1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quy định về đấu thầu

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi hoa_mua_ha, 01/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoa_mua_ha

    hoa_mua_ha Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    0
    Quy định về đấu thầu

    Chào các bạn, tôi có một câu hỏi rất mong các bạn tư vấn giúp cho. Câu hỏi của tôi là hiện nay trong hệ thống các văn bản quy định về đấu thầu của Việt Nam có chỗ nào quy định về việc người bị thua thầu có thể phản đối lại kết quả đấu thầu không? Cảm ơn các bạn trước nhé.
  2. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Quyền khiếu nại kết quả xét thầu là một quyền đương nhiên của nhà thầu- không cần phải quy định cụ thể. Trên thực tế hiếm có vụ đấu thầu nào ở đất nước này mà lại không có kiện c, các lý do thường được nhà thầu kiện cáo, khiếu nại, các lý do thường được viện dẫn gồm:
    - Tiêu chuẩn tham gia dự thầu của nhà thầu
    - Phương pháp, quan điểm và cách thức chấm điểm ký thuật- tài chính đối với từng gói thầu
    - Hồ sơ pháp lý- tài chính
    Ngoài ra, thường thì các tài liệu đấu thầu đều có mục Khiếu nại- Giải trình để hướng dẫn các nhà thầu kiện cáo trong trường hợp cần thiết.
  3. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Một thực tế là bên dự thầu có quyền khiếu nại kết quả mở thầu... tuy nhiên, hệ thống văn bản của chúng ta vẫn còn dành quá nhiều quyền lựa chọn cho bên mời thầu, chính điều này tạo điều kiện cho bên mời thầu gần như nắm toàn bộ quyền sinh sát đối với bên dự thầu và làm cho quyền khiếu nại trở nên vô hiệu hoá.
    Do ko có thời gian nên tôi ko đưa ra ví dụ, hẹn một ngày gần đây tôi sẽ bàn kỹ về nhưng khía cạnh quan trọng cần chú ý khi tham gia đấu thầu.
  4. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Phản đối kết quả đấu thầu á? Việc này hoàn toàn có thể làm được, nhưng kết quả thì cực kỳ mơ hồ, nếu không muốn nói là lợi bất cập hại.
    Mấy cái VBPL về đấu thầu của VN không quy định chi tiết về quyền này của nhà thầu, chỉ có một dòng nói về việc giải quyết khiếu nại trong quá trình đấu thầu là một hoạt động Quản lý NN về đấu thầu (NĐ 88, 66). Nhưng về nguyên tắc thì nhà thầu có quyền thực hiện việc khiếu nại hoặc khởi kiện Bên mời thầu.
    Trước đây, trình tự thủ tục đấu thầu theo NĐ 43 và cả NĐ 88, khi không được lựa chọn là nhà thầu trúng thầu thì Cty nào cũng có phản ứng là thắc mắc, đề nghị giải thích hoặc thậm chí gửi văn bản khiếu nại... Từ khi NĐ66 được áp dụng thì tình trạng này có vẻ đỡ hơn, vì NĐ66 bắt buộc Bên mời thầu phải gửi kèm Tiêu chuẩn đánh giá chitiết hồ sơ dự thầu trong bộ Hồ sơ mời thầu, vì vậy Nhà thầu khi nộp thầu có thể dựa vào đó và biết được mặt mạnh, yếu của mình (tương đối).
    Nhưng dù sao, khi không trúng thầu thì ai chả...ức: "Mịa, hồ sơ Cty mình ngon thế mà vẫn bị out, chắc có bọn nào support lũ Mời thầu rồi , quả này phải kiện cho ra ngô ra khoai..."
    Việc khiếu nại, kiện tụng bên mời thầu hoàn toàn không đơn giản và phải xem xét các khía cạnh sau
    - Bên khởi kiện có nghĩa vụ chứng minh Bên mời thầu đã vi phạm Quy chế đấu thầu... Điều này hơi bị khó thực hiện đấy vì các tài liệu về Đấu thầu thường được bảo mật và khó tiếp cận, với lại thực tế cho thấy Bên mời thầu thường đưa các điều kiện có lợi cho mình trong HSMT, có nhiều quyền hơn là nghĩa vụ, vì thế việc chứng minh lỗi càng khó hơn/
    - Nếu có chứng minh được là Bên mời thầu vi phạm thì cũng chắc gì mình đã thắng? Biết đâu 1 Cty XYZ nào đó lại thắng thầu. Lúc đó mình được gì, mất gì?
    - Mà cho dù mình thắng thầu nhưng liệu có thực hiện được Hợp đồng một cách xuôn xẻ hay không khi quan hệ giữa A-B ngày từ đã có "hận thù", hợp tác với nhau thế quái nào được
    - Sau cùng và là điều đáng nói nhất, các Chủ đầu tư khác khi đấu thầu cũng dè chừng trước một Cty có truyền thống khiếu nại, kiện tụng, khi đó việc dự thầu của mình sẽ khó khăn hơn...
    Tóm lại nếu không phải lợi ích sống còn của DN thì ít ai kiện tụng trong đấu thầu, giành thời gian đi làm việc khác, không câu được chỗ này thì ta ra chỗ kia rắc thính, thả cần vậy , ném đá xuống ao chẳng giải quyết được gì, có khi cá thấy động biến hết thì buồn
  5. hoa_mua_ha

