1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quốc tịch VN

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi haminh, 08/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Khi tôi giơ tay thề vào quốc tịch Mỹ, thì đọc lời thề theo một
    người hướng dẫn, đọc một bài viết đã có sẵn từ lâu, trong đó
    có câu đại ý là tôi từ bỏ lòng trung thành với tổ quốc cũ của tôi,
    và từ đó, trung thành với tổ quốc mới, là nước Mỹ.
    Đương nhiên, tôi đã nghĩ đến chuyện khi có chiến tranh Việt
    Mỹ thì mình phải đứng về phe Mỹ, và nếu bị phe ViệtNam bắt
    mà xử bắn, thì là một người Mỹ, chứ không phải một tên Việt
    gian phản bội tổ quốc. Nếu có phản bội ViệtNam, thì là từ lúc
    giơ tay thề bỏ ViệtNam mà theo Mỹ, hay nói đúng hơn, là từ lúc
    chuẩn bị lên thuyền chạy trốn khỏi ViệtNam kia.
    Nói tóm lại, tôi không theo thuyết một lòng hai dạ, một tớ hai chủ.
  2. haminh

    haminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.318
    Đã được thích:
    0
    Không mình không xin thôi quốc tịch VN. Vì đâu có luật nào kêu là phải thôi đâu :-)
    Mình hỏi LSQ VN tại Úc thì được biết là VN không công nhận quốc tịch thứ hai, nghĩa là khi về VN, sẽ không "được" hay "bị" coi là Việt Kiều. Có buôn ma túy thì không đưọc nước khác can thiệp. Úc thì công nhận 2 quốc tịch nên không có vấn đề gì.
  3. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ====================
    Bạn vẫn được xem là Việt Kiều, và đây là một bộ phận không thể tách rời của đồng bào VN. Nhà nước VN luông kêu gọi sự đóng góp, đầu tư cả về vật chất lẫn tinh thần của các bạn về cho quê nhà. Tuy nhiên, theo căn cứ Pháp lý thì bạn không phải có nghĩa vụ như một công dân VN, mà được xem là NGƯỜI NƯỚC NGOÀI hẳn hoi. Thế nhé!
    Nhắn chung: các bác Lờ sờ tư vấn cho đồng bào của ta ở xa quê hương mà trật lất như thế, làm sao họ có cái nhìn chính xác về hệ thống PL VN mình nhỉ?
  4. haminh

    haminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.318
    Đã được thích:
    0
    Nói tóm lại là bây giờ mình còn quốc tịch VN hay không? Hộ chiếu VN của mình có còn giá trị không vậy? Mình dự định dùng passport VN để về Vn lần này. Có khi nào vào đến VN thì bị đuổi về Úc với lý do passport không có giá trị không?
    Mình vẫn muốn giữ quốc tịch VN để tiện việc đi lại, và có thể về Vn làm việc sau này.
  5. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Phần 1, trích tại: http://www.mofa.gov.vn/vi/ct_lanhsu/vbpl/nr040831084627/ns040831111636/view
    Luật Quốc tịch Việt Nam
    (Số 07/1998/QH10 ngày 20/5/1998)
    ....
    Điều 1. Quyền đối với quốc tịch
    1. ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Công dân Việt Nam không ai bị tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Điều 25 của Luật này.

    CHÚ Ý: NẾU KHÔNG PHẠM ĐIỀU 25 THÌ KHÔNG BỊ TƯỚC QUỐC TỊCH, thêm vào đó nếu không bị mất quốc tịch như điều 23 và không tự xin thôi quốc tịch như điều 24 thì CÒN QUỐC TỊCH. Xem phía dưới cho rõ
    ...
    Điều 3. Nguyên tắc một quốc tịch
    Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

    CHÚ Ý: "CÓ MỘT", CHỨ KHÔNG PHẢI "CHỈ CÓ DUY NHẤT MỘT"
    ...
    Điều 11. Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam
    Các giấy tờ sau đây là căn cứ để chứng minh người có quốc tịch Việt Nam :
    1. Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Quyết đinh cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam;
    ...
    Điều 23. Mất quốc tịch Việt Nam
    Công dân Việt Nam mất quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây :
    1. Được thôi quốc tịch Việt Nam;
    2. Bị tước quốc tịch Việt Nam;
    3. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia;

    CHÚ Ý: ĐÂY LÀ CÁI CẦN XEM LẠI ĐỂ BIẾT GIỮA ÚC VÀ VIỆT CÓ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ NÀO VỀ QUỐC TỊCH HAY KHÔNG (vd: Cho 2 qt, cho 1 trong 2 qt, ....)

