1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quốc hiệu Việt Nam - Nguồn gốc, ý nghĩa và sự hình thành ...

Chủ đề trong 'Nghệ Tĩnh' bởi Cyclo, 21/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Cyclo

    Cyclo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    0
    Quốc hiệu Việt Nam - Nguồn gốc, ý nghĩa và sự hình thành ...

    Xin nói trước, tư liệu của bài này là sưu tầm từ báo. Bài viết này chỉ với mục đích muốn giúp mọi người hiểu thêm về vấn đề tưởng chừng như rất đơn giản này. Ai chưa biết thì cố mà đọc, còn ai biết rồi thì cũng cố mà đọc ... lại .

    Chính thức trở thành quốc hiệu từ cách đây gần 2 thế kỷ, 2 tiếng "Việt Nam" ngày nay đã được sử dụng phổ biến, trở nên thiêng liêng và gần gũi. Tuy nhiên, nguồn gốc, ý nghĩa và nhất là quá trình hình thành quốc hiệu đó vẫn luôn là những vấn đề lý thú, hấp dẫn, được nhiều người quan tâm ...
    Quan niệm phổ biến từ trước và nhiều kết quả nghiên cứu gần đây thường khẳng định quốc hiệu Việt Nam xuất hiện từ đầu thời Nguyễn, bởi vì chính sử của cả nước ta và Trung Quốc đều ghi nhận cụ thể việc này. Năm 1802, sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh (vua Gia Long) phái 2 đoàn sứ giả sang Trung Quốc. Một đoàn do Thượng thư Bộ Hộ là Trịnh Hoài Đức làm Chánh sứ, đem trả lại sách ấn mà triều Thanh phong cho nhà Tây Sơn. Đoàn kia do Thương thư Bộ Binh là Lê Quang Định làm Chánh sứ, xin phong vương cho Nguyễn Ánh và xin đặt quốc hiệu là Nam Việt. Lời quốc thư của Nguyễn Ánh có đoạn:
    "... Mấy đời trước mở đất viên giao càng ngày càng rộng, gồm cả nước Việt Thường và nước Chân Lạp, đặt quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm này. Nay tôi lấy hết cõi Nam, có toàn cõi Việt, nên theo hiệu cũ để chính quốc danh ..."
    Cũng năm 1802, nhà Thanh chuẩn danh xưng quốc hiệu nước ta là Việt Nam. Nhưng đến năm Gia Long thứ 3 (năm 1804), sứ giả nhà Thanh là Tế Bồ Sầm mới mang cáo sắc, quốc ấn đến Thăng Long để làm lễ phong vương cho Nguyễn Ánh.
    Như vậy, quốc hiệu Việt Nam được công nhận từ năm 1802, nhưng phải đến năm 1804 nó mới được chính thức thừa nhận hoàn toàn về mặt ngoại giao. Giữa 2 mốc thời gian này, có nhiều cuộc đi lại, tranh luận, hội đàm khá phức tạp giữa 2 triều đình Nguyễn - Thanh, bởi vì nhà Nguyễn muốn lấy quốc hiệu nước ta là Nam Việt như hồi các chúa Nguyễn khởi nghiệp, nên k0 bằng lòng ngay với sự đổi thành Việt Nam của nhà Thanh. Trong cuốn Nước Đại Việt Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa, tác giả người Nhật Bản Yoshiharu Tusuboi căn cứ vào kế quả nghiên cứu của nhà Đông phương học Chusei Suzuki, cũng khẳng định điều đó: "Năm 1803, có những cuộc thương thảo rất quan trọng về quốc hiệu dưới triều Nguyễn: Nam Việt hay Việt Nam".
    .....





    Cyclo@

Chia sẻ trang này