1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quốc hội nhìn từ phía tôi

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi thanhhai82006, 27/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thanhhai82006

    thanhhai82006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Quốc hội nhìn từ phía tôi

    Bài của Nhà báo Trần Đăng (PV Báo Lao động, thường trú tại Quảng Ngãi) đăng trên Tạp chí Sông Trà (Quảng Ngãi) mới đây và có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau. ý kiến của các bác báo chí - truyền thông thế nào?

    Quốc hội-nhìn từ phía tôi
    Ghi chép của TRẦN ĐĂNG

    Kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 11 vừa bế mạc tại Hà Nội, đặt dấu chấm hết cho một nhiệm kỳ đầy biến động của cơ quan quyền lực cao nhất đất nước. ?oBiến động? ở đây không phải là thay người đứng đầu của cơ quan lập pháp này khi nhiệm kỳ chưa hết hoặc thay hàng loạt các Bộ trưởng, là những đại biểu của Quốc hội mà là những biến động theo chiều hướng tích cực cho đất nước, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Quốc hội. Cái tên Việt Nam được cả thế giới nhắc đến không phải là một đất nước chỉ biết cầm súng và đánh giặc mà là một đất nước thật sự năng động, thật sự cầu thị và luôn luôn quẫy đạp để vùng thoát khỏi sự trì trệ, bảo thủ. Sự xuất hiện của Việt Nam với tư cách là thành viên của tổ chức WTO sau 12 năm bền bỉ là một minh chứng cho sự năng động và cầu thị đó. Quốc hội khóa 11 đã khép lại nhưng những gì mà các đại biểu đã làm được (hoặc không làm gì cả) sẽ còn hằn mãi trong bộ nhớ của cử tri, trong đó có tôi.

