kinh trước khi diễn trò.
    Năm lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn học cách nghỉ ngơi.
    1- Đọc cuốn sách hay nhất về vấn đề ấy, tức là cuốn "Làm thần kinh căng thẳng được thư giãn" của Dr David Harold Frink.
    2- Những khi rảnh rỗi, bạn nên nghỉ xả hơi, nên để cho cơ thể mềm như sợi bún hay như một chiếc vớ cũ. Khi làm việc, tôi đặt một chiếc mũ dạ màu nâu trên bàn để luôn luôn nhớ rằng thân thể phải mềm như vậy. Nếu không có vớ thì con mèo cũng được. Bạn có thể bao giờ ôm vào lòng một con mèo đương ngủ ngoài nắng không? Khi nhắc nó lên, bạn có thấy đầu đuôi cho tới chân nó rũ xuống như cái khăn ướt không? Các tu sĩ già ở India nói rằng chúng ta phải nghiên cứu con mèo để học nghê thuật nghỉ ngơi tuyệt khéo của nó. Không bao giờ mèo mắc chứng mất ngủ, ưu phiền, hay chứng vị ung. Nếu bạn học được cách nghỉ ngơi của nó thì có lẽ cũng sẽ tránh được những bịnh ấy.
    3- Trong khi làm việc, nên kiếm mọi tiện nghi cho thảnh thơi. Nên nhớ rằng những bắp thịt của thân thể mà căng thẳng thì sinh đau lưng, thần kinh mệt mỏi.
    4- Mỗi ngày hãy tự kiểm soát 4, 5 lần và tự hỏi: Ta có làm cho công việc thành ra khó nhọc một cách vô ích không? Ta có bắt bắp thịt ta làm những cử động không ích lợi gì cho công việc không?" Cách đó sẽ giúp bạn tập được thói quen nghỉ ngơi trong khi làm việc.

    5-Buổi tối, bạn lại tự hỏi câu này: "Ta mệt tới mức nào? Ta mệt, không phải là tại công việc tinh thần mà do cách làm việc của ta". Daniel W. Josselyn nói: "Muốn biết ban ngày làm việc được nhiều chăng thì tối đến, tôi xem xét tôi có mệt hay không, không mệt là làm nhiều, mệt nhiều là làm ít". Ông lại nói: "Nếu tối đến, tôi thấy mệt lắm hoặc cáu kỉnh - quạu quọ tức là thần kinh đã mệt rồi đó - thì chắc chắn là ban ngày tôi đã chẳng làm được việc gì hết, về lượng cũng như về phẩm". Nếu hết thảy những người làm ăn học được bài ấy thì con số người chết vì bệnh cao huyết áp , chỉ hôm trước hôm sau sẽ thuyên giảm liền. Mà những dưỡng đường, những nhà thương điên cũng sẽ khỏi phải chật ních hạng bệnh nhân bị lo lắng và ưu phiền trừng phạt.
    (còn tiếp)
    Được alleykat sửa chữa / chuyển vào 05:52 ngày 16/09/2003

Chia sẻ trang này