1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quy Hoạch Xây dựng phát triển tỉnh Thái Bình - từ Quy Hoạch Vùng đến Quy hoạch chi tiết!

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi manowar_kientruc, 28/07/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. manowar_kientruc

    manowar_kientruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Một chủ đề về lĩnh vực QHXD và phát triển tỉnh Thái Bình nhằm giới thiệu cho tất cả những người con quê lúa được biết và thảo luận về tình hình phát triển của các dự án QH đã và đang được triển khai trên toàn tỉnh Thái Bình.Và chủ đề này cũng sẽ không chỉ giới hạn trong lĩnh vực QHXD mà còn mở rộng sang cả các lĩnh vực QH chuyên nghành khác như QH Kinh tế xã hội, QH giao thông, ......Rất mong tất cả các anh chị em quan tâm đến lĩnh vực này chúng ta vào cùng thảo luận nhé![​IMG]
  2. manowar_kientruc

    manowar_kientruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Thái Bình của chúng ta nằm trong vùng Duyên Hải Bắc Bộ, và mối liên hệ của vùng Duyên Hải Bắc Bộ với Vùng Bắc Bộ và miền Nam Trung Quốc.
    [​IMG]
  3. dactalangnhang

    dactalangnhang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Tiếc nhỉ ? Thái bình mình không nằm trong hành lang kinh tế nào cả. ;) xu thế "lấn biển" lại trừ cái thái bình mình ra thì phải ?
    Bác manowar_kientruc, cũng một công post, bác post luôn cả đánh giá sơ bộ cho cả nhà cùng tham khảo luôn nhé. Có định hướng như thế ae mới dễ bề thảo luận chứ ah.
  4. sonbk155

    sonbk155 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    cái này hấp dẫn đấy, bác cho vài ý kiến định hướng đi
  5. manowar_kientruc

    manowar_kientruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Đôi nét về Quy Hoạch Vùng Duyên Hải Bắc Bộ( và Tỉnh Thái Bình là 1 thành phần ).Tầm nhìn đến năm 2050.
    Mục đích: - Hình thành ,phát triển các khu kinh tế tổng hợp, cụm CN ven biển . Phát triển các khu kinh tế thương mại gắn với vành đai kinh tế các tỉnh ven biển vịnh Bác bộ, trên cơ sở xây dựng tuyến đường ven biển , cảng biển, các khu kinh tế,các thành phố , thị xã, thị trấn ở dải ven biển.
    - Là một khu vực phát triển năng động, có môi trường đầu tư thuận lợi, chất lượng sống đô thị và nông thôn cao, phát triển bền vững.
    LÀ một tỉnh thành phần của vùng, do đó Thái Bình không nằm ngoài tiêu chí phát triển chung .
    Các thông tin trên bản đồ vị trí và mối liên hệ vùng ta có thể thấy nổi rõ một số nét sau:
    + Mối quan hệ giữa vùng Duyên Hải, vùng Thủ Đô HÀ Nội Và Vùng Đồng BẰng Sông Hồng
    