1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quê ta bị lụt! Thiệt hại bao nhiêu?

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi R_DASAEV, 12/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CongTuThaiBinh

    CongTuThaiBinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Đây chính là mấu chốt của vấn đề. Tui cũng biết ngay từ trước là bác tính thiệt hại là giá lúa ở thời điểm thu hoạch mà. Trong khi hiện tại thì lúa chỉ mới đang làm đòng, nếu không trồng lại, thì họ không phải chi phí thêm các khâu từ nay đến khi thu hoạch, đúng không?
    Tương tụ như thế, các bác tính giá trị các cây vụ Đông "mất trắng" là giá trị ở lúc thu hoạch (mặc dù là vụ Đông chưa hề bắt đầu). Theo suy luận thông thường thì thiệt hại thực tế sẽ chỉ là bằng số tiền đầu ra (nếu trồng) trừ đi số tiền chi phí (giống, công, ...).
    Tớ đưa ra ví dụ thế này. Bác mua một con lợn về nuôi. Giữa chừng đang lớn thì nó lăn ra tèo. Bác lại đi tính mức thiệt thòi khi nó đã đủ mức xuất chuồng là 80kg ?? Bác quên khong tính là để được 80kg thì người chăn nuôi phải bỏ thêm bao nhiêu gạo, cám, công sức nữa chứ nhỉ.
    Tớ không phải là người trong lĩnh vực kinh tế, không biết định nghĩa bác nói là của FAO hay của ai. Nhưng đứng về mặt suy luận logic thông thường mà nói, cách tính thiệt hại như thế là cao hơn thực tế, và không thiết thực.
    Được CongTuThaiBinh sửa chữa / chuyển vào 16:48 ngày 12/09/2003
  2. Huyfit

    Huyfit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Thực ra cho đến bây giờ cũng chưa thể thống kê hết được sự thiệt hại nếu những gì mà các bác tính có thể là quá lớn hoặc cũng có thể là quá nhỏ
    Huyfit tôi đây ở Kiến Xương cũng buồn lắm
    Từ thủa cha sinh mẹ đẻ cho đến bây giờ mới gặp lũ lụt như thế này ,tôi không thể tưởng được là vì sao lại thế bởi chúng tôi gần cửa sông vậy mà sao nước lại không thể thoát nhanh được.
    Cho đến hôm nay (12/9) Quê Hương tôi những cánh đồng lúa vẫn chìm trong biển nước
    Những mất mát rất nhiều của những người dân nghèo tôi không thể nghĩ nó sẽ đến đâu
    Không biết các vùng quê khác thế nào
    H0176
  3. Cafe_chieu_thu_bay

    Cafe_chieu_thu_bay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Mẹ tôi về quê đúng vào hôm HN bắt đầu mưa rả rích..về đến TB thì mới biết ở wê mưa to ngập khắp đường fố...Nghe trên TV nói cũng biết là TB đang bị lụt và gây khá nhiều thiệt hại nghiêm trọng, 1 người chết vì sét đánh...mà đáng tiếc nhất là thiệt hại trong nông nghiệp...
    Tôi ko cảm thấy mình may mắn vì hiện tại ko ở TB, ko chịu cái cảnh thiên tai ấy, mà thực sự trong lòng thấy rất lo lắng và đồng cảm với mọi người ở wê.
    Hi vọng những ai hiện nay đang ở TB sẽ thông tin lên đây những diễn biến của TB hiện nay và sau khi bão tan

    Vì sao lại chia tay...Vì sao chẳng trở về...
    Vì sao ngừng mê say...Vì sao chẳng mãi mãi..
    .
  4. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0

