1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quảng Ninh - Điểm đến của thiên niên kỉ mới -Những danh lam thắng cảnh con người -Mời bạn ghé thăm v

Chủ đề trong 'Quảng Ninh' bởi dhphong_qn80, 27/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Đi?nh Phong Cốc
    Đình Phong Cốc nằm ở trung tâm xã Phong Cốc trên đảo Hà Nam thuộc huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, cách bến phà Chanh 5 km.
    Đình được xây dựng từ cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18 thờ Thành Hoàng làng và tứ vị Thánh Nương.
    Đình Phong Cốc kiến trúc theo kiểu chữ ?ođinh? (J) gồm bảy gian hai chái tiền đường, năm gian hai chái bái đường và hai gian hậu cung, với tổng chiều dài tới 35 m và rộng 15 m. Những cột cái của đình có chu vi hơn 1 m. Tám hàng cột chính và hai hàng cột trái đỡ một hệ thống mái lợp ngói cổ, rộng tới trên 600 m2, diềm mái lượn cong dần về hai góc mái hợp với đầu đao cong vút làm cho dáng đình thanh thoát, bay bổng. Hai cánh cửa chính bằng gỗ lim chạm hình rồng phượng bay trong mây. Qua nghệ thuật chạm khắc tinh xảo mà các nghệ nhân đã để lại trên các cốn, các bẩy và đặc biệt là các cảnh sinh hoạt rất sinh động bằng gỗ cho thấy đây là một công trình được dựng lên trong thời kỳ rực rỡ của nền kiến trúc Việt Nam.
    Đình Phong Cốc vừa là điểm dừng chân hấp dẫn của du khách bốn phương và còn cung cấp nhiều tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu về kỹ thuật chạm khắc từ xa xưa.
    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe
  2. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Đi?nh Tra? Cô?
    Đình Trà Cổ nằm gần bãi biển rất đẹp thuộc phường Trà Cổ, thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, đã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật.
    Đình được xây dựng vào năm Quang Thuận thứ 2 (1462) và được sửa chữa nhiều lần về sau, nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng về phong cách kiến trúc và nghệ thuật chạm khắc như lúc khởi dựng. Đình thờ Thành Hoàng làng là 6 vị Tiên Công người Đồ Sơn, Hải Phòng đã có công lập nên xã Trà Cổ (nay là phường Trà Cổ). Đình xây dựng theo kiểu chữ "đinh" (J) gồm năm gian hai chái tiền đường và ba gian hậu cung. Đề tài trang trí ở đây rất phong phú và đa dạng như long, ly, quy, phượng, lưỡng long chầu nguyệt, long hoá mây, cá chép hoá long, long mã, hổ phù, hoa văn dạng hoa lá, mây xoắn... Tất cả được thể hiện rất công phu, tài nghệ, mang đậm nét văn hoá cổ truyền của người Việt Nam.
    Diện tích xây dựng đình 405 m2. Đình có 48 cột gỗ lim, cột cái cao 4,65 m; chu vi 1,5 m do các hiệp thợ ở Thanh Hoá dựng. Nóc đình hơi võng, bốn đầu đao uốn cong, các đầu bẩy mái hiên được chạm hình đầu rồng. Sàn đình cao 0,40 m.
    Trong đình có hàng chục bức chạm trổ sinh động, nhiều câu đối hoành phi sơn son thếp vàng. Các bức cửa võng được chạm trổ hình tiên nữ cưỡi rồng bay trong mây, dưới là sóng biển nhấp nhô, phần trên là hình rồng chầu mặt trời. Ngoài hình tứ linh còn có hình hươu sao cổ dài, có sừng, cộc đuôi, tư thế chạy hay đứng quay đầu, mồm ngậm hoa cúc.
    Hậu cung có diện tích khoảng 72 m2. Tại đây có bức chạm bông sen ở giữa giải hoa vuông, trước hậu cung có tấm y môn bằng lụa điều thêu rồng phượng.
    Lễ hội đình làng Trà Cổ từ 30/ 5 đến 6/ 6 âm lịch.
    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe
  3. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Đi?nh Tra? Cô?
    Đình Trà Cổ nằm gần bãi biển rất đẹp thuộc phường Trà Cổ, thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, đã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật.
    Đình được xây dựng vào năm Quang Thuận thứ 2 (1462) và được sửa chữa nhiều lần về sau, nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng về phong cách kiến trúc và nghệ thuật chạm khắc như lúc khởi dựng. Đình thờ Thành Hoàng làng là 6 vị Tiên Công người Đồ Sơn, Hải Phòng đã có công lập nên xã Trà Cổ (nay là phường Trà Cổ). Đình xây dựng theo kiểu chữ "đinh" (J) gồm năm gian hai chái tiền đường và ba gian hậu cung. Đề tài trang trí ở đây rất phong phú và đa dạng như long, ly, quy, phượng, lưỡng long chầu nguyệt, long hoá mây, cá chép hoá long, long mã, hổ phù, hoa văn dạng hoa lá, mây xoắn... Tất cả được thể hiện rất công phu, tài nghệ, mang đậm nét văn hoá cổ truyền của người Việt Nam.
