1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

QUỐC OAI - HÀ TÂY

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi rose_avizone1910, 21/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. donmanhhung

    donmanhhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Bản đồ quốc oai nhà mình đây rùi
  2. donmanhhung

    donmanhhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Quốc Oai là một huyện của tỉnh Hà Tây ngày nay. Huyện lị là thị trấn Quốc Oai. Thị trấn Quốc Oai được thành lập ngày23/12/1988 trên cơ sở giải thể xã Hoàng Ngô của huyện, khi đó có diện tích 483,9 ha và 9.302 nhân khẩu.
    Mục lục
    1 Địa lý
    2 Thay đổi hành chính
    3 Văn hóa, cảnh quan
    4 Liên kết ngoài

    Địa lý
    Diện tích 122 km² (1999), 136 km² (2001). Dân số 138.400 người (1999), 146.700 người (2001).
    Huyện Quốc Oai có 19 xã: Phú Mãn, Phú Cát, Hoà Thạch, Tuyết Nghĩa, Đông Yên, Liệp Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Phú, Đại Thành, Tân Hoà, Cộng Hoà.
    Thay đổi hành chính
    Trước đây là trấn, rồi phủ Quốc Oai, gồm các huyện Đan Phượng, Từ Liêm, Thạch Thất, Yên Sơn, Phúc Lộc (sau là Phúc Thọ). Năm 1831 tách huyện Từ Liêm về Hà Nội. Năm 1888, sau khi tách huyện Đan Phượng về phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Đông mới lập, phủ Quốc Oai chuyển thành huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Sơn Tây. Từ năm 1965 thuộc tỉnh Hà Tây, đến năm 1975 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. Ngày 29 tháng 12 năm 1978 7 xã của huyện Quốc Oai là Tam Hiệp, Liên Hiệp, Hiệp Thuận, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú và Đại Thành nhập vào thủ đô Hà Nội, trong đó 4 xã Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú và Đại Thành nhập vào huyện Hoài Đức, 3 xã còn lại (Tam Hiệp, Liên Hiệp, Hiệp Thuận) nhập vào huyện Phúc Thọ, đều thuộc Hà Nội (Quyết định của Hội đồng Chính phủ ngày 17 tháng 2 năm 1979). Phần còn lại của huyện Quốc Oai vẫn ở lại tỉnh Hà Sơn Bình với tên gọi huyện Quốc Oai. Từ 12 tháng 8 năm 1991 huyện Quốc Oai lại trở về với tỉnh Hà Tây. Các xã trước kia thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội cũng chuyển về huyện Quốc Oai. Riêng 3 xã Tam Hiệp, Liên Hiệp, Hiệp Thuận vẫn thuộc huyện Phúc Thọ.
    Văn hóa, cảnh quan
    Cảnh trí đẹp, bình yên và nên thơ, thể hiện trong thơ của nhà thơ quê hương xứ Đoài - Quang Dũng:
    Bao giờ trở lại đồng Bương, Cấn
    Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
    Sông Đáy chậm nguồn qua phủ Quốc
    Sáo diều vi vút thổi đêm trăng...
    Quốc Oai nổi tiếng với Chùa Thày, nơi hàng năm có hàng ngàn du khách sắp mọi nơi tới vãn cảnh, với câu nói "Chuông Cấn, Bút Than,Gan Dương Cốc, Nón Mỹ" (Nghĩa là: Chuông lớn ở Chùa Cấn Hữu, học giỏi ở Ngọc Than, anh hùng lì lợm ở Dương Cốc và nơi làm nố đẹp phải kể đến phú mĩ
  3. donmanhhung

    donmanhhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    QUỐC OAI:
    huyện ở phần bắc tỉnh Hà Tây. Diện tích 136 km2. Gồm 1 thị trấn (Quốc Oai - huyện lị), 19 xã (Phú Mãn, Phú Cát, Hoà Thạch, Tuyết Nghĩa, Đông Yên, Liệp Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Phú, Đại Thành, Tân Hoà, Cộng Hoà). Dân số 146.700 (2001). Địa hình đồng bằng phù sa bằng phẳng. Có núi sót Sài Sơn. Sông Đáy chảy qua. Trồng lúa, khoai tây, lạc, rau các loại. Thủ công đồ gỗ, chế biến nông sản, miến dong, kẹo nha, cơ khí, gia công sửa chữa. Giao thông: quốc lộ 21A chạy qua.
    Di tích văn hoá và thắng cảnh: Chùa Thầy. Xưa có tên là Yên Sơn (thế kỉ 13), Ninh Sơn (thời Lê sơ). Tên Quốc Oai có từ 1010. Là huyện của tỉnh Sơn Tây (1831 - 1965); từ 1965, thuộc tỉnh Hà Tây; từ 1975, thuộc tỉnh Hà Sơn Bình; từ 1991, trở lại tỉnh Hà Tây.