    4. Trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19, Điều 26 và Điều 28 của Luật này.
    Điều 24. Thôi quốc tịch Việt Nam
    1. Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.
    2. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây :
    a) Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc một nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc công dân Việt Nam;
    b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
    c) Chưa chấp hành xong bản án, quyết định của Toà án Việt Nam.
    3. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
    4. Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân không được thôi quốc tịch Việt Nam.
    Chính phủ quy định thủ tục, trình tự giải quyết đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam.
    Điều 25. Tước quốc tịch Việt Nam
    1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành động gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc,đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 20 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành động quy định tại khoản 1 Điều này.
    ...
    Điều 41. Hợp tác quốc tế về hạn chế hai hoặc nhiều quốc tịch và giải quyết các vấn đề phát sinh từ tình trạng hai hoặc nhiều quốc tịch. Căn cứ vào những nguyên tắc quy định trong Luật này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết với nước ngoài điều ước quốc tế nhằm hạn chế tình trạng hai hoặc nhiều quốc tịch và giải quyết các vấn đề phát sinh từ tình trạng đó.
    Điều 42. Hiệu lực thi hành
    Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 và thay thế Luật quốc tịch Việt Nam ngày 28 tháng 6 năm 1988.
    Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
    Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998.
    Chủ tịch Quốc hội
    N** - Đã ký

    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Phần 2, trích tại: http://www.immi.gov.au/media/fact-sheets/90citizenship.htm
    "Dual/plural citizenship
    Australian citizens may hold the citizenship of another country (dual citizenship) or more than two countries (plural citizenship)."

    Úc cho phép nhiều quốc tịch
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Phần 3:http://www.aph.gov.au/library/pubs/CIB/2000-01/01cib05.htm
    Country that prohibit dual citzenship:
    - Vietnam
    - ...
    Countries/territories allowing dual citizenship in some form:
    - Vietnam
    - ...

    Việtnam vừa không cho 2 quốc tịch, vừa cho phép 2 quốc tịch theo một kiểu nào đó. Đúng là nhập nhằng nhỉ.
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Phần 4: Hãy xem trang web Đại Sứ Quán Việt Nam tại Hoa Kỳ đăng bài trả lời tư vấn thế này đây: http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20030312175317
    03/12/2003 - Chính sách
    ?oBố mẹ tôi người Việt, sinh tôi ra ở Việt Nam và sau này di cư sang Mỹ. Nay tôi nhập quốc tịch Mỹ thì có mất quốc tịch Việt Nam không. Tôi có thể mang hai quốc tịch không?? (bạn đọc Nguyen Thanh Tuong).
    Trả lời:
    1. Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 quy định nhiều căn cứ xác định một người có quốc tịch Việt Nam, trong đó có căn cứ về quốc tịch của cha mẹ. Theo đó nếu cha mẹ là công dân Việt Nam thì con sinh ra có quốc tịch Việt Nam. Như vậy bạn có quốc tịch Việt Nam.
    2. Cũng đạo luật này quy định, công dân Việt Nam chỉ mất quốc tịch Việt Nam khi: 1/ xin thôi quốc tịch Việt Nam; 2/ bị tước quốc tịch Việt Nam. Có nghĩa là nếu bạn không rơi vào 2 trường hợp này thì đương nhiên bạn vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
    3. Luật Quốc tịch Việt Nam quy định, nhà nước Việt Nam "công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam?. Do đó, dù bạn có thêm quốc tịch khác (quốc tịch Mỹ), thì bạn vẫn được nhà nước Việt Nam ứng xử như là công dân của mình. Đặc biệt khi về Việt Nam, bạn sẽ được hưởng các quyền công dân của một công dân nước Việt, và phải có nghĩa vụ công dân như pháp luật Việt Nam quy định.
    Luật sư Phạm Thanh Bình
    Văn phòng Luật sư Hồng Hà,
    số 8 Đình Ngang, Hà Nội

