1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quang Minh Soi Sáng (sách của Yoga Ananda Marga)

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi phunglam, 02/07/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Đây là một câu hỏi khác. Tại sao Ngài sáng thế? Điều gì khiến sự sáng thế trở nên cần thiết. Con người và tất cả các tạo vật khác tới đây để chịu đựng vô vàn đau khổ. Vậy sự sáng thế này là gì? Nhiều triệu người tới đây trên trái đất này trong vòng bốn ngàn năm qua, nhưng họ không thể đưa ra đáp án thỏa mãn cho câu hỏi bất hủ này. Chỉ khi người mộ đạo xuất hiện, họ bảo rằng: “Đó chẳng phải là vấn đề khó giải thích, nó rất đơn giản. Bạn học tập tri thức, bạn không thể đưa ra câu trả lời. Nhưng tôi biết câu trả lời. Đấng Chúa Tể của tôi đã đơn độc một mình trong vũ trụ này trước khi sáng thế. Hãy xem, nếu bạn sống một mình ở nơi hoang vắng, đời bạn sẽ trở nên đau khổ. Và trong không gian vô tận này Đấng Tối Cao đã ở một mình , hãy tránh cho Ngài khỏi nỗi khổ của sự đơn điệu mà Ngài đã tạo ra.”

    Và vật chất tới từ đâu? Vật chất tới từ tâm trí của Ngài, bởi vì mọi thứ trong vũ trụ này đều bên trong Ngài, không có gì bên ngoài. Trong tâm trí của Ngài là vật chất, Ngài sáng tạo mọi thứ trong tâm trí, không phải bên ngoài. Một người có thể được giáo dục, có thể vô học, có thể da trắng, da đen, có thể giàu hoặc nghèo, nhưng tất cả bên trong tâm trí Ngài. Tất cả là sự sáng tạo tinh thần của Ngài, tất cả là những đứa trẻ mà Ngài yêu thương, cùng dòng dõi của một bậc thủy tổ. Do đó, không có ai là thiếu quan trọng, tầm thường, không ai đáng bị hạ thấp, kìm chế.

    (Ánanda Vacanámrtam XIV, 103)
  2. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Giờ đây, các tạo vật, họ là con cháu của một người cha chung, là các thành viên của một Gia đình Vũ trụ. Chúng ta đừng quên sự thật tuyệt đối này. Mọi người đều trong tâm trí Ngài. Một kẻ tội lỗi có thể ra khỏi ngoại vi tâm trí Ngài không? Không, không ai có thể ra ngoài tâm trí Ngài. Và Ngài không thể nói: “Này kẻ ngỗ nghịch kia, đi ra.” Nếu một mệnh lệnh như vậy được ban ra từ Ngài, đứa con ngô nghịch đó sẽ nói: “Thưa Cha Tối Cao, con có thể đi đâu? Bởi vì Ngài là vô hạn, mọi thứ trong Ngài, khi Ngài đuổi con ra tức là có cái gì đó bên ngoài tâm trí Ngài, con sẽ đi tới đó. Nếu có gì bên ngoài thì Ngài không phải là vô hạn, vậy thưa Cha Tối Cao, hãy rút lại lời nói hoặc đổi tên của Ngài đi.”

    Những kẻ tội lỗi trong tâm trí Ngài và những người đức hạnh cũng tâm trí Ngài. Những kẻ tội lỗi là những đứa con ngỗ nghịch của Ngài, Ngài luôn muốn chúng trở nên tốt hơn bằng hạnh kiểm. Ngài không thể trục xuất bất cứ ai ra khỏi tâm trí của Ngài.

    (Ánanda Vacanámrtam XIV, 103)
  3. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Có một điều đặc biệt về Parama Puruśa, đó là Ngài tạo nên vạn vật, và như một vở kịch, Ngài giam tất cả trong ngục tù. Một nhà biên kịch soạn ra vai trò cụ thể của từng nhân vật. Tương tự như vậy, Đạo Diễn Vĩ Đại của Vở Kịch Vĩ Đại sắp đặt mọi người vào con đường riêng của họ. Ngài thấy hạnh phúc khi làm công việc này và đó là điều mà Ngài làm. Ngài còn làm vậy để mọi thứ trở nên thú vị.

