1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quốc gia

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi giafhoof, 09/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Vậy là anh kien lộn hoàn toàn rồi
    Trong thể chế chính trị nước ta, Chủ tịch là đứng đầu Nhà nước, Thủ tướng là đứng đầu Chính Phủ (cơ quan tư pháp)
    Tương tự, với các nước có thể chế cộng hòa như Đức, Tổng thống đứng đầu Nhà nước, còn bà Merkel đứng đầu chính phủ
    Lý thuyết, đứng đầu chính phủ (head of government) < đứng đầu nhà nước (head of state), nhưng thực tế thì ngược lại
    Với các nước quân chủ có vua và Mỹ thì quyền lực thuộc về đứng đầu chính phủ, nhưng quyền lực tối cao vẫn thuộc về vua
    Còn Palestine, nó đã có Nhà nước bao gồm cơ quan dân cử và chính phủ do cơ quan dân cử lập ra, đứng đầu nhà nước Palestine khi xưa là ông Y.Arafat, dưới ông có một thủ tướng
    Cái mà Palestine thiếu để thành lập 1 quốc gia là lãnh thổ
    1 quốc gia = 1 nhà nước + dân số + luật pháp + lãnh thổ
    Chính quyền hay chính phủ có phạm vi nhỏ hơn, chính quyền có thể nói bên xã, quận, chính phủ hay chính phủ chỉ cơ quan tư pháp, còn Nhà nước phải bao gồm tư pháp + hành pháp + lập pháp
    Thân
  2. zedi_vu

    zedi_vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2005
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    2
    2 từ này , 1 từ là gốc Hán Việt, 1 từ là thuần Việt, có chung 1 nghĩa, chủ yếu là cách dùng từ theo từng ngữ cảnh . Nếu giải thích như duyhau thì e hèm.... chẳng hiểu gì ráo trọi.
    Người ta gọi là Ngựa ô chứ đâu gọi là ngựa đen .
    Người ta gọi chó mực chứ đâu gọi chó đen .
    Người ta gọi bạch mã chứ đâu gọi là ngựa trắng.
    Người ta gọi gà trống chứ đâu gọi là gà đực.
    Chủ yếu do cách dùng từ theo ngữ cảnh và phong tục từ thời xa xưa thôi.
  3. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Nếu đã tùy vào ngữ cảnh thì em cũng chịu
    Nhưng rõ ràng đó là hai khái niệm khác nhau, cứ ném qua tiếng Anh thì ra lẽ hết
    Nó có khái niệm head of state và head of government, lý thuyết head of gov. là phó của head of state .
    Còn Quốc gia hay Nhà nước, cứ đem ví dụ ra là ổn thôi
  4. zedi_vu

    zedi_vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2005
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    2
    Vậy thì cái head of state = đứng đầu nhà nước = đứng đầu quốc gia
    Head of government = đứng đầu chính phủ = đứng đầu chính quyền
    Cái ví dụ mà duyhau đưa ra là Palestin có nhà nước trước hay quốc gia trước là sai ,mà phải nói là Palestin có chính phủ trước hay nhà nước ( quốc gia) trước bởi vì nghĩa của 2 từ quốc gia và nhà nước là giống nhau.
  5. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Chán anh quá
    Em đã bảo Nhà nước là tổng hợp của lập pháp + hành pháp + tư pháp
    Quốc gia và Nhà nước về từ ngữ hoàn toàn giống nhau
    Nhưng khi dùng lại khác
    Như em đã hỏi, anh có thể là đại diện cho quốc gia đá banh chứ làm sao mà nói là đại diện cho Nhà nước
    Còn Palestine nó có cơ quan dân cử mà, chính phủ chỉ là nội các của ông thủ tướng thôi
  6. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0

