1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quê nhà tôi ơi...!!!

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi nguvanbaochi, 20/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Rains2009

    Rains2009 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2010
    Bài viết:
    711
    Đã được thích:
    8
    5,5 x 22 = 121cm. Chắc bác đo lúa hom.
    p/s: Mà bác có biết lúa hom là lúa gì không?
  2. conronggia

    conronggia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2011
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    HIHI nhờ trời cũng biết chứ Mình sinh ra và lớn lên ở nong thôn mà
    tất nhiên ko phải tất cả nhưng nhiều thửa ruộng lúa cao lắm Bà chị mình về chơi thử bước xuống ruộng và kết luận" vậy là hôm nọ họ đứng '
    :((:((:((
  3. nguvanbaochi

    nguvanbaochi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    2.607
    Đã được thích:
    8
    Đáng lẽ post vào blog, nhưng lại sợ ai đó đọc được, chê mình hoài cổ. Thôi thì post vào đây.
    ....................

    Chiều Văn Khoa ấy… lặng nghe tiếng mưa rơi bên thềm quán cà phê Văn Khoa cũ, thấy lòng xốn xang bao xúc cảm: khắc khoải, buồn buồn và tiếc nuối… Nhắn cho bạn 1 cái tin: “Văn Khoa khác xưa quá! Thèm được ngồi trên giảng đường, thèm nghe tiếng chuông reo tan lớp, thèm những chiều ngồi ghế đá Nhân Văn…”. Bạn nhắn lại: “Chiều Nhân Văn lặng lẽ/Ta lạc lõng bên đời/Nhặt 1 lá vàng rơi/Ngẫm luân hồi sinh tử. Thèm nhiều thứ thế, vậy có thèm… tui ko?”. Bật cười! Nửa tiếng sau, đã thấy bạn lúp xúp áo mưa chạy đến.



    Chiều Văn Khoa ấy… tất cả đã khác. Giảng đường D1 lộng gió – nơi tổ chức các sự kiện lớn đã biến thành toà nhà cao tầng sừng sững, nuốt trọn khoảng trời trong xanh trên cao. Những tán cây mướt xanh phủ rợp ghế đá xưa không còn, vài cây me hiếm hoi nép sát vào một góc sân trường, hình như là cô độc. Khoa Ngữ văn Báo chí đã tách thành 2 khoa riêng biệt. Hàng ngọc lan thơm lừng ta hay nhờ các bạn nam trong lớp hái giờ đã vươn cao, cánh tay ta vươn ra không đủ chạm tới nữa. Cà phê Văn Khoa cũng khác hẳn. Ngày trước, ta và bạn bè muốn thưởng thức món “café-kem-c.ứt chuột” (c.ứt chuột là cách bạn gọi những miếng đường xanh đỏ bé tý - để đám con gái sợ, không dám ăn, nhường hết cho bạn), phải leo lên một cái cầu thang tối mù, chật hẹp, qua 1 khoảng sân nho nhỏ, mới đến được chốn yêu thích. Cà phê Văn Khoa bây giờ hiện đại hơn, đẹp hơn… nhưng lại làm lòng ta thấy trống trải, hụt hẫng hơn.


    Chiều Văn Khoa… Nghe tiếng mưa rơi, lại thấy bao nhiêu kỷ niệm ùa về. Tiếng mưa gợi nhớ ngày xưa. Tiếng mưa khơi dậy ký ức một thời. Tiếng mưa đánh thức xúc cảm. Một cái gì đó xa ngái, mênh mang và chập chùng cứ đè nặng lên tâm trí khiến môi ta run run. Bạn nhìn thật sâu: “Khóc nhè hả cô nương?”. Mỉm cười lắc đầu… Chỉ là ta nhớ lại những chiều Sài Gòn xưa mà thôi. Những buổi chiều đầu tiên của đời sinh viên, dưới cơn mưa tầm tã, con bé quê mùa là ta háo hức đạp xe khám phá cái thành phố mới mẻ này. Bong bóng nước vỡ oà, mưa lộp độp trên đầu. Ta thích thú hếch mũi lên ngắm những hàng me dài nối nhau chìm vào màn mưa trắng xoá. Mát lành và trong trẻo! Mải miết đạp xe, để ngạc nhiên kêu lớn: “Ơ!...” khi bánh xe vô định lại đưa ta trở về đúng điểm xuất phát - công viên Tao Đàn.


