1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quốc Học ơi! Cảm nhận về bài viết "Con gái xứ Huế thời @!" ở Hoa Học Trò. Những điều cần cảnh báo!

Chủ đề trong 'Trường Quốc Học Huế' bởi firstdragon, 27/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. firstdragon

    firstdragon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Quốc Học ơi! Cảm nhận về bài viết "Con gái xứ Huế thời @!" ở Hoa Học Trò. Những điều cần cảnh báo!

    Là một người từng ở Huế, tôi hiểu Huế là gì, và người Huế như thế nào! Cũng như những người bình thường khác, tôi cũng từng thong thả dạo bước trên những nẻo đường của Quốc Học, từ con đường chính đến tượng đài Hồ Chủ tịch cho đến những hành lang nhỏ, yên bình ở dãy nhà sau. Một ngôi trường quá tuyệt vời.
    Có lẽ trong môi trường như vậy khiến chúng ta có hai luồng suy nghĩ. Nhàm chán và muốn bứt ra khỏi. Và hai là, muốn giữ mãi phút bình yên. Rất tiếc! Hiện nay đa số đều muốn điều thứ 1 và xem điều thứ 2 là một biểu tượng của chủ nghĩa bảo thủ.
    Tôi cũng từng như thế, nhưng giờ đây khi xa Huế và xa Quốc Học, ở một thành phố khác và có lẽ sẽ ở một đất nước nào đó. Tôi mới thấy những điều ấy quý giá vô cùng, Bạn bè tôi gặp lại nhau, cũng đều tiếc nuối một tà áo dài trắng, một tiếng "thưa thầy, thưa cô" ngày xưa. Đó là những vật vô giá mà Huế và những người yêu Huế nên biết gìn giữ.
    Hôm qua, tôi giật mình khi đọc bài báo về con gái xứ Huế ngày nay ở Hoa Học Trò. Vốn đã quá hiểu báo chí thời nay, khi những cây bút trẻ hầu như đã quên trách nhiệm công dân và trách nhiệm xã hội, khi họ tôn sùng chủ nghĩa vật chất hơn những giá trị chân thực. Chú Thái Ngọc San đã ra đi. Người Huế có quyền tự hào về con người như thế! Nhưng chúng ta vẫn còn đó Trần Mai Hạnh và nhiều tên tuổi nữa mà P17 và C14 vừa triệu tập trong vụ án lịch sử bóng đá Việt Nam vừa qua. Thế đấy, và tôi e người viết bài kia, bút danh Giang Hương, Quốc Học đừng bồng bột như thế!
    Vì sao lại nói vậy? Bởi vì một bài viết quá non. Về nghiệp vụ báo chí, đó không phải là phóng sự, cũng không phải viết về tấm gương điển hình, cũng không phải là tản mạn, Đó là một luận thuyết mà bạn tự đặt ra, và lấy một vài dẫn chứng làm ví dụ, Đó là góc nhìn cá nhân của bạn, và do đó không phản ánh những gì mà xã hội, mà những người khác đang suy nghĩ. Không phải trách nhiệm của người cầm bút!
    Hai là, Giang Hương ơi, bạn viết về điều gì? Bạn cổ vũ điều gì? Những gì bạn viết là những cảm nhận nhất thời, khi bạn bị ảnh hưởng bởi MTV, bởi những siêu sao ca nhạc, bóng đá. Bạn đã hiểu gì về chủ nghĩa tự do, về những chiêu bài tư bản và cả những cú sốc xã hội trong thời kỳ mở cửa với bên ngoài. Đòi "ôm một người khi đi xa", và "cởi giày vì ướt khi trời mưa". Liệu chăng bạn đang muốn khuyếch trương những điều mà bạn cho là xấu với bên ngoài, để bạn bè trong nước cho rằng đó là một môi trường "khắc nghiệt và phong kiến".
