1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quảng Trị 1972 (trích từ LỊCH SỬ MẶT TRẬN ĐƯỜNG 9 - BẮC QUẢNG TRỊ (1966 - 1973)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi tuaasn, 23/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    1 trong các phó tư lệnh chiến dịch là ông Cao Văn Khánh
    [​IMG]
    Ổng và bả
    Nghe đồn ổng là em của Đại Tướng Cao Văn Viên - VNCH, thực ra thì ổng hơn C.V.Viêm 4 tủi, nên nếu có là em thì cũng là em bà con mà thui!
    [​IMG]
    Sau khi đám cưới trong hầm của tướng Đờ-cát, hai ổng bả nhảy lên xe tăng, côi như là xe hoa, chụp hình kỷ niệm!
  2. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0

    Sau khi thảo luận cân nhắc kế hoạch tác chiến, Thường vụ Tỉnh ủy và Tỉnh đội Quảng Trị quyết định lãnh đạo, tổ chức chỉ huy lực lượng vũ trang địa phương thành hai hướng:
    - Hướng bắc gồm hai huyện Do Linh, Cam Lộ và thị xã Đông Hà do đồng chí Nguyễn Thư, Uỷ viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng quân sự tỉnh phụ trách.
    - Hướng nam gồm hai huyện Triệu Phong, Hải Lăng và thị xã Quảng Trị do đồng chí Nguyễn Đức Dũng, Phó bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Nguyễn Văn Lương, ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy đảm nhiệm.
    Cuối tháng 2 năm 1972, khi thời điểm chiến dịch càng đến gần thì nhịp độ chuẩn bị hoàn thiện cho tác chiến càng khẩn trương hơn bao giờ hết. Bên cạnh việc tăng cường trinh sát kỹ các mũi, hướng, đưa các tổ đài kỹ thuật luồn sâu bám nắm địch, báo cáo kịp thời cho chỉ huy các cấp xử lý các tình huống xảy ra; mở gấp và hoàn chỉnh các mạng đường tiến công, Bộ tư lệnh chiến dịch bắt đầu ra lệnh cho các cánh quân hành quân vào vị trí dừng chân, nhanh chóng bổ sung đầy đủ vật chất trang bị chiến đấu; đồng thời tiếp tục chỉ đạo nghi binh chiến dịch. Trong nghệ thuật chiến dịch, điều quan trọng hàng đầu là phải giữ được bí mật, tạo được bất ngờ. Đối với một chiến dịch quy mô lớn như chiến dịch Trị - Thiên năm 1972, với mức độ huy động lực lượng lớn, với hàng nghìn công tác chuẩn bị phức tạp; giữ được bí mật, tạo được bất ngờ là điều hết sức khó khăn, nhưng cũng hết sức cần thiết.
    Để đảm bảo tốt cho nghi binh chiến dịch, Bộ chỉ huy chiến dịch đã chỉ đạo Tỉnh đội Quảng Trị thực hiện một số trận đánh cài thế ở cánh nam và cánh đông để lừa địch. Các bộ phận cơ động chuẩn bị chiến dịch, chủ yếu dựa vào hệ thống thông tin hữu tuyến tại chỗ của các đơn vị để sử dụng, tuyệt đối không dùng vô tuyến liên lạc. Tổ đài vô tuyến của Sư đoàn 304 tiếp tục được lệnh hành quân vào Tây Nguyên, thường xuyên phát lên không trung những chỉ thị, mệnh lệnh giả . . .
    Đối với công tác hậu cần, do chuyển hướng chiến dịch rất khẩn trương, thời gian chuẩn bị chiến dịch rất ngắn, trong khi đó phải đảm bảo một khối lượng vật chất rất lớn, nên trên đường vào tham gia chỉ đạo chiến dịch, Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng đã trực tiếp làm việc với đồng chí Đinh Đức Thiện, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần đang công tác ở Đoàn 559 và đồng chí Đồng Sỹ Nguyên, Tư lệnh 559 kế hoạch tập trung bảo đảm cho chiến dịch Trị - Thiên.
    Đến ngày 26 tháng 3 năm 1972, mọi công việc chuẩn bị cho chiến dịch đã cơ bản hoàn thành. Cục Vận tải Đoàn 559 và Đoàn vận tải Quân khu 4 cùng 50.000 dân công hỏa tuyến của các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, hàng nghìn thanh niên xung phòng, bằng các phương tiện vận chuyển ô tô, xe thồ, mang vác tập kết được 16.020 tấn hàng đạt yêu cầu thời kỳ đầu của chiến dịch.
    Có được thành tích to lớn trong bước cài thế chuẩn bị chiến dịch, cán bộ, chiến sĩ trên toàn mặt trận chẳng những phải nỗ lực vượt bậc để thực hiện nhiệm vụ trên giao, mà còn phải biết vận dụng những kinh nghiệm trong lãnh đạo chỉ huy chiến dịch, chiến đấu trên mỗi cương vị chỉ huy của mình. Ở chiến trường Quảng Trị, kinh nghiệm này không chỉ mới xuất hiện trong chiến dịch năm 1972, mà còn ở tất cả các chiến dịch có ý nghĩa chiến lược trong những năm tháng đánh Mỹ. Vì thế, kẻ thù ở Mặt trận Đường 9 -Bắc Quảng Trị không chỉ bị bất ngờ vì các chiến dịch có nhiều sư đoàn, binh đoàn chủ lực của Bộ tham dự, mà còn bị bất ngờ trước các trận chiến đấu của các trung đoàn bộ binh 27, 246, Đoàn đặc công hải quân 126, Trung đoàn pháo binh 84, hai tiểu đoàn đặc công 31, 33... thường xuyên có mặt trên chiến trường, làm cho Mặt trận luôn luôn sôi động. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện cài thế chiến dịch, đội hình hành quân rất lớn của ta vẫn vấp phải thương vong, phần lớn do địch đánh phá theo kế hoạch trên tuyến giao thông vận chuyển chiến lược, chiến dịch và sự chuẩn bị chiến trường của ta. (Chú thích: Tổn thất: hy sinh 34, bị thương 75; hỏng 4 pháo mặt đất, 17 pháo cao xạ, 8 xe tăng, 12 xe xích, 39 ô tô.)
