1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quảng Trị 1972 (trích từ LỊCH SỬ MẶT TRẬN ĐƯỜNG 9 - BẮC QUẢNG TRỊ (1966 - 1973)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi tuaasn, 23/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. PVNhanDan

    PVNhanDan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    293
    Đã được thích:
    0
    tấm hình này do tôi scan lên đấy . bạn của tôi nhờ scan giùm để đăng bên website mohinhvn đấy
    [​IMG]
  2. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Trích bài số 1: "... Mặt khác, chúng tôi nghĩ rằng, đây là tài liệu dạng chiến sử nên việc mô tả kỹ lưỡng các sự kiện xảy ra đôi khi không hấp dẫn lắm với đa số bạn đọc nên trong quá trình đăng lại chúng tôi tự cho phép thêm vào một số tranh ảnh, bản đồ hay số liệu liên quan! ... "
    Hình của ai, người đó đóng dấu vào, nếu không thì coi như của chung, cứ thấy dùng được là dùng àh. hêhê!
    Hình trong này hết 49% là sưu tầm, 51% là tự sản xuất - không phải tự chụp, ai thích dùng thì cứ lấy, không cần phải hỏi nha!
  3. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Cố gắng kiềm chế, đừng thêm chú thích vào nhé ! :D
  4. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Phương thức tác chiến chiến dịch là hiệp đồng binh chủng chặt chẽ, phát huy cao độ sức mạnh của binh khí kỹ thuật, vừa bắn phá trên toàn tuyến, vừa tập trung diệt từng điểm, từng cụm, quyết bao vây chia cắt chiến dịch; kết hợp đánh vỡ từng mảng tiến tới tiêu diệt hoàn toàn 25 tiểu đoàn bộ binh, 3 trung đoàn thiết giáp cùng toàn bộ lực lượng bảo an và phòng vệ dân sự.
    Chiều ngày 26 tháng 4 năm 1972, sau khi kiểm tra lần cuối công tác chuẩn bị, Bộ tư lệnh chiến dịch hạ lệnh cho các cánh quân vào tuyến xuất phát tiến công. Trên suốt dọc chiến tuyến từ tây bắc Đông Hà- Lai Phước đến những dải đồi trùng điệp ở phía tây Ái Tử, La Vang, bộ binh, xe tăng và pháo binh ta nối nhau vào vị trí quy định
    Ở hướng Đông Hà - Lai Phước do Sư đoàn 308 đảm nhiệm, Trung đoàn 102 lặng lẽ tiến dọc theo sông Vĩnh Phước, hình thành thế bao vây điểm cao 26, điểm cao 23, dự kiến tiếp phương án phát triển đánh chiếm Đồi Vuông, điểm cao 20.
    Trung đoàn 88 chia thành hai mũi bí mật luồn sâu vào bên trong bao vây điểm cao 24. Trung đoàn 36 từ hướng Tây Trì tiếp cận các điểm cao 19 và 28. Trung đoàn 48 tiến vào Tân Vĩnh, xe tăng, thiết giáp phối thuộc các trung đoàn, được lệnh dừng lại cách đội hình bộ binh từ 1 đến 2 km. Đến 4 giờ 35 phút, trên trận tuyến đông Hà, Sư đoàn 308 đã ở tư thế sẵn sàng tiến công.
    [​IMG]
    Hướng Ái Tử, Sư đoàn 304 cho Trung đoàn 9, Trung đoàn 24 áp sát các điểm cao 22, 23, 42. Hướng Đông, Trung đoàn 27, tiểu đoàn 47 và các đơn vị phối thuộc được nhân dân Triệu Phong giúp đỡ vượt sông Cửa Việt tiến sâu vào đồng bằng ven biển.
    [​IMG]
    Sư đoàn 324 ở hướng nam tiến ra đường 1 thực hiện chia cắt chiến dịch. Hai trận đánh nhỏ giữa Trung đoàn 1 với lữ đoàn 369 lính thủy đánh bộ đã diễn ra . .
    [​IMG]
    5 giờ 30 phút ngày 27 tháng 4, sau khi cùng Bộ Tham mưu chiến dịch kiểm tra toàn bộ công tác chuẩn bị chiến đấu của các cánh quân, Tư lệnh Lê Trọng Tấn ra lệnh tấn công.
    [​IMG]
    Lê Trọng Tấn, con trai Lê Đông Hải, vợ (bà ...)
    Được tuaasn sửa chữa / chuyển vào 09:30 ngày 13/05/2008
  5. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Hey, đọc cái tên topic đi pa (tiếng Bách Việt là Tía đó)!
    Bài đăng tới đâu thì minh hoạ tới đó, Âu Cơ - Lạc Long Quân?
    Nếu không thì qua bên cái vườn rau "Thành cổ Quảng Trị 72" mà refresh nha, pa.
    Chỗ ni tui đặt cục gạch cho đại lý xăng dầu và đại lý thuốc lá rùi đó.
    Được tuaasn sửa chữa / chuyển vào 11:29 ngày 13/05/2008
  6. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Bắn mở màn trận quyết chiến chiến dịch vẫn là pháo hạng nặng 130, Đ74, lựu pháo 122, l05, 100, súng cối 160 ly, 120 ly. Đạn hỏa tiễn A12, H12, ĐKB... dội bão lửa lên tất cả các vị trí địch.
    [​IMG]