    Tiếc thay cho bạn, hãy đi thật xa, hãy thử sống thiếu môi trường ở Huế, ở Quốc Học trong vòng một tháng, hãy thử ở Hà Nội, ở Sài Gòn hay ở Paris, London vài ngày. Bạn sẽ hối tiếc vì đã viết nên những điều đó! Huế của bạn và cũng là Huế của chúng ta khác những nơi khác về giá trị tinh thần, về công dung ngôn hạnh. Bạn đang trẻ, đang là con nên không bao giờ bạn hiểu lòng của cha mẹ. Và bạn cũng đang khuyếch đại vấn đề lên. Huế vẫn có những nơi vui chơi quá 9h tối, vẫn có những bạn trẻ tham gia hoạt động 11h đêm mới về.
    Ôi chăng, bạn đang mong sự tự do như các bạn ở thành phố khác. Vậy chăng bạn có biết tỷ lệ trốn học, tỷ lệ quan hệ sớm, tỷ lệ ma túy ở đó hay không. Bạn có biết học sinh trả lời thầy cô giáo như thế nào chăng? Bạn có biết bao nhiêu học sinh nghiện rượu chăng? Buồn cho bạn khi kết tội những điều mà các thành phố khác đang học theo Huế và làm theo Huế. Hãy đi ra ngoài rồi nhìn lại, Hương nhé!
    Và một điều buồn cười, bạn nêu ra những tấm gương. Những người nổi tiếng! Nhưng sự nổi tiếng đó là gì, bạn có biết chăng? Hay chỉ là một sự lăng xê. nói như văn phong nước ngoài, đó là một ví dụ bị sai lệch. Hoài Giang? cô bé từng tham gia CLB Phóng viên ư? Bạn đã nghĩ học sinh Huế nghĩ gì về cô bé này? Bây giờ cô bé đang ở Nhật, hình như theo suất học bổng của Hội Hữu nghị Việt-Nhật ở Huế cung cấp. Như Hoa? Là ai, cựu Hoa khôi học sinh thanh lịch? Hoa khôi này đóng góp gì cho Quốc Học? Ngọc Thuý, bạn gái tham gia Khởi nghiệp, người đã từng nói giọng Bắc chứ không phải giọng Huế ngọt ngào mà khán giả ở Hội trường S10 mong chờ, một người không nổi lắm ở Quốc Học. Chỉ sau khi làm sinh viên ở đại học Kinh tế, khi những "hào kiệt đất Huế" đã bay đến những chân trời mới, mới trở thành chủ tịch Hội Sinh viên! Buồn thay, những sự cố gắng đó không thể nào là tiêu biểu cho con gái Huế được. Bạn đã biết hết tất cả điều đó hay chưa hả Giang Hương?
    Tôi thích tên của bạn, thích hơn nữa vì bút danh bạn có tên Quốc Học. Niềm tự hào! Nhưng hãy biết niềm tự hào đó không phải xây dựng bởi những cái tên nổi tiếng, bởi thành tích mà trước hết là vì ở đó, tạo nên nền tảng bền vững nhất cho mỗi người con Quốc Học sau này. "Tôn sư trọng đạo", là sự cư xử đúng mực, lễ độ, là sự thật thà. Mong bạn hãy nhớ điều đó!
    Hơi buồn là bài viết của bạn lại nằm ở tờ báo Hoa Học trò. Một tờ báo không còn của đa số học sinh, phản ánh những thứ snobbism, khi bài viết là của những người thất thưòng về suy nghĩ. Đoàn Công Lê Huy? Một người từng ở Huế, giờ đây 30-40 tuổi, viết những tản mạn mà sao không thấy chất thơ, chất thép, thiếu đi tính định hướng của bài nằm ở trang số 3. Hoa Học trò, từ tờ báo của TW Đoàn, trở thành tờ báo của sinh viên Việt Nam, thực sự là một thứ tạp chí dành cho những người chỉ biết đến chơi, mặc, hát và mode. Đâu rồi những trang kiến thức, những bài văn, câu thơ sinh viên. Nếu so với Mực Tím, Hoa Học Trò nên bỏ đi danh hiệu tự phong. "tờ báo của sinh viên học sinh". Hơi nặng lời, nhưng nếu xét về trách nhiệm xã hội của bất cứ tờ báo nào, thì các bạn ở số 5 Hoà Mã nên xem lại nhận xét này!