    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Phần 5: Trích và dịch từ: http://elecpress.monash.edu.au/pnp/cart/download/free.php?paper=16
    Có ít nhất 93 nước cho phép có 2 quốc tịch với Úc, theo một kiểu nào đó, trong đó có Việt Nam.
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Phần 6: http://www.aph.gov.au/SEnate/committee/fadt_ctte/completed_inquiries/1996-99/consular/report/c02.htm
    "As noted above, while Vietnam does not recognise dual citizenship, consular officials have always eventually gained access to dual nationals. The Committee notes that Vietnam''s new nationality law should facilitate access to dual national detainees by Australian consular officials."
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Vậy kết luận sao nhỉ? Nếu không bị tước, không chủ động bỏ, không vì hiệp ước Việt Úc mà tự động mất, thì sẽ còn quốc tich. Úc công nhận 2 quốc tịch thì cứ vào đi thôi.
    Một vùng xám.
    Được adamour sửa chữa / chuyển vào 11:07 ngày 13/11/2006
  6. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của Adamour rất tốt, chặt chẽ và đầy đủ căn cứ.
    Bravo.
    To khốt :
    Hiện tại, chỉ có trong dân gian mới gọi Việt kiều thui, chứ thuật ngữ này trong các văn bản của chính thức của Nhà nước thì mấy năm gần đây rất hiếm sử dụng vì nó không chính xác, và không rõ nghĩa bằng :
    - Người Việt Nam ở nước ngoài;
    - Người gốc Việt Nam.
    Về dzụ đề nghị tập sự ấy, nếu làm công quả (không lương) thì sẽ có nhiều người suy nghĩ, cân nhắc cho cậu.

    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 17:55 ngày 13/11/2006
  7. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Bác khoiks lại "cố vấn" người ta sai rồi nhé! Không cần "trước hết phải làm đơn xin thôi QT VN, rồi mới tính tiếp" đâu. Người ta nhập qt mới, rồi xin thôi qt VN cũng vẫn được như thường. Lại nữa, không ai bị tước qt VN vì vượt biên, trốn, tị nạn cả. Nếu có chỉ là trường hợp cá biệt.
    Tôi có đọc một bản báo cáo của VN thì người xin bỏ qt VN nhiều nhất là người Việt ở Ba Lan. Hình như luật qt Ba Lan là chỉ cho một qt hay sao ấy.
  8. nerazzurri_lawyer