    Cuối tháng 3 năm 1972, khi các binh đoàn chủ lực của ta đã cài thế chiến dịch xong và sẵn sàng lao vào trận quyết chiến, thì bọn tướng tá ngụy và quan thầy của chúng vẫn sa vào thế "mê hồn trận" chưa đoán định được hướng nào là hướng chính của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của ta. Chính Nguyễn Văn Thiệu và những người giúp việc của y sau tết nguyên đán Nhâm Tý đã liên tục bay đi thị sát các chiến trường; ở đâu y cũng chỉ nhắc nhở vài câu, đại ý: Cộng quân Bắc Việt sẽ tiến công, nhưng khả năng không bằng Mậu Thân năm 1968. Và, quân lực Việt Nam Cộng hòa sẵn sàng chiến đấu chống sự xâm lăng của cộng sản. Phan Bá Hòa, đại tá tỉnh trưởng Quảng Trị thì tỏ ra lạc quan với "tình hình an ninh Quảng Trị đã đạt tới một trăm phần trăm" và tuyên bố "quân lực Việt Nam Cộng hòa đã quét sạch đối phương", "Việc phát triển bình định đã hoàn thành?. Chuẩn tướng Vũ Văn Giai, tư lệnh sư đoàn bộ binh 3 trấn ải bắc Quảng Trị tuy không lộ rõ mềm hân hoan như đại tá Hòa nhưng cũng tỏ ra "lạc quan trước sự yên ổn của tỉnh Quảng Trị". Vì vậy theo kế hoạch, cuối tháng 3 Vũ Văn Giai vẫn cho các đơn vị trong sư đoàn thay quân: tiểu đoàn 2 (trung đoàn 2) từ Đông Hà ra Cồn Tiên; tiểu đoàn 3 (trung đoàn 66) từ Cồn Tiên vào Tân Lâm, Đầu Mầu; tiểu đoàn 3 (trung đoàn 2) thay tiểu đoàn 1 ở điểm cao 544, v.v...
    Được tuaasn sửa chữa / chuyển vào 11:59 ngày 08/05/2008
  3. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Tuyến vận tải 559 phục vụ cho chiến dịch
    [​IMG]
    Các đoàn xe cơ giới vận tải hàng hoá
    [​IMG]
    sức người
    [​IMG]
    sức voi
    [​IMG]
    xe đạp ... đến năm 1975 vẫn còn dùng nên 1972 ắt phải có, he he
    [​IMG]
    Được tuaasn sửa chữa / chuyển vào 19:43 ngày 25/04/2008
  4. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Ngày 3 tháng 4, 1972, Nguyễn Văn Thiệu đi thị sát vùng I, bắt tay với thiếu tướng Frederick J. Kroesen, cố vấn trưởng Quân đoàn I.
    [​IMG]
    Được tuaasn sửa chữa / chuyển vào 20:20 ngày 25/04/2008
  5. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Mãi đến ngày 29 tháng 3, khi mà Phan Bá Hòa và Vũ Văn Giai đang chuẩn bị nghênh đón trung tướng Hoàng Xuân Lãm, tư lệnh quân đoàn 1, quân khu 1 ra úy lạo thiết đoàn 20 ở Đông Hà thì chúng mới phát hiện ra "mấy sư đoàn tinh nhuệ với hỏa lực tối đa của cộng sản" đã thình lình xuất hiện tấn công vào "Phòng tuyến Mắc Na-ma-ra?T, thì thầy tớ chúng mới cuống cuồng lo đối phó. Hàng loạt bức điện khẩn cấp từ Ái Tử, Đông Hà, Quảng Trị được phát về Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn "báo cáo về tình hình nguy cấp sẽ diễn ra ở Quảng Trị?. Đề nghị với quân đoàn 1 và quân lực Việt Nam cộng hòa nhanh chóng cho tăng viện ở Quảng Trị.
    Hàng rào điện tử McNamra được thiết lập để phát hiện - ngăn chặn sự xâm nhập hay tấn công của đối phương từ phía Bắc, Tây Bắc Quảng Trị[​IMG]
    Gio Linh - cát trắng ven biển, bên trái là DMZ, bên phải nơi có con sông nhỏ là Đông Hà.
    sơ đồ thiết kế căn bản của 1 đoạn hàng rào
    [​IMG]
    Sáng ngày 30 tháng 3 năm 1972, theo thường lệ Bộ tư lệnh chiến dịch giao ban nắm tình hình và kiểm tra lần cuối mọi công tác chuẩn bị cho giờ G (giờ nổ súng của chiến dịch), thì vào lúc 8 giờ 30 phút đồng chí Kim Hùng Trưởng phòng quân báo của mặt trận báo cáo "trung đoàn 56 ngụy đang thay quân ở điểm cao 544 và Đồi Tròn". Với vẻ mặt đầy hào hứng, vui vẻ như đã vượt qua khó khăn trong quá trình chuẩn bị chiến dịch, Tư lệnh chiến dịch Lê Trọng Tấn nói: "Đây là thời cơ nổ súng tốt nhất, đảm bảo bất ngờ nhất, vì địch chưa biết thời điểm tấn công của ta! Kế hoạch là 16 giờ mới nổ súng, nhưng ta đề nghị cho đánh ngay vào 11 giờ 30 phút trưa nay!".
    Chiến dịch tiến công Trị - Thiên được bắt đầu bằng trận đánh địch thay quân ở khu vực điểm cao 544. Khoảng 10 giờ, đội hình hành quân tiểu đoàn 2 địch lọt hẳn vào trận địa phục kích của tiểu đoàn 3 do tiểu đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu và chính trị viên Trần Xuân Gừng chỉ huy ở bình độ 322 và 288. Tuy chưa đến giờ quy định của Mặt trận, nhưng tiểu đoàn vẫn quyết định nổ súng không chỉ vì bọn địch chủ quan, sơ hở, mà cái chính là tiêu diệt được bọn địch ở đây, sẽ tạo thuận lợi cho tiểu đoàn bạn và cả trung đoàn nhanh chóng đánh chiếm điểm cao 544 và Đồi Tròn.
    [​IMG]
    (tác giả đoạn thơ nổi tiếng về những đồng đội đã hy sinh khi vượt sông Thạch Hãn, ông cũng là người khởi nguồn cho lễ hội thả hoa trên sông này)
    Sau hơn một giờ chiến đấu, tiểu đoàn 3 được sự chi viện của hỏa lực ĐKZ, cối 82 của trung đoàn đã tiêu diệt gọn tiểu đoàn 2, bắt sống tiểu đoàn trưởng Hà Thúc Mẫn, phá tan kế hoạch thay quân của địch.
    Thắng lợi của tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 27) càng làm cho tiếng súng mở đầu chiến dịch thêm giòn giã. Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 3 năm 1972, tại sở chỉ huy chiến dịch, lệnh tấn công Quảng Trị được phát ra. Cả mặt trận lao vào chiến dịch quyết chiến với quân thù.
    Mở màn chiến dịch, hàng chục trận địa pháo binh với hàng trăm khẩu đại bác các loại, theo phần tử đã được tính toán sẵn, cùng gầm lên một lúc như sấm rền chớp giật lan tỏa cả một vùng không gian rộng lớn từ Dốc Miếu, Cồn Tiên, Dốc Sỏi, Miếu Bái Sơn đến điểm cao 544, Đồi Tròn, Đầu Mầu, Tân Lâm, Động Toàn, Đông Hà, Ái Tử... Ngay từ phút đầu, pháo binh ta đã bắn trúng hàng loạt các mục tiêu quy định dìm đầu quân địch tạo điều kiện cho bộ binh và xe tăng áp sát mục tiêu.
