1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quét rác nuôi con học cao học

Chủ đề trong 'An Giang' bởi YeuAoTrang, 16/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. YeuAoTrang

    YeuAoTrang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Quét rác nuôi con học cao học

    Quét rác nuôi con học cao học


    Là một công dân quét rác nghèo, nhưng ông bà Lê Ngọc Hân (phường Bình Đức, Long Xuyên, An Giang) dành công sức nuôi con ăn học. Ba người con của ông đã khôn lớn từ tình yêu của cha mẹ, có người còn đang theo học thạc sĩ.

    Năm 1979, sinh đứa con đầu lòng, ông Nguyễn Ngọc Hân - Ba Hân (khóm Bình Đức 2, phường Bình Đức, TP Long Xuyên, An Giang) đặt tên là Nguyễn Trần Nhẫn Tánh; năm 1981 đứa kế đặt tên Nguyễn Trần Nhẫn Giả, và năm 1983 đứa út ra đời ông lại đặt tên Nguyễn Trần Nhẫn Giới. Nhà Ba Hân nghèo, vợ may vá, ông hành nghề mua bán ve chai. Khi con lớn, Ba Hân phải bán 2 công đất để lo chuyện học hành cho con. Từ lâu vợ Ba Hân đã phải nhịn ăn sáng "để nhường củ khoai hạt gạo cho con". Còn Ba Hân, 4 giờ sáng đã vượt 30km đạp xe vào tận vùng sâu Tân Phú (Châu Thành), Thoại Sơn rao mua ve chai, vé số và về sau này đi làm công nhân vệ sinh quét rác...

    Món quà cho chữ "nhẫn"

    Khi Tánh vào học 12, vợ chồng ông Ba Hân gần như khánh kiệt. Bữa cơm hằng ngày độc nhất chỉ có rau luộc, canh suông, thỉnh thoảng mới có tí cá, cá hủng hỉnh mua về cho con. Món ăn trường kỳ lúc đó là mắm kho. Chính những ngày tưởng chừng như không thể vượt qua được ấy thì tin con đậu các trường đại học: Y Cần Thơ; Thủy sản Nha Trang dội về. Và thế là "thành trì" nghị lực của vợ chồng ông lại được dày thêm một lớp.

    Từ ngày ấy, Ba Hân phải làm việc cật lực hơn để đủ tiền chu cấp cho con. 4 giờ sáng ông đã có mặt ở các quán cà-phê miệt vườn mời mua vé số để tránh cạnh tranh, đến tận khuya lại ở các vỉa hè quán nhậu phố thị. Trong xóm Tầm Vu có hai ông bạn đồng cảm với Ba Hân là Hai Nguyên và Văn Hồng vẫn thường an ủi hay mua vé số cuối ngày cho ông. Ông Hai Nguyên nói thật lòng về ông bạn khổ của mình: "Ba Hân không hề mặc cảm, không hề than thân, không hề cam chịu số phận! Người có con học bác sĩ như Ba Hân đâu phải muốn mà có!".

    Vợ Ba Hân đã bán lần lượt những kỷ vật như bông tai, dây chuyền, nhẫn cưới quý giá của đời người, trừ bàn máy may là công cụ kiếm thêm đồng ra đồng vô. Quyết định bán nhà sắp được thực thi thì vợ Ba Hân nhận được thư con: "Mẹ! Cha! Con không học tiếp hai năm cuối y khoa nữa!" Ngay đêm đó, vợ Ba Hân khăn gói xuống Cần Thơ... Gặp mẹ, Tánh không lúng túng mà giãi bày rõ ràng mạch lạc từng câu: "Mẹ yên tâm! Học ngành môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên là xu thế, mau ra trường, có việc làm ngay... Còn học y khoa mỗi tháng phải có trên 1,5 triệu đồng tiền sách vở! Cha mẹ đừng bán nhà!".