    Một người xa Huế 7 năm nay, xa Việt Nam 3 năm nay, tôi lại giật mình vì một bài báo của bạn. Cám ơn vì ít nhất nó cũng đã đánh thức những người như chúng tôi, các lưu học sinh Việt Nam. Hãy biết trân trọng những gì bạn có và đang tận hưởng! Phải biết đi xa để nhìn lại nơi mình đã từng sống. Cám ơn, Giang Hương!
  2. lav

    lav Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2003
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể scan bài báo bạn đang bình phẩm lên được kô. Bởi như thế người đọc mới có cái nhìn tổng thể để tham gia với bạn.
    Chúc vui khoẻ!
  3. TonTienSinh

    TonTienSinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    :) "Ngọc Thuý, bạn gái tham gia Khởi nghiệp, người đã từng nói giọng Bắc chứ không phải giọng Huế ngọt ngào mà khán giả ở Hội trường S10 mong chờ, một người không nổi lắm ở Quốc Học"
    Ngọc Thuý học 12/5 Nguyễn Huệ
  4. niichan

    niichan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Ngọc thuý trong những lần thi trước, đã nói tiếng Huế đặc sệt. Cho đến khi lọt vào vòng 4, người của Đài truyền hình đã than phiền vì giọng Huế lên hình nghe không rõ, và Thuý đã phải tập phát âm tiếng HN!
    Dù rằng 1stdragon có nói gì, tôi vẫn tin rằng bạn có cái nhìn quá sức khắt khe. Bạn thích những cô gái Huế phải như thế này, thế kia... nhưng bạn đang ép buộc họ, đang làm họ thấy khó chịu!
    Bạn không phải là một cô gái Huế, bạn không bao giờ hiểu được nỗi khổ của một cô gái chẳng dám làm gì, lúc nào cũng phải mang một gương mặt buồn, hở chút là sợ, hở chút là lo âu.
    Tôi không muốn nói rằng những người yêu truyền thống phải là người bảo thủ. Nhưng đó là khi những truyền thống đó hợp với đạo lý thường.
    Mùa đông không cho các em học sinh cởi giày, để các em phải khổ sở với đôi chân đỏ tấy, cái đó gọi là truyền thống, là nhân đạo>?
    Tôi cũng alf người Huế, tôi yêu những con đường, yêu sân trường, yêu Quốc Học. Nhưng điều đó thì có can hệ gì đến một thế hệ học sinh muốn vươn mình ra thế giwói?
    Đã xa rồi cái thời mà người huế chỉ biết sống thui thui, quá cách biệt với cuộc sống hiện đại. Theo bạn, việc gìn giữ sự gia trưởng trong gia đình, những hủ tục của thời phong kiến, là rất nên?
    Người con gái Huế đã mệt mỏi và chán nản biết bao khi thua kém người khác. tại sao cứ áp đặt họ thế này thế nọ, trong khi họ cũng là con người?
    Tôi nghĩ, nữ tính, duyên dáng hay gì gì đó của người Huế, không phải áp đặt là có được,c ái đó nằm trong mỗi người, khi mà chất Huế đã thấm nhuần và quyện chặt vào tâm hồn họ. Sẽ thật trẻ con nếu muốn cô này phải thế này, thế nọ. Họ có ước mơ của riêng mình, và thực hiện ước mơ đó, có gì sai?
    Cái nhìn của bạn về HHT, tôi nghĩ là quá thành kiến. Có lẽ vì vậy, mà bạn nhìn mọi sự dưới đôi mắt của riêng mình thôi. bạn di nhiều, thấy nhiều, cái đó thì sao? Bạn đi nhưng bạn không hiểu, bạn không bao giờ đặt mình vào trường hợp người khác, trường hợp của những cô gái bị rào cản của dư luận mà không dám sống... Như thế thì đi nhiều, chỉ là cách để bạn khoe thành tích thôi, chẳng có gì khác cả.
    mà thôi, chẳng nói làm gì khi chính bạn đã tự suy nghĩ như vậy. Riêng tôi, Huế vẫn đẹp, nhưng không cần phaỉ buồn mới đẹp. huế cứ như những gì huế có, đừng ép buộc, dừng khư khư giữ những cái mà lẽ ra phải mất... để làm gì.