    Tại cánh bắc, các trung đoàn bộ binh 27 và 48 (Sư đoàn 320B) sau một đêm hành quân vượt qua những bãi mìn, những toạ độ pháo cối của địch, triển khai trận địa, nóng lòng chờ đợi giờ nổ súng. Khi giờ "G? mới điểm, pháo chiến dịch thi nhau giã xuống các căn cứ địch, Trung đoàn 27 ào ạt đánh lên điểm cao 544. Sau hai mươi phút chiến đấu, các chiến sĩ tiểu đoàn 2 đã cắm cờ giải phóng lên căn cứ địch. Thừa thắng xốc tới, tiểu đoàn 2 tiếp tục tiến xuống bao vây công kích Đồi Tròn. Cùng lúc với hỏa lực cối, ĐKZ, 12,7 ly bắn phá mãnh hệt, tiêu diệt hỏa điểm lộ; trung đoàn cho tiểu đoàn sử dụng hai bộ vũ khí FR mở tung hai cánh cửa, ào căn cứ địch. Bọn địch hoang mang định rút chạy. Chớp thời cơ, bộ đội ta ào ạt tiến lên, vừa truy kích, vừa gọi hàng, vừa tiêu diệt những tên ngoan cố chống cự. Đến 10 giờ sáng ngày 31 tháng 3 năm 1972, Trung đoàn 27 đã giải phóng căn cứ Đồi Tròn. Tối hôm đó, một hãng tin phương Tây đã phát đi từ Huế. "Tướng Giai đã để lọt vào tay Quân giải phóng hai căn cứ tiền tiêu cực kỳ quan trọng ở bắc đường số 9 một cách nhanh chóng:. ?o. Thế là mắt xích quan trọng trong hàng rào điện tử Mắc Na-ma-ra bị chặt đứt.
    Hướng Trung đoàn 48; sau khi tiêu diệt địch ở khu vực Quất Xá, cầu Đuồi, quân ta đã nhanh chóng chuyển sang bao vây chi khu Cam Lộ, ngăn chặn địch rút chạy và tăng viện cho đường 9. Trưa ngày 31 tháng 3, để cứu nguy cho đồng bọn đang bị bao vây, địch cho 2 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 56 có xe tăng, thiết giáp yểm trợ lên giải tỏa và tăng cường giữ sở chỉ huy trung đoàn ở điểm cao 241. Tiểu đoàn 15 và các đơn vị có hỏa lực tăng cường của ta đã chặn đánh quyết liệt bọn này ở cầu Thiện Xuân, buộc chúng phải dừng lại chống đỡ chờ quân tăng viện.
    Cùng thời gian này, trên hướng Cồn Tiên, Miếu Bái Sơn, Đoàn bộ binh 31 của ta đã nhanh chóng bao vây chia cắt tiêu diệt bọn địch cơ động ở vòng ngoài; sau đó, cùng lực lượng vũ trang địa phương vây hãm căn cứ Cồn Tiên. Lo sợ trước đòn tiến công như vũ bão của ta, ngay chiều ngày 31 thảng 3, bọn địch còn lại ở Cồn Tiên bỏ căn cứ tháo chạy về Miếu Bái Sơn, mở đầu cuộc rút chạy trên tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch.
    Ở cánh tây cánh trọng yếu của chiến dịch, ngay sáng ngày 30 tháng 3, khi sương mù chưa tan hết trên đỉnh căn cứ Động Toàn, cứ điểm Ba Hồ và các thung sâu kế cận, một bộ phận trinh sát của Trung đoàn 66 đã phục kích diệt gọn 1 trung đội địch nống ra lùng sục để phát hiện bàn đạp tấn công của ta. Đến 11 giờ 45 phút trưa, nắng xuân mới bừng lên soi tỏ từng lô cốt đen ngòm trên đỉnh Động Toàn thì cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304 được chứng kiến một cơn bão lửa đại bác, hỏa tiễn chưa từng thấy trút xuống hàng chục căn cứ địch rải dọc hai bên đường 9, dọc hàng rào điện tử Mắc Na-ma-ra. Những chớp lửa nhằng nhịt, những đụn khói xám xịt như những cái nấm cứ thi nhau trùm lên căn cứ địch.
    Căn cứ Động Toàn khống chế cả một đoạn dài đường 9 - đoạn này, đương 9 có hướng Bắc-Nam [​IMG]
    Được tuaasn sửa chữa / chuyển vào 09:41 ngày 28/04/2008
  6. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Chớp thời cơ bọn địch đang hoảng loạn, 11 giờ 55 phút, Phó sư đoàn trưởng Duy Sơn một mặt lệnh cho hai trung đoàn pháo (68, 38) tiếp tục bắn phá Động Toàn, Ba Hồ, Mai Lộc,
    Căn cứ hoả lực Mai Lộc (FSB Mai Loc)
    [​IMG]
    [​IMG]
    điểm cao 241; mặt khác, lệnh cho Trung đoàn 9 lợi dụng kết quả pháo bắn, bao vây tiến công quân địch ở điểm cao 252. Trận đánh diễn ra rất ác liệt. Sau 8 giờ chiến đấu, người trước ngã, người sau xông lên, tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 9) đã làm chủ điểm cao 252 và truy kích diệt bọn địch bỏ chạy về điểm cao 245.
    Đến trưa ngày hôm sau (31-3), Trung đoàn trưởng Lê San ra lệnh cho tiểu đoàn 2 (trung đoàn 9) tiếp tục bao vây tiến công căn cứ Đầu Mầu - một trong những vị trí phòng thủ quan trọng từ phía tây bắc căn cứ Tân Lâm. Sau hai giờ chiến đấu, được sự chi viện đắc lực của pháo binh chiến dịch, quân ta đã làm chủ căn cứ diệt gọn tiểu đoàn 3 trung đoàn 56 ngụy, bắt sống 31 tên, thu toàn bộ vũ khí, khí tài và quân trang quân dụng. Đầu Mầu bị tiêu diệt, tạo điều kiện thuận lợi để ta đưa lực lượng Trung đoàn 24 và Trung đoàn 9 vào bao vây tiêu diệt bọn địch ở Núi Kiếm và căn cứ 241 - sở chỉ huy trung đoàn 56 ngụy.
    [​IMG]
    Trong khi Trung đoàn 9 phát triển khá thuận lợi thì trên hướng Trung đoàn 66 đánh chiếm Động Toàn gặp rất nhiều khó khăn. Đúng 12 giờ trưa ngày 30 tháng 3, ngay sau khi pháo binh ta bắn phá tạm ngừng. Trung đoàn 66 chia làm ba hướng đã ồ ạt đánh lên điểm cao 548. Tiểu đoàn 7 tổ chức hỏa lực B40, B41 , đại liên bắn phá mãnh liệt các lô cốt tiền tiêu hỗ trợ cho các bộc phá viên dùng bộc phá và mìn định hướng ĐH10 phá rào. Tiểu đoàn 8 tổ chức từng phân đội tiến công đẩy lùi quân địch, nhằm đánh chiếm đầu cầu. . . Nhưng tiểu đoàn lính thủy đánh bộ 4 (lữ đoàn 147) lợi dụng hầm hào kiên cố, vách đá và dốc đứng của Động Toàn chống trả quân ta rất quyết liệt. Nhiều nơi đã xảy ra những trận đánh đẫm máu để giành từng mỏm đất, đoạn hào...