    Diện tích xây dựng đình 405 m2. Đình có 48 cột gỗ lim, cột cái cao 4,65 m; chu vi 1,5 m do các hiệp thợ ở Thanh Hoá dựng. Nóc đình hơi võng, bốn đầu đao uốn cong, các đầu bẩy mái hiên được chạm hình đầu rồng. Sàn đình cao 0,40 m.
    Trong đình có hàng chục bức chạm trổ sinh động, nhiều câu đối hoành phi sơn son thếp vàng. Các bức cửa võng được chạm trổ hình tiên nữ cưỡi rồng bay trong mây, dưới là sóng biển nhấp nhô, phần trên là hình rồng chầu mặt trời. Ngoài hình tứ linh còn có hình hươu sao cổ dài, có sừng, cộc đuôi, tư thế chạy hay đứng quay đầu, mồm ngậm hoa cúc.
    Hậu cung có diện tích khoảng 72 m2. Tại đây có bức chạm bông sen ở giữa giải hoa vuông, trước hậu cung có tấm y môn bằng lụa điều thêu rồng phượng.
    Lễ hội đình làng Trà Cổ từ 30/ 5 đến 6/ 6 âm lịch.
    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe
  4. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Đình Quan Lạn
    Đình Quan Lạn nằm trong cụm di tích Đình, Chùa, Miếu, Nghè thuộc xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, cách Cẩm Phả 35 km, cách thành phố Hạ Long 55 km. Đình đã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là cụm di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.
    Đình nằm ở trung tâm xã, trên bến thuyền (gọi là bến Đình). Đình được xây dựng từ thời hậu Lê (khoảng thế kỷ 17), được sửa chữa nhiều lần vào thời Nguyễn. Đình thờ thành hoàng làng là các vị tiên công đã có công lập ra xã Quan Lạn và thờ Trần Khánh Dư, người có công lớn trong trận đánh đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ ở Vân Đồn, Cửa Lục góp phần quan trọng vào đại thắng Bạch Đằng năm 1288.
    Đình Quan Lạn xây theo kiểu chữ công (I) gồm năm gian hai chái tiền đường, ba gian ống muống và ba gian hậu cung. Đình có 32 cột cái và 26 cột quân bằng gỗ mần lái và gỗ lim. Mái đình lợp bằng ngói vẩy, trên bờ nóc có hình lưỡng long chầu nguyệt. Đề tài trang trí ở đây chủ yếu là hình tượng rồng, phượng và hoa lá, được mô tả đa dạng trên mỗi bức cốn, đầu dư, câu đầu, cửa võng... Các đầu đao uốn cong khiến cho đình trông đồ sộ nhưng rất uyển chuyển và bay bổng. Các đầu bẩy đều chạm khắc hình rồng. Hiện vật có giá trị nhất còn lưu giữ ở đình là pho tượng Trần Khánh Dư và 18 sắc phong của các vua triều Nguyễn phong cho Thành Hoàng làng Trần Khánh Dư.
    Bên cạnh đình Quan Lạn là chùa Quan Lạn thờ Phật và miếu Nghè Quan Lạn thờ ông Phạm Công Chính là người địa phương đã hy sinh trong trận Vân Đồn lịch sử. Đến Quan Lạn, bên cạnh việc thưởng ngoạn các giá trị văn hoá, du khách còn có dịp thỏa sức đùa rỡn cùng sóng biển ở hai bãi cát dài phẳng mịn (bãi Sơn Hào và Đầu Núi) và có thể tới bãi Minh Châu cách Quan Lạn 15 km.
    Lễ hội đình Quan Lạn diễn ra từ 10 đến 20 tháng 6 âm lịch (chính hội 18 tháng 6).
    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe
  5. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Đình Quan Lạn
    Đình Quan Lạn nằm trong cụm di tích Đình, Chùa, Miếu, Nghè thuộc xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, cách Cẩm Phả 35 km, cách thành phố Hạ Long 55 km. Đình đã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là cụm di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.
    Đình nằm ở trung tâm xã, trên bến thuyền (gọi là bến Đình). Đình được xây dựng từ thời hậu Lê (khoảng thế kỷ 17), được sửa chữa nhiều lần vào thời Nguyễn. Đình thờ thành hoàng làng là các vị tiên công đã có công lập ra xã Quan Lạn và thờ Trần Khánh Dư, người có công lớn trong trận đánh đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ ở Vân Đồn, Cửa Lục góp phần quan trọng vào đại thắng Bạch Đằng năm 1288.
