1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quẻo trái hay rẽ phải - Câu chuyện giao thông của hai miến Nam Bắc

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi wegotjam, 30/10/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Yeah !! vấn đề đô thị vệ tinh, tuy vẫn là được coi phương án tối ưu cho các thành phố lớn và mới. Không lạ gì các thành phố Atlanta hay Los Angles, là một ví dụ, bởi vì là những thành phố mới. Đối với một số thành phố cũ ở châu âu có thể làm được tuy nhiên đòi hỏi hệ thống hạ tầng và qui hoạch cơ bản tốt và quan trọng là người sử dụng có ý thức.

    Tuy nhiên khi áp dụng mô hình vệ tinh đối với các thành phố của châu á là điều không dễ dàng khi "phần cứng" không đủ mạnh. Có thể thấy Hàn Quốc và Trung Quốc sử dụng ở Soul và Thượng Hải thành công. nhưng nhìn kỹ sẽ thấy Soul thành công hơn rất nhiều với Thượng Hải, bởi vì ở TQ ý thức thấp + chính phủ có phần ép tiến độ và số lượng dân số qua đông, làm mất đi bản sắc của một thành phố châu Á, thay vào đó là hình ảnh của thành phố bắc âu.

    Một mô hình thấp hơn là Kuala Lumpur, có thể rất phù hợp với Hà Nội. Tuy nhiên, sự khác biệt quá lớn nằm ỏ chỗ cách sử dụng thành phố của người dân. Dân Malaysia lại không ưa chuộng trung tâm, do có sự khác biệt quá lớn, có thể nói là kỳ thị.

    Mô hình cao cấp hơn là Singapore thì quá xa vời và không phù hợp

    Như vậy có lẽ chỉ còn Tokyo, về cơ bản nếu cách đây 50 năm, Tokyo cũng xuất phát như HN hay Saigon. Cách các nhà qui hoạch Nhật lại theo phương pháp mổ xẻ khối u. Tức là tìm cách làm khối u nhỏ lại và biến chúng thành những khối u lành. Như vậy đồng nghĩa với việc sử dụng phương pháp "In-Fill" đưa các không gian công cộng vào trong tạo vệ tinh từ bên trong, hay các khu trung tâm nhỏ, di dân phát triển dân cư theo chiều đứng. Như vậy bộ máy hành chính sẽ tăng lên và phân bố theo từng khu vực. Tất nhiên muốn làm điều này cấn phải có những chế tài cũng như kiềm hãm và phát triển các khu vệ tinh vòng ngoài. Tuy nhiên, có thể thấy cách này đối với Nhật làm rất dễ, chính phủ tự lấy đất của chính phủ, hoặc mua lại, để tạo ra nhưng inner core mà trong trường hợp này thì hoàn toàn không thể áp dụng cho Việtnam bởi vì chính phủ có khuynh hướng lấy đất thêm cho các tập đoàn ăn chia, chứ không có ý nhường hoặc san sẻ.

    Phương pháp này có vẻ gần gủi với 02 thành phố lớn chúng ta. Nhưng không sử dụng được. hãy chờ xem beyond-s đưa một vài ví dụ cho liều thuốc mới.

    Ant
  2. Jeus

    Jeus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2004
    Bài viết:
    987
    Đã được thích:
    0
    Kuala Lumpur cũng chơi bài bỏ của chạy lấy người khi zạt ra gần 30km làm cái "thủ đô" hành chính Putrajaya. Nhà zàu thì ra hill ở như bên tây - Lõi cũ bẩn thỉu nhếch nhác thì tự biến thành China town.

    Hồi thiếu niên anh Jeus qua bển chơi - kon em bản xứ lái xe chở từ nhà nó vào trung tâm - đóng tầm 120 cây chuối mà cũng phải 30p mới đến nơi . Hay nó chạy lòng vòng nhể?
  3. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Hồi còn trẻ, cách đây độ 20 năm, anh thấy bên Mã hay Indo chả nhớ, có trò trẻ con đứng vỉa hè ngoại ô để cho người lớn đi ô tô 1 mình thuê lên ngồi cùng để đi lại trong thành phố, vì có luật cấm xe ô tô cá nhân đi chỉ có 1 người vào thành phố. Giờ VN chắc cũng sắp thế.
  4. beyond_S