    [​IMG]
    DH là mìn định hướnng tự tạo của bộ đội giải phóng, được các đơn vị bộ binh ưa dùng. Các đơn vị công binh của Trung đoàn nào cũng chế được mìn này. Có 3 loại DH5, DH7 và DH10. Hãn hữu có DH30. Chỉ số đằng sau là trọng lượng của mìn.
    Mìn có cấu tạo như hai miệng phễu ***g nhau nhưng độ cong nhỏ hơn, độ dày từ 5 đến 7cm. Mảnh mìn là gang hay sắt cục cắt nhỏ, xếp đều toàn bộ ở phía mặt lõm của mìn, sau đó đun chảy thuốc nổ TNT (lấy trong bom hay thủ pháo) đổ đầy lên và đóng vỏ. Chính giữa mìn có một lỗ thông suốt nhỏ như chiếc đũa để gắn kíp nổ. Mìn DH chủ yếu dùng để phá hàng rào kẽm gai khi đánh cứ điểm. Công binh mở cửa dùng 3 quả ghép lại thành giá đứng. Phần lõm (chứa mảnh) quay về mục tiệu. Khi bấm nổ (bằng điện), mảnh bay tập trung gọn lại theo nguyên tắc đạn lõm. Một giá 3 quả DH10 có khả năng cắt đứt 6-8 mét rào theo chiều ngang, số lớp rào trong độ sâu 30m.
    [​IMG]
    Trận đánh kéo dài tới ngày thứ ba. Với sự yểm trợ đắc lực của hỏa lực các loại, Trung đoàn 66 mới làm chủ được Động Toàn. Cùng thời gian trên, tiểu đoàn đặc công 19 của sư đoàn, bằng lối đánh táo bạo: vây chặt, tiến công nhanh tiêu diệt tiểu đoàn 1 (lữ 147) giải phóng cứ điểm Ba Hồ. Rạng sáng ngày 2 tháng 4, những lá cờ chiến thắng mang tên "Chiến thắng Đầu Mầu?, "Chiến thắng Động Toàn?, "Chiến thắng Ba Hồ?... của Sư đoàn 304 đã phấp phới tung bay trên một loạt các điểml cao phía tây bắc Quảng Trị.
    [​IMG]
    Hiệp đồng tiếng súng tiến công với hai hướng chủ yếu ở cánh đông, Trung đoàn đặc công hải quân 126 táo bạo tiến công duyên đoàn 11 ở cảng và hai bên bờ sông Cửa Việt, khoá chặt quân cảng không cho địch ở biển vào cũng như từ Đông Hà ra. Trong khi đó, căn cứ Dốc Miếu nằm bên trục đường 1 vừa bị pháo kích phá hủy nặng nề, vừa bị vây hãm từ ba phía.
    Sáng ngày 1 tháng 4, trước nguy cơ bị tiêu diệt. địch ở Dốc Miếu, Dốc Sỏi hoảng hốt bỏ chạy về Quán Ngang.
    Trước tình thế thuận lợi, tiểu đoàn 47 Vĩnh Linh kết hợp chặt chẽ với bộ đội đặc công, dân quân du kích địa phương tiến công tiêu diệt các lực lượng vũ trang địch ở các thôn ấp, chi khu, đập tan hệ thống kìm kẹp, giải phóng quận lỵ Do Linh, khu tập trung Bến Ngự, Mai Xá Thị, Xuân Khánh, Hà Thượng. . . tạo điều kiện cho nhân dân các xã Do Hà, Do Lễ, Do Mỹ, khu tập trung Quán Ngang nổi dậy diệt ác, phá kìm, giành quyền làm chủ.
    Cánh nam do Sư đoàn 324 đảm nhiệm. Đêm ngày 29 rạng ngày 30 tháng 3, sư đoàn tổ chức cho Trung đoàn 1 và Trung đoàn 2 cùng các đơn vị phối thuộc hành quân chiếm lĩnh trận địa.
    Trên hướng Trung đoàn 1, mặc dù gặp khó khăn do biệt kích, thám báo phát hiện gọi pháo bắn ngăn chặn, nhưng cán bộ, chiến sĩ trung đoàn vẫn lặng lẽ vượt qua những khó khăn ác liệt ban đầu, hình thành thế trận bao vây điểm cao 365 - một điểm cao có tầm khống chế mọi hoạt đông của ta ở nam căn cứ Mai Lộc, bắc điểm cao 367 - một "lá chắn thép" chặn đường quân ta tiến xuống đổng bằng Quảng Trị. Do tính chất quan trọng ấy, địch đã bố trí tiểu đoàn lính thủy đánh bộ 8 (lữ đoàn 147) chốt giữ. Gần 11 giờ, như thường lệ, hai trực thăng từ Ái Tử bay lêu 365 tiếp tế vật chất. Khi cánh quạt trực thăng chưa dừng hẳn và bọn địch còn đang hò nhau lôi đẩy hàng thì lệnh tiến công trên toàn tuyến phát ra. Ngay từ loạt đạn đầu, hai trực thăng đã bốc cháy. Lửa cháy, đạn nổ, khói bay càng phấn khích cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 1 lao vào trận đánh.
    Đến 17 giờ, hầu hết hỏa điểm lộ xung quanh căn cứ 365 bị phá hủy. Địch hoang mang cực độ định bỏ chạy. Nhưng mọi con đường về hướng đông đã bị khoá chặt, Trung đoàn 1 lần lượt xung phong tiêu diệt những ổ kháng cự. 18 giờ ta làm chủ hoàn toàn trận địa. Mất điểm cao 365, địch ở điểm cao 367 hoang mang rút chạy về căn cứ Phượng Hoàng.
    Sáng ngày 2 tháng 2, trên cánh bắc, sau khi nhận được lệnh thông báo tình hình địch của Bộ tư lệnh chiến dịch. Ban chỉ huy Trung đoàn 48 (sư đoàn 320B) tổ chức triển khai chiến đấu ngay. Trung đoàn cho tiểu đoàn 1 bôn tập tiến công cụm địch hỗn hợp của thiết đoàn 20 đang tiến lên giải tỏa Cam Lộ. Tiểu đoàn 2 phối hợp với đơn vị bạn tiêu diệt cụm địch ở đông bắc chi khu quân sự Cam Lộ. Bị bộ đội ta tiến công từ nhiều phía, một bộ phận của thiết đoàn 20 đi cứu viện bị đánh thiệt hại nặng, số còn lại vượt đồi Cao Hạ tháo chạy về Đông Hà. Thấy quân chi viện bị đánh tan, quận trưởng Cam Lộ và cấp dưới của hắn bỏ chạy không kịp mang theo dấu ấn và tài liệu mật.