  4. donmanhhung

    donmanhhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0

    Chùa Thầy

    Thuỷ đình trên hồ Long Chiểu trong quần thể Chùa ThầyChùa Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, làng Hoàng Xá, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây), cách Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật tích.
    Lịch sử
    Chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời Từ Đạo Hạnh, còn chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này.
    Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự). Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân có hàm rồng.
    Kiến trúc
    Chùa Thầy gồm ba toà nhà chạy song song với nhau dựng trên nền cao bó đá hộc xanh. Toà ngoài gọi là nhà tiền tế hay chùa Hạ. Toà giữa là trung điện hay chùa Trung, toà trong cùng là thượng điện, thờ các hóa thân của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, diễn tả 3 "kiếp" của Từ Đạo Hạnh: Tăng, Phật và Đế Vương. Bên trái là tượng toàn thân Thiền sư bằng gỗ bạch đàn lắp máy tự động có thể đứng lên ngồi xuống được, nhắc nhở thời kỳ Ngài đi tu ở Hương Hải am đã làm thuốc trị bệnh cứu người và dày công sáng tạo môn nghệ thuật múa rối nước cổ truyền để cho dân giải trí. Tượng đặt trên ngai, sau lưng ngai chạm trổ hình đầu rồng, lưỡi búa, sừng tê, ngọc báu... Chính giữa là tượng Thiền sư khi đã thành Phật, đội mũ hoa sen, tay chắp trước ngực, khoác áo cà sa vóc vàng, đặt trên một bệ tượng bằng đá thời nhà Lý, có hình sư tử đội toà sen. Bệ đá chạm những cánh hoa sen, bốn mặt chạm hình rồng và hoa lá, bốn góc có hình thần điểu Garuda. Đây là di vật thời nhà Lý còn sót lại duy nhất ở chùa. Bên phải là tượng Thiền sư sau khi đã hóa, đầu thai làm con trai của Sùng Hiền Hầu và trở thành nhà vua Lý Thần Tông. Tượng Lý Thần Tông đầu đội mũ bình thiên, mình khoác long bào, ngồi trên ngai vàng.
    Trong chùa còn có tượng ông Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan là cha mẹ Từ Đạo Hạnh và hai bạn đồng đạo thân thiết của Ngài là Thiền sư Minh Không và Thiền sư Giác Hải. Hai bên chùa là hành lang dài thờ mười tám vị La Hán. Phía sau chùa là gác chuông và gác trống.
    Trước cửa chùa có một hồ nước rộng có tên là Long Chiểu (Ao Rồng). Giữa hồ có một thuỷ đình nhỏ vuông vắn, dùng làm nơi diễn rối nước. Hai bên chùa có hai chiếu cầu mái, do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602. Cầu Nhật Tiên ở bên trái, trông vào đền Tam Phủ xây trên một hòn đảo giữa hồ. Bên phải là cầu Nguyệt Tiên, nối với con đường lên núi. Trên núi có chùa Cao, vốn là Hiển Thụy am, còn có tên là Đỉnh Sơn Tự, là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh đến tu đầu tiên. Trên vách chùa còn khắc những bài thơ tức cảnh của Nguyễn Trực và Nguyễn Thượng Hiền. Tương truyền rằng động Phật Tích ở sau chùa là nơi Ngài Từ Đạo Hạnh thoát xác để đầu thai làm vua Lý Thần Tông.
    Phía trên chùa Cao có một mặt bằng gọi là chợ Trời với nhiều tảng đá hình bàn ghế, kệ bày hàng, ly rượu,... trong đó có một phiến đá nhẵn lì được gọi là bàn cờ tiên. Có lẽ nơi đây ngày xưa các bậc trích tiên vẫn ngồi chơi cờ, uống rượu, thưởng trăng và ngâm thơ.
    Từ chùa Cao, đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ, là nơi tình tự của trai gái ngày xưa trong những ngày hội hè, như ca dao đã ghi lại:
    Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ,
    Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy.
    Đi ngược lên trên là đến đền Thượng. Gần đền Thượng có hang Bụt Mọc với nhiều tảng đá được thời gian bào mòn trông như tượng Phật. Tiếp đó là hang Bò với lối vào âm u. Cách một đoạn là đến hang Gió với những ngọn gió thổi thông thốc cả hai đầu. Ở chân núi phía Tây còn có chùa Bối Am, còn gọi là chùa Một Mái, chùa có tên như vậy là vì chùa chỉ có một mái ngói, mặt sau chùa dựa vào vách núi.
    Như vậy, quanh núi Thầy, ngoài chùa Thầy còn có cả một cụm kiến trúc Phật giáo được xây dựng trong những khoảng thời gian khác nhau.
    Trong một bài ký ghi trên vách núi, Chúa Trịnh Căn đã phác họa cảnh chùa Thầy "như viên ngọc nổi lên giữa đám sỏi đá, rạng vẻ xuân tươi khắp cả bốn mùa. Động trên hệt như cõi thanh hư, bên vách còn in mây ráng. Ao rồng thông sang bến siêu độ, cầu tiên Nhật Nguyệt đôi vầng. Hình tựa bình phong, sông như dải lụa".
    Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm. Trong ngày hội, nhiều tăng ni từ các nơi khác trong vùng cùng về đây dự lễ trong những bộ cà-sa trang trọng, tay cầm gậy hoa, miệng tụng kinh trong tiếng mõ trầm đều. Lễ cúng Phật và trai đàn - một diễn xướng có tính chất tôn giáo - được thực hiện có sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc.
    Nhưng hội chùa Thầy không chỉ có những nghi thức tôn giáo. Ở đây còn có trò múa rối nước mang đậm sắc thái dân gian mà ngày nay có tiếng vang ở nhiều nước. Trai thanh gái lịch gần xa tìm đến hội chùa Thầy còn để thỏa mãn tính mạo hiểm khi leo núi và khao khát bày tỏ tình yêu trong một khung cảnh thiên nhiên rộng mở:
    Rủ nhau lên núi Sài Sơn
    Ai làm đá ướt đường trơn hỡi mình?
    Hỏi non, non những làm thinh
    Phải rằng non đã vô tình với ai?
    Nước non ví chẳng chiều đời
    Mắt xanh đâu lẽ phụ người tình chung?
    Yêu nhau ta dắt nhau cùng
    Non bao nhiêu đá nặng lòng bấy nhiêu.
    (Á Nam Trần Tuấn Khải) [​IMG]
  5. donmanhhung

    donmanhhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    ĐỊNH HÌNH VÓC DÁNG MỚI

    Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, đại danh Quốc Oai gắn với nhiều sự kiện quan trọng không chỉ đối với mảnh đất Hà Tây mà còn đối với cả nước. Tháng 8 - 1936, tại làng Đa Phúc, xã Sài Sơn (Quốc Oai), tổ chức cách mạng mang tên ?oTổ cộng sản Đa Phúc? được thành lập. Đây là hạt nhân cơ sở của quá trình hình thành Đảng bộ Sơn Tât sau này. Trong năm 1947, Bác Hồ đã hai lần về thăm Quốc Oai. Tại nơi đây, Bác đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp trong một thời gian dài. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân Quốc Oai đã không tiếc sức người, sức của, hết lòng chi viện cho miền Nam ruột thịt, góp phần vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tự hào được sinh dưỡng trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, nhân dân Quốc Oai ngày nay đang nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương ngày cang tươi đẹp, xứng danh với lịch sử oai hùng của quê hương.
    Là một tỉnh nằm ở phía tây tỉnh Hà Tây, cách tỉnh lỵ Hà Đông và Hà Nội khoảng 20 km. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện khá thuận lợi với đường cao tốc Láng -Hòa Lạc, quốc lộ 21A chạy qua cùng tỉnh lộ 80, 81. Hai con sông Đáy và sông Tích chảy song song trên địa bàn huyện không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy mà còn đem lại nguồn nước dồi dào phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế. Khai thác lợp thế trên, những năm gần đây, cơ cấu kinh tế huyện Quốc Oai đang chuyển dịch theo hướng tích cực, dần dần hòa vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra sôi động trên khắp đất nước. Một Quốc Oai diện mạo mới đang dần được định hình.
    Điểm nhấn nông nghiệp trong bức tranh toàn cảnh
    Với những lợi thế về đất đai, thủy lợi, nguồn nhân lực, Quốc Oai được đánh giá là huyện giàu tiềm năng để phát triển nông nghiệp. Thực tế cho thấy, từ trước đến nay, nông nghiệp luôn là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo, đóng góp nhiều nhất trong GDP của huyện Quốc Oai.
    Cùng với sự đa dạng về địa hình, bao gồm vùng bán sơn địa, vùng đồng bằng và vùng ven sông Đáy, ngành nông nghiệp Quốc Oai có sự phát triển khá đa dạng. Những năm qua, huyện chủ trương chú trọng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiệu que bền vững, phá bỏ thế độc canh cây lúa, tiến tới đa canh để thích ứng với địa hình đa dạng của địa phương nhằm phát triển những mô hình nông nghiệp khác nhau, gắn với thế mạnh của từng vùng, tạo hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong đó vùng ven sông chủ yếu phát triển cây ăn quả, rau màu, chăn nuôi bò sữa; vùng đồng bằng trung tâm tập trung phát triển cây lương thực mà lúa là cây trồng chủ đạo; vùng bán sơn địa triển khai thực hiện trồng tre Bát Độ lấy măng và một số cây khác. Với quy hoạch cụ thể đó, nhữnh năm qua, sản xuất nông nghiệp toàn huyện đạt kết quả khá cao trên cả hai lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.
    Về trồng trọt, nhờ xác định cơ cấu cây trồng hợp lý theo vùng nên hiệu quả sản xuất ở các vùng phát triển tương đối đồng đều, ổn định và bền vững hơn. Năm 2002, tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 63.160 tấn, tăng 14,5% so với năm 2001; giữ vững định mức lương thực bình quân trên 400 kg/người. Giá trị sản xuất đạt 25 triệu đồng/ha canh tác. Tổng giá trị sản xuất của tiểu ngành trồng trọt đạt 147,5 tỷ đồng, tăng 1,9% so với năm 2000. Năm 2003, mặc dù cơn bão số 3, số 4 gây mưa to, làm ngập úng một số lớn diện tích lúa, nhưng sản lượng lương thực cả năm vẫn đạt 58.962,13 tấn, bằng 98% kế hoạch năm. Diện tích trồng tre Bát Độ lấy măng năm 2003 đạt 65 ha, với 65 nghìn gốc đang phát triển tốt và bước đầu đã cho thu hoạch.
