1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quang Minh Soi Sáng (sách của Yoga Ananda Marga)

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi phunglam, 02/07/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Ai đó nghĩ rằng anh ta có thể thực hành sám hối trong các hang động Himalaya với hai chân giơ cao và đầu cúi xuống, hờ hững với nỗi khổ của người đời. Nếu Parama Puruśa đến, mở cánh cửa đá nặng nề, xuất hiện trước anh ta rồi hỏi: “Con cần gì, con ta?”, nếu anh ta trả lời: “Con muốn trở thành một trong những ngôi sao của chòm Đại Hùng”, mong ước của anh ta sẽ không bao giờ được thỏa mãn. Việc sám hối trường kỳ của anh ta trong các hang động sẽ kết thúc một cách vô nghĩa. Đây không phải là Bhágavata Dharma.(3)

    Một người tại gia, kể cả trong khi miệt mài thực hiện các nghĩa vụ thế gian của mình, vẫn phải chân thành theo đuổi Bhágavat Dharma và đồng thời phục vụ chúng sinh đang đau khổ. Đối với những người xuất gia, trong khi duy trì đời sống ngoài gia đình vẫn phải đi theo con đường Bhágavat Dharma và xoa dịu nỗi khổ nhân sinh. Đây là con đường đúng đắn của pháp, đó chính xác là điều Parama Puruśa muốn.

    Sự sám hối của người tại gia hay xuất gia trong các động đá có thể bị phá hoại hoàn toàn bởi các tư tưởng thế tục và ký ức về đời sống thế gian. Trong khi ngồi thiền trên Himalayas, họ sẽ suy tưởng về các món bánh mứt kẹo Calcutta được làm từ vị ngọt của quả chà là. Những lời thề xuất gia và đời sống tâm linh của họ chỉ thành công khi tâm trạng của họ day dứt khôn nguôi với nỗi thống khổ của loài người, tâm hồn của họ lấp lánh ánh sáng hồng ngọc và lam ngọc như nước mắt hạnh phúc và tiếng cười của toàn thể chúng sinh.

    (Namah Shiváya Shántáya, 132)
  2. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Một số người nghĩ rằng họ chỉ bận tâm về Parávidyá (trực giác quang minh) và cuối cùng thông qua năng lực đó sẽ thấu hiểu tự ngã bản thân. Nhưng họ đã sai. Bởi vì trong khi hoạt động chỉ để nhắm đến mục tiêu giác ngộ – átmamoksártham – những con sâu mọt của tính ích kỷ sẽ đục khoét vào tận gốc rễ của tâm tính và sau cùng sẽ hủy hoại tất cả những gì tốt đẹp của lòng trắc ẩn, của tính chan hòa nồng ấm và rồi sẽ ném người ta vào vũng lầy của sự hối tiếc. Do vậy, nỗ lực đạt đến giác ngộ tâm linh, theo kiểu ẩn sĩ, không được chấp nhận là một lý tưởng sống.

    Ngoài ra, nếu một số người làm việc chỉ để cống hiến cho sự sung túc của thế gian – jagathitá ya – người ta nên nhận ra rằng để có thể phục vụ quên mình, cần có một tâm hồn hoàn toàn trong sáng, rộng mở bao la và bình lặng như bầu trời xanh. Nếu không, trong khi tham gia kiến tạo sự phồn vinh cho thế giới, người ta có thể nảy sinh lòng tham ích kỷ trong phút yếu lòng, và hậu quả là sẽ có hại cho bản thân cũng như thế giới. Do đó những người không có mục tiêu giác ngộ cũng không thể kiến tạo sự phồn vinh cho thế giới.

    Vì vậy Shiva dạy átmamoksárthaḿ jagathitáya ca – “tự giác ngộ và phụng sự nhân loại.”

    (Namah Shiváya Shántáya, 145)
    Lần cập nhật cuối: 04/08/2015
  3. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Có một điều luôn là đúng đối với mọi người, mọi thời kỳ và mọi lĩnh vực rằng Dharma (Pháp) là thứ quan trọng nhất trong cuộc đời con người. Nó là lực thúc đẩy chúng sinh tiến lên; nó cũng là nguồn gốc chân thực của sự thịnh vượng và dìu dắt hành trình của muôn loài xuyên qua sự sống. Theo nghĩa rộng, tất cả các đối tượng hữu tri hay vô tri đều có Pháp tương ứng của chúng. Nghĩa là Pháp biểu hiện chính sự tồn tại của một đối tượng. Theo nghĩa hẹp, Pháp ít biểu hiện ở các thực thể vô tri vô giác và biểu hiện nhiều hơn ở các loài hữu tình. Ở các loài có tri giác, sự biểu hiện của Pháp ở các sinh vật không phải con người là theo bản năng và bẩm sinh. Nhưng Pháp ở loài người thì nhiều hơn như vậy, nó ngấm sâu và xuyên thấu mọi bình diện của cuộc sống.

    Vì vậy trong địa hạt của Pháp, người hướng đạo đúng đắn và điều khiển chuẩn xác, thúc đẩy và bảo vệ con người, chính là tư tưởng ưu tú và toàn diện đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng, dứt khoát và quả quyết về mọi khía cạnh của đời người – từ thói quen sống hàng ngày, đến các hoạt động xã hội, động lực tập thể, và nguồn cảm hứng tâm linh mang người ta lại gần hơn với Thượng đế. Một kinh điển không bao hàm đầy đủ những điều kiện trên thì không đáng để gọi là kinh điển. Chúng ta nên nhớ rằng trên bình diện của Pháp, cần phải có những huấn thị dứt khoát trong hình thức dharma shástra [kinh luật] và đồng thời cần phải có người giám hộ nghiêm ngặt để hướng đạo bản thân và những người khác theo các giáo huấn trong kinh điển. Sau khi họ qua đời, họ sẽ sống đời đời trong các giáo lý của mình, để trải qua nhiều thời đại, nó vẫn là chỉ nam hướng dẫn mọi thế hệ.