  5. sunset_watcher

    sunset_watcher Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Trước khi type bài, xin được giới thiệu trước, em là tác giả bài báo đó, Giang Hương.
    Tuy nhiên, Hương không muốn lấy tư cách gì từ HHT cả, bởi chính Hương cũng không phải là cư dân chính thức của cộng đồng báo Hoa. Mặc dù vậy, không giấu đuowjc rằng, Hương thích những người làm trong HHT, họ là người có năng lực và trách nhiệm thực sự.
    Xin hãy đọc bài viết này của Hương, không phải bào chữa từ tác giả, mà với tư cách là một người Huế, nói lên suy nghĩ, ước mơ của mình.
    Hương xin tiếp thu những lời anh firstdragon phát biểu (có lẽ anh lớn tuổi hơn Hương rất nhiều, nhưng Hương xin mạn phép gọi là anh), như tiếp thu lời giáo huấn của một người anh, bậc tiền bối đang lo lắng cho một thế hệ trẻ, với rất nhiều ưu ái và băn khoăn.
    Như niichan đã viết, Ngọc Thuý đã nói tiếng Huế trong mấy vòng thi đầu tiên, và đến khi được yêu cầu, mới phát âm lơ lớ hà Nội. cái này trong HHT cũng đã đề cập rõ.
    Như Hoa, hoa khôi thanh lịch của trường, xin anh đừng nói rằng chị ấy không đóng góp gì cho trường. Bởi nếu không, sao chị ấy có thể trở thành Đảng viên khi mới 18 tuổi?
    CHị Giang, cũng là thần tượng của tuổi trẻ Huế chúng em. Việc chị ấy đi du học Nhật Bản, không chứng tỏ rằng chị ấy muốn thoát khỏi Huế càng nhanh càng tốt. Giống như anh, firstdragon, anh cũng đã từng đi nước ngoài, mà cũng có những suy nghĩ rất đẹp về đất nước mình đấy thôi?
    ---
    Em hiểu tấm lòng của anh, dù không thể hiểu hết. Anh đã giật mình, khi nghĩ rằng em đang mở một con đường để cho thế hệ trẻ vin vào mà quên mất đi truyền thống. Nhưng mà thưa anh, em vạn lần không có ý đó!
    Có thể nói ra thì thật buồn cười, nhưng em đang ra sức lăng xê thế hệ girl huế mới, không chỉ biết công dung ngôn hạnh mà còn biết kinh doanh, biết làm chính trị, biết nhiều thứ như những bạn cùng trang lứa. Xin anh đừng đánh đồng việc em làm với việc ca ngợi, thoả hiệp hay ủng hộ những người quên mất đi bản sắc, chạy theo lợi nhuận và những giá trị vật chất tầm thường.
    Mỗi con người, khi sinh ra đã là một thực thể duy nhất, không ai giống họ. Họ có con đường riêng để đi, có ước mơ riêng, hoài bão riêng để vươn tới... Sẽ thật buồn khi họ phải chịu áp lực từ những quan niệm cũ, đã không hợp thời. (Em nhấn mạnh từ KHÔNG HỢP THỜI, chứ không phải là tất cả). Dạ thưa, cái mà em muốn nói, là sự vận động nội tại của mỗi con người, khi mà chúng ta, buộc phải nhìn nhận họ với mối quan hệ chung của thời đại và lịch sử. Họ cũng đang vận động, tại saocứ nhìn họ dưới một khách thể không hề biện chứng?
