1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Qui hoạch Biên Hoà thành đô thị kiểu mới

Chủ đề trong 'Đồng Nai' bởi taysungbavang, 29/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. taysungbavang

    taysungbavang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2002
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    2
    Qui hoạch Biên Hoà thành đô thị kiểu mới

    Mong sao cho thành phố Biên Hòa phát triển hiện đại và giữ được bản sắc của một đô thị hơn 300 năm tuổi



    * Đâu sẽ là trung tâm hành chính của thành phố Biên Hòa ?
    Câu hỏi trên khó có thể trả lời ngay được, mặc dù Biên Hòa đã có quy hoạch tổng thể và chỉ còn lại vài phường là chưa có qui hoạch chi tiết. Bởi vì, khi làm quy hoạch trước đó, cũng không ai tính tới sẽ có một trung tâm hành chính mới cho TP.Biên Hòa mà chỉ nghĩ đơn giản là các trụ sở cơ quan của thành phố vẫn nằm ở vị trí cũ! Nay thì đang ?oầm ĩ? lên do có dư luận về việc 2 cơ quan ?ođầu não? của Biên Hòa là Thành ủy và UBND thành phố dự tính sẽ chọn mặt tiền đường Nguyễn Văn Trỗi nằm trên quốc lộ 1K (bên phía sân bay Biên Hòa) để xây dựng trụ sở mới. Trong khi đó, Sở Xây dựng (cùng với sự đồng tình ủng hộ một số cơ quan khác của tỉnh) lại đề xuất trung tâm hành chính TP.Biên Hòa sẽ đặt ở địa điểm khác nằm trên tuyến đường mới, dự kiến mở từ Vườn Mít qua phường Trung Dũng và Thống Nhất đi thẳng ra bờ sông Đồng Nai và dự kiến có cầu bắc qua Cù lao Phố. Và ở đây trong tương lai cũng sẽ mở tuyến đường thông ra tới ngã ba Vũng Tàu. Theo Sở Xây dựng, vị trí khu trung tâm hành chính mới nằm trong khu vực này là khá ?ođắc địa? vì nằm ở phía bờ sông thoáng mát, rộng rãi trong đó phần lớn là đất nông nghiệp, có thể chủ động cho quy hoạch, bố trí các công trình xây dựng mới. Như vậy là Biên Hòa đã có quy hoạch nhưng quy hoạch vẫn chưa ổn vì còn chưa xác định được đâu sẽ là trung tâm cho bộ mặt mới của TP.Biên Hòa? Đây là vấn đề rất hệ trọng, cần được cân nhắc kỹ trước khi quyết định việc xây dựng trụ sở các cơ quan đầu não của Biên Hòa. Bởi bộ mặt của trung tâm hành chính TP.Biên Hòa không thể chỉ được ?ongắm chọn? ở cái vị trí lợi trước mắt nhưng lại bị ?hạn chế? cho sự phát triển lâu dài và cũng sẽ gây ra rất bất tiện về sau này.
    Ai cũng biết, quốc lộ 1K được nâng cấp, mở rộng nhằm ?ođón đầu? con đường xuyên Á. Như vậy, chắc chắn đây sẽ là tuyến đường giao thông huyết mạch vào Nam ra Bắc và đi qua các nước láng giềng. Do vậy, lưu lượng xe tham gia giao thông trên tuyến đường này là rất lớn. Vậy, việc chọn mặt tiền đường Nguyễn Văn Trỗi trên quốc lộ 1K để xây dựng các trụ sở quan trọng của TP. Biên Hòa có thuận tiện cho người dân đến quan hệ làm việc không ? Vả lại, trên thực tế ở khu vực này cũng đã có quy hoạch xây dựng nhiều trụ sở cơ quan tỉnh, nhà chung cư cao tầng và trường học, việc ?ochen? thêm các cơ quan nhà nước của thành phố vào đây có thích hợp không ? Chắc chắc rằng trung tâm hành chính ở nơi này sẽ không thể bằng một nơi mới hoàn toàn và rất tiện lợi cho quy hoạch kiến trúc xây dựng mới. Còn hàng loạt các câu hỏi khác được đặt ra, nếu như TP.Biên Hòa có ý định chọn mặt đường Nguyễn Văn Trỗi làm trung tâm hành chính. Mới đây, trả lời phỏng vấn của báo Đồng Nai, ban giám đốc Sở Xây dựng vẫn giữ quan điểm là trung tâm hành chính của TP.Biên Hòa nằm trên khu vực mới theo trục đường từ Vườn Mít ra bờ sông Đồng Nai nối với Cù lao Phố là lý tưởng và thuận lợi nhất. Thực ra, quy hoạch là một việc làm rất cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển có định hướng nhưng không vì thế quy hoạch lại trở nên ?o khô cứng?, cứ khư khư như thế mà làm. Có thể có những điều chỉnh, thay đổi nhất định cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Ví dụ như, việc quy hoạch có tính chia cắt theo địa giới hành chính phường, xã như hiện nay có khi không phù hợp với thực tế. Cụ thể là việc chia cắt theo địa giới hành chính thì phường nào cũng được quy hoạch sẽ có chợ, có công viên, có trung tâm thương mại, có nhà văn hóa...Trong khi đó thực tế nhiều nơi có mối quan hệ kinh tế và đời sống văn hóa mang tính liên phường. Ví dụ như, chợ đầu mối thông thường giải quyết việc mua bán hàng ngày cho người dân của nhiều phường lân cận. Như chợ Tân Hiệp nằm ở ngã tư Tân Phong hoặc như đã có chợ Biên Hòa thì cần gì phải có chợ Quang Vinh, chợ Quyết Thắng, chợ Thanh Bình...Tuy vậy, việc ?ođiều chỉnh? trung tâm hành chính TP. Biên Hòa sao cho phù hợp với quy hoạch chung lại không đơn giản chút nào bởi nó kéo theo hàng loạt vấn đề hệ trọng khác cần được giải quyết một cách đồng bộ.
    Từ chuyện trung tâm hành chính TP.Biên Hòa, chúng tôi thấy có một vấn đề khác nữa cũng cần đề cập tới là phát triển đô thị Biên Hòa hiện tại cũng như tương lai, cần chú ý đến việc bảo tồn một số khu phố, tuyến đường hoặc một số công trình xây dựng vốn đã là một ?ophần hồn? của thành phố xưa. Cũng có người nói, cứ muốn mặc áo mới nhưng không muốn dứt bỏ áo cũ thì làm sao có thể cải tạo và phát triển thành phố ? Đúng là có khó khăn trong vấn đề này nhưng xin nhớ rằng việc giữ được bản sắc của một đô thị có bề dày lịch sử hơn 300 năm sẽ làm tăng thêm niềm vinh dự và tự hào cho sự phát triển của đô thị Biên Hòa trong tương lai. Nói như kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính thì : ?oKhông thể để các đô thị ở ta đánh mất đi bản sắc?. Nếu không, tới một ngày nào đó, người ta chỉ thấy Biên Hòa như là một thành phố hoàn toàn mới với các công trình kiến trúc xây dựng theo ?omô-đen? hiện đại.