    Chiều Văn Khoa… Nhớ ngày đầu tiên nhập học, giáp mặt thầy Cường. Thầy đang ngồi ghế, nhảy dựng lên ngạc nhiên vì ta giống chị gái quá (nhưng mà chị xinh, ta xấu hơn nhiều, hehe). Thầy thích chị đã lâu. Nhưng mà thôi, nhắc chi đến thầy nữa, thầy đã trở thành người thiên cổ trong một tai nạn bất ngờ. Thầy - và cả cô Ưng Sơn Ca nữa - bạn bè ta vẫn thường nhắc lại trong nhớ tiếc.


    Chiều Văn Khoa… Nhớ những ngày đầu tiên còn rụt rè, thế mà chỉ qua vài buổi tập văn nghệ, cả lớp đã thành thân quen. Nhớ lần tụ tập ở công viên Lê Văn Tám “thiết kế thời trang” để diễn cho đội công tác xã hội. Nhớ hôm Noel, sau buổi làm thiệp, cả lớp hát vang, đi dọc con đường từ trường đến dinh Độc Lập. Nhớ buổi học thể dục, chạy xong, đói meo, cả lớp ngồi xì xụp ăn chè. Chè ít, người đông, cô hàng chè rong phải pha thêm nước lọc, cốc chè lõng bõng toàn nước, mà sao vẫn thấy ngon thế?


    Chiều Văn Khoa… Nhớ một tháng học Quân sự trên Thủ Đức. Sinh viên trường ta có tiếng đầu gấu, nên bị các thầy quản thúc chặt. Thế mà đêm, ta và các bạn vẫn trèo tường trốn ra ngoài. Chẳng để làm gì, chỉ để thử nghiệm cảm giác “vượt ngục”. Cả những đêm cả lũ trốn ra xe tăng cầu cơ, bị thầy bắt quả tang, giam vào toilet. Cả những lần cố tình nói chuyện thật to trong giờ giới nghiêm để được thầy phạt, cả trung đội phải dậy hành quân trong đêm. Cả lần thi đấu thể thao, các thầy có sáng kiến làm huy chương từ sợi dây nilon đỏ, xâu vào chiếc sôcôla hình đồng tiền vàng. Đội bóng nữ lớp Văn của ta giành giải Nhất, hãnh diện đeo “huy chương vàng”, chẳng nỡ ăn, treo lên dây phơi quần áo, sáng dậy thấy “huy chương” bị bóc sạch lõi sôcôla, còn trơ vỏ. Thì ra đêm, lũ con trai sang ăn trộm…



    Chiều Văn khoa… Nhớ Sóng Lửa và cô bạn NA. Câu lạc bộ văn thơ Sóng Lửa do cô bạn NA thành lập trở thành nơi 3 lớp Văn tụ họp. Ra trường, câu lạc bộ tan, cô bạn NA sau 2 năm tung hoành nơi làng văn làng báo chợt bặt tăm bặt tích, lui về ở ẩn, không ai còn liên lạc được nữa. Ta mãi không còn gặp cô bạn đáng yêu và cá tính này. Cứ thấy buồn buồn, day dứt. Ta và cô bạn không giống tính nhau lắm, cô bạn ta hơi lập dị, nhìn giống hệt con trai, sống thẳng tính, ngông và ngang, có thói quen uống café đen không đường chỉ bằng 1 ngụm lớn, nhưng cực kỳ nội cảm… Ta thì vô tâm. Thế mà, đã từng thân nhau lắm.


    Chiều Văn Khoa ấy… Cảnh khác. Người khác. Ta và bạn cũng đã khác. Đã 10 năm trôi qua kể từ ngày đầu tiên đặt chân lên đất Sài thành. Bớt tin yêu cuộc sống, nhưng lại biết tin tưởng vào bản thân.