    Ngài đặt từng người vào vai trò này hoặc vai trò khác, và Ngài chọn cho mình một vai trò đặc biệt. Trong vở kịch, Ngài tháo bỏ gông cùm cho một người và giải thoát người đó. Đặt người ta vào vòng kiềm tỏa và lại giải thoát họ chính là Liila (trò chơi vũ trụ) của Ngài. Ngài miệt mài chơi trò chơi này (Liilá).

    Chính vì vậy mọi người không nên cảm thấy hoang mang vì bất cứ chuyện gì. Hãy nhớ rằng Ngài quan tâm đến hạnh phúc của từng người. Giống như cha mẹ quan tâm đến con cái của mình, Ngài cũng lo lắng cho từng đứa con của Ngài. Do đó, đừng sợ hãi hay nao núng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Bạn không bao giờ đơn độc trong vũ trụ này – Đấng dẫn đường cho các vì sao cũng đang dẫn đường cho bạn.

    (Ánanda Vacanámrtam IV, 64)
  4. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Một số người cho rằng chỉ có Brahma là thật còn vũ trụ là ảo. Hãy xem tuyên bố này đúng đến đâu. Họ nói rằng vũ trụ là một hình thức tưởng tượng của Saguna Brahma (Đấng toàn thể). Cho dù vũ trụ là một sự tưởng tượng của Đấng Tạo Hóa, nó vẫn có hình dạng, và hoạt động của các tạo vật trong vũ trụ tưởng tượng này xảy ra bên trong Tâm trí Vũ trụ là không sai. Mặt khác, vì vũ trụ là sự tưởng tượng của Tâm trí Vũ trụ, nó cũng không thể được coi là thật. Vì vậy vũ trụ này chẳng phải thật cũng chẳng phải ảo, nó là một sự thật tương đối.

    (Ánanda Márga, 36)

    Vì sợ hổ, con người trong quá khứ người ta tưởng tượng ra thần hổ, vì sợ cá sấu, họ tưởng tượng ra thần cá sấu, để vượt qua những khó khăn trong rừng, họ tưởng tượng ra nữ thần rừng, ở những nơi khí hậu nóng ẩm, có nhiều rắn lúc nhúc, vì sợ rắn, họ hình dung ra thần rắn. Những kiểu hình dung tưởng tượng này hầu hết đều phát sinh từ nỗi sợ hoặc các xu hướng tâm lý tương tự.

    Những người tham lam, với hy vọng làm giàu, không muốn chịu vất vả, tưởng tượng ra nữ thần giàu sang. Các sinh viên không muốn học hành chăm chỉ trau dồi kiến thức, tưởng tượng ra nữ thần kiến thức với hy vọng dễ dàng vượt qua các bài kiểm tra khó. Và thay vì duy trì nỗ lực bản thân, chân thành, thẳng thắn, vốn là những phẩm tính cốt yếu để đạt đến giải thoát, người ta ấp ủ hy vọng đạt đến nó thông qua các vị nam – nữ thần tưởng tượng với các nghi lễ thờ cúng bằng những vật liệu lặt vặt dễ dàng kiếm được, và bằng cách trì tụng một số mantra.

    Sự tồn tại của các nam – nữ thần như vậy phụ thuộc hoàn toàn vào tâm trí con người – họ hoàn toàn được tạo ra bởi con người, duy trì bởi con người và cuối cùng sẽ hòa nhập vào tâm trí con người. Vậy làm sao họ có thể giải thoát tâm trí con người ra khỏi tù ngục và khiến tâm trí cá nhân hội nhập với Ý thức Tối cao?