    Được tuaasn sửa chữa / chuyển vào 10:23 ngày 08/05/2008
  7. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Cánh tây bắc, Trung đoàn 24 (Sư đoàn 304) siết chặt vòng vây tiến công mãnh liệt quân địch ở điểm cao 241, căn cứ chỉ huy trung đoàn 56 ngụy. Khiếp đảm sức mạnh tấn công như vũ bão của ta, toàn bộ quân ngụy trong căn cứ gồm chỉ huy, cơ quan tham mưu trung đoàn cùng một tiểu đoàn bộ binh và các đại đội trực thuộc do trung tá trung đoàn trưởng Phạm Văn Đính, thiếu tá trung đoàn phó Nguyễn Vĩnh Phong chỉ huy chấp nhận đầu hàng. Ta chiếm căn cứ, tiếp nhận hàng binh và vũ khí phương tiện. 12 giờ 45 phút ngày 2 tháng 4 toàn bộ khu vực phòng thủ của trung đoàn 56 ngụy bị phá vỡ. Đây là trung đoàn ngụy đầu tiên bị ta tiêu diệt trong chiến dịch.
    [​IMG]
    Phối hợp với đòn tiến công của bộ đội chủ lực ở vòng ngoài, bộ đội đặc công, bộ đội địa phương và các tổ võ trang công tác tỉnh Quảng Trị đã bí mật luồn sâu vào hậu cứ địch mật tập một số mục tiêu ở Đông Hà, Ái Tử, thị xã Quảng Trị khiến cho địch càng thêm bối rối hoang mang. Bộ đội địa phương, du kích hai huyện Do - Cam chia thành nhiều cụm, nhiều khu bám sát các mục tiêu được phân công chuẩn bị đánh địch. Khoảng 2 giờ sáng ngày 31 tháng 3, các lực lượng vũ trang luồn sâu đồng loạt nổ súng vào các mục tiêu, phát động quần chúng nổi dậy diệt ác, phá kìm, phá các khu tập trung đưa dân về làng cũ. Các xã có lực lượng tại chỗ mạnh như Do Hải, Cùa, Ba Lòng, khi bộ đội chủ lực tiến công áp đảo địch, quần chúng chủ động nổi dậy. Đặc biệt xã Do Hà, tuy bộ đội chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương chưa đến, nhưng lực lượng du kích ở đây cũng chớp thời cơ nổi dậy diệt địch, giải phóng quê hương.
    Ở các xã Cam Chính, Cam Nghĩa, trước giờ nổ súng, các đồng chí ở huyện uỷ Cam Lộ đã phát động trên 2.000 quần chúng tự trang bị mọi mặt sẵn sàng nổi dậy. Trong khu tập trung đồng bào dân tộc thiểu số ở nam Cùa, lực lượng cách mạng vận động 3 trung đội dân vệ làm binh biến, khởi nghĩa cướp xe ô tô của địch, cắm cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng chạy khắp khu tập trung, kêu gọi đồng bào phá ấp chiến lược trở về bản cũ. Ở Ba Lòng, các đội vũ trang công tác vận động được 14 lính ngụy ra đầu thú, tuyển chọn thanh niên tăng cường cho đội vũ trang của xã...
    Đến ngày 4 tháng 4, toàn bộ các vị trí địch trên ba cánh cung đông - tây - bắc được mệnh danh "lá chắn thép", ?opháo đài bất khả xâm phạm? bị ta xoá sạch. Ta tiêu diệt gọn 1 trung đoàn, đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn và thiết đoàn 20. Bốn căn cứ trung đoàn, 7 căn cứ tiểu đoàn và nhiều căn cứ dã chiến khác đã trở thành bàn đạp để ta tiếp tục tiến công sâu vào tuyến phòng thủ dự bị của địch. Ba huyện Hướng Hóa, Cam Lộ, Do Linh với hơn 10 vạn dân được giải phóng.
    Bị mất tuyến phòng thủ vòng ngoài, địch vội vã tăng cường lực lượng đối phó. Ngày 2 tháng 4 năm 1972 Nguyễn Văn Thiệu từ Sài Gòn ra Huế thị sát tình hình và khẩn trương mở cuộc họp với các tư lệnh quân khu, sư đoàn, lữ đoàn bàn cách "ngăn chặn hữu hiệu sự xâm lăng của cộng sản!". Nguyễn Văn Thiệu một mặt khích lệ "tinh thần quả cảm vô song của binh lính đồn trú ở biên ải", mặt khác ra lệnh cho quân khu 1 và sư đoàn 3 bộ binh tổ chức cụm phòng ngự Đông Hà - Ái Tử - La Vang và quyết tâm "tử thủ? tại đó. Đồng thời, Thiệu cũng chỉ thị cho Bộ Tổng Tham mưu ngụy cấp tốc tăng viện cho mặt trận Quảng Trị.
    Ngày 4 tháng 4, Mỹ - ngụy không vận lữ đoàn lính thủy đánh bộ 369 từ Sài Gòn ra Mỹ Chánh. Ngày 5 tháng 4, không vận tiếp 3 liên đoàn biệt động quân (4, 5, 6) từ quân khu 2, quân khu 4 ra tăng cường cho Đông Hà, Quảng Trị. Chỉ trong hai ngày, bằng sự nỗ lực cao nhất, chúng đã đưa được 9 tiểu đoàn tới mặt trận nóng bỏng này. Cùng với việc tăng cường lực lượng phòng thủ, chúng ra lệnh cho các lực lượng không quân (kể cả máy bay chiến lược B52) và pháo hạm oanh kích ngăn chặn sự tiến công của ta. Địch lợi dụng các điểm cao còn lại ở phía tây tổ chức thành tuyến phòng thủ liên hoàn, hỗn hợp bộ binh xe tăng với lối đánh phân tán nhỏ, di động nhanh để tránh hỏa lực và tránh bị tiêu diệt lớn.
    Trước diễn biến phức tạp của tình hình này, ngày 6 tháng 4 năm 1972, Bộ tư lệnh chiến dịch nhận định: Địch tuy đã tăng cường lực lượng nhưng chưa được củng cố, tinh thần đang hoang mang, nếu ta đánh nhanh, đánh mạnh thì chúng sẽ tan vỡ. Bộ tư lệnh quyết tâm tiến công vào khu trung tâm phòng ngự của địch, không cho chúng kịp củng cố thế trận.
    Về sử dụng lực lượng, Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định dùng Sư đoàn 308 (thiếu Trung đoàn 88) được tăng cường Trung đoàn 28 và 2 đại đội xe tăng, tiến công tiêu diệt địch co cụm ở Đông Hà - Lai Phước; Sư đoàn 304 (thiếu Trung đoàn 66) tiến công địch ở Ái Tử, khống chế cầu Quảng Trị chặn đường rút lui của địch; Sư đoàn 324 (thiếu) đánh địch ở La Vang, Tích Tường, cắt giao thông quốc lộ số 1 đoạn từ cầu Nhùng đến cầu Mỹ Chánh. Trung đoàn 27 và tiểu đoàn 47 được hai đại đội xe tăng chi viện, thọc sâu vu hồi ở cánh đông diệt địch hỗ trợ nhân dân nổi dậy làm chủ hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng.