    Ta và bạn cứ ngồi lặng lẽ ngắm mưa, chẳng nói với nhau câu nào. Hai người đã quá thân quen, đến mức chỉ cần im lặng cũng có thể hiểu người kia đang nghĩ gì. Thật lạ, hồi ta còn học ở đây, bạn với ta rất ít khi trò chuyện. Thế mà khi ta ra ngoài Hà Nội, cho đến tận khi ra trường, ta và bạn bỗng trở nên thân thiết, dù một năm gặp nhau nhiều lắm chỉ 2,3 lần – khi ta vào trong này chơi, hoặc bạn ra HN công tác. Bạn nói trước đây bạn ấn tượng với ta, nhưng ko dám bắt chuyện. Bạn bảo hồi năm 1, bạn thích ta vì ta là con gái miền Bắc, tóc dài tha thướt, giọng nói dễ thương (thật ra ta nghĩ là do khác biệt về vùng miền mà bạn “nói quá” lên và ưu ái ta thế - cũng như ta thấy giọng miền Nam đáng yêu vậy; chứ hồi năm 1 thì ta chả dịu dàng tý nào cả. Lúc nào cũng quần hộp, áo thun, giày k.hủng b.ố, lưng đeo balô in hình chân chó, ngạo nghễ và ngang tàn lắm).


    Chiều Văn Khoa... Buổi chia tay lớp cũng là ở cà phê Văn Khoa này đây… Mọi người hát tặng ta bài gì mà mở đầu là: “Anh ở trong này không có mùa đông, nắng vẫn đỏ mận hồng đào cuối vụ…”. Cậu bạn (hồi đó thân, giờ ko còn thân nữa) đưa tay cho ta: “Cắn đi, cắn thật đau vào. Không đau bắt cắn lại!”. Ta đứng ở ngã tư, nhìn lại ngôi trường lần cuối. Và, ta quay lưng, vội vã bước đi. Chạy trốn!
    .......................



    Nhớ nao lòng, Văn Khoa một thời của ta…!!!
    .......................



    Bài thơ này là của bạn. Hơi điêu 1 tý, vì ta ko uống cà phê, ta cũng chẳng thích Trịnh (thật ra là chẳng dám thích, vì người nào thích Trịnh, cũng thấy... khổ tâm thế nào ấy - ta thấy thế). Và, ta cũng chẳng có dịp "thường qua đây" với ai đó. Với cả nữa, là ta với bạn chỉ hơn thân thiết 1 tẹo thôi, không như những gì mà bài thơ này nói.


    Gởi em chiều Văn khoa!
    mưa về trên khóm lá
    bên tường Đài tráng lệ
    ta chép thơ không đề

    Mai em về Văn khoa

    ghé cổng trường anh đợi
    ly cafe tan đá
    còn nhớ tay em cầm

    Nay em về Văn khoa

    không còn say Trịnh nữa
    Quán xưa giờ rất nhỏ
    đợi nắng về hong trưa

    Em ơi! về đi em

    Sảnh D chiều gió quá
    mà tóc em thôi buồn
    không buông hờ, không bay....

    ---

    Em ghé về Văn khoa
    Ly cafe không đá
    Tiếng em nghe ngọt quá
    Ly cafe không đường

    "Em vẫn thường qua đây

    với người em sắp cưới"
    Anh cười khô khươi lệ
    Nắng cũ vẫn không người

    Em ơi! chiều Văn khoa

    một mình anh đứng hóng
    tóc em bay thầm thĩ
    rối lòng anh nửa bời

    Thôi, người tình Văn khoa

    gió đi rong vội lắm
    Với ta từ sâu thẳm
    tình yêu vốn không lời

    Ta tiễn người chiều nay

    Mưa ướt đầm cúc áo
    Nhặt thời gian hư ảo
    Nghe buồn trên ngón tay
  4. farfar

    farfar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    0
    Ai cũng yêu quê hương , nhưng quê hương có yêu lại họ không ?
  5. farfar

    farfar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    0
    BAOCHI có muốn đi ngoài ra nước không ?
  6. nguvanbaochi

    nguvanbaochi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    2.607
    Đã được thích:
    8
    To anh Far: Hoan hô anh Far[​IMG]. Thật là những câu hỏi, những suy tư, trăn trở, chiêm nghiệm được nâng lên tầm triết lý[​IMG]. Anh vừa biết quan tâm tới đại cục, vừa biết lo lắng tới tiểu "cục" của... em:>. Quả nhiên không hổ danh "làm trai phải lạ ở trên đời" [​IMG][​IMG]
  7. nguvanbaochi

    nguvanbaochi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    2.607
    Đã được thích:
    8
    Hai hôm nay nắng rực rỡ!

    Vậy là cuối cùng dự định về quê đúng mùa gặt của mình đã không thành hiện thực. Cuộc sống bận bịu đôi khi cứ cuốn con người ta đi như thế đấy!