    (Namah Shiváya Shántáya, 165)
  5. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Thực tại Tối hậu, Parama Puruśa, sáng tạo ra mọi thứ. Ngài là người khởi xướng: chữ cái đầu của “generator” là G. Ngài là người điều khiển: chữ cái đầu của “operator” là O. Cuối cùng mọi thứ bị hủy diệt bởi Ngài. Mọi thứ trở về với Ngài. Sự hủy diệt này không đáng sợ, nó ngọt ngào, trở lại trong lòng Parama Puruśa. Do đó Đấng Hủy Diệt, chữ cái đầu của “destroyer” là D.

    G-O-D. Danh từ là God, Thượng đế.

    Ngài là bậc Thủy tổ Tối cao, mọi thứ trong vũ trụ này là con cháu của Ngài. Ngài là Người Cha Tối Cao, và tất cả là con cái của Ngài, mối quan hệ giữa con người với nhau là mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Bạn có sự ràng buộc gần gũi khắp nơi trong tình anh em bởi vì tất cả được sinh ra từ một người Cha chung. Có chung một nguồn cội, khi người sùng đạo hiểu điều này, họ sẽ không có bất kỳ trạng thái tự ti hay tự tôn nào trong tâm trí. Họ không thua kém ai và không vượt trội bất kỳ ai, họ là một với các anh chị em của mình. Người khao khát tâm linh cần phát triển một nhãn quan bình đẳng trong tâm trí.

    (Ánanda Vacanámrtam XIV, 17)
  6. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Một trong các khả năng của tâm trí là chuyển động – nó không thể giữ nguyên trạng thái tĩnh. Liên tục chuyển động là điều kiện bắt buộc của tâm trí. Tình trạng vận động này gọi là vrtti. Khi vrtti, sự thôi thúc tinh thần, sự vận động tinh thần này hướng thô gọi là pravrtti, gọi là nivrtti khi hướng tinh tế. Sự thôi thúc tinh thần hướng đến vật chất, sự khao khát vật chất nếu lại được hướng đến đối tượng nào đó tinh tế, như Trực giác Toàn thể hoặc Tâm trí Vũ trụ, thì pravrtti sẽ được chuyển hóa thành nivrtti. Sự thèm khát tiền bạc, danh tiếng có thể được chuyển hóa thành khát vọng Parama Puruśa, mục đích thực sự của cuộc đời bạn. Những người mà pravrtti chiếm ưu thế trong tâm trí sẽ không cần phải lo lắng, thay vì kìm nén sự thèm khát vật chất, họ chỉ đơn giản hướng đến Parama Puruśa, việc này sẽ chuyển hóa người thường thành vĩ nhân. Các cơn sóng pravrtti trào dâng ngày hôm nay sẽ được biến đổi thành dòng chảy êm ả của niềm phúc lạc thiêng liêng ngày mai.

    (“Existential Flow and The Culminating Point,” Calcutta, 1986)
  7. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Khi tâm trí hướng thượng, đỉnh cao nhất là Parama Puruśa – hiện thân của tình yêu phổ quát bất diệt. Hành trình của bạn, sự vận động của bạn là hướng tới Ngài. Nghĩa là tâm trí của bạn chuyển động từ thô đến tinh, từ vật chất tới Parama Puruśa, đó là đặc quyền được trao cho mọi người để tiến bước trên hành trình chung của toàn thể vũ trụ. Bất cứ ai có được một tâm trí và thể xác con người đều được quyền theo đuổi con đường này, và đích đến của cuộc hành trình, một ngày nào đó người ta sẽ hội nhập vào Parama Puruśa. Khi Parama Puruśa, Trí tuệ Toàn thể, là mục đích của bạn, thành công chắc chắn sẽ đến. Thành công luôn bên bạn.