    (Namah Shiváya Shántáya, 167)
  4. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    SỰ CẦN THIẾT CỦA SÁDHANÁ

    Có một câu nói nổi tiếng: Shreyáḿsi bahuvighnáni – con đường rèn luyện tâm linh luôn có đầy rẫy các chướng ngại. Khi đặt mình vào một nghĩa vụ lớn, người ta sẽ phải đương đầu với vô vàn khó khăn.

    Nghĩa vụ càng cao cả, các chướng ngại sẽ càng lớn. Đó là vì sao một người muốn thực hiện các hành vi cao thượng sẽ phải sẵn sàng đối diện với các trở lực chống đối ngay từ đầu. Những người không chuẩn bị trước cho các chướng ngại sẽ chùn bước và cuối cùng sẽ nhượng bộ trong khi đối đầu với sự ngăn trở.

    Hãy để những người giỏi thơ ca chỉ trích hay tán dương tôi tùy thích. Nữ thần giàu sang có thể gia hộ ở lại nhà tôi hoặc bỏ đi tới bất cứ nơi đâu bà muốn. Thần chết có thể ghé thăm tôi hôm nay hay mười năm sau cũng chẳng có nhiều khác biệt. Kẻ lịch duyệt sẽ không bao giờ rút lui khỏi chính đạo – con đường mà họ coi là lý tưởng cuộc đời.

    (Namámi Krśńasundaram, 7)

    Thực hành tâm linh đòi hỏi một nỗ lực không ngừng. “Tôi không quan tâm về vật chất vốn là xiềng xích thế gian: Tôi sẽ hướng tới sự thành công, tôi sẽ dẫm nát sỏi đá ngăn cản bước chân tôi trên con đường đầy chướng ngại. Tôi không chấp nhận sự nao núng tinh thần. Tôi sẽ lướt đi như một ngôi sao băng hướng tới sự hoàn thiện rốt ráo, tôi sẽ triệt tiêu các tư tưởng tiêu cực trong mình. Nếu có một chướng ngại vật rộng lớn như Himalayas, tôi sẽ làm nó vỡ tan thành từng mảnh, và với các mẩu đá nhỏ sẽ dễ dàng để vượt qua. Trên bình diện tâm linh, tôi sẽ vượt qua các giáo điều rải rác chỗ này chỗ kia như những ổ gà trên đường, và đạt đến sự hợp nhất với Đấng Tối Thượng thiêng liêng.”

    (Namah Shiváya Shántáya, 122)
  5. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Nếu ai đó nhìn lên cây và nghĩ rằng trái xoài chín sẽ tự động rơi vào miệng anh ta, vỏ sẽ tự động bóc ra và hột sẽ tự động chui ra từ miệng anh ta, mong ước của anh ta có thể được thỏa mãn trong thế giới giả tưởng, nhưng không bao giờ xảy ra trong thế giới thực. Người ta sẽ phải cất công trèo lên cây, hái quả, bóc vỏ, lóc hột rồi mới có thể ăn.

    “Tôi chắc chắn sẽ phát triển trí tuệ” – nếu suy nghĩ như vậy, tôi ngồi yên chờ đợi, có thể trong một tương lai xa, sự phát triển trí tuệ sẽ diễn ra. Nhưng nếu, thay vì làm vậy, tôi theo một con đường thiết thực để phát triển trí tuệ, như vậy chẳng sáng suốt hơn sao?

    “Parama Puruśa là khao khát mãnh liệt nhất của tôi. Tôi muốn giác ngộ Ngài, tôi muốn đạt đến Ngài với toàn thể cuộc sống của mình.” Nếu chúng ta chỉ ngồi suy tưởng vu vơ như vậy, Parama Puruśa sẽ luôn nằm ngoài tầm với. Nhưng nếu chúng ta tiến tới Ngài bằng tất cả khát vọng của mình và thấm đượm Ngài với lòng sùng mộ của một phương pháp có hệ thống, thì thành tựu cao nhất sẽ không còn là chuyện xa vời.

    Parishrama (nỗ lực đúng), bước đầu tiên và cũng là cuối cùng đối với thành công thế gian, thành tựu tinh thần – tâm linh của nhân loại, quả thực, các trở lực đối với parishrama là chướng ngại lớn nhất đi tới thành công, dù lớn hay nhỏ, trong đời người. Do đó Shiva nói rõ ràng, Parishrama viná karyasiddhirbhavati durlabhá – “Không có parishrama, thành công trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào cũng đều bất khả thi.”

    (Namah Shiváya Shántáya, 123)

    Những người kém cỏi không có khả năng khởi sự bất cứ việc quan trọng nào chỉ bởi luôn đề phòng sự chống đối. Những người tầm thường vẫn có thể khởi sự một số việc, nhưng khi đối diện với trở ngại, họ bỏ dở công việc chưa hoàn thành. Người ưu tú sẽ không bao giờ rời bỏ những việc còn dang dở. Cho dù họ đối mặt với vô vàn khó khăn trong từng giai đoạn, họ kiên trì thực hiện đến khi công việc hoàn thành trọn vẹn.

    (Namámi Krśńasundaram, 7)

Chia sẻ trang này