    5 giờ 30 phút, các sư đoàn bộ binh trên khắp các chiến tuyến được lệnh xung phong.
    Hướng Sư đoàn 308, Trung đoàn 88 sau khi cùng xe tăng, thiết giáp vượt qua điểm cao 37 đã chia làm hai mũi đánh vào quân địch chốt giữ vòng ngoài thị trấn Đông Hà. Mũi một tiến xuống đồi Mâm Xôi tiếp giáp với các điểm cao 24. 28. Tại đây một trận ác chiến đã xảy ra. Trước sức tiến công mãnh liệt của ta, bộ binh và thiết giáp địch vừa chống cự và lùi dần về điểm cao 24 nằm cạnh sân bay Đông Hà. Mũi hai luồn sâu chiếm bàn đạp Làng Mới, công kích tiểu đoàn biệt động quân 30, đẩy chúng vào tình thế bị uy hiếp từ nhiều phía. Thấy tình thế bị nguy ngập, bộ chỉ huy địch ở Đông Hà liền cho một chi đoàn thiết giáp lên tăng cường và cho không quân, pháo binh đánh phá tối đa, quyết đánh bật Trung đoàn 88 ra khỏi vị trí vừa chiếm được.
    Được tăng viện, tiểu đoàn biệt động quân cùng 12 xe tăng và xe M113 dàn hàng ngang hò hét xông lên tưởng chừng nuốt chửng quân ta. Các chiến sĩ Trung đoàn 88 chờ cho bộ binh, xe tăng địch đến thật gần mới nổ súng. Sau một loạt đạn tên lửa chống tăng B72, B40, B41, 10 xe tăng địch đã bị trúng đạn. Lính biệt động hết chỗ dựa, bất chấp lệnh chỉ huy, bỏ trận địa tháo chạy. Đến 9 giờ, Trung đoàn 88 đã làm chủ các điểm cao 35. 24, 37, đưa lực lượng bộ binh cơ giới thọc sâu bao vây sở chỉ huy trung đoàn 57 ở Đại Áng, Trung Chỉ.
    Trên hướng tiến công chủ yếu của Sư đoàn 308 do trung đoàn 102 đảm nhiệm, cuộc chiến đấu diễn ra hết sức ác liệt. Sau đợt pháo bắn yểm trợ, trung đoàn cho một lực lượng áp sát tiêu diệt Đồi Vuông, rồi nhanh chóng chuyển sang bao vây quân địch ở điểm cao 26 và điểm cao 23. Địch dựa vào thế cao, hào sâu có xe tăng yểm trợ chống trả quyết liệt. Trung đoàn đã ba lần tổ chức cho bộ đội xung phong chiếm các điểm cao nhưng đều bị địch đẩy lùi và bị thiệt hại.
    [​IMG]
    Tên lửa chống tăng TOW, quân VNCH dùng tại Quảng Trị để đối phó với xe tăng QGP. Loại này được gắn trên trực thăng-thay ống phóng khác, cũng gây nhiều thiệt hại cho xe tăng thiết giáp QGP tại An Lộc cùng thời gian.
    Trong tình thế cấp thiết đó, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 102 một mặt kiên quyết bám trụ giữ vững trận địa, mặt khác quan sát xem xét sự chống trả của địch. Sau chốc lát quan sát, cán bộ chiến sĩ ta phát hiện ra hai hỏa điểm xe tăng địch chôn ngầm rất lợi hại có thể khống chế sự phát triển của ta. Yêu cầu khẩn thiết tiêu diệt hai hỏa điểm lợi hại đã được một trung đội bộ binh thực hiện. Hai hỏa điểm xung yếu của địch bị diệt, bộ đối ta ào ạt đánh lên, lính ngụy vỡ tổ phá chạy. Trung đoàn 102 lần lượt làm chủ các mục tiêu thuộc các điểm cao 26, 23, 32, áp sát bao vây điểm cao 28. Trận đánh kéo dài hết buổi chiều, nhưng Trung đoàn 102 vẫn chưa diệt được điểm cao 28 để thực hiện chốt chặn tại cầu Lai Phước.
    Cầu Lai Phước, một địa danh ít được nhắc tới. Nó có 1 vị trí cực kỳ quan trọng, hơn cả cái cầu cắc qua sông Thạch Hãn vào thị xã Quảng Trị, nơi trung đội Mai Quốc Cang đánh nhau.
    Hai giờ sáng ngày 28 tháng 4, sau khi xem xét lại toàn bộ diễn trình tác chiến ngày 27, Bộ tư lệnh chiến dịch hài lòng nhận thấy bộ đội ta trên các hướng chiến dịch phát triển nhịp nhàng, ăn ý, hoàn thành được các mục tiêu đã giao; tư tưởng tiến công liên tục không cho địch có thời gian hồi sức là rất đúng với sự chỉ đạo của chiến dịch... Nhưng muốn đảm bảo đánh chắc thắng, thắng nhanh, thắng giòn giã, ngay lúc này phải chỉ đạo cho các hướng (đặc biệt là hướng Sư đoàn 308) phải trinh sát thật kỹ, luôn bám sát địch, không để hoạt động nào của chúng thoát khỏi mắt ta. Đồng thời chỉ đạo Sư đoàn 308 tổ chức lại các mũi bộ binh có thiết giáp yểm trợ đột phá ra đường 1 chốt giữ và phá sập cầu Lai Phước. Sư đoàn 304 khẩn trương đánh Ái Tử, Quảng Trị. Sư đoàn 324 phải đánh phản kích thật tốt ở Cầu Nhùng, cầu Bến Đá, chốt giữ chặt đường số 1, kiên quyết thực hiện tốt nhiệm vụ chia cắt chiến dịch.
    Được tuaasn sửa chữa / chuyển vào 12:58 ngày 13/05/2008
  7. songvedem