    (“Existential Flow and the Culminating Point,” Calcutta, 1986)
  8. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Trên bước đường tâm linh, có hai hướng tiếp cận mục tiêu. Một là Parama Puruśa, hiện thân của chân phúc vĩnh hằng, là mục đích của bạn, và bạn sẽ đạt đến cái đích này. Khi bạn chấp nhận Ngài là đối tượng để tôn thờ, bạn sẽ tìm được Ngài. Hai là, trong quá trình hướng tới mục tiêu Vũ trụ, hướng đến Trí tuệ Vô hạn, bạn cần phải chiến đấu chống lại những phiền não bên trong và bên ngoài. Tám dạng phiền não áp đặt lên tâm trí từ bên ngoài gọi là páshas(1) – những gì mà gia đình, bạn bè, người quen đã ảnh hưởng lên bạn như: thù ghét, sợ hãi, xấu hổ, v.v.. Bạn phải chiến đấu chống lại chúng.

    Ngoài ra còn có sadripu,(2) sáu kẻ thù bên trong – không phải nghiệp áp đặt, không phải những phiền não bên ngoài áp đặt, mà là phiền não bẩm sinh. Hành giả phải chiến đấu với những phiền não bên trong và bên ngoài này. Cuộc chiến bằng cả tay trái và tay phải, hành giả phải phục vụ cả vũ trụ mà không có sự phân biệt đẳng cấp, tín ngưỡng, quốc gia, cống hiến với một tinh thần nhân văn: “Vũ trụ này là một với tôi, tất cả chúng sinh là một với tôi. Tôi sống để phục vụ và giúp đỡ tất cả. Nếu tôi không phục vụ họ, ai sẽ giúp họ? Tôi ở đây để giúp họ.” Bằng cách này, nếu bạn chống lại các phiền não từ bên trong và bên ngoài với một tay và phục vụ vũ trụ với tay còn lại, bạn sẽ hạnh phúc trong tất cả các lĩnh vực mà bạn hoạt động – cuộc sống của bạn sẽ đầy niềm vui.

    (“Existential Flow and the Culminating Point”, Calcutta, 1986)

    (1) The aśt́a pásha: lajjá (ô nhục), bhaya (sợ hãi), shauṋká (nghi ngờ), ghrńá (thù ghét), kula (tự tôn dòng dõi) shiila (tự tôn văn hóa), mána (tự cao tự đại), yugupsá (đạo đức giả).

    (2) The sadripu: káma (ham muốn vật chất), krodha (giận dữ), lobha (tham ăn), moha (dính mắc), mada (kiêu ngạo), mátsarya (ghen tị).
  9. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    CON ĐƯỜNG CỦA PHÁP

    Sự thành đạt giàu sang tuy có thể là việc trọng đại trong đời, nhưng nó không thể thỏa mãn lòng tham của tâm trí con người, vốn luôn ao ước hạnh phúc vô hạn. Những người theo đuổi tiền tài và danh vọng, tiếng tăm, tên tuổi, không bao giờ hạnh phúc trừ khi họ có được vô lượng thành quả. Nhưng bởi vì thế giới là vô hạn, làm sao các đối tượng của nó có thể là vô hạn? Bên cạnh đó, trên thực tế người ta không thể đạt được vô số mục tiêu trong đời. Do vậy sự thành đạt trên thế gian – kể cả là sở hữu được toàn cầu – thì cũng chưa phải là vô hạn và vĩnh viễn.

    Vậy thì cái gì là đối tượng vĩnh cửu có thể mang lại sung sướng và hành phúc vô hạn cho nhân loại? Chỉ có Thực tại Tối hậu (Parama Puruśa) là bất tử và vô cùng. Sự giác ngộ toàn triệt Thực tại Tối hậu sẽ mang lại cảm giác thỏa mãn tột cùng. Thực tế, đằng sau nỗi thèm khát bất tận muốn được hưởng thụ thế giới, có tiềm ẩn một niềm khao khát thấu hiểu cái Tuyệt đối. Vì vậy, ao ước đạt đến cảnh giới của Brahma chính là đặc tính bẩm sinh của nhân loại, là bản chất thâm căn cố đế của tất cả chúng sinh.