    Tiểu ngành chăn nuôi cũng đã đạt được những thành quả đáng mừng. Quy mô và chất lượng đầu tư chăn nuôi được mở rộng theo hướng đa dạng hóa hình thức như chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, liên doanh, chăn nuôi theo hộ,? Đến nay toàn huyện đã có 2.362 con trâu, 6.979 con bò, 76.375 con lợn, 651.350 con gia cầm. Tổng giá trị sản xuất tiểu ngành chăn nuôi năm 2003 đạt 111,6 tỷ đồng, tăng 20,5% so với năm 2002, chiếm tỷ trọng 43% GDP ngành nông nghiệp. Ngành thủy sản đã ổn định được diện tích nuôi trồng, hiện đang tiếp tục lập các dự án chuyển đổi cơ cấu ở các vùng trũng thành mô hình một lúa, một cá, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
    Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cũng được chú trọng hơn, song đa số vẫn sản xuất theo quy mô nhỏ. Tuy nhiên, đây sẽ là ngành kinh tế phát triển rất mạnh trong tương lai gần khi một loạt các dự án xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được triển khai và đi vào hoạt động. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2003 đạt 290.880 triệu đồng, tăng 16,2% so với kế hoạch năm, tăng 33,1% so với năm 2002.
    Những năm qua, hoạt động du lịch - dịch vụ của Quốc Oai cũng đã có những bước phát triển nhất định nhưng vẫn ở quy mô nhỏ, chậm và chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Quy hoạch khu du lịch sinh thái tâm linh chùa Thầy vẫn chưa được xúc tiến, đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển du lịch còn hạn chế.
    Cùng với sự phát triển kinh tế, trong những năm qua, văn hóa - xã hội cũng đạt được nhiều thành tựu đáng mừng. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có những bước tiến đáng kể với số học sinh tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học đạt trên 20%. 100% xã, thị trấn đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, 4 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
    Công tác y tế chăm sóc, bảo vệ sức khoe cộng đồng được chú trọng. 19/20 trạm y tế xã, thị trấn có bác sĩ, 27 thôn có cán bộ y tế hoạt động. Công tác tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh cho người nghèo, các chường trình quốc gia về y tế được quan tâm đúng mức.
    Công tác dấn số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, thực hiệ các chính sách xã hội, phong trào thể dục - thể thao được duy trì tốt. An ninh quốc phòng, an toàn xã hội được đảm bảo và củng cố thường xuyên, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế phát triển.
    Hướng tới tương lai nhiều hứa hẹn
    Trong bức tranh kinh tế của Quốc Oai hôm nay, gam màu sáng vẫn thuộc về nông nghiệp. Tuy nhiên để cất cánh đi lên. Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện và toàn thể người dân nơi đây hiểu rằng không thể tiến nhanh, tiến mạnh bằng kinh tế thuần nông. Nhận thức được điều đó, cung với thời cơ đang được mở rộng trước mắt, Quốc Oai xác định hướng đi trong những năm tới là đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, du lịch - dịch vụ với nông nghiệp là nền tảng như lời khẳng đinh của đồng chí Nguyễn Hữu Lập, Bí thư Huyện ủy: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước xây dựng nền kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa trên cơ sở giữ vững tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương và lĩnh vực dịch vụ - du lịch là định hướng phát triển của Quốc Oai trong những năm tới?.