    nerazzurri_lawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2005
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    chào bạn LÂU LÂU LẮNG NGHE..LUÔN LUÔN HỎNG HIỂU"
    Luật QT VN ko thừa nhận CD VN có 2 QT ---> vậy là cậu ko hiểu ý nhà làm luật rồi. nhà làm luật viết " NN VN công nhận CDVN có 1 QT là QT VN " , công nhận có 1 QT ko có nghĩa là cấm có hơn 1 QT , vì nếu có cấm cũng ko được vì điều này trái với thực tế (xung đột PL) trừ phi các bên liên quan có kí kết ĐƯQT nhằm giải quyết vấn đề này.
    CD VN muốn nhập QT nước khác thì fải làm đơn xin thôi QT --> đề nghị cậu đọc luật lại dùm chả ở đâu quy định cái nì cả . Có nhìu TH người ta đã nhập QT nước khác rồi thì mới quyết định có nên làm đơn xin thôi QT hay ko? Suy ra nếu ko làm đơn thì vẫn còn QT...
    TH vượt biên, trốn , tị nạn sẽ bị tước QT... ---> cái quy định này cậu lấy ở đâu ra thế xin chỉ dẫn cụ thể dùm
  9. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Thủ tục thôi quốc tịch VN:
    1. Lý do để được thôi quốc tịch Việt Nam :
    Vì đã có quốc tịch nước ngoài hoặc để gia nhập quốc tịch nước ngoài.
    2. Các trường hợp chưa được thôi quốc tịch Việt Nam:
    a. Đang nợ thuế đối với Nhà nước Việt Nam, hoặc một nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc công dân Việt Nam;
    b. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
    c. Chưa chấp hành xong bản án, quyết định của Tòa án Việt Nam;
    3. Các trường hợp không được thôi quốc tịch Việt Nam:
    a. Việc thôi quốc tịch Việt Nam có thể làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam;
    b. Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
    4. Thẩm quyền giải quyết việc thôi quốc tịch Việt Nam:
    - ************* ký Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam;
    - Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ và ************* trong việc giải quyết việc thôi quốc tịch Việt Nam;
    - UBND cấp tỉnh hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhận hồ sơ, xem xét và đề xuất ý kiến với Bộ Tư pháp về việc thôi quốc tịch Việt Nam.
    5. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam:
    5.1. Đối với công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài (tức là có quy chế thường trú ở Việt Nam):
    a. Đơn (theo mẫu)
    b. Bản khai lý lịch;
    c. Bản sao giấy tờ tùy thân, hộ chiếu hoặc giấy tờ khác chứng minh đương sự đang có quốc tịch nước ngoài (nếu đang có quốc tịch nước ngoài), hoặc Giấy xác nhận đảm bảo đương sự sẽ được nhập quốc tịch nước ngoài (nếu đang xin nhập quốc tịch nước ngoài), trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định việc cấp giấy này;
    Giấy tờ chính thức của nước ngoài phải qua thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự.
    d. Giấy xác nhận không nợ thuế đối với Nhà nước (do Cục thuế Việt Nam nơi đương sự thường trú cấp);
    đ. Đối với người trước đây là cán bộ, công chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân đã về hưu, thôi việc, nghỉ công tác hoặc giải ngũ chưa quá 5 năm, thì còn phải nộp giấy của cơ quan đã quyết định hưu trí, thôi việc, nghỉ công tác hoặc giải ngũ, xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người này không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam;
    e. Giấy xác nhận đã bồi hoàn chi phí đào tạo do Sở Giáo dục - Đào tạo Việt Nam nơi đương sự thường trú cấp (nếu đương sự được đào tạo theo kinh phí của Nhà nước, kể cả kinh phí do nước ngoài tài trợ).
    Hồ sơ được lập thành 04 bộ và được gửi cho UBND tỉnh nơi đương sự thường trú hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nơi đương sự thường trú
    5.2. Đối với công dân Việt Nam thường trú (định cư) ở nước ngoài:
    Kèm theo đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam . đương sự phải nộp các giấy tờ nêu tại điểm 4.1 ( a ) , ( b ) , ( e ) ở trên. Trường hợp này, giấy tờ quy định tại điểm 4.1 ( e ) do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nơi đương sự đang thường trú cấp.
    Hồ sơ được lập thành 03 bộ gửi cho Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nơi đương sự đang thường trú hoặc tại UBND cấp tỉnh của Việt Nam nơi đương sự đang thường trú.
    6. Miễn thủ tục xác minh ở trong nước đối với:
    - Người dưới 14 tuổi
    - Người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài;
    - Người đã định cư ở nước ngoài trên 15 năm;
    - Người đã xuất cảnh Việt Nam theo diện đoàn tụ gia đình.
    7. Thời hạn giải quyết đơn xin thôi quốc tịch
    Không quá 06 tháng kể từ ngày Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc UBND cấp tỉnh của Việt Nam nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau khi có kết quả, UBND tỉnh hoặc cơ quan đại diện Việt Nam sẽ thông báo cho đương sự
  10. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Thủ tục cấp hộ chiếu cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài
    1. Nguyên tắc:
    - Chỉ xem xét cấp hộ chiếu cho những người còn quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật.
    - Đương sự có nguyện vọng, nhu cầu thực sự cần thiết sử dụng hộ chiếu Việt Nam và phải có đơn đề nghị cấp hộ chiếu.
    2. Hồ sơ xin cấp hộ chiếu Việt Nam:
    Tờ khai xin cấp hộ chiếu (theo mẫu) kèm theo 3 ảnh cỡ 4X6, kèm theo Tờ khai cần có:
    - Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, nộp một trong các loại giấy tờ sau:
    + Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam; Quyết định cho nhập hoặc trở lại quốc tịch Việt Nam; hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu; Giấy khai sinh; Giấy chứng minh nhân dân; Giấy căn cước, Giấy tờ về hộ tịch.v.v.
    + Các giấy tờ về quốc tịch, hộ tịch do chính quyền cũ ở miền Nam Việt Nam trước ngày 30/4/1975 cấp cũng được tiếp nhận làm cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam;
    - Giấy tờ được nước sở tại cấp như Giấy phép định cư, Giấy phép thường trú..
    - Đối với các trường hợp không có hộ chiếu hoặc có hộ chiếu nhưng không hợp lệ, cần nộp thêm tờ khai danh dự về lý do không có hộ chiếu hoặc có hộ chiếu nhưng không hợp lệ.
    - Đối với các trường hợp định cư ở nước ngoài đã lâu, không thể xác minh được thân nhân tại nguyên quán ở Việt Nam, cần nộp thêm các giấy tờ của tập thể cộng đồng người Việt Nam ở địa phương nơi người đó sinh sống, (có thể là Hội người Việt Nam có quan hệ với các tổ chức, cơ quan trong nước hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó, hoặc của 2 người trở lên, là những người mà Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc tổ chức, cơ quan trong nước biết rõ) xác nhận người đó còn quốc tịch Việt Nam.
    3. Quy trình giải quyết.
    Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ và tuỳ từng trường hợp sẽ trao đổi hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng ở trong nước xem xét cấp hộ chiếu, bảo đảm cấp đúng đối tượng, và đúng theo quy định của pháp luật.
    *Nếu còn câu hỏi nào về quốc tịch, xin vui lòng tiếp tục đặt câu hỏi.

Chia sẻ trang này