    songvedem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    34
    Em xin gứi các bác thư của 1 chiến sỹ viết gửi về gia đình trong trận chiến Quảng Trị. Bài trong báo Sức Khoẻ và Đời Sống, 28/4 - 1/5, 2008:
    Nguyên văn dòng chữ viết tay trên trang thư:
    Quảng trị 11/ 9/ 72
    Toàn gia đình kính thương
    Hôm nay con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng phòng khi đã "đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất" thì gia đình khỏi thấy đó là đột ngột.
    Mẹ kính mến! lớn lên trong tay mẹ từ khi còn trứng nước chưa đền đáp được công ơn to lớn đó của mẹ thì con út của mẹ đã phải đi thăm bố con rồi.

    Thư này tới tay mẹ chắc là mẹ buồn lắm lòng mang nặng đẻ đau giọt máu đào hơn ao nước lã. Lá vàng còn ở trên cây lá xanh rụng xuống trời ơi hỡi trời. Con của mẹ đã đi xa để lại cho mẹ nỗi ....
    -------------------------
    Sau đây là 1 phần của bài báo:
    Liệt sỹ Lê Văn Huỳnh, một sinh viên năm thứ 4, khoa Xây Dựng trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, quê ở Kiến Xương, Thái Bình, vào chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị từ những nagỳ đầu tháng 3 năm 1972, viết cho gia đình vào tháng 9 năm 1972.
    Trích đoạn gửi chị Đặng Thị Xơ, vợ anh, người phụ nữ mwói thwục sự 7 ngày làm vợ và hơn 30 năm đằng đẵn chờ chồng:
    "... Em sẽ đọc thư này cho mọi người trong gia đình nghe trong buổi lễ truy điệu anh. Cho anh gửi lời chúc sức khoẻ những người quen thuộc trên quê hương trong buổi lễ truy điệu lịch sử này. Thôi nhé em đừng buồn, khi được sống hoà bình hãy nhớ tới anh. Nếu thương anh thực sự thì khi hoà bình có điều kiện vào Nam lấy hài cốt anh về. Đường đi như sau: đi tàu vào thị xã Quảng Trị, qua sông Thạch Hãn là nơi anh đã hy sinh khi đưa hàng qua sông. Từ thị xã qua cầu ngược trở lại hỏi thăm về Nhan Biều 1 , nếu tính xuôi theo nước thì ở cuối làng. Về đấy tìm sẽ timg thấy bia ghi dòng chữ tên anh đục trtên mảnh tôn. Thôi nhé, đó là có điều kiện, còn không em hãy cứ làm tốt những điều anh dặn ở trên là tốt lắm rồi ..."
    Sau khi anh hy sinh (ngày 21/1/1973), bức thư vẫn còn nằm trong ba lô.
  8. tuanmapnt

    tuanmapnt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Liệt sỹ Lê Văn Huỳnh, một sinh viên năm thứ 4, khoa Xây Dựng trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, quê ở Kiến Xương, Thái Bình, vào chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị từ những nagỳ đầu tháng 3 năm 1972
    Anh là 1 người lính chiến, và là 1 tiền bối cùng trong ngành XD với em.
    Thành kính ngả mũ dành cho anh và tất cả những người con của tổ quốc 1 phút mặc niệm.
  9. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    http://www.phuot.com/forums/showthread.php?p=24465
    Được dienthai sửa chữa / chuyển vào 16:43 ngày 13/05/2008
  10. PVNhanDan

    PVNhanDan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    293
    Đã được thích:
    0
    để đóng góp và xây dựng cho chủ đề được phong phú hơn, tôi sẽ tham gia những tư liệu và hình ảnh của cả 2 phía cho quí độc giả hình dung được sự kiện một cách trung thực hơn
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được PVNhanDan sửa chữa / chuyển vào 00:32 ngày 14/05/2008

Chia sẻ trang này