    Trên tinh thần ấy, Quốc Oai đang từng bước chuyện dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng nông nghiệp, công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2005, tỷ trọng nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, du lịch - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế tương ứng là 47%, 30%, 23%. Trên đà phát triển đó, huyện sẽ tiếp tục phát triển mạnh ngành công nghiệp và du lịch - dịch vụ để dần thay đổi trật tự cơ cấu này. Để thực hiện được mục tiêu này, trước mắt, Quốc Oai vẫn xác định lấy ổn định nông nghiệp làm nền tảng cho công nghiệp, du lịch - dịch vụ phát triển.
    Trong tương lai, Quốc Oai sẽ chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với những quy hoạch cụ thể là: tiếp tục chuyên canh lương thực để đảm bảo an ninh lương thực cho địa phương; chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp sang mô hình kinh tế trang trại theo mô hình một lúa - một cá để nâng cao hiệu quả kinh tế; đẩy mạnh thực hiện dồn điền đổi thửa; tiếp tục phát triển diện tích cây ăn quả, trồng hoa xuất khẩu, cây màu có giá trị kinh tế cao; ổn định và phát triển hơn nữa đàn bò, đàn lợn.
    Tuy vậy, mũi nhọn thực sự đem lại nhiều hứa hẹn cho Quốc Oai trong tương lai phải là công nghiệp. Đường cao tốc Láng - Hòa Lạc đã được khai thông, chạy cắt ngang 4 xã phía Bắc của Quốc Oai với chiều dài 9 km đã mở ra cho Quốc Oai cơ hội rất lớn để phát triển đồng đều mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có công nghiệp. Quốc lộ 21A chạy qua địa phận huyện và bám sát chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây sẽ là con đường huyết mạch thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp Quốc Oai thời gian tới.
    Từ tiền đề này, một loạt các khu công nghiệp trên đại bàn huyện đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây quy hoạch và phê duyệt cho các doanh nghiệp thuê đất để tiến hành sản xuất kinh doanh.
    Bên cạnh công tác quy hoạch một lọat những khu công nghiệp, khu đô thị, quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp cũng được huyện quan tâm. Hiện nay nghề thủ công truyền thống đan nón xuất khẩu và mây tre đan đang được khôi phục và mở rộng. Bên cạnh đó, huyện đã dự kiến quy hoạch 7 làng nghề với quy mô 55,4 ha. Trong đó, huyện đã chỉ đạo quy hoạch được 2 xã là Tân Hòa và Cần Hữu.
    Tất cả những dự án về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp này đều đã được phê duyệt và đang gấp rút hoàn tất những thủ tục cần thiết để đi vào hoạt động trong tương lai không xa. Các dự án này khi đi vào hoạt động sẽ là đầu máy kéo theo con tầu kinh tế Quốc Oai tiến nhanh , tiến mạnh. Sự phát triển của công nghiệp sẽ góp phần giải quyết đực vấn đề dư thừa lao động nông nghiệp ở địa phương, đồng thời kéo theo các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, du lịch - dịch vụ, thương mại cùng phát triển góp phần nâng cao sức sống của nhân dân địa phương.
    Trong định hướng phát triển, du lịch - dịch vụ cũng là lĩnh vực mà Quốc Oai hết sức chú trọng. Dự kiến, trong năm 2004, huyện sẽ triển khai dự án xây dựng làng nông - lâm Phú Cát với quy mô 36 ha và quy hoạch thành điểm du lịch sinh thái, xây dựng nhà nghỉ cuối tuần phục vụ du khách trong và ngoài địa phương.
    Bên cạnh đó, huyện cũng tiến hành quy hoạch khu du lịch Núi Thầy (chùa Thầy - động Hoàng Xá) với quy mô 20 ha. Hiện nay, Quốc Oai đang kêu gọi đầu tư mở rộng theo hướng phát triển du lịch di tích lịch sử - thắng cảnh - tâm linh.[nick]
    được banhchung sửa chữa / chuyển vào 16:26 ngày 08/12/2007
  6. cafeBANME