    Ngồi ở một quán cafe nhỏ trong một ngõ nhỏ, nhìn nắng len lỏi qua từng bóng lá rủ xuống mái hiên... thấy lòng dìu dịu. Êm đềm, yên ả, giống hệt cảm giác một buổi trưa nào đó, nằm trong căn phòng nhỏ quen thuộc của mình, nghe tiếng ve râm ran ngoài cửa sổ vậy. Những lúc như thế này, cứ thấy nao nao, như cảm giác khi đọc "Dưới bóng hoàng lan" của Thạch Lam, tự nhiên thấy nhớ nhà, nhớ quê, nhớ bà nội vô cùng. Cũng lạ, ngày xưa mình chẳng thích văn Thạch Lam, cảm như không cá tính, không góc cạnh; nhưng càng ngày mới càng nhận thấy chiều sâu trong chất văn tưởng chừng như nhẹ nhàng, mượt mà ấy...

    Những lúc như thế này, lại thích đọc Trần Vàng Sao. Quê mùa, dân dã, nhưng gần gũi và yêu mến lắm!

    Buổi sáng tôi mặc áo đi giầy ra đứng ngoài đường
    Gió thổi những bông mía trắng bên sông
    mùi toóc khô còn thơm lúa mùa qua
    bầy chim sẻ đậu trước sân nhà
    những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé

    Tôi yêu đất nước này như thế
    Mỗi buổi mai
    bầy chim sẻ ngoài sân
    gió mát và trong
    đường đi đầy cỏ may và muộng chuộng


    Tôi vẫn sống
    vẫn ăn
    vẫn thở
    như mọi người
    đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ
    một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu
    một vết bìm khô trên mặt đá
    không có ai chia tay
    cũng nhớ một tiếng còi tàu

    Mẹ tôi thức khuya dậy sớm
    năm nay ngoài năm mươi tuổi
    chồng chết đã mười mấy năm
    thủa tôi mới đọc được i tờ
    mẹ thương tôi mẹ vẫn tảo tần
    nước sông gạo chợ
    nhà hai buổi nhà không khi nào vắng người đòi nợ
    sống qua ngày nên phải nghiến răng
    cũng không vui nên mẹ ít khi cười
    những buổi trưa buổi tối
    ngồi một mình hay khóc
    vẫn thở dài mà không nói ra
    thương con không cha
    hẩm hiu côi cút

    tôi yêu đất nước này xót xa
    mẹ tôi nuôi tôi mười mấy năm không lấy chồng
    thương tôi nên ở goá nuôi tôi
    những đứa con nhà giàu hàng ngày chửi bới
    chúng cho mẹ con tôi áo quần tiền bạc như cho một đứa hủi
    ngày kỵ cha họ hàng thân thích không ai tới
    thắp ba cây hương
    với mấy cái bông hải đường
    mẹ tôi khóc thút thít
    cầu cha tôi phù hộ tôi nên người
    con nó còn nhỏ dại
    trí chưa khôn chân chưa vững bước đi
    tôi một mình nuôi nó có kể chi mưa nắng

    tôi yêu đất nước này cay đắng
    những đêm dài thắp đuốc đi đêm
    quen thân rồi không ai còn nhớ tên
    dĩ vãng đè trên lưng thấm nặng
    áo mồ hôi những buổi chợ về
    đời cúi thấp
    giành từng lon gạo mốc
    từng cọng rau, hột muối
    vui sao khi còn bữa đói bữa no
    mẹ thương con nên cách trở sông đò
    hàng gánh nặng phải qua cầu xuống dốc
    đêm nào mẹ cũng khóc
    đêm nào mẹ cũng khấn thầm
    mong con khôn lớn cất mặt với đời

    tôi yêu đất nước này khôn nguôi
    tôi yêu mẹ tôi áo rách
    chẳng khi nào nhớ tuổi mình bao nhiêu