    Sau hai ngày chuẩn bị cơ sở vật chất và điều chỉnh lực lượng vào khu vực tác chiến, đúng 15 giờ ngày 8 tháng 4, Bộ tư lệnh chiến dịch ra lệnh cho các cụm pháo binh bắn phá mãnh liệt cụm căn cứ Đông Hà - Ái Tử - La Vang. Tiếp đó, cho các mũi hướng bộ binh cơ giới lợi dụng pháo bắn và đêm tối dâng đội hình chiếm lĩnh trận địa.
    [​IMG]
    Đến 5 giờ sáng ngày 9 tháng 4, trên hướng Đông Hà do Sư đoàn 308 đảm nhiệm. Trung đoàn 36 và Trung đoàn 102 được xe tăng, thiết giáp yểm trợ đột phá mãnh liệt bọn địch trên một cánh cung dài 8 km từ chùa Tám Mái (tây bắc Đông Hà) sang điểm cao 32, qua dãy động Quai Vạc. Sau hai giờ chiến đấu, bộ binh và xe tăng ta đã chiếm được một số mỏm đồi ở phía bắc và phía tây, tiêu diệt được một số tổ chốt hỗn hợp xe tăng và bộ binh địch. Nhưng sau đó bị địch tổ chức phản kích nhiều lần rất quyết liệt, quyết đánh bật quân ta ra khỏi các vị trí mới chiếm được, Trung đoàn 36 đã phải điều phân đội xe tăng dự bị từ phía sau lên đột phá giữ trận địa. Các chiến sĩ xe tăng của ta thiếu kinh nghiệm chiến đấu, lại có phần chủ quan nên bị xe tăng và súng chống tăng địch nằm bí mật trong công sự bắn cháy 3 xe. Bộ đội ta phải chiến đấu vất vả mới giữ được trận địa .
    [​IMG]
  8. abc12386

    abc12386 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    khỏi phải nói nhiều, nhắc đến cái từ Quảng trị là thấy đẫm máu rồi, trường em thời đó các chú các bác đang là sv lên đg, hi sinh ở đó nhiều lắm, em thấy bảo trg có hẳn 1 đài tg niệm trên đó dành cho các bác í nữa, chẹp thật hào hùng mà cũng thật bi tráng
  9. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Ở phía tây Ái Tử, 5 giờ sáng ngày 9 tháng 4, Trung đoàn 24 Sư đoàn 304 được xe tăng yểm trợ chiếm căn cứ Phượng Hoàng - một vị trí sống còn của Ái Tử. Chiều cùng ngày, địch tăng quân phản kích chiếm lại. Đến 17 giờ ngày 10 tháng 4, sau hai lần tập trung đột phá quyết liệt ta mới chiếm lại được.
    [​IMG]
    [sub]trước mặt là núi rừng phía tây QT - Mai lộc, đường 9, sau lưng là
    quốc lộ 1 - căn cứ Ái tử với sân bay và nơi đóng quân của bộ chỉ huy sư 3 BB, VNCH
    [/sub]
    [​IMG]
    Ở cánh đông, hai tiểu đoàn đặc công (19, 25) và tiểu đoàn 47 Vĩnh Linh bí mật vượt sông Cửa Việt tiến công địch ở một số xã phía bắc huyện Triệu Phong. Nhưng bọn bảo an dân vệ ở đây được lính chủ lực hỗ trợ đã chống trả quyết liệt, ta bị tổn thất không đủ sức chốt giữ đành phải rút sang phía bắc sông Thạch Hãn để củng cố chấn chỉnh.
    Như vậy, qua hai ngày tiến công địch trên tuyến phòng thủ cơ bản Đông Hà - Ái Tử - Quảng Trị, các đơn vị của ta không những không làm chủ được các mục tiêu được giao, trái lại còn bị những tổn thất về sinh lực và phương tiện chiến đấu. Sở dĩ gặp trở ngại đó là vì chúng ta không nắm được sự thay đổi về hình thức chiến thuật phòng ngự của địch - một hình thức chiến thuật phòng ngự di động mà chúng gọi là "chiến thuật di tản".
    Tư tưởng chủ yếu của chiến thuật này là tận dụng khả năng chống đỡ của vỏ thép và sức cơ động lớn xe tăng, thiết giáp trên địa hình đồi bằng liên tục, kết hợp với bộ binh thành từng cụm gồm một tiểu đoàn bộ binh và một chi đoàn thiết giáp. Trong từng cụm, chúng phân thành từng tốp nhỏ. Các cụm liên hoàn yểm trợ cho nhau thành tuyến phòng ngự. Ở vòng ngoài, chúng luôn luôn thay đổi vị trí, ngày ở chỗ này, đêm ở chỗ khác. Xe tăng được ngụy trang kín đáo nằm trong công sự nhô tháp pháo lên thành một hỏa điểm mạnh. Chưa phát hiện được ta, chúng bí mật nằm yên. Khi phát hiện được, chúng thông báo cho nhau hợp đồng chống cự hay phản công. Ở vòng trong, chúng dựa vào hệ thống công sự xi măng cốt thép, dựa vào cấu trúc vững chắc của thị trấn, thị xã và địa hình phức tạp của đồi trống, làng xóm để tạo cho các tuyến phòng ngự có một chiều sâu nhất định. Ở Đông Hà, Ái Tử, chiều sâu đó khoảng bốn đến năm ki-lô-mét. Ngoài ra, chúng còn dựa vào hỏa lực không quân chiến lược, chiến thuật, hệ thống pháo hạm từ ngoài khơi và một mạng lưới pháo binh mặt đất vừa ngăn chặn từ xa, vừa yểm hộ trực tiếp cho các trận đánh. Nhiều nguồn tin còn cho biết: đây là "chiến thuật trâu rừng? do tướng A-bram (Abrams)khởi xướng, đã được lính Mỹ áp dụng ở Mặt trận Đường 9 -Bắc Quảng Trị trong những năm 1969 - 1970.
    Sau khi chỉ đạo cho các đơn vị tổ chức rút kinh nghiệm đợt chiến đấu không thành công ấy, Bộ tư lệnh chiến dịch đã kịp thời phát hiện thiếu sót của tư tưởng chủ quan, nóng vội, chưa nắm chắc địch. Nhưng một câu hỏi rất cấp thiết buộc những người lãnh đạo chỉ huy chiến dịch và sư đoàn cần nghiên cứu và trả lời nhanh chóng, đó là làm thế nào để tiêu diệt lực lượng quân địch lớn đang tập trung cố thủ với chiến thuật "phòng ngự cứng? có xe tăng, thiết giáp yểm trợ này. Chưa tìm được câu trả lời đó, chưa thể nói tới giành thắng lợi ở Đông Hà - Ái Tử - Quảng Trị - La Vang. Bằng trí tuệ tập thể và kinh nghiệm chỉ huy tác chiến dày dạn, Đảng ủy và Bộ tư lệnh chiến dịch đã tìm được giải pháp để chỉ đạo các đơn vị tác chiến.
