1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Qui trình công nghệ cho bề mặt khuôn mẫu: đánh bóng-ăn mòn

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi bebuday, 09/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bebuday

    bebuday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Qui trình công nghệ cho bề mặt khuôn mẫu: đánh bóng-ăn mòn

    Chào cả nhà.
    Hiện nay, mình đang làm trong lĩnh vực khuôn ép nhựa, tuy nhiên do mới bước vào nghề nên chưa có nhiều kinh nghiệm.
    Mình muốn hỏi về qui trình công nghệ để đánh bóng bề mặt khuôn hoặc ăn mòn. ai có tài liệu hay kinh nghiệm gì chỉ giúp mình với.
    Chân thành cảm ơn.
  2. bebuday

    bebuday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Phải chăng vấn đề này vẫn còn mới ở Việt Nam????
  3. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Đánh bóng kim loại không hề là vấn đề gì mới mẻ cả, chẳng qua là nhiều người không làm nên không biết đó thôi.
    Quy trình đánh bóng, hoặc nguyên tắc đánh bóng thì đúng hơn (vì quy trình bao giờ cũng gắn liền với một đối tượng thao tác cụ thể, mối bộ khuôn lại có quy trình riêng), là thế này:
    Độ bóng hoặc độ nhám của một bề mặt được quyết định bởi độ nhấp nhô trên đó. Nếu nhấp nhô lớn (chiều cao trung bình từ chân đến đỉnh nhấp nhô lớn) thì bề mặt có độ bóng thấp hoặc độ nhám cao. Muốn tăng độ bóng, ta cần hạ thấp độ cao các nhấp nhô này xuống. Nghe thì đơn giản vậy và nhiều người cho là chỉ cần dùng giấy ráp đánh thật kỹ là sẽ có được độ bóng mong muốn. Hóa ra không phải vậy, nếu chọn sai loại giấy thì dù có đánh giấy ráp cả ngày, ta cũng chỉ làm cho bề mặt kim loại sáng lên chứ không tăng được độ bóng lên đáng kể.
    Đầu tiên, ta cần xác định độ cao trung bình của nhấp nhô, đo hoặc bằng kinh nghiệm. Mỗi phương pháp gia công thường tạo được một độ nhám mà nếu có kinh nghiệm, ta có thể xác định bằng mắt khá chính xác, ví dụ 200 micromet. Vậy bạn hãy chọn giấy ráp có cỡ hạt đúng (hoặc xấp xỉ) như vậy. Rất nhanh chóng, bạn sẽ hạ được một nửa chiều cao nhấp nhô. Nếu chọn giấy có cỡ hạt khác đi, bạn hầu như rất mất công mà độ bóng chẳng cải thiện được mấy.
    Tiếp tục, bạn lại dùng loại giấy có cỡ hạt bằng một nửa của tờ giấy ráp vừa rồi, bạn sẽ nhanh chóng hạ được một nửa chiều cao nhấp nhô... Cứ như vậy, bạn tiếp tục dùng giấy mịn hơn, luôn nhớ là cỡ hạt tờ giấy sau phải bằng đúng một nửa của loại giấy trước đó, bạn sẽ có được bề mặt bóng đến soi gương mà không mất quá nhiều công.

Chia sẻ trang này