    Tôi bước đi
    mưa mỗi lúc một to
    sao hôm nay lòng thấy chật
    như buổi sáng mùa đông chưa có mặt trời mọc
    con sông dài nằm nhớ những chặng rừng đi qua
    nỗi mệt mỏi, rưng rưng từng con nước
    chim đậu trên cành chim không hót
    khoảng vắng mùa thu ngủ trên cỏ may

    tôi yêu đất nước này những buổi sớm mai
    không ai cười không tiếng hát trẻ con
    đá đất cỏ cây ơi
    lòng vẫn thương mẹ nhớ cha
    ăn quán nằm cầu
    hai hàng nước mắt chảy ra
    mỗi đêm cầu trời khấn Phật cho tai qua nạn khỏi
    ngày mai mua may bán đắt

    tôi yêu đất nước này áo rách
    căn nhà dột phên không ngăn nổi gió
    vẫn yêu nhau trong từng hơi thở
    lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài
    thắp đèn đêm ngồi đợi mặt trời mai

    tôi yêu đất nước này như thế
    như yêu cây cỏ trong vườn
    như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương
    nuôi tôi thành người hôm nay
    yêu một giọng hát hay
    có bài mái đẩy thơm hoa dại
    có sáu câu vọng cổ chứa chan
    có ba ông táo thờ trong bếp
    và tuổi thơ buồn như giọt nước trong lá sen

    Tôi yêu đất nước này và tôi yêu em
    thủa tóc kẹp gái ngoan học trò
    áo trắng và chùm hoa phượng đỏ
    trong bước chân chim sẻ
    ngồi học bài và gọi nhỏ tên tôi
    hay nói chuyện huyên thuyên
    chuyện trên trời dưới đất rất lạ
    chuyện bông hoa mọc một mình trên đá
    cứ hay cười mà không biết có người buồn

    sáng hôm nay gió lạnh vẫn còn
    khi xa nhà vẫn muốn ngoái lại
    ngó cây cam cây cải
    thương mẹ già như chuối ba hương
    em chưa buồn
    vì chưa rách áo

    Tôi yêu đất nước này rau cháo
    bốn ngàn năm cuốc bẫm cày sâu
    áo đứt nút qua cầu gió bay
    tuổi thơ em hãy giữ cho ngoan
    tôi yêu đất nước này lầm than
    mẹ đốt củi trên rừng và cha làm cá ngoài biển
    ăn rau rìu rau có rau trai
    nuôi lớn người từ ngày mở đất
    bốn ngàn năm nằm gai nếm mật
    một tấc lòng cũng trứng Âu Cơ
    một tiếng nói cũng đầy hồn Thánh Gióng



    Tôi đi hết một ngày
    gặp toàn người lạ
    chưa ai biết chưa ai quen
    không biết tuổi không biết tên
    cùng sống chung trên đất
    cùng nỗi đau chia cắt Bắc Nam
    cùng có chung tên gọi Việt Nam
    mang vết thương chảy máu ngoài tim
    cùng nhức nhối với người chết oan ức
    đấm ngực giận hờn tức tối
    cùng anh em cất cao tiếng nói
    bản tuyên ngôn mười bốn triệu người đòi độc lập tự do
    bữa ăn nào cũng phải được no
    mùa lạnh phải có áo ấm
    được nói cười hát ca yêu đương không ai cấm
    được thờ cúng những người mình tôn kính
    hai mươi năm cuộc đời chưa khi nào định



    Tôi trở về căn nhà nhỏ
    đèn thắp ngọn lù mù
    gió thổi trong lá cây xào xạc
    vườn đêm thơm mát
    bát canh rau dền có ớt chìa vôi
    bên hàng xóm có tiếng trẻ con khóc
    mẹ bồng con lên non ngồi cầu Ái Tử
    đất nước hôm nay đã thấm hồn người
    ve sắp kêu mùa hạ
    nên không còn mấy thu

    đất nước này còn chua xót
    nên trông ngày thống nhất
    cho bên kia không gọi bên này là người miền Nam
    cho bên này không gọi bên kia là người miền Bắc
    lòng vui hôm nay không thấy chật

    tôi yêu đất nước này chân thật
    như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi
    như yêu em nụ hôn ngọt trên môi
    và yêu tôi đã biết làm người
    cứ trông đất nước mình thống nhất
  8. dactalangnhang

    dactalangnhang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    thế..............baochi có muốn theo về nhà anh không ?
  9. nguvanbaochi

    nguvanbaochi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    2.607
    Đã được thích:
    8
    Nhìn cái chữ ký của bác kìa...[-( Em chỉ theo người nào có thể nói với em rằng: "Em yêu, anh quá bận... Nhưng vẫn có thời gian để cả đời này yêu em!" thôi.

    Bác có avar con mèo ngáp yêu quá! [r32)] Hôm nào bác chụp cả mặt con mèo nhà bác post lên đây cho em nghía với. Cứ nhìn thấy mèo là em lại ko kiềm chế nổi ;))
  10. tungteng

    tungteng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    682
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này