    Đối với các cụm phòng ngự Đông Hà - Ái Tử - La Vang (đặc biệt là Đông Hà - Ái Tử) rõ ràng không thể dùng lối đánh "ồ ạt?, "chớp nhoáng? để đập tan các cụm phòng ngự ấy bằng một đòn, mà ta phải đập tan nó bằng nhiều đòn liên tục nhằm làm rạn vỡ từng đoạt tiến tới đập tan nó bằng một đòn quyết định.
    Để trả lời cho chủ trương đúng đắn đó, từ ngày 10 đến 25 tháng 4, trên các hướng quân ta vừa chuẩn bị cơ sở vật chất cho đợt chiến đấu lớn, vừa tổ chức đánh những trận nhỏ nhằm tiêu hao sinh lực địch, giữ vững vị trí đứng chân.
    Trên cụm tác chiến Đông Hà, Sư đoàn 308 chỉ thị cho Trung đoàn 36 đang giữ bàn đạp làng Tây Trì (bắc Đông Hà) tổ chức các trận đánh phục kích tiêu hao lực lượng bộ binh và xe tăng địch, sau đó tiến công tiêu diệt tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 57 ngụy ở các điểm cao 30 và 28... Trung đoàn 102 khẩn trương chấn chỉnh duy trì lực lượng mạnh để cơ động đánh liên tục, đồng thời tổ chức đánh nhỏ lẻ ở các điểm cao 25, 32, 30 vừa tiêu diệt địch vừa tạo bàn đạp ở tây nam Đông Hà và cầu Lai Phước. Trung đoàn 48 (đơn vị tăng cường) thanh chóng củng cố đội hình, tích cực hoạt động ở tây và nam Tân Vĩnh. Trung đoàn pháo binh 58 đưa tiểu đoàn 10 lựu pháo 122 vào chân động Quai Vạc để vươn tầm bắn hiệu quả tới Trung Chỉ, Đại Áng.
    Trên cụm tác chiến Ái Tử, Sư đoàn 304 tổ chức cho Trung đoàn 9 đánh một số trận vào An Đôn, Nham Biều, áp sát cầu Quảng Trị vừa co cụm kéo địch ra ngoài để tiêu diệt, vừa thực hiện ý đồ chia cắt chiến dịch. 2 giờ 30 phút ngày 10 tháng 4 năm 1972, tại đây đã diễn ra trận chiến đấu vô cùng dũng cảm của trung đội Mai Quốc Ca - một tập thể anh hùng làm cho quân thù khiếp sợ, nhân dân hết lòng mến phục. Tập thể đó, sau khi cùng các trung đội trong đại đội đánh sập cầu Quảng Trị đã bám chắc địa bàn thực hiện "một tấc không đi, một ly không rời? với tinh thần 1 thắng 100, đánh bại 3 lần tiến công của 3 tiểu đoàn địch. Hai mươi dũng sĩ ấy đã bám trụ kiên cường trước bom đạn địch, chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và anh dũng hy sinh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chia cắt chiến dịch.
    [sub]Ngày 10-4-1972, trung đội Mai Quốc Ca thuộc Đại đội 11, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 9, Sư đoàn 304 lập thành tích đặc biệt xuất sắc. Đơn vị đã táo bạo thọc sâu chiếm giữ cầu Quảng Trị, thực hiện chia cắt chiến dịch, tạo điều kiện để đại quân tiêu diệt tập đoàn quân sự mạnh nhất của địch ở Đông Hà, Ái Tử, La Vang.
    Trước nguy cơ bị tiêu diệt, địch đã điều 3 tiểu đoàn dù, thủy quân lục chiến, có xe tăng, pháo binh và máy bay yểm trợ, liên tục phản công để giải tỏa chốt chia cắt của ta. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Lực lượng địch đông hơn ta gấp bội. Dưới sự chỉ huy của đại đội phó Nguyễn Văn Tho và trung đội trưởng Mai Quốc Ca, trung đội đã ngoan cường chiến đấu suốt ngày 10-4-1972, đẩy lui nhiều đợt tấn công của địch, tiêu diệt 125 tên, bắn cháy nhiều xe tăng, xe bọc thép. Trung đội Mai Quốc Ca có 20 đồng chí thì 19 người đã anh dũng hy sinh, một đồng chí bị thương nên bị địch bắt.
    [/sub]
    Đặc biệt trong đợt hoạt động tạo thế này, lần đầu tiên quân ta đã sử dụng vũ khí chống tăng B72. Trong trận đánh ngày 23 tháng 4, các khẩu đội B72 Lục Vĩnh Tưởng, Lê Văn Trung được sự hỗ trợ đắc lực của các phân đội bộ binh đã tiêu diệt 14 xe tăng thiết giáp, gây cho địch nỗi kinh hoàng về huyền thoại "đạn có mắt?, "bắn đâu trúng đấy? của quân ta.
    [​IMG]
    B72 còn gọi là AT3 hay Sagger là tên lửa chống tăng điều khiển bằng dây, có thể gắn trên các loại xe quân sự.
    Người điều khiển nhìn qua ống kính quang học, tay điều khiển Joytick.

    [​IMG]
    Tóm lại, trong đợt hoạt động tạo thế 15 ngày này, ta diệt hơn 2.000 tên địch, bắt sống gần 40 tên, làm hạn chế bước triển khai phòng thủ địch. Nhưng điều chủ yếu và trước hết là quân ta đã tìm ra "bí quyết? của chiến thuật co cụm cứng bằng xe tăng thiết giáp địch. Đánh bại "Chiến thuật trâu rừng?, tất yếu ta sẽ đánh bại hoàn toàn cụm phòng thủ của địch ở Đông Hà - Ái Tử - La Vang.
    Được tuaasn sửa chữa / chuyển vào 21:42 ngày 10/05/2008
  10. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    B-52 ném rải bom bên ngoài căn cứ Cam Lộ
    Trong lúc Bộ tư lệnh Mặt trận và các cánh quân của ta ở Quảng Trị đang dốc sức hoàn thiện lần cuối phương án tác chiến tiến công tiêu diệt tập đoàn phòng ngự địch ở Đông Hà - Ái Tử - La Vang giải phóng tỉnh Quảng Trị, thì trên các chiến trường ở miền Nam quân dân ta đang thu nhiều thắng lợi lớn.
    Ngày 7 tháng 4, quân dân miền Đông Nam Bộ tiến công giải phóng quận lỵ Lộc Ninh; ngày 14 tháng 4, quân dân Tây Nguyên đập tan tuyến phòng thủ tây sông Pô Cô do 2 lữ đoàn dù địch chốt giữ; tiếp đó (ngày 20 tháng 4) đánh chiếm quận lỵ Đắc Đô - Tân Cảnh; ngày 1 tháng 5, giải phóng Võ Định, bao vây thị xã Kon Tum. Ở đồng bằng Trung Bộ, ta đánh chiếm Bồng Sơn, Tam Quan... toàn Miền hình thành sự phối hợp tác chiến rất chặt chẽ.
    tại Đắc Tô ?" Tân Cảnh, quân Giải phóng dùng B72 sau Quảng Trị 1 ngày (24-4)
    Thắng lợi dồn dập của quân dân Tây Nguyên, Nam Bộ, Trung Trung Bộ càng thúc giục quân dân Quảng Trị khẩn trương hoàn thành mọi công tác chuẩn bị để bước vào đợt tác chiến mới.