    * Đường sá và nhà ở sẽ phát triển ra sao?
    TP. Biên Hòa ngày càng trở nên chật hẹp và quá tải so với sự gia tăng dân số. Diện tích đất ở của Biên Hòa là 2.254 hécta, chiếm gần 15% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố. Trong đó diện tích làm nhà ở chiếm hơn 5 triệu m2 nhưng có đến gần 15% là nhà tạm bợ. Một kiến trúc sư ở Sở Xây dựng đã nhận xét việc phát triển nhà ở hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu dân số tăng nhanh ở Biên Hòa, nhất là dân nhập cư tìm việc làm trong các khu công nghiệp. Biên Hòa chưa xây dựng được các khu chung cư cao tầng mà chủ yếu là nhà đơn lẻ được phân lô nằm ở các mặt phố. Sắp tới, việc mở đường sá và xây dựng các công trình phúc lợi xã hội có thể phải giải tỏa, di dời hàng ngàn hộ dân. Nếu cứ phân lô chia đất cho các hộ phải giải tỏa, di dời để tự xây nhà thì thành phố lấy đâu ra đất để bố trí tái định cư cho hàng ngàn hộ phải giải tỏa trắng? Đây là công việc phải được tính toán để nhanh chóng quy hoạch hướng sẽ phát triển định hình các khu dân cư mới ngay từ bây giờ, đặc biệt là việc sẽ xây dựng các khu chung cư cao tầng . Nói như ông Nguyễn Tấn Bình, quyền giám đốc Ban quản lý thành phố thì quỹ đất của Biên Hòa còn rất ít do vậy phải tính toán đến việc xây dựng các khu chung cư cao tầng đồng thời Nhà nước phải có chính sách để tạo điều kiện và thu hút người dân vào ở các khu chung cư cao tầng, nhất là đối tượng có thu nhập thấp. Việc này làm càng nhanh càng có lợi cho thành phố.
    Chuyện đường sá trong nội ô thành phố cũng phải được quan tâm nhiều hơn. Song song với việc nâng cấp và mở rộng các con đường cũ sẽ làm đẹp cảnh quan cho bộ mặt thành phố (như đường chạy cặp bờ sông Đồng Nai), rất cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án mở các con đường ?oxương cá? (như đường 5 nối dài) để có thể giảm áp lực giao thông vào nội ô Biên Hòa và có thể hạn chế được nạn ùn tắt giao thông vẫn thường xuyên xảy ra trên quốc lộ 15. Cũng có ý kiến cho rằng, ở Biên Hòa có những đoạn đường chẳng bao giờ thấy kẹt xe thì chưa nhất thiết phải đầu tư mở rộng mà nên dồn vốn tập trung vào việc mở những con đường ?oxương cá?. Một bài học kinh nghiệm trong nhiều năm qua ở Biên Hòa là các dự án về giao thông thường được khởi công trước khi tiến hành đền bù, giải tỏa như quốc lộ 1K, tỉnh lộ 16... Do vậy, nhiều dự án bị vướng vào việc đền bù, giải tỏa, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Vì vậy, các dự án về giao thông, theo chúng tôi thì cần thiết phải làm xong việc đền bù, giải tỏa và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư trước khi khởi công.