    hoa_mua_ha Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bạn nhiều nhé. Tôi lường trước được trong thực tế thì người ta sẽ phải cân nhắc nhiều yếu tố trước khi quyết định phản đối lại kết quả đấu thầu. Đúng như bạn Zeroo nói, phản đối lại kết quả thầu thì lợi bất cập hại, nhiều khi không biết được việc kiện tụng có được kết quả gì không mà còn bị ấn tượng xấu. Trong thực tế, tôi nghe nói (vì chưa làm trực tiếp bao h) người ta có thể phản đối kết quả đấu thầu bằng con đường "tiểu ngạch" và "chính ngạch". Theo ý hiểu của tôi thì "tiểu ngạch" có nghĩa là "khiếu kiện" lên cấp cao hơn của chủ đầu tư, "chính ngạch" là "khiếu kiện" trực tiếp lên chủ đầu tư. Không biết các bác có comment gì về chuyện này không.
    Trong ND 88, 66 và trong cả luật xây dựng chỉ nói có mỗi một dòng tèo teo về quyền được khiếu kiện của những người tham gia thầu nói chung khi phát hiện có sai sót trong việc lựa chọn nhà thầu.
    Theo tôi thì nếu như mọi chuyện cứ đằng thẳng ra mà làm thì việc lựa chọn nhà thầu nào là quyền của chủ đầu tư, vì sản phẩm cuối cùng là thuộc về chủ đầu tư, nhà thầu nào chào giá hợp lý, đưa ra được các giải trình kỹ thuật tốt, thời gian tiến hành công việc nhanh, đúng tiến độ thì chắc chắn là sẽ OK. Nhưng vấn đề là trong thực tế sẽ có nhiều uẩn khúc. Tôi rất mong ai có kinh nghiệm thì tiếp tục bàn kỹ về nhưng khía cạnh quan trọng cần chú ý khi tham gia đấu thầu. Thanks
  6. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Ý bạn định nói đến đấu thầu trong nước ý à?/ Bàn làm gì cho mệt; có đến 101% các vụ đấu thầu chỉ là hình thức thôi, còn thì kết quả đấu thầu đã được quyết định từ trước hết cả rồi. Nghị định ( sắp tới là Pháp lênh) đấu thầu, Văn phòng xét thầu..vvv đều là trò đùa hết. Đùa vui đến mức cả SVĐ quốc gia giữa bàn dân thiên hạ nhòm ngó người ta còn đùa dai nữa là.
    Chiến trường thực sự nóng bỏng về thầu khoán tại Việt Nam phải là ở các dự án ODA. Mặc cho FIDIC, WB hay ADB gì gì đó, người ta vẫn đùa, nhưng ở đây mức độ đùa ý nhị hơn. Ở VN có một số chuyên gia chuyên viết Tài liệu đấu thầu (một cách nôm na là "đầu bài cho nhà thầu") siêu việt đến mức họ có thể xào nấu các điều kiện gọi thầu sao cho chỉ có một nhà thầu đủ tiêu chuẩn để trúng thầu, các đồng chí khác cứng họng chẳng kiện cáo được gì. Các bài vở thường được gài độ trong Hồ sơ mời thầu gồm:
    - Các Giấy tờ pháp lý- tài chính của nhà thầu
    - Điều kiện về kinh nghiệm của nhà thầu
    - ĐIều kiện về thông số kỹ thuật của nhà thầu- Ví dụ mua máy chủ mà yêu cầu bộ vi xử lý 64 bit- cac Intel chỉ có khóc.
    Thôi, tớ buồn ngủ quá- mai viết tiếp
  7. hoa_mua_ha

    hoa_mua_ha Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    0
    Đợi anh LVHa74 ngủ dậy viết tiếp mà lâu quá ạ. Anh trình bày tiếp quan điểm của anh đi chứ ạ.

Chia sẻ trang này