    Đến ngày 26 tháng 4, lực lượng địch bố trí trên chiến trường Quảng Trị so với thời kỳ đầu có biến động không đáng kể:
    - Cánh chủ yếu Đông Hà - Lai Phước, địch vẫn giữ nguyên trung đoàn 57 (sư đoàn 3) mới chạy từ Cồn Tiên, Miếu Bái Sơn về "giữ vai trò trọng yếu? trong phòng ngự thị trấn Đông Hà; sẽ cùng với 2 liên đoàn biệt động quân (4, 5) và 2 thiết đoàn (17, 20) có nhiệm vụ ngăn chặn tiến tới đẩy lùi "quân địch" khỏi Đông Hà, Sông Hiếu... thu hồi những phần đất đã mất.
    - Khu sân bay, kho tàng, hậu cứ Ái Tử do trung đoàn 2 (sư đoàn 3), lữ đoàn lính thủy đánh bộ 147 và thiết đoàn 11 đảm nhiệm, phối hợp chặt chẽ với hướng chủ yếu Đông Hà bảo vệ bằng được các tiền đồn ở đông căn cứ Phượng Hoàng, nam Tân Vĩnh, kiên quyết không cho "địch? phát triển từ hướng tây xuống và từ hướng sông Thạch Hãn lên.
    Cả khu vực Đông Hà - Lai Phước - Ái Tử được trung tướng Hoàng Xuân Lãm, tư lệnh quân khu 1 giao cho đại tá Nguyễn Trọng Luật người đã từng "nướng? gần hết thiết đoàn 17 ở Bản Đông trong chiến dịch "Lam Sơn - 719" ở Đường 9 - Nam Lào tháng 3 năm 1971, làm chỉ huy trưởng.
    [​IMG]
    Đại Tá Nguyễn Trọng Luật bị bắt sống tháng 3 năm 1975
    - Cụm La Vang - Long Hưng, địch bố trí liên đoàn biệt động quân 1, lữ đoàn lính thủy đánh bộ 369 và 2 chi đoàn thiết giáp, 2 trận địa pháo hỗn hợp đảm trách ngăn chặn các đợt tiến công "tạt sườn" của bộ đội ta vào các điểm cao phía tây thị xã Quảng Trị, bảo vệ bằng được trục đường 1.
    Tất cả các lực lượng ở "Mặt trận Quảng Trị?T được Nguyễn Văn Thiệu và Hoàng Xuân Lãm một lần nữa giao cho chuẩn tướng Vũ Văn Giai, tư lệnh sư đoàn bộ binh 3 chỉ huy.
    [​IMG]
    Thông qua việc bài binh bố trận, ta thấy chỗ mạnh của địch là đã tổ chức được các cụm phòng ngự lớn, liên hoàn, có chiều sâu, chiều rộng thích hợp, khi xảy ra tác chiến chiến thuật, chiến dịch có thể hỗ trợ cho nhau bảo vệ khu vực phòng thủ; việc vận chuyển đường bộ, đường không, đường biển đang được duy trì và chiếm ưu thế về phương tiện hiện đại; cường độ và số lượng hoạt động của không quân và pháo hạm của địch gia tăng đáp ứng yêu cầu tối đa của các đơn vị tham chiến ở phía trước. Chỗ yếu của địch là tác chiến cải thiện thế phòng thủ không đạt yêu cầu; lực lượng được tăng cường lớn nhưng tư tưởng hoang mang; đội hình phòng thủ bị co hẹp trên một khu vực dài dọc đường 1 có nhiều sông núi ngăn cách, khi tác chiến dễ bị chia cắt, tiêu diệt.
    Về phía ta, sau đợt hoạt động tạo thế, quân ta đã tìm ra "bí quyết? của chiến thuật "phòng thủ cứng? của địch, khí thế các đơn vị đang lên, lực lượng ta vẫn sung sức chiếm ưu thế hơn hẳn về xung lực, hỏa lực (trừ máy bay, pháo hạm), những bàn đạp quan trọng ta vẫn giữ vững. Căn cứ tình hình đó, Bộ tư lệnh chiến dịch chủ trương tác chiến và sử dụng lực lượng như sau:
    Tập trung lực lượng tấn công tiêu diệt các cụm dịch ở Đông Hà, Ái Tử, La Vang hỗ trợ cho quần chúng hai huyện Triệu Phong, Hải Lăng nổi dậy diệt ác phá kìm, giành quyền làm chủ, giải phóng hoàn toàn thị xã Quảng Trị, nắm thời cơ phát triển giải phóng Thừa Thiên.
    [​IMG]
    Dấu tích chiến tranh tại nhà thờ La Vang
    Hướng tiến công chủ yếu Đông Hà - Lai Phước, hướng phối hợp quan trọng Ái Tử. Đoạn Cầu Nhùng đi Mỹ Chánh là hướng chia cắt chiến dịch; đồng bằng Triệu Phong, Hải Lăng là hướng thọc sâu vu hồi.
    Sư đoàn bộ binh 308 cùng các lực lượng tăng cường tiến công Đông Hà - Lai Phước. Sư đoàn bộ binh 304 tiến công cụm cứ điểm Ái Tử, chia cắt địch ở cầu Quảng Trị, đập tan các đợt phản kích, ứng cứu của địch ở Quảng Trị, La Vang. Sư đoàn bộ binh 324 chia cắt địch ở đường số 1 (đoạn Quảng Trị - Mỹ Chánh), kiên quyết đánh bại các đợt giải tỏa ứng cứu của địch ở Huế ra, Quảng Trị vào. Trung đoàn 27 cùng với các tiểu đoàn 47 Vĩnh Linh được tăng cường 1 tiểu đoàn thiết giáp, 1 tiểu đoàn đặc công thọc sâu vào đồng bằng ven biển Triệu Phong - Hải Lăng với hai nhiệm vụ: bao vây vu hồi chia cắt chiến dịch và hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy giải phóng quê hương.
    [​IMG]
    Cầu Quảng Trị - cầu bắc qua song Thanh Hãn trên QL 1 từ hướng bắc vào thị xã QT ?" nơi Mai Quốc Cang và các đồng đội hy sinh
    (trong đài tưởng niệm có 20 ngọn lửa - trái tim, không phải tượng trưng cho 20 liệt sĩ - chỉ có 19 liệt sĩ + 1 người bị thương nên bị bắt)
    Được tuaasn sửa chữa / chuyển vào 00:03 ngày 11/05/2008

Chia sẻ trang này