    Tương tụ như thế, các bác tính giá trị các cây vụ Đông "mất trắng" là giá trị ở lúc thu hoạch (mặc dù là vụ Đông chưa hề bắt đầu). Theo suy luận thông thường thì thiệt hại thực tế sẽ chỉ là bằng số tiền đầu ra (nếu trồng) trừ đi số tiền chi phí (giống, công, ...).
    Vụ Đông chưa bắt đầu (theo suy nghĩ của đồng chí CTTB) thì chẳng ai tính thiệt hại làm gì. Về logic thì chẳng có thằng ma tịt nào bịa ra được cái diện tích là 3000 ha mất trắng. Tớ cũng chẳng biết vụ Đô ng nó bắt đầu chưa, nhưng tin chắc một điều là chẳng ai dại gì bịa ra một cái không có.
    Thứ nữa cách tính là tính cho sản xuất lớn. Đầu tư sản xuất lớn thì phải vay vốn, không nên tính theo kiểu nhà nuôi vài con lợn mà tính. Thiệt hại khi không có thu tức là anh không có khả năng trả nợ ngân hàng kèm theo lãi suất. Mất mối làm ăn vì anh không giao được nông sản cho nhà tiêu thụ..., sang năm anh không còn vốn để tái sản xuất...
    Trong sản xuất nông nghiệp tồn tại 2 cách tính lời lỗ thực tế và lời lỗ lý thuyết.
    - Lời lỗ thực tế: theo kiểu nước gạo nhà không đổ đi thì phí, con học nửa buổi, nửa buổi kiếm bèo... đồng chí CTTB có tính một cách chi li được không? sản xuất lúa cũng thế: Có khi giống nhà để dành, phân chuồng do nuôi lợn, thuốc BVTV ư? năm sâu bệnh nhiều phun nhiều, năm sâu bệnh ít có khi không phun...
    - Lời lỗ lý thuyết: Tôi đi làm thuê cho chính tôi - tính tiền theo ngày công, trừ chi phí ra hiệu quả....
    Do đặc thù của ngành NN mà người ta phải dùng biện pháp tính chung nhất, mang tính chất ước đoán - thế nó mới đẻ ra môn Thống kê Sinh học chứ.
    Nói chung dân chuyên ngành họ có cách tính riêng - tôi không muốn đi sâu. Tối chỉ muốn chứng minh rằng 2 số liệu đưa ra trong 2 ngày trời đã khác nhau một trời một vực.

    [marquee][red]Ôi! Ước gì quanh ta có một núi thịt chó, một bể rượu và một cánh đồng bát ngát rau thơm! [/red][/size=4][/marquee]
  5. Your_Friend_new

    Your_Friend_new Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2001
    Bài viết:
    2.022
    Đã được thích:
    609
    Sáng mai em về Thái Bình đây.Có lẽ chủ nhật sẽ xuống Kiến Xương.Nếu như bác nào có bức ảnh chụp lên đây thì hay quá.
    600 tỷ và 300 tỷ đều chỉ là tương đối thôi.Trước sau thì cũng coi như là mất "trắng".Bây giờ đều phải làm lại từ đầu,còn xin viện trợ thì so với 2 con số trên đều không thấm tháp vào đâu.
    Do Not Give Up
  6. vina_life

    vina_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0


    Chúng tôi vào đại học niềm vui chưa dứtBao nỗi âu lo, dáng mẹ gầy hơn trướcTóc bà thêm sợi bạc, chiều nay tin bão phương xa,Lòng con chua xót...Con chưa về, chưa về lòng thắt cơn đau
    [​IMG]
  7. mavinh

    mavinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    to cac ban Thai binh:
    Thanh that chia buon voi TB ve con lut de so nay. Luon luon mong moi nguoi dan TB se khac phuc duoc su kho khan nay va tin tuong rang ngay mai se tot dep hon.
    maVInh
  8. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Bắt cá trên đường phố Lý Bôn - thị xã Thái Bình ( chụp lúc 10h
    ngày 11.9).
    [​IMG]
    *************
    Muốn cãi nhau thiệt hại bao nhiêu thì mời các vị đọc tiếp bài của Báo LĐ đây: < Dek hiểu sao quan chức tỉnh tính toán thiệt hại nay đã gấp đôi rồi, người ngoài nhìn đã thấy cỡ 5-600 tỷ>
    Chỉ sau một trận mưa lớn kéo dài liên tiếp trong hơn 3 ngày qua, từ 8 - 11.9, đã khiến tỉnh Thái Bình phải lao đao vì bị ngập chìm trong nước. Hơn 6 vạn hécta lúa, hoa màu và ao, đầm nuôi trồng thuỷ sản bị nước nhấn chìm; trong đó có 17.000ha lúa, hơn 3.000ha cây màu vụ đông và gần 4.000ha ao, đầm nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ bị mất trắng... Một trận mưa lớn chưa từng xảy ra trên địa bàn tỉnh từ trước đến nay.
    Thiệt hại trên 600 tỉ đồng
    Khi tôi viết bài này thì cũng là lúc toàn tỉnh Thái Bình đang tập trung khắc phục hậu quả do trận mưa lớn vừa mới gây ra. Đến tận bây giờ, nhiều người dân nơi đây vẫn chưa hết bàng hoàng vì những gì họ phải chứng kiến. Hầu hết đường phố trong thị xã Thái Bình bị ngập úng; gần 80% diện tích lúa mùa đã và đang trỗ bông bị chìm trong nước; toàn bộ diện tích cây vụ đông đã trồng được và gần 4.000ha ao, đầm nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ bị mất trắng; gần 900 mét đê: Hồng Hà 2, đê biển số 5, đê hữu sông Luộc bị sạt lở mái và đã có 2 người chết đuối, do sét đánh trong những ngày qua... Thật là một thảm cảnh đau lòng.
    Ông Đào Trọng Thuần - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, khẳng định: "Riêng thiệt hại về nông nghiệp của tỉnh hiện nay đã lên tới trên 600 tỉ đồng". Một con số lớn khủng khiếp đối với người dân tỉnh lúa Thái Bình. Và cũng theo ông Thuần thì điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chương trình xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm của tỉnh...
    Còn theo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh: "Đến chiều 10.9, lượng mưa bình quân ở các huyện phía nam tỉnh là 700mm, các huyện phía bắc là 500mm; nơi có lượng mưa cao nhất là huyện Kiến Xương: Gần 900mm, thấp nhất tại xã Thuỵ Anh (Thái Thuỵ): 326mm. Đây là mức mưa chưa từng xảy ra từ trước đến nay trong dãy số liệu thuỷ văn hiện có của Đài khí tượng thuỷ văn Thái Bình".
    Những gì còn lại sau trận "đại thuỷ"
    Tại thị xã Thái Bình, hầu hết các đường phố nội thị đã bị ngập lụt. Nhiều đường phố mức nước dâng cao lên tới trên 40cm. Hai dòng sông tiêu úng chính của thị xã là Vĩnh Trà và Bồ Xuyên có mực nước cao ngang bằng với mặt đường. Hầu như hệ thống thoát nước bị tê liệt...; môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều người dân đã đổ xô đi đánh bắt cá, thậm chí ngay tại trên đường phố. Chỉ trong hơn 2 ngày, nhiều người đã đánh bắt được từ 300 - 500kg tôm, cá.
    Những ngày này ở thị xã Thái Bình mọi mặt hàng thực phẩm đều đắt, chỉ có cá và tôm tươi là rẻ, giá chỉ bằng một nửa ngày thường. Thật chẳng đúng chút nào nếu nói rằng "đắt như tôm tươi" ở Thái Bình trong những ngày qua... Còn người dân ở phường Tiền Phong thì lại phàn nàn: Một trong những nguyên nhân khiến mức nước ở đây rút rất chậm là do tỉnh đã lấp hết ao, hồ để xây dựng các khu công nghiệp...
    Tôi đến huyện Kiến Xương- nơi bị thiệt hại nặng nhất do trận mưa lớn gây ra. Dọc hai bên đường tới huyện là những cánh đồng bằng phẳng nước, toàn một màu trắng xoá đến lạnh người. Nhìn những cánh đồng lúa đang độ "thì con gái" bị nhấn chìm trong nước, tôi thấy chạnh lòng đau xót.
    Dường như nỗi buồn của tôi chưa thấm vào đâu khi gặp được ông Đoàn Văn Sáng- một nông dân xã Vũ Quý (Kiến Xương), đang đội chiếc nón rách tả tơi và choàng chiếc áo mưa lấm bùn đất đang ra thăm đồng. Với gương mặt hốc hác, đen sạm vì cuộc sống lam lũ vất vả, ông tâm sự: "Vụ này, nhà tôi cũng gieo cấy hơn 4 sào ruộng bằng các giống lúa ngắn ngày, diện tích còn lại thì trồng cây vụ đông. Lúa hiện nay bắt đầu đang ra đòng, còn cây màu thì mới trồng được hơn một tuần lễ. Chúng tôi cũng tham gia xây dựng "cánh đồng 50 triệu" theo chương trình của tỉnh, nhưng có lẽ sẽ không thực hiện được nữa rồi". Như để chứng thực lời nói của mình là đúng, ông Sáng cúi xuống ruộng và nhổ lên một vài khóm lúa đang bắt đầu có màu vàng thâm do bị úng nước nhiều ngày.