    * Đền bù như thế nào và tái định cư ở đâu?
    Hóc búa nhất và nan giải nhất trong việc triển khai xây dựng hạ tầng ở TP.Biên Hòa là chuyện đền bù và giải tỏa. Có những dự án giao thông thi công kéo dài... lê thê cũng do vướng vào chuyện này. Vướng đầu tiên là do giá đền bù chưa hợp lý. Nếu cứ căn cứ vào văn bản của nhà nước về khung giá đất đã ban hành từ nhiều năm nay, đã tỏ ra lạc hậu nhưng vẫn chưa được sửa đổi, và điều chỉnh mà áp vào giá đền bù thì quả thực là thấp hơn nhiều so với mặt bằng giá thực tế. Và mặc dù nhà nước đã cho hệ số K nhằm khắc phục sự chênh lệch giữa khung giá nhà nước so với mặt bằng giá thị trường nhưng không hiểu vì sao việc định giá đền bù cũng rất... xa vời thực tế! Khi triển khai việc áp giá đền bù giải phóng mặt bằng cho dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 16, Chủ tịch UBND xã Hóa An Ngô Văn Đẳng đã phải lên tiếng kiến nghị với tỉnh và thành phố cho kiểm tra, thẩm định lại giá đền bù để đảm bảo quyền lợi cho người dân. Không chỉ có dự án tỉnh lộ 16 mà một số dự án khác ở TP.Biên Hòa cũng vướng vào việc áp giá đền bù.
    Việc thiếu công khai, thiếu dân chủ và chưa công bằng trong thực hiện giá đền bù cũng là trở ngại cho công tác giải tỏa. Lại có những khu dân cư phải giải tỏa để giao đất lại cho chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng nhưng giá đất có hạ tầng ở khu tái định cư là bao nhiêu thì người dân không rõ. Cách làm này là mập mờ và không sòng phẳng, tạo nên tâm trạng lo lắng cho người dân. Trong trường hợp, nếu việc di dời giải tỏa để cho các công ty kinh doanh hạ tầng xây dựng nhà ở thì tại sao không tính đến việc tái bố trí cho các hộ dân ở lại nơi này với giá cả công khai rõ ràng, không để thiệt cho dân và cũng không thiệt cho nhà đầu tư. Với suy nghĩ về một cách làm mới, ông Huỳnh Đô, giám đốc Công ty xây dụng dân dụng công nghiệp số 2 là chủ đầu tư dự án kinh doanh hạ tầng ở khu vực đường 5 nối dài, đã cho biết ?oChúng tôi có nhiều phương án tính toán để người dân tự lựa chọn. Hoặc là người dân nhận tiền đền bù để đến khu tái định cư mới hoặc là người dân chọn ở lại vị trí bất kỳ trong khu vực quy hoạch dân cư có tính tiền đầu tư hạ tầng (không tính giá kinh doanh) hay người dân hùn vốn cùng kinh doanh với công ty bằng số tiền được đền bù...?.
    Đối với các hộ phải giải tỏa trắng để di dời đi nơi khác, cần tính toán đến vị trí, địa điểm có thể tạo điều kiện cho người dân có thu nhập ổn định hoặc có chính sách hỗ trợ khác để tạo công ăn việc làm cho người dân khi đến nơi ở mới.
    Chúng tôi nghĩ rằng, đã đến lúc cần có một sự nhìn nhận thẳng thắn nhằm tháo gỡ ách tắc trong việc áp giá đền bù, giải tỏa như hiện nay. Chúng tôi rất tâm đắc về phát biểu của đồng chí Trần Đình Thành, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tại một hội nghị của UBND tỉnh là ?oở các địa phương khác, người ta cũng tiến hành đền bù, giải tỏa để xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng sao không bị vướng mắc nhiều như ở Đồng Nai!?.
    Xin được kết thúc bài viết này với mong ước sao cho thành phố Biên Hòa phát triển nhanh và hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc của một đô thị có bề dày lịch sử hơn 300 năm .

    Ảnh: Thi công đường QL1K đoạn gần ngã tư Tân Phong

    Nhóm PV ?oNhịp sống đô thị?

Chia sẻ trang này