    Chuyện này khiến em liên tưởng tới lòng tự tôn của các Samurai trong thời kỳ xa xưa của Nhật Bản. Họ phục tùng ngài Shogun, mà không một thắc mắc, không một đòi hỏi. Họ sẵn sàng mổ bụng, sẵn sàng chết khi phạm một sai lầm nhỏ như là bị chém đằng sau lưng (đối với một sam mà nói, chém đằng sau lưng là hành động của kẻ tiểu nhân lâm trận bỏ trốn, phải xử tử). Trùm đào tẩu Nagakura, đã mất đi danh dự của mình, khi có người khuyên nên mổ bụng tự sát để rửa nhục nhưng ông đã không làm, và bỏ trốn. Người ta coi ông là kẻ nhục nhã, không xứng là samurai. Nhưng sự thực thì sao? Ông là một trong 3 nhân vật duy tân kiệt xuất, là người nhìn xa hơn mọi người: Nếu chết đi rồi thì ai rửa nhục? Phải sống, để xây dựng thời đại mới!
    Vậy là, đúng hay sai, sống hay chết, vinh hay nhục, nên hay không nên... có lẽ nên dành cho hậu thế phán xét. Lịch sử là một bánh xe, ai ngăn cản đều bị nghiến nát. Lịch sử đã chọn chúng ta, chọn đất nước Việt Nam, chứ không chọn quân cướp nước. và bây giờ, sứ mạng lịch sử, đang nằm trong tay thế hệ trẻ chúng em.
    Những người đi trước đã không ngần ngại hy sinh, gìn giữ đất nước và trân trọng đặt vào tay chúng em. Nhưng mà anh ơi, cái mà các anh để lại, chỉ là những cánh đồng còn mùi bom đạn, những mảnh đất bị cày xới bởi những làn bom, những lo lắng trong khi Việt nam mình vẫn đang ở trong top những nước nghèo trên thế giới. Thế hệ trẻ, đã không ngừng vươn lên, cải thiện cuộc sống, xây dựng một xã hội văn minh hơn.
    Anh à, chúng ta chỉ đang ở trong thời kỳ quá độ, chúng ta chưa phải là một nước xã hội chủ nghĩa, dĩ nhiên vẫn còn nhiều tệ nạn, vẫn có những con sâu làm rầu nồi canh, vẫn có những con số giật mình! Cần có thời gian! Anh hãy cho chúng em thời gian, và cả niềm tin, được không?
    Cả nước đang tiến vào đổi mới, đất nước thay da đổi thịt hàng ngày. Còn non yếu dĩ nhiên không thể tránh khỏi những bệnh ngoài da tạm thời, nhưng thưa anh, đó không phải là bản chất, em luôn tin như vậy! vả lại, nếu không tiến kịp với cuộc sống, thì chính Huế, lại đang kìm hãm sự phát triển của cả nước. Chúng em không muốn mình là một gành nặng, anh hiểu em chứ ạ?
    Dù có đi đâu, người Việt nam vẫn là người Vn, không thay đổi được. CŨng như người Huế, dù đi đâu, vẫn cứ là người Huế. Mùa đông ở Huế có những cơn mưa dầm dề, dai dẳng, người ta gọi đó là buồn, nhưng chỉ khi đi xa mới thấy nhớ thương. Con người cũng vậy, có những nối buồn mà trong đó hiện diện niềm thương, mong nhớ. Sao anh không đủ niềm tin, rằng thế hệ con gái huế, dù hiện đại đến đâu, cũng không mất đi được nét huế trong người mình? Và tại sao, khi chất huế hoà quyện vào máu thịt, lại phải khuôn vàng thuớc ngọc làm gì?
    Hương không phủ nhận những mặc định đã làm cho chúng em nhìn nhận ra mình. Đó là khi đi xa, mỗi lần nghe khen: giọng huế dễ thương quá, con gái Huế hiền ghê, thì chúng em lại càng dịu dàng hơn nữa? Chúng em đã không nhận ra nỗi mình, những cô học trò quậy phá mà lại có lúc hiền lành và ý tứ đến thế!