    Ông chủ đầm tôm Trần Văn Ty, ở xã Đông Minh, huyện Tiền Hải còn buồn thảm hơn, vì trận mưa lớn vừa qua đã cướp đi của gia đình ông hơn 60 triệu đồng. Ông bộc bạch tâm sự: "Vụ tôm này tôi đã nuôi thả gần 2.000m2 tôm sú. Sở dĩ đến giờ tôi vẫn chưa thu hoạch vì phải nuôi lớn hơn nữa theo yêu cầu của khách hàng đặt trước. Nhưng rồi, mọi sự đã hết. Tôm một phần bị trôi đi theo nước lớn tràn bờ, một phần bị chết do mưa nhiều nồng độ mặn trong đầm giảm... Vả lại, để tiếp tục nuôi trồng được vụ sau thì gia đình tôi cũng còn phải mất rất nhiều công sức và tiền của để thau nước, vệ sinh đầm, mua tôm giống... Và cũng chẳng biết lấy đâu ra tiền nữa để làm vốn, khi vẫn còn nợ ngân hàng gần 30 triệu đồng tiền vay lãi". Và rồi ông Ty buột miệng thốt lên một câu như lời cầu khẩn, nghe đến não ruột: "Cầu trời hãy rút nhanh nước đi cho bà con nhờ!"...
    Những việc cần làm ngay
    Có thể nói ngay, việc đầu tiên tỉnh Thái Bình quan tâm và đang tập trung giải quyết là tiêu úng nước để cứu lấy cây trồng và tái sản xuất lại cho kịp thời vụ. Đối với Thái Bình thì hiện nay nông nghiệp vẫn là mặt trận sản xuất hàng đầu, nó là thước đo cho cuộc sống ấm no, sự ổn định của bà con nông dân trong tỉnh.
    Nhà bác học Lê Quý Đôn- người con của quê hương Thái Bình, đã có câu đúc kết rất triết lý: "Phi công bất phú/Phi nông bất ổn/Phi thương bất hoạt/Phi trí bất hưng". Chính vì vậy, người dân nơi đây vẫn tự hào rằng, năng suất lúa của tỉnh luôn dẫn đầu toàn quốc: Năm 1961 là 5 tấn/ha, rồi sau đó là 10 tấn và hiện đã lên tới gần 13 tấn/ha, sản lượng lương thực giữ vững trên 1 triệu tấn/năm...
    Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ Thái Bình về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tạo ra lượng hàng hoá lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao đã được nhân dân trong tỉnh hết sức hưởng ứng, vì họ cho rằng không thể làm giàu được từ độc canh cây lúa. Chỉ tính riêng từ năm 2001 đến nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi được trên 4.000ha diện tích cấy lúa và làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng các cây, con có hiệu quả kinh tế cao hơn. Mỗi hécta đất cấy lúa chuyển sang chuyên làm màu luân canh theo công thức từ 3- 5 vụ/năm, hoặc vừa cấy lúa vừa nuôi tôm càng xanh... đã mang lại cho họ giá trị từ 35- 40 triệu đồng/năm; chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ đạt 60- 70 triệu đồng/năm...
    Đặc biệt, chương trình xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm của tỉnh đang được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ; đã góp phần tích cực trong việc phát triển nền kinh tế của tỉnh. Chính vì vậy, việc khắc phục hậu quả thiệt hại trong nông nghiệp được tỉnh hết sức coi trọng cũng là điều dễ hiểu.
    Theo ông Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Tiến Dũng: Thái Bình sẽ phải trợ cấp ngay khoảng 20 tỉ đồng hỗ trợ bà con nông dân mua lại các giống cây để tiếp tục sản xuất khi nước rút. Hiện các cấp, các ngành trong tỉnh vẫn đang nỗ lực tập trung triển khai đồng bộ nhiều biện pháp cấp bách nhằm chống úng cho lúa và hoa màu; đôn đốc việc tháo dỡ những vật cản dòng chảy; bố trí lực lượng thường trực ở các cống tiêu, trạm bơm nước để tranh thủ mở các cống tiêu úng và vận hành tối đa các trạm bơm tiêu úng nội đồng; đồng thời huy động nhân dân gia cố lại những mái đê bị sạt lở...
    Rất nhiều việc trước mắt mà Thái Bình cần phải làm để khắc phục hậu quả sau khi trận mưa lớn đi qua. Tuy nhiên, hiện nay mực nước trong tỉnh vẫn đang rút rất chậm. Từ 17h chiều ngày 11.9 đến nay, hầu hết hệ thống cống chống úng trên địa bàn tỉnh phải đóng lại, vì mực nước trên các sông lớn và triều cường biển bắt đầu dâng cao do lũ từ thượng nguồn đổ về...
    Và tất nhiên còn nhiều điều phải bàn đến và cần rút kinh nghiệm nghiêm túc sau trận mưa lớn này, trong đó phải nói đến có sự chủ quan của con người trước những mối hiểm hoạ do thiên tai gây ra.
    Thái Bình, 16h ngày 12.9
    Kiên
    Được kien2476 sửa chữa / chuyển vào 23:25 ngày 14/09/2003
  9. Toet