    Là nhà báo, nếu tính ?onhiệm kỳ? như Quốc hội thì tôi cũng có ?othâm niên? gần ?4 nhiệm kỳ (18 năm) nên tôi có cái may mắn là được ?otháp tùng? các ứng cử viên của nhiều khóa, lên rừng có, xuống biển có, để vận động bầu cử. Tôi xin được chép ra đây những chuyện mà mình được chứng kiến hoặc được nhìn thấy (trên tivi) những gì diễn ra suốt một thời gian dài vừa qua. Nhìn từ phía tôi-dù là phía của một nhà báo, hẳn sẽ không khỏi có những thiên kiến mang tính chủ quan, mong bạn đọc, nhất là những người đã từng là ứng cử viên hoặc đại biểu Quốc hội ở tỉnh, thể tất cho.
    Còn nhớ, năm 1994, hình như là chuẩn bị bầu cử Quốc hội khóa 8 thì phải. Năm ấy, tôi đặc biệt chú ý chi tiết này: Lần đầu tiên tỉnh Quảng Ngãi có ứng cử viên tự do. Đó là ông Đinh Tấn Phước, bấy giờ là Phó Hiệu trưởng Trường PTTH chuyên Lê Khiết. Ông Phước là một đảng viên nên rất tin vào những gì Đảng nói. Chính vì có niềm tin ấy mà ông xông lên ? tự ứng cử. Hành động này nằm ngoài dự kiến của Ban bầu cử Quốc hội tỉnh nhà! Đảng và nhà nước luôn hô hào tự do dân chủ trong ứng cử, bầu cử, có người tin và ra ứng cử để thực hiện quyền tự do ấy nên không có lý do gì cản đường họ được. Sau bao nhiêu gợi ý gần xa để ông Phước rút, ông Phước vẫn không chịu rút. Thế là ? để luôn! Liên danh khi ấy có ông Trần Anh Kiệt, Chủ tịch tỉnh, ông Nguyễn Văn Được, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Hôm ấy lên xã Trà Thủy huyện Trà Bồng để vận động bầu cử. Trước khi các ứng viên trình bày với cử tri về ?ochương trình hành động? của mình, họ được bà con người Cor ở đây cho uống rượu, gọi là rượu ?okết nghĩa anh em?. Ông Phước chỉ ?obưng lên để xuống?, uống ?olàm phép? chứ không dám chơi tới bến (ông Phước không uống được rượu). Nhìn thấy ?ođối thủ? của mình chỉ ?onhấp môi?, ông Được ?ođế? một câu làm ông Phước chột dạ: ?oTui ở miền núi hoài nên biết, hễ chơi với bà con dân tộc là chơi tới cổng luôn. Ông mà chơi trây nhớt như vậy, họ không bỏ phiếu cho ông đâu!?. Không biết vì sợ rớt hay câu nói khích của ông Được, ông Phước bưng ly rượu (hồi đó chỉ có rượu mía, anh em nhà báo hay gọi là rượu ?othuốc rầy?) và ?oực? một hơi, hết một ly bự. Xong ông ta ? lăn kềnh ra sàn nhà. Bà con Cor hôm ấy rất vui khi thấy một ông ứng viên chơi hết mình với đồng bào. Dù vậy, kỳ bầu cử Quốc hội lần ấy, ông Phước vẫn rớt như mít ướt! Không những thế, ông còn phải trả giá cho cái sự ?otự ứng cử? của mình như thế nào sau đó nữa. Chuyện ấy thì chắc là mọi người còn nhớ. Tôi phải nhắc lại ?osự kiện ông Phước? để thấy rằng, giữa việc kêu gọi tự do dân chủ (trong ứng cử) với thực tế thời ấy còn có một khoảng cách hầm hố. Thế nhưng, đến Quốc hội khóa 11 vừa qua, thời thế đã khác. Quốc hội lần này, tiếp tục ?okhác?. Khác ở đây được hiểu theo hướng tích cực. Ông Võ Thành Tân, Tổng Giám đốc Công ty Sách Thành Nghĩa, một người con của Nghĩa Hành tha phương tận Sài Gòn và thành đạt, giờ cũng ?oxông lên? tự ứng cử đại biểu Quốc hội. Ông Tân hoàn toàn có khả năng trúng cử chứ không còn ?oứng cử cho vui? như ông Phước dạo nào! Điều đó còn tùy thuộc rất nhiều vào cái ?otài? vận động của ông ấy.
    Bây giờ mà liệt kê ra giấy, ở tỉnh ta có bao nhiêu đại biểu Quốc hội trong các khóa vừa qua thì chắc là cử tri sẽ không ai còn nhớ, song họ sẽ nhớ những người thay mặt mình phát biểu trên diễn đàn của Quốc hội qua các kỳ họp. Bắt đầu từ Quốc hội khóa 10, các cử tri có cái sướng là được nhìn thấy những ?oông nghị? của mình đang họp tại hội trường Ba Đình qua các cuộc tường thuật trực tiếp trên tivi. Có đại biểu phát biểu rất hăng, song cũng có đại biểu chỉ ngồi ngáp vặt. Nếu có phát biểu thì cũng chẳng trúng trật gì. Còn nhớ năm 1999, trận lụt lớn đang tàn phácác tỉnh miền Trung, trong đó có Quảng Ngãi, đã thu hút sự quan tâm của đồng bào cả nước. Một biên tập viên của VTV hỏi một vị đại biểu Quốc hội của Quảng Ngãi rằng nhà của bà có bị nước lũ nhấn chìm không? Sau một hồi ấm ớ, bà đại biểu này thật thà: ?oKhi sáng, đứa con trong quê điện thoại ra nói rằng nhà mình chẳng sao cả. Nhà tôi ở thị xã nhưng chỗ rất cao. Chỗ tôi ở mà ngập lụt, cả thị xã sẽ chìm trong nước!?. Anh biên tập viên VTV thật sự chưng hửng trước câu trả lời ?othật như đếm? này của bà đại biểu. Người ta hy vọng qua phát biểu của ?obà nghị? này sẽ gợi lòng trắc ẩn của đồng bào cả nước để mà còn ?oxin xỏ? cứu trợ nhưng chẳng ngờ, bà ta giội cho một gáo nước (không lụt)! Cũng là may, đại biểu này còn có tiếng nói (dù không cần thiết), nhưng có đại biểu suốt 5 năm đi họp mà chẳng thấy mặt ở đâu cả dù chưa bao giờ vắng mặt tại hội trường Ba Đình. Nghe nói thư ký đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh chuẩn bị một bài ?ođít-cua? ba trang giấy để vị ấy lên ?đọc tại diễn đàn, nhưng vị này nhẩm mãi cả buổi tối mà đọc không trôi chảy, thế là im luôn. Suốt 5 năm trời, mỗi năm là hai kỳ họp Quốc hội, các vị đại biểu của tỉnh vác ô ra vô Hà Nội không biết bao nhiêu lần, tốn không biết bao nhiêu tiền của của dân nhưng chẳng nói được câu nào cho dân mát ruột, hỏi làm đại biểu như thế thì để làm gì? Tôi phải nhắc lại điều đó để chúng ta cẩn thận hơn với việc bỏ phiếu cho các ứng viên đại biểu Quốc hội khóa này. Bỏ phiếu cho người làm được việc, nói tiếng nói của dân chứ không phải bỏ phiếu để họ đi họp, tốn tiền dân.
    Nhìn vào danh sách các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa 12 mà Ban bầu cử của tỉnh vừa chốt lại đã thấy hiện lên những ?oông nghị? tương lai. Những ?oông nghị? này liệu có làm ăn được gì không hay là chỉ biết đi họp? Câu hỏi này không dễ trả lời. Theo phân bổ, cơ cấu thành phần, số lượng đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì Quảng Ngãi chúng ta được bầu 7 đại biểu, trong đó có hai đại biểu của Trung ương về ứng cử tại địa phương. Nếu không có gì ?ođột biến? trong kỳ bầu cử Quốc hội lần này thì 2 vị ở Trung ương về ứng cử, coi như chắc 2 suất, 5 suất còn lại, 16 ứng cử viên phải ?ođấu? với nhau. ?oCơ cấu định hướng? của 5 vị ấy là: 1 đại biểu lãnh đạo chủ chốt. (Theo danh sách thì ông Phạm Minh Toản, Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh được xem như lãnh đạo chủ chốt), 1 đại biểu chuyên trách, 1 đại biểu tòa án, 1 đại biểu công đoàn, 1 đại biểu thuộc các ngành giáo dục, văn hóa nghệ thuật, y tế, lao động thương binh và xã hội, cơ sở sản xuất kinh doanh và các thành phần khác. Lại thêm cái khoản ?ocơ cấu kết hợp? này nữa: 2 dân tộc (1 Hrê, 1 Cor), 1 ngoài Đảng, 1 trẻ tuổi (dưới 40), 1 đến 2 tái cử. Thoáng nhìn danh sách sẽ dễ nhận ra ai sẽ là những ?oông nghị? rồi! Ví như cơ cấu tòa án 1 người nhưng có đến 3 ứng viên gồm một chánh án, một phó chánh án, một chánh tòa kinh tế. Trật thế nào được!
    Chuyện ai trúng cử, ai rớt có lẽ không được cử tri quan tâm lắm (họ nghĩ ai trúng cử mà chẳng được), điều họ quan tâm nhất là, các vị đại biểu của họ sẽ phát biểu những gì qua mỗi kỳ họp, có đáp ứng được nguyện vọng của họ không? Hay lại chỉ biết đi họp và ngáp vặt?
    Sự cố chậm trễ của Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã làm ?onóng? nhiều phiên họp của Quốc hội khóa 11, song các đại biểu của tỉnh Quảng Ngãi-nơi trực tiếp hưởng lợi từ nhà máy này- lại không nói được gì, hoặc có nói thì cũng không để lại ấn tượng gì cho cử tri. Hóa ra những người hay ?ođấu? tại nghị trường về Nhà máy lọc dầu Dung Quất lại là những đại biểu không phải ứng cử tại Quảng Ngãi! Thú thật, nếu không có những phát biểu đầy trách nhiệm và hết sức quyết liệt của một số đại biểu tại các kỳ họp Quốc hội vừa qua thì còn khuya kìa Nhà máy lọc dầu Dung Quất mới tái khởi động. Quyền lợi của cử tri mình, có cả con em mình trong đó nữa mà mình ?omần thinh?, liệu có xứng đáng là đại biểu của dân không?
    Hiện tại, các cuộc tiếp xúc cử tri đang tiến hành. Không còn bao lâu nữa, các chân dung đại diện cho dân sẽ hiện lên. Người ta đang kỳ vọng vào các đại biểu lần này sẽ ?olàm ăn ra trò? tại hội trường qua các kỳ họp chứ không phải bầu cho lấy có để suốt 5 năm không nói được câu nào như các nhiệm kỳ vừa qua.
  2. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    [topic]922230[/topic]: bên này bàn lụan sôi nổi hơn.
  3. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    [topic]922230[/topic]: bên này bàn lụan sôi nổi hơn.
  4. AnhHaiAnh