    Đình Quan Lạn xây theo kiểu chữ công (I) gồm năm gian hai chái tiền đường, ba gian ống muống và ba gian hậu cung. Đình có 32 cột cái và 26 cột quân bằng gỗ mần lái và gỗ lim. Mái đình lợp bằng ngói vẩy, trên bờ nóc có hình lưỡng long chầu nguyệt. Đề tài trang trí ở đây chủ yếu là hình tượng rồng, phượng và hoa lá, được mô tả đa dạng trên mỗi bức cốn, đầu dư, câu đầu, cửa võng... Các đầu đao uốn cong khiến cho đình trông đồ sộ nhưng rất uyển chuyển và bay bổng. Các đầu bẩy đều chạm khắc hình rồng. Hiện vật có giá trị nhất còn lưu giữ ở đình là pho tượng Trần Khánh Dư và 18 sắc phong của các vua triều Nguyễn phong cho Thành Hoàng làng Trần Khánh Dư.
    Bên cạnh đình Quan Lạn là chùa Quan Lạn thờ Phật và miếu Nghè Quan Lạn thờ ông Phạm Công Chính là người địa phương đã hy sinh trong trận Vân Đồn lịch sử. Đến Quan Lạn, bên cạnh việc thưởng ngoạn các giá trị văn hoá, du khách còn có dịp thỏa sức đùa rỡn cùng sóng biển ở hai bãi cát dài phẳng mịn (bãi Sơn Hào và Đầu Núi) và có thể tới bãi Minh Châu cách Quan Lạn 15 km.
    Lễ hội đình Quan Lạn diễn ra từ 10 đến 20 tháng 6 âm lịch (chính hội 18 tháng 6).
    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe
  6. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Đi?nh Trung Ba?n
    Đình Trung Bản nằm trên gò đất thuộc Xóm Thượng, thôn Trung Bản, xã Liên Hoà, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Đình được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử.
    Đình xây dựng từ thế kỷ 15 và đã trải qua nhiều lần trùng tu, đến triều vua Khải Định xây dựng như ngày nay. Đình thờ Trần Hưng Đạo là Thành Hoàng của làng.
    Đình Trung Bản kết cấu theo kiểu chữ đinh (J) gồm năm gian tiền đường, ba gian bái đường và hai gian hậu cung. Đình xây dựng trên diện tích 1.732 m2. Xung quanh đình là đồng ruộng, rừng cây, làng xóm, luỹ tre vừa yên bình, vừa thơ mộng. Hiện nay đình còn lưu giữ được một số hiện vật có giá trị từ thời hậu Lê, Nguyễn như hai tấm bia đá, kiệu bát cống, sập chân quỳ, quán tẩy, hoành phi, câu đối và sáu đạo sắc của các vua triều Nguyễn phong cho Thành Hoàng làng là Trần Hưng Đạo.
    Đặc biệt là pho tượng Trần Hưng Đạo ngồi long ngai, mái tóc để xoã sau lưng, quần, áo, mũ, cân đai được chạm trổ công phu, tỉ mỉ, sơn son thếp vàng. Bức tượng được các nhà điêu khắc mỹ thuật Việt Nam đánh giá cao và coi như một trong những tượng mẫu chuẩn về Trần Hưng Đạo.
    Hội đình Trung Bản diễn ra vào ngày 8 tháng 3 âm lịch cùng với hội đình Yên Giang, đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, đền Trung Cốc, cũng là ngày kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe
  7. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Đi?nh Trung Ba?n
    Đình Trung Bản nằm trên gò đất thuộc Xóm Thượng, thôn Trung Bản, xã Liên Hoà, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Đình được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử.
    Đình xây dựng từ thế kỷ 15 và đã trải qua nhiều lần trùng tu, đến triều vua Khải Định xây dựng như ngày nay. Đình thờ Trần Hưng Đạo là Thành Hoàng của làng.
    Đình Trung Bản kết cấu theo kiểu chữ đinh (J) gồm năm gian tiền đường, ba gian bái đường và hai gian hậu cung. Đình xây dựng trên diện tích 1.732 m2. Xung quanh đình là đồng ruộng, rừng cây, làng xóm, luỹ tre vừa yên bình, vừa thơ mộng. Hiện nay đình còn lưu giữ được một số hiện vật có giá trị từ thời hậu Lê, Nguyễn như hai tấm bia đá, kiệu bát cống, sập chân quỳ, quán tẩy, hoành phi, câu đối và sáu đạo sắc của các vua triều Nguyễn phong cho Thành Hoàng làng là Trần Hưng Đạo.