    Sẽ thật lố bịch khi nói ra điều này, nhưng em không phải là người mà anh vẫn nghĩ. Em tự nhận mình là một cô gái Huế đích thực, dù không hoàn hảo lắm. Em không mê MTV, nhưng em thấy niềm đam mê đó không có gì sai cả. Em không thích xem truyền hình, nhưng em thấy cái đó là cần thiết. Em chẳng biết gì về máy tính, nhưng em tin ai cũng cần phải biết. Em đã không có tuổi thơ, bởi nó quá bình lặng. Chẳng gì cả, như hai nàng kiều trong Toả nhị kiều của Xuân Diệu, lặng lờ như những hột cơm, nhưng áng mây, những cái bóng. Người ta cứ nhìn con gái Huế như một đối tượng để lấy làm vợ, vì họ đủ công dung ngôn hạnh, mà không để ý rằng họ cũng có suy nghĩ của riêng mình, họ có cá tính, họ có sức mạnh và lòng dũng cảm.CÁi đó rất tự nhiên cơ mà anh. Em không thích gì cả, em chỉ có 2 niềm đam mê. Thứ nhất là vẽ, thứ hai là đưọc yêu thương. EM muốn mình có thể yêu thương tất cả mọi người, vẽ lại những khoảnh kjhắc của cuộc sống, để thấy rằng mình đang thay đổi! Sẽ là một cuộc cách mạng, sẽ là một thế giwói mới!
    Anh hãy nhìn bao dung hơn, những người ăn chơi trác táng, một phần vì đua đòi, Nhưng lý do nào đưa họ đến đó? Họ đa số là những người thất bại trong nhiều cuộc đấu tranh chống mặc định hà khắc, chuyển sang đấu tranh tiêu cực, ăn nói bạt mạng, giang hồ. Một số họ vì không đủ nghị lực, họ quá mềm yếu, không tránh khỏi những cám dỗ vật chất, những niềm vui trước mắt. Họ đang thương hơn là đáng giận. Hãy cho họ cơ hội để làm lại mình.
    Gia đfình em chỉ là những người lao động chân tay, không biét nhiều về khoa học. Nhưng từ nhỏ em đã phải sống với tất cả khuôn phép của những gia đình khác. Em xem đó là may mắn. Đó là khi em trải chiếu dọc khi ăn cơm trưa nhưng theo lệ thường là trải chiếu ngang. Đó là khi em ngồi xếp chân mà đáng lẽ ra phải quỳ ngồi để ăn. Đó là khi em cấm nguyên cả đũa để chan canh thay vì đặt đũa xuống, cầm muôi để múc... Những lần đó em đều bị mắng, có khi cả ăn đòn, nhưng cái đó đã tập cho em một thói quen, mà sau này em thấy rất có lợi! Em cảm ơn những mặc định, những lời khen, những định hướng của người đi trước... Nhưng mà anh ơi, vẫn có những mặc định khiến cho chúng em phải khổ sở biết bao!
    Em chính là người đã phải rát buốt cả chân khi nhà truowngf hồi cấp 2 bắt buộc phải mang giày trong khi trời mưa. Em chính là người đã vỗ gối khóc ròng khi bị mắng, bị đuổi ra khỏi nhà khi đi cắt tóc... Ai cũng đã từng như thế!
    và khi em về nhà sau 8h tối, thì lời vào tiếng ra, cứ như em là một người hư hỏng!
    Lên mạng, người ta cứ nói: Mình nghe nói con gái Huế hiền lắm phải không? Anh ơi, em phải trả lời sao khi em vốn là một cô gái bẳn tính và vụng về?