    AnhHaiAnh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    LONG XỒM vào đây phải có ý kiến chứ, sao lại đưa line diễn đàn khác vào.
    Tôi thấy ở nơi tôi bỏ phiếu, người dân thấy cứ tên ai xấu thì gạch, tên ai đẹp thì để. Hoặc là gạch từ trên xuống, gạch từ dưới lên. Thôi thì trúng cử cũng cứ cho là may mắn.
    Lại có một cô Phó Bí thư tỉnh đoàn tuổi đời trẻ măng, được đưa vào ứng cử, tưởng nằm trong cơ cấu... ai dè cô nàng ốm nghén không đi tiếp xúc cử tri được ngày nào cũng rớt cái oạch... Đơn vị này có 6 đại biểu ứng cử, bỏ 3 lấy 3, nhưng cũng chỉ tại cô Bí thư Tỉnh đoàn rớt, một ứng cử nằm trong diện nhân dân "nghi vấn" là cơ cấu thì không đủ quá bán. Vậy là chỉ trúng cử 2 người. chẳng biết tình hình ra sao. Bây giờ chỉ lại trách cô Phó Bí thư không tiếp xúc cử tri thì tại sao không rút tên lúc đang hiệp thương.
    Lại có một đại biểu ứng cử nguyên là đại biểu Quốc hội bị chê vì tội "quá nổ", bị ghét vì cục bộ địa phương nhưng được cái chịu phát biểu nhất nên tiếp tục trúng cử. ]