    Toet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.179
    Đã được thích:
    0
    Hay là những người TB xa quê như chúng ta làm cuộc quyên góp be bé, tặng quà cho 1 xã nào đó để ủng hộ những hộ nông dân khốn khổ nhất?
  10. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Hé hé!
    Chú Thuần nhà ta đính chính lại rồi hả? Cấp trên, cấp dưới cung cấp số liệu tùm lum. Chắc đồng chí Dũng thế nào cũng "cạo gáy" đồng chí Thuần.
    Vài dòng về cái cánh đồng 50 triệu: Hôm qua, làm xe ôm cho ông cụ thân sinh, may mắn được hầu chuyện GS-VS Đào Thế Tuấn. Cụ mới đi dự hội thảo về cánh đồng 50 triệu tại Vĩnh Phúc (có gặp lãnh đạo VP - Chu Rị). Cụ Tuấn cho rằng 50 triệu ư? vớ vẩn!!!!
    Nhắn TOET: Vụ ủng hộ đồng bào bão lụt, em TOET đi nhiều, kinh nghiệm nhiều, đứng ra tổ chức đi, anh em xin theo.
    [marquee][red]Ôi! Ước gì quanh ta có một núi thịt chó, một bể rượu và một cánh đồng bát ngát rau thơm! [/red][/size=4][/marquee]

Chia sẻ trang này