    beyond_S Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    1
    @ ndmt

    về cái gọi là : “ công lý về không gian công cộng” là một nổ lực nhằm thể hiện các nguyên tắc công bằng, hội nhập và phát triển bềnh vững. Ví dụ như là: Đề xuất hệ thống các không gian công cộng và quảng trường, chợ chan hòa trên toàn đô thị, gắn các nút giao thôgn công cộng xen kẽ, hay các khu chợ địa phương và các cụm côgn trình cộng đồng. Một trong những thuận lợi ưu tiên cho không gian công cộng là chi phí thấp, giúp thực hiện nhanh và có tác động tức thì. Hướng phát triển chính của công lý về không gian công cộng mới ở những phần nghèo nhất của Thành phố như là một cách để cải thiện khả năng tiếp cận, chất lượng. Một hướng nữa là đặt chất lượng đô thị trực tiếp vào chương trình hoạt động của chính quyền địa phương.
    Có thể nêu ra 5 nguyên tắc (có thể nhiều hơn) để thực hiện
    công lý về không gian công cộng đó là: Nguyên tắc công bằng, tạo ra nơi chốn , tối thiểu hóa, hội nhập và phát sinh. ....

    Tình trạng bất công và sự chia chẽ manh mún trong các đô thị lớn ở Việt nam hiện nay, sự phân cấp giàu nghèo một cách kinh khủng. Kết quả là một thành phố lam nham, mà phần lớn đối vợi mọi người là bất tiện, hiệu năng thấp và thiếu cảm thức về nơi chốn và bản sắc ( dùng từ của image of the city - Kevin Lynch)

    công lý về không gian công cộng là nhằm thúc đẩy cảm thức nhân văn trong lĩnh vực công cộng hướng tới những phần nghèo nhất, thiệt thòi nhất của thành phố nhằm đem lại cho từng khu vực một địa điểm mà họ có thể gặp gỡ và tụ tập hoặc chỉ đơn thuần là ngồi chơi ở một nơi xinh đẹp, thỏa mái như bất cứ một nơi sang trọng trong thành phố được chải chuốt mà không dành cho họ.

    công lý về không gian công cộng mang tính chất xúc tác hơn là toàn diện và có vị trí là những địa điểm có ý nghĩa quan trọng về mặt tượng trưng hay cơ cấu - nơi sự can thiệp của không gian công cộng có tiềm năng hội nhập với thành phố, thúc đẩy khả năng tiếp cân, hoặc thiết lập một cảm thức mới mẻ và tích cực về nơi chốn. Các địa điểm diễn ra cái gọi là công lý về không gian công cộng này được ưu tiên các dự án ở những trạm, nút giao thông công cộng, các tuyến đi bộ chính, những địa điểm tụ họp thương mại và xã hội, ở những công trình cộng đồng như thư viện, bệnh xá, khu vực nhậu nhẹt của mấy thằng Kiến trúc sư bò... đại loại là những nơi có tầm ý nghĩa biểu tượng, như những điểm đấu tranh chính trị có ký ức đặc biệt .....
    Việc nhóm thành cụm các yếu tố tập thể của thành phố cải thiện khả năng tiếp cận, tính thuận tiện và quản lý hiệu quả. Các dự án kết hợp ngân sách của càng nhiều nghành có liên quan càng tốt để đạt tới các dự án lớn có quy mô và tác động ý nghĩa hơn (giống như cái Bệnh viện ở Nam Phi mà Ư- Jam đã post ở topic trước). Tính chất củng cố này nên được áp dụng ở các dự án có thể tăng cường hiệu quả đầu tư công cộng hiện tại ở những nơi phù hợp.

    Sự hội nhập và sự cùng tham gia cũng rất quan trọng (Ví dụ làm nhà 35 triệu cho người nghèo thì nên kết hợp phương châm: Nhà nghèo và Nhà từ thiện cùng làm, hoặc Thằng cha gì đó làm cái nhà cộng đồng bằng tre đoạt giải gì đó không biết nữa). Tất cả các dự án đề xuất, thiết kế, và thực hiện với sự tham gia ý kiến của các công đồng và cũng không quên các vị + Sản địa phương.

    Ngày mai viết tiếp ..................