    Bạn bè của em, đã rất sợ hãi, có khi còn muốn chết cho rồi. Thế hệ các anh quá kỳ vọng vào chúng em, và đôi khi nó trở thành áp lực! Anh không phải là con gái Huế mà! Một người bạn của em, đã bị giám thị quất vào người khi ngồi thẳng lên xe khi đưa số xe truowcs khi ra khỏi trường. Người ta hét lên: con gái gì mà, có phải là trốn số xe không? Nhưng mà ai biết, bạn ấy đang trong kỳ nguyệt san đột xuất, và tà áo ướt đẫm đang giấu nơi yên xe? Một người bạn khác, đa phải đứng trong đêm ở ngoài nhà, bị cấm túc chỉ vì bạn ấy đi làm thêm. Ở Huế, việc làm thêm đối với cha mẹ mà nói, gióng như sự sỉ nhục. Nhưng mà đó chỉ là lòng kiêu hãnh tạm thời thôi phải không anh? Bởi vì có tiếp xúc nhiều với cuộc sống, chúng em mới truowngr thành hơn, và không thua kém bạn bè!
    Không phải đua đòi, không phải là học theo văn hoá phương Tây, văn hoá tư bản, Chúng em chỉ muốn du nhập những cái tốt đẹp, chỉ muốn mình không phải là người lạc hậu, khi nhân loại đang tiến rất xa!
    Người Nga nghĩ gì khi học lịch sử? Họ không hề buồn, không hề tiếc khi một chế độ xã hội mới đã từng có trên đất nước mình. Với họ, quan trọng nhất là hiện tại, và sau này, chắc chắn tương lai sẽ tốt đẹp hơn, sẽ là tư bản, sẽ là XHCN, chỉ cần sông shạnh phúc, không thẹn với lòng. Cái gì đáng mất, hãy để nó mất. Nó mong manh lắm. Nhưng cái gì tốt đẹp, tự khắc sẽ được gìn giữ, chẳng phải con người cũng chịu ảnh hưởng của chọn lọc n ự nhiên hay sao? Tương lai rồi đây, sẽ là những ngày tháng huy hoàng, anh ạ!~
    Anh à, em cảm ơn anh đã phải suy nghĩ, trăn trở những gì em viết. Điều đó chứng tỏ anh rất hy vọng ở thế hệ tương lai. Vậy thì tại sao, anh không thử đặt vào đó một niềm tin, rằng chúng em, khong bao giờ đánh mất bản sắc của mình...
    Giả sử rằng hiện tại anh không ở Huế, vậy anh hãy trở về ngay đi, để thấy rằng chúng em không phải là những kẻ lai căng lố bịch, vẫn là những cô gái thuàn phương dịu dàng, chỉ có điều chúng em dám sống, dám ước mơ và dám làm tất cả để vươn đến ước mơ của mình!
    Nếu bài viết này của em khiến anh không hài lòng, có lẽ là do cách viết của em thôi. Em là người Huế, em là người Huế mà!
    Giang Hương.
    nguoigac_hoanghon
    Anh em mình sẽ trao đổi sau, có lẽ em sẽ chẳng có thời gian để vào đây nữa.
    Xin cảm ơn anh!

  6. lav

    lav Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2003
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Vậy là cho đến giờ phút này, căn nguyên chính của chủ đề này là bài báo trên HHT vẫn chưa cung cấp cho bạn đọc trên diễn đàn. Tôi sinh ra và lớn lên ở Huế, nhưng nếu gặp tôi thì các bạn Huế chắc chắn kết luận "Anh kô phải là người Huế". Tôi cũng chẳng thấy phiền lòng, bởi tôi đã ăn cơm thiên hạ gần chục năm nay rồi. Tuy nhiên, tấm lòng yêu Huế, trường QH vẫn đưa tôi đến cái diễn đàn này. Tôi tin chắc những thành viên ưu tú của trường QH và Huế lan bạt tứ xứ rất nhiều, và trong họ luôn có câu hỏi "Huế dạo này sao rồi?". Chủ đề rất hay, để có cái nhìn chính xác hơn rất mong bạn nào đó type bài báo lên.
    Riêng với tác giả bài báo, tôi thấy em viết văn rất trơn tru, nhưng chưa thuyết phục tôi lắm. Qua bài trả lời của em, tôi cảm tưởng em chưa va chạm và có vốn sống nhiều lắm. Nếu em thích tôi sẽ chỉ rõ cho em những đoạn văn trên. Tuy nhiên, tôi rất ủng hộ mọi sự đổi mới và tiến lên. Chúc cho em sẽ đạt được những điều em muốn.