    Quét rác đổi đời

    Tháng 3-2000, đang rảo bước trên hè đường Tôn Đức Thắng (phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên) thì có người gọi mua vé số và nhận giới thiệu ông vào thử việc ở Công ty Công trình đô thị TP Long Xuyên với mức lương 400.000 đồng/tháng. Tiền lương chỉ đủ cho Giả ôn thi mỗi tháng. Biết vậy nhưng Ba Hân vẫn quyết vào làm công ty, kết thúc tháng ngày bán vé số. Nơi thử việc một lao động 47 tuổi là một dải cây xanh phân cách 9km dọc quốc lộ 91 từ cầu Cái Sơn đến Cái Sắn (Long Xuyên) xe khói mịt mù. 1 giờ trưa vào ca nhưng 12g30 Ba Hân đã đội nắng xới đất dưỡng cây, nhặt rác.

    Ba Hân vẫn tháng ngày đội nắng thử việc, tưới cây bằng chính giọt mồ hôi đầy bụi của mình. Thế rồi đến ngày ông chia tay với dải cây xanh, chính thức vào làm việc ở Công viên cây xanh Tôn Đức Thắng (phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên). Tại đây với đức tính cần cù, Ba Hân đã cùng hai công nhân khác biến 1 ha công viên cây xanh thành một nơi xanh - sạch - đẹp. Ông đã cải tiến hệ thống tưới cây trong công viên, tiết kiệm cho công ty trên 400m3 nước mỗi tháng. Mùa khô, Ba Hân vận động anh em đi sớm tưới cây lúc 3 giờ sáng... Ngay quý đầu tiên Ba Hân đã nhận được giấy khen chiến sĩ thi đua của TP Long Xuyên, rồi của tỉnh. Mức lương 900.000 đồng/tháng và số tiền 3 triệu đồng của công đoàn công ty cho mượn, ông coi như là "nguồn nước vào chỗ trũng" trang trải nợ nần.

    Ông Lương Hạ Đình - giám đốc Công ty Công trình đô thị Long Xuyên - vui mừng vì ở công ty nơi có nhiều lao động nghèo lại có một Ba Hân "sắt đá nuôi con làm giảng viên đại học". Ngày Giả vào năm 1 trung cấp điện Ô Môn (Cần Thơ) cũng là ngày Tánh được tuyển vào làm giảng viên Trường đại học An Giang.

    Giờ đây trong căn nhà sàn vách ván đã mục nát của Ba Hân nằm trong ngọn Tầm Vu, đêm khuya có một cậu con trai đang tập trung làm luận văn thạc sĩ. Trong căn nhà ấy không có gì quý giá ngoài tủ sách nhỏ của anh em Nhẫn Tánh, Nhẫn Giả, Nhẫn Giới đã chật cứng các ngăn.

    QUANG VINH
    (Báo Tuổi trẻ)

    ---------------------------------------
    www.suutap.com/NuSinh
  2. Thanh_Lam

    Thanh_Lam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2001
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    0
    Bài viết cảm động quá. Chuyện này giống chuyện người cha từ quê nghèo Quãng Ngãi vào TPHCM nuôi con ăn học bằng nghề đạp xích lô. Hiện nay người con kia không phụ lòng cha , đang viết luận án tiến sĩ toán tại Mỹ.
    Cái thời mà hai bác kể trên đang phải ăn mắm thường xuyên thì rất nhiều gia đình cũng phải ăn mắm như thế. Nhưng thật không thích chút nào khi các nhà báo lại đặt tiêu đề thế kia.
    Nhất là cái báo tuổi trẻ. Chẳng lẽ nghề đạp xích lô, hay nghề quét rác không phải là nghề. Viết như thế người đọc sẽ thấy thương hại nhiều hơn là cảm thông. Dạo này các báo viết bài về một tấm gương học giỏi thì cứ luôn luôn phải kể cái khổ cái khó khăn của tấm gương đó để rồi làm nổi bật lên sự vượt khó. Mà có những điều họ còn phịa ra nữa chứ.

    Россия моя пе?вая лZбовO!!

Chia sẻ trang này