1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

QUẶNG URANIUM

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Milou, 26/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    QUẶNG URANIUM

    QUẶNG URANIUM

    Bảo Vân


    Chúng ta đang sống trong thời đại hạt nhân (nguyên tử) và Uranium là một loại kim khí cho ta năng lượng cùng để chế tạo ra võ khí nguyên tử. Trong một tương lai gần đây, quốc gia nào có nhiều Uranium sẽ là một nước cường thịnh nhất, chẳng kém gì những nước ở Trung Đông trước kia đã nắm giữ nhiều quyền lực về dầu khí.


    Vậy mà loài người đã từ lâu vẫn mờ tịt về sự hiện hữu của Uranium. Mãi tới năm 1789, một nhà hóa học Đức vì tình cờ đã tìm ra loại kim khí này. Đó là ông Martin Klaproth, khi phân tích một mẫu khoáng chất Uraninit, lấy được ở mỏ bạc tại Tiệp Khắc, mà tìm ra Oxyde Uranium. Ông ta nghĩ rằng khoáng chất đen này có chứa bạc, nhưng đến khi thấy không có gì, liền bỏ luôn không khai thác nữa.


    Có nhiều giả thuyết được đưa ra, người này thì cho rằng đây là quặng thiếc người nọ lại bảo đó là hợp chất của sắt, kẽm và Tungstène. Nhưng sau nhiều tháng khảo sát ở phòng thí nghiệm, Klaproth chỉ biết rằng loại quặng này có chứa chất kim khí hoàn toàn chưa ai biết tới. Ông ta liền đặt tên là Uranium, theo tên Uranus, một hành tinh thứ bảy trong Thái Dương Hệ mà nhà Thiên văn học Herschel mới khám phá ra vào năm 1781.


    Uranium là một loại kim khí tương đối nhiều hơn bạc, thường tìm thấy ở trong đá hoa cương và cát kết sành ở Bắc Mỹ, Nam Phi và Úc. Uranium nặng, tỷ trọng cao, lóng lánh nhưng sẽ mờ xỉn đi rất mau lẹ khi tiếp xúc với khí ốc-xy.


    Thoạt tiên chỉ có vài nhà hóa học và khoáng vật học để ý tới Uranium. Ngoài vài đặc tính rất hạn chế, nhất là để pha màu vàng cho sơn, cho pha lê, cho đồ sứ, người ta không tìm ra một ứng dụng nào khác nữa.


    Một vài tiết lộ:


    Cho mãi tới năm 1896, một nhà vật lý học Pháp tên là Henri Berquerel mới nhận thấy là khoáng chất Uraninit có một đặc tính khác thường. Đó là: khi để gần khoáng chất này, những tấm kính chụp hình sẽ hiện rõ hình lên như khi phơi ra ngoài ánh sáng. Ông bèn gọi đây là đặc tính phóng xạ. Tuy vậy mà vẫn có ít nhà khoa học chịu quan tâm tới ! Sau đó những cuộc nghiên cứu để tìm ra lý do phóng xạ đã đưa tới một khám phá rất quan trọng về khoa học, đặt căn bản cho nền vật lý nguyên tử tối tân ngày nay.


    Đó là công lao của cặp vợ chồng Pierre và Marie Curie, trong năm 1898, sau nhiều năm nghiên cứu cần cù, bất chấp thất bại, đã tách rời phần tử đã gây ra tính chất phóng xạ ở trong khoáng chất Uraninit. Ông bà liền đặt tên cho phần tử này là Radium (Ra-đi- um) và chỉ lấy ra được chừng một centigramme Radium trong một tấn khoáng chất.


    Radium làm hiện hình chụp lên ở các tấm kính dùng để chụp hình vì các hạt nhân nguyên tử luôn chuyển động. Khi phân chia, nó phát ra những tia bức xạ hạt nhân hay điện tử. Uranium cũng có thể phóng xạ được nhưng không mạnh bằng Radium nên nhất thời, chưa được dùng tới. Nếu đem so sánh thì Uranium chả khác gì một ngọn nến trong khi Radium lại là ngọn đèn chiếu sáng cực mạnh.


    Bây giờ chỉ còn phải tách rời Radium ra khỏi khoáng chất Uraninit. Chất Uranium thành ra sản phẩm phụ không quan trọng. Thí dụ như mỗi tấn quặng khoáng chất chế biến ở nhà máy Great Bear Lake tại Canada trong những năm 1930 đã lấy ra 1 gramme Radium và nửa tấn Uranium còn dùng được.


    Đến năm 1938 mọi việc đều tiến triển, khi đã có thể chứng minh được rằng những hạt nhân Uranium được các Neutron bắn phá, sẽ được phân chia thành hai rồi tự nó lại giải phóng thành Neutron. Sau đó đến lượt nó lại chia tách ra thành những hạt nhân khác. Cứ thế sẽ gây ra quá trình phân chia dây chuyền được dùng trong phản ứng hạt nhân hoặc bom nguyên tử.


    Cuộc thí nghiệm đầu tiên đã thành công vào tháng chạp năm 1942. Trái bom nguyên tử đầu tiên đã nổ ở Alamogordo tại tiểu bang New Mexico (Hoa Kỳ) vào tháng 7 năm 1945. Ba tuần lễ sau, thành phố Hiroshima rồi đến Nagasaki của Nhật Bản đã là cái đích để Mỹ thả bom nguyên tử. Dù tốt hay xấu, chất Uranium cũng đã trở thành dụng cụ để giải quyết cuộc Thế giới Đại chiến Thứ hai vừa qua.



    Thời đại hạt nhân (nguyên tử)


    Những tiến bộ khoa học về kỹ nghệ nguyên tử đang đe dọa đến sự an toàn của con người. Mấy lò nguyên tử ở Three Miles Island (Hoa Kỳ), ở Tchernobyl (Liên Sô) trước đây đã làm ô nhiễm môi trường quanh vùng và gây ra tai nạn chết người. Các chất phế thải của các nhà máy điện nguyên tử cũng rất nguy hiểm, cần phải đào sâu, chôn chặt dưới đất hàng trăm năm mới được an toàn.


    Ngày nay tương lai về năng lượng hạt nhân và chất Uranium ở nhiều nước trên thế giới chưa được ổn định. Nhiều kỹ thuật gia vẫn cố điều chế năng lượng hạt nhân sao cho chắc chắn và an toàn như năng lượng mặt trời. Vấn đề kiểm soát võ khí nguyên tử cũng được thảo luận rất kỹ để tránh cho thế giới khỏi bị diệt chủng vì quặng Uranium.


    Bảo Vân thuật


Chia sẻ trang này