  7. ruaconleomep

    ruaconleomep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/11/2002
    Bài viết:
    480
    Đã được thích:
    0
    Ở Huế, việc làm thêm đối với cha mẹ mà nói, gióng như sự sỉ nhục. Nhưng mà đó chỉ là lòng kiêu hãnh tạm thời thôi phải không anh? Bởi vì có tiếp xúc nhiều với cuộc sống, chúng em mới truowngr thành hơn, và không thua kém bạn bè!
    -----------
    Em có nói quá lên về chuyện này kô em?Việc đi làm thêm chả có gì đáng gọi là sỉ nhục cả,mỗi gia đình mỗi khác,có thể đối với gia đình em đó là sự sỉ nhục nhưng đừng vơ đũa cả nắm như thế.
    Anh rất thích Huế,yêu Huế,không thích lắm những cô gái Huế quá nhu mì,không biết ước mơ,....Những gì em viết trên mang tính sách vở lắm ,nhưng tuổi trẻ là thế,em cứ nhìn và thoải mái nhìn......lớn tuổi hơn chút chắc có muốn nhìn thế cũng kô được....Em Giang thần tượng của em,hy vọng kô phải của cả tuổi trẻ Huế như em nói,chứ kô thì đôi lúc hỏng đi cả thế hệ,....Khi còn ở Nhật ,anh có gặp một em Huế khác,năng động ,cá tính ,giỏi,...lúc ấy ấn tượng của anh về các cô gái Huế khác đi rất nhiều.Du nhập những cái mới,hiện đại không phải là xấu đúng không em?việc giữ gìn bản sắc kô mới là quan trọng.Túm lại bài viết em hơi phiến diện.....
  8. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Hehe topic hay thế mà không ai post giùm cái bài ở báo HHT à. Thú thật là bữa nay tui không đọc báo HHT nữa (báo gì thương mại hoá kinh khủng) nên mù tịt. Em Giáng Hương gì đó có thể post bài của mình lên không? Cảm ơn tất cả!
  9. mybestmemories

    mybestmemories Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Thật ra cuộc sống như răng chỉ phụ thuộc vào cách nhìn của mỗi người - hoặc hà khắc - hoặc cổ hủ - hoặc tốt - hoặc ngược lại - riêng mybe. thật sự thấy đơn giản (chắc không phải tại mình không sống ..."sâu"?). Cũng lớn lên ở Huế, sáng đi học - chiều về nhà, bạn bè - gia đình - nhưng sao mình không có cảm nhận như vậy? Mình vẫn thấy thoải mái, mọi người đều dễ thương (tuy vẫn có người mình không thích - nhưg mặc kệ - chắc mình không hợp - thì thôi!). Có lẽ cách nhìn & một phần cũng do hoàn cảnh khác nhau khiến mỗi người có cách nhìn riêng như vậy. Cũng nên tôn trọng cách nhìn của nhau, và đừng "áp đặt" cái của mình cho người khác là được rồi. Con gái Huế phải như thế này - như thế kia - đó chỉ là lý thuyết - mà cũng không cần như vậy làm chi - mình cứ sống - cứ bình thường - thoải mái - và có vấn đề chi hè?
    Với mình - Huế yên bình - êm ả. Dù nó có thay đổi như răng đi nữa, đó vẫn là quê hương - nơi có gia đình, người thân, bạn bè, những người mình quý. Đi xa - là nơi để hướng về - bình yên và thanh thản.
    Văn hoá - nếp sống - có thể thay đổi ít nhiều - tự hỏi: hay chỉ tại chính mình đã thay đổi rồi cũng nên? Nhưng ... dù ai nói gì, dù có thay đổi đến mức nào - mình vẫn có niềm tin - vào mình & vào quê hương mình - nơi ba mẹ đang ở! Và bất cứ lúc nào mình quay về - cảm giác đó vẫn không bao giờ thay đổi!
  10. dung_hoang

    dung_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này