    Đặc biệt là pho tượng Trần Hưng Đạo ngồi long ngai, mái tóc để xoã sau lưng, quần, áo, mũ, cân đai được chạm trổ công phu, tỉ mỉ, sơn son thếp vàng. Bức tượng được các nhà điêu khắc mỹ thuật Việt Nam đánh giá cao và coi như một trong những tượng mẫu chuẩn về Trần Hưng Đạo.
    Hội đình Trung Bản diễn ra vào ngày 8 tháng 3 âm lịch cùng với hội đình Yên Giang, đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, đền Trung Cốc, cũng là ngày kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe
  8. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Đi?nh Yên Giang
    Đình Yên Giang nằm trên một gò đất cao ở trung tâm xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, đã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử.
    Đình xây dựng từ thế kỷ 16 nhưng đã trải qua nhiều lần trùng tu. Năm 1952; 1993 được xây dựng lại như ngày nay. Đình thờ Trần Hưng Đạo, vị Thành Hoàng của làng.
    Đình kiến trúc theo kiểu chữ "đinh" (J) gồm năm gian tiền đường, ba gian bái đường và một gian hậu cung. Hiện nay đình còn lưu giữ được một bát hương sứ thời Lê, hai bia đá chạm nổi trên trán, diềm hình rồng thời Nguyễn, câu đối, đại tự và 6 đạo sắc của các vua triều Nguyễn phong cho Thành Hoàng làng Trần Hưng Đạo, năm long ngai, một bộ kiệu bát cống và long đình được chạm trổ kênh bong sắc nét hình rồng và hoa lá sơn son thếp vàng thời Nguyễn.
    Lễ hội đình Yên Giang được tổ chức vào ngày 8/ 3 âm lịch, là ngày chiến thắng Bạch Đằng năm 1288
    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe
  9. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Đi?nh Yên Giang
    Đình Yên Giang nằm trên một gò đất cao ở trung tâm xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, đã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử.
    Đình xây dựng từ thế kỷ 16 nhưng đã trải qua nhiều lần trùng tu. Năm 1952; 1993 được xây dựng lại như ngày nay. Đình thờ Trần Hưng Đạo, vị Thành Hoàng của làng.
    Đình kiến trúc theo kiểu chữ "đinh" (J) gồm năm gian tiền đường, ba gian bái đường và một gian hậu cung. Hiện nay đình còn lưu giữ được một bát hương sứ thời Lê, hai bia đá chạm nổi trên trán, diềm hình rồng thời Nguyễn, câu đối, đại tự và 6 đạo sắc của các vua triều Nguyễn phong cho Thành Hoàng làng Trần Hưng Đạo, năm long ngai, một bộ kiệu bát cống và long đình được chạm trổ kênh bong sắc nét hình rồng và hoa lá sơn son thếp vàng thời Nguyễn.
    Lễ hội đình Yên Giang được tổ chức vào ngày 8/ 3 âm lịch, là ngày chiến thắng Bạch Đằng năm 1288
    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe
  10. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Đi?nh Lưu Khê
    Đình Lưu Khê thuộc thôn Lưu Khê, xã Liên Hoà, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử và nghệ thuật (Quyết đinh số 65 QĐ/BT ngày 16/ 1/ 1995).
    Đình được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822) để thờ hai vị tiên công của làng là Đỗ Độ và Đào Bá Lệ đã có công chiêu tập người về vùng bãi bồi cửa sông Bạch Đằng để quai đê lấn biển, làm ăn sinh sống và lập nên xã Lương Qui vào năm 1434 (gồm hai thôn Quỳnh Biểu và Lưu Khê ngày nay).
    Đình Lưu Khê kết cấu theo kiểu chữ "đinh" (J), các mảng chạm khắc ở đây mang đậm phong cách dân gian cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18 với hình rồng ngậm hạt ngọc, ngậm chữ thọ, hình long quần vũ, long vờn mây, lưỡng long chầu nguyệt, hình tôm, cá, hoa sen, lân, ly, qui, phượng; hoa văn hình hoa dây, lá lật cách điệu; hoa văn vân xoắn...
    Lễ hội đình Lưu Khê diễn ra vào ngày 7 tháng giêng âm lịch cùng với lễ hội đền Thập Cửu Tiên Công. Trong dịp lễ hội có tục mừng thượng thọ cho các cụ trong làng từ 80 tuổi trở lên. Các cụ được rước ra đình, ra miếu để lễ tổ tiên. Nhiều trò chơi dân gian như cờ người, bài điếm, tổ tôm, chọi gà, đánh đu, đánh vật, hát đuổm, thể thao cũng diễn ra trong dịp này.
    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe

Chia sẻ trang này