    cafeBANME Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2006
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    0
  7. rose_avizone1910

    rose_avizone1910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    963
    Đã được thích:
    1
  8. cafeBANME

    cafeBANME Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2006
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    0
    Bảng thống kê danh sách các member Quốc Oai làm việc tại Hà nội:
    1. CafeBANME
    2.rose_avizone1910
    Được cafeBANME sửa chữa / chuyển vào 13:23 ngày 03/12/2007
  9. Mrbond007

    Mrbond007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2006
    Bài viết:
    1.196
    Đã được thích:
    0
    up
    mỗi ngày trôi qua là một thành công về sự chịu đựng
  10. donmanhhung

    donmanhhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Đền thờ tại động Hoàng Xá [​IMG]Động Hoàng Xá là một hang khá lớn trong núi Hoàng Xá thuộc địa phận thôn Hoàng Xá (thị trấn Quốc Oai - khoảng 20km từ Hà Nội - trên đường đi Sơn Tây). [​IMG]Sau cổng là một khu vườn nhỏ mở ra hai lối đi. Bên phải vào chùa Hoa Văn, lối kia hướng lên núi. Đường vào động thất rất yên tĩnh, cổ kính (Học sinh ở gần thường vào đây học bài cũng vì sự yên tĩnh ấy).
    Trên vách lớn nhất của động Hoàng Xá có tạc tượng thờ một vị quan văn, mặc áo tiến sĩ, đầu đội mũ cánh chuồn, vẻ mặt đăm chiêu, tư lự, đó là Ông Cao Xuân Dục. Khi Hoàng Cao Khải theo Pháp muốn làm Phó Vương bắt các quan trong triều phải ký vào biểu dâng lên Vua, Ông Cao Xuân Dục, bấy giờ đang là một trong Tứ Trụ Triều Đình, vốn thanh liêm, bèn đề vào mấy câu:
    "Thiên Vô Nhị Nhật
    Quốc Vô Lưỡng Vương
    Thần Cao Xuân Dục
    Bất Khả Ký"
    (Trời không có hai mặt trời
    Nước không có hai vua
    Thần Cao Xuân Dục
    Không thể ký)
    Do đó mà Ông bị giáng chức về làm tri phủ huyện Quốc Oai, Hoàng Xá. [​IMG][​IMG]Trên vách đối diện có những bài thơ do các quan đời sau ghi lại về Ông Cao Xuân Dục. Rõ nhất là bài sau đây:
    Năm Tân Hợi, tháng Ba Nam Lịch
    Rượu với đàn một phách lên non
    Cao Nhân: người khuất tượng còn
    Ngàn thu nước lũ vẫn còn đá trơ
    Gương nhật ngyệt sớm trưa xế bóng
    Tháp trần lang ngồi hóng gió mây
    Gặp tiên một buổi hôm nay
    Mà lòng đã chắc những ngày một hai
    [Trần Trọng Tiết, Tri Phú Quốc Oai cảm tác]
    Dân làng gần xa thường đến đây thắp hương tưỏng nhớ đến Ông. Con cháu của Ông mỗi dịp giỗ, Tết, đều tụ tập về đây cúng vái, người trong họ gặp nhau vui vẻ lắm.

Chia sẻ trang này