    “Pháp” theo nghĩa đen nghĩa là đặc trưng bẩm sinh, bản thể tự nhiên hoặc thuộc tính cố hữu của một đối tượng. Thuộc tính của lửa là đốt cháy. Cũng như lửa và thuộc tính của nó là không thể tách rời, nhân loại và thuộc tính của mình – tìm kiếm Brahma (Thực tại Tuyệt đối) – là một và giống nhau.

    (Ánanda Márga, 2)
  10. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Pháp không có nghĩa là một tôn giáo cụ thể nào; nó có nghĩa là tận cùng tinh hoa cuộc sống con người. Vì nhân loại mang hình dáng con người, họ sẽ phải sống và trưởng thành, họ sẽ phải sinh cơ lập nghiệp trong cuộc đời và chết một cái chết vinh quang, đó là pháp của con người. Họ không thể thoát khỏi bản năng tự bảo toàn và sinh sôi nảy nở, để làm thoái hóa bản thân xuống cấp bậc tồn tại của những loài thấp hơn con người.

    Bản chất tận cùng của mánava dharma, nhân pháp, nằm trong ba yếu tố, cộng thêm yếu tố thứ tư là hệ quả của ba yếu tố đầu: (1) vistára, mở rộng; (2) rasa, dâng hiến trọn vẹn cho Parama Puruśa; (3) sevá, phụng sự Parama Puruśa và toàn thể chúng sinh vô điều kiện và (4) tadsthiti, hoàn toàn náu mình trong Parama Puruśa.

    Con người thường muốn mở rộng ảnh hưởng (vistára), nhưng điều này là bất hợp lý khi thực hiện nó bằng cách lấy đi sự sung túc của những người khác. Nó chỉ hợp lý khi người ta thấm đẫm các giá trị nhân văn, nhận thức về thực tế cuộc sống trong sự cảm thông sâu sắc và mở rộng chúng khắp thế giới – bằng sự thấu hiểu tới tận đáy lòng về tâm trạng của mỗi sinh linh.

    Rasa nghĩa là ngập tràn trong hạnh phúc tỉnh giác khiến cuộc sống con người luôn sảng khoái trong cảm giác tươi mới ngọt ngào. Điều này chỉ trở nên khả thi khi người ta duy trì mối liên hệ không ngừng với Thực thể Tối thượng, đấng khởi nguồn cho sự tồn tại của mỗi cá thể.

    Thế giới này của chúng ta là thế giới cho-và-nhận. Trong quá trình cho-và-nhận, tâm trí con người không tiến bộ, cũng chẳng thoái bộ. Nếu người ta chỉ nghĩ làm sao để nhận thật nhiều, tâm trí sẽ thoái hóa; còn nếu người ta chỉ nghĩ làm sao để cho thật nhiều, đến giai đoạn nhất định, người ta sẽ trở nên lãnh đạm với cuộc sống của chính mình. Bởi vậy, con người sẽ phải vượt qua cấp độ tồn tại của cho-và-nhận: họ cần nghĩ về mình như những phương tiện của Đấng tối thượng, và không ngần ngại lao mình vào những công việc mà Ngài muốn. Đây là ý nghĩa cơ bản của sevá.

    Do đó vistára, rasa and sevá – ba yếu tố này nằm trong phạm vi của sádhaná, và mục đích của sádhaná là yếu tố thứ tư (hoàn toàn náu mình trong Parama Purusa), kết quả của ba yếu tố trên.

    Mánava dharma, nhân pháp, là sự kết hợp của cả bốn yếu tố. Pháp này là người bạn vĩ đại của nhân loại. Người ta có thể hy sinh bất cứ thứ gì vì lợi ích của pháp này; trên con đường của pháp này, thật khó tin nếu không phải đương đầu với nhiều khó khăn gian khổ. Vì vậy, pháp này gọi là Bhágavat Dharma.

    (Namah Shiváya Shántáya, 129)

Chia sẻ trang này