    Theo tôi:
    "Quốc gia" không thể đánh đồng với "Nhà nước", mặc dầu theo nghĩa Hán - Việt thì "Quốc gia" có nghĩa là "Nhà nước".
    "Quốc gia" là cụm từ thiêng liêng, mang tính truyền thống kế thừa qua nhiều thời đại, nói trong tiếng Việt là "Đất nước", khác nghĩa hoàn toàn so với "Nhà Nước". Còn "Nhà nước" là danh từ mang nghĩa chính trị, nó còn gọi là "Chính quyền", và nó có thể bị thay đổi theo từng thời đại.
    "Quốc gia"(Đất nước) là danh từ để chỉ tất cả những gì là của một cộng đồng dân cư(có thể khác nhau về ngôn ngữ, văn hoá, chủng tộc, ...) nhưng cùng sinh sống trong một giới hạn địa lí(lãnh thổ), cùng chung vai sát cánh với nhau để xây dựng và phát triển vì lợi ích chung. "Quốc gia"(Đất nước) nào cũng phải có "Nhà nước"(Chính quyền).
    Nhà nước(Chính quyền) có 5 hình thức thường thấy từ xưa tới nay:
    1-Nhà nước Quân chủ. Hiện nay không còn nữa.
    2-Nhà nước Quân chủ Lập hiến. Hiện nay là các nước Thái Lan, Anh, Campuchia, ...
    3-Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa(Cộng sản). Hiện nay là: Việt Nam, Trung Hoa, Bắc Triều Tiên và Cuba.
    4-Nhà nước Quân sự(Quân phiệt). Hiện nay là: Mianma(Miến Điện), ...
    5-Nhà nước Cộng hoà. Hiện nay rất phổ biến trên thế giới như: Pháp, Mĩ, Nga, Ấn Độ, ...
    Quốc gia(Đất nước) Việt Nam qua các thời kì trải qua các Nhà nước(Chính quyền):
    Nhà nước Quân chủ(Hồng Bàng?, Đinh, Lí, Trần, Lê, Nguyễn) từ thời cổ(?) đến năm 1945.
    Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa(Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1945 đến 1975.
    Nhà nước Cộng hoà(Việt Nam Cộng hoà) ở miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến 1975.
    Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa(Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) từ năm 1976 đến nay.
    Được chauphihwangza sửa chữa / chuyển vào 16:09 ngày 21/09/2006
  7. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Có mỗi cái vụ quốc gia và nhà nước mà cãi nhau suốt.
    Theo tôi, Quốc Gia là đơn vị hành chính bao gồm chủ quyền lãnh thổ với các thông số đi kèm là diện tích, dân số, với các đặc điểm về thể chế chính trị, tôn giáo văn hóa...Trong khi đó Nhà Nước là tên gọi chung của một cơ cấu bộ máy cai trị cái quốc gia trên kia.
    Hai tiếng Đất nước phản ánh khía cạnh khác của quốc gia, mang sắc thái tình cảm và hoàn toàn khác hẳn với nghĩa của hai tiếng nhà nước. Người ta thường yêu đất nước của mình nhưng cái người ta đó chưa chắc đã yêu quốc gia đó.
    Câu hát đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu có thể hát thành quốc gia tôi thon thả giọt đàn bầu, mặc dù là hơi ngô nghê. nhưng nếu hát Nhà nước tôi thon thả giọt đàn bầu thì có lẽ câu hát làm người ta hình dung ra các vị bụng to đầu hói có dạng giữa phình hai đầu thóp lại mà thôi.
  8. phanboboaiai

    phanboboaiai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Bài viết:
    5.867
    Đã được thích:
    0

    Các bác cứ tranh cãi nhau mãi. Em thì cứ Tổ Quốc mà tôn thờ.
    Nhà Nước có thể thay đổi, Quốc Gia có thể Hưng Thịnh hoặc ngược lại nhưng Tổ quốc thì ai cũng mong ước trường tồn........
    TỔ QUỐC MUÔN NĂM!
  9. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Chế độ nào cũng qua đi, Nhà nước nào cũng có lúc lên lúc xuống, chỉ có Tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam là trường tồn mãi mãi
  10. Red_fanatical

    Red_fanatical Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    1.460
    Đã được thích:
    0
    Cực kì ********* và vớ vẩn

Chia sẻ trang này