    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    he he, Ở Mễ mà cũng nghiên cứu Đô Thị Tokyo à ? Ư- jam có biết cuốn: Beyond the City, The Metropolis , và International Participations của bộ World cities and The future of the Metropoles không? Ở đó có nói rất rỏ về Tokyo, chứ khôgn như hoàn toàn vài dòng bạn nói ở trên. Đặc biệt là cái đỏ đỏ hình như là không phải đau nhé[-X[-X[-X[-X
  5. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    @ Beyonds

    Nghe "công lý" có vẻ cao cấp quá giống như "lấy của người giàu, cho người nghèo". Thật ra tư tưởng này đã có từ những năm 70 của thế kỉ trước, phát triển khá nhiều tại Mỹ và Nhật - (Again, Nhật học bài học này từ Mỹ áp dụng cho mình) thêm nữa "infill vào trong các thành phố của Nhật". Tuy nhiên, khi phát triển tại Mỹ là do tính "xã hội cộng đồng, và money" cần thiết. Còn ở Nhật lại áp dụng vào và thành công trong vấn đề xử lý "không gian đô thị". Bởi vì cách xử lí và hiệu quả khác nhau, cho nên có nhiều sách "lầm" là sự phát triển của không gian công cộng chung là từ Nhật. Mà thực tế sâu xa là từ Châu Âu, nhưng được hiện đại hóa qui hoạch hóa thành của Mỹ.

    Ant
  6. beyond_S

    beyond_S Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    1
    bạn W- Jam nhầm, Mình đang nói về khái niệm Công lý không gian công cộng của W-Lim (singapor) trong cuốn Quy hoạch Đô thị theo đạo lý châu á của hai tay Lê Phục Quốc và Trầng Khang dich. Còn cái chuyên Nhật Mỹ của những năm 50 ( Hậu chiến) hay 70 là một trường hợp khác.
    Mình cũng không nhầm là sự phát triển của không gian công cộng chung là từ Nhật, thực sự cái gì mà dính đến hai chữ Đô thị ( Urban) nghiễm nhiên cái nôi là phải ở Âu Châu và được phát triển mạnh ở Mỹ trước và sau hậu chiến thế giới.[r2)]
  7. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Mình không nhầm đâu, cái mà bạn gọi là, "Công Lý không gian", khi sử dụng có vẻ hợp với châu á vì từ ngữ đao to búa lớn, bởi vì châu á thiếu "Justice". Cái loại không gian này thì mình là chính người thụ hưởng, và rất hiểu !!
    " vẫn nhớ mỗi sáng thứ 7, đến ngồi trên băng ghế với ly cafe Starbuck ở Santana Row, San Jose. ở trong một không gian là một khu vực với cảm giác dành cho giới thượng lưu. Nơi bạn có thể bắt gặp những nhà triệu phú, diễn viên, đi dạo tại các dãy nhà hàng, shops với giá cắt cổ, hòa lẫn với những người đi làm thường nhật với đám trẻ con chạy lăng xăng trên bãi cỏ, xa xa bên góc trái là các cô người mẫu đang biểu diễn thời trang. ở phía phải là nơi các ông già đang chơi cờ. Trước mặt là nơi biểu diễn ca nhạc tạp kỹ (kiểu hát với nhau) Tất cả chỉ mất 2 dollar cho li cafe để có thể thưởng thức một buổi sáng bình yên."

    Ngày hôm qua đi vào khu tổ hợp khu sân vận động Mỹ Đình ..... hic !! có rất nhiều tòa nhà xây chỉ sử dụng cho Sea-game, để phí !!! Chả ai sử dụng cả, nghe đâu đó đất đã được chia cho một số "thành phần"rồi !!

    Ant
  8. A_ZIZOU

    A_ZIZOU Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    874
    Đã được thích:
    1
    bác We ra HN để ol à ?:)
  9. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    lãnh tụ và hải đăng là trò chém gió bên đó thôi mà chứ có tuổi tác gì đâu. Thích thì mình phong bạn AYA là "chúa" nữa cũng được cơ mà.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    công bằng thôi chứ công lý nghe nặng quá nhất là ở Việt Nam hiện nay Công Lý đang là diễn viên hài.
  10. beyond_S

    beyond_S Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    1
    Hay quá , Thế thì Ư-jam làm một bài về cái này đi cho vui nhộn topic, Nếu bạn làm mình sẽ hổ trợ thêm ...........
    KTS viet nam thế hệ mình coi như củ chuối, may ra có Ư-Jam được đi đây đó, thôi bỏ chút thời gian vì mọi người hehhheehheh [r2)][r2)]

Chia sẻ trang này