  5. AnhHaiAnh

    AnhHaiAnh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    LONG XỒM vào đây phải có ý kiến chứ, sao lại đưa line diễn đàn khác vào.
    Tôi thấy ở nơi tôi bỏ phiếu, người dân thấy cứ tên ai xấu thì gạch, tên ai đẹp thì để. Hoặc là gạch từ trên xuống, gạch từ dưới lên. Thôi thì trúng cử cũng cứ cho là may mắn.
    Lại có một cô Phó Bí thư tỉnh đoàn tuổi đời trẻ măng, được đưa vào ứng cử, tưởng nằm trong cơ cấu... ai dè cô nàng ốm nghén không đi tiếp xúc cử tri được ngày nào cũng rớt cái oạch... Đơn vị này có 6 đại biểu ứng cử, bỏ 3 lấy 3, nhưng cũng chỉ tại cô Bí thư Tỉnh đoàn rớt, một ứng cử nằm trong diện nhân dân "nghi vấn" là cơ cấu thì không đủ quá bán. Vậy là chỉ trúng cử 2 người. chẳng biết tình hình ra sao. Bây giờ chỉ lại trách cô Phó Bí thư không tiếp xúc cử tri thì tại sao không rút tên lúc đang hiệp thương.
    Lại có một đại biểu ứng cử nguyên là đại biểu Quốc hội bị chê vì tội "quá nổ", bị ghét vì cục bộ địa phương nhưng được cái chịu phát biểu nhất nên tiếp tục trúng cử. ]

  6. Guitarra

    Guitarra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0

    Hô hố, lão Hải ròm lắm chuyện thật.
  7. dqre

    dqre Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2005
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    2
    Hồi tôi ở Quảng Ngãi tôi thường đánh tennis với một "ông nghị" - đương chức là PGĐ công an tỉnh, anh em chúng tôi thường nói đùa là ông nghị gật vì chẳng thấy ông ấy phát biểu bao giờ, thậm chí trên TV cũng ko thấy ảnh nốt, ko hiểu ông ấy đại điện cho ai, chỉ biết cụ nguyên gốc là người dân tộc.
    Chán!
  8. cancer84

    cancer84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    "Một lần cơ cấu bằng phấn đấu cả đời"
  9. bomho

    bomho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    O^''i!!! nga^.m mie^.ng a(n tie^`n ma` ... O^ng ba` ta cha(?ng da.y va^.y sao??????
  10. anghenlenin

    anghenlenin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Bài viết:
    4.161
    Đã được thích:
    0
    Quốc hội lần này chỉ có 1 thành viên duy nhất tự ứng cử trúng cử, nghĩ mà chán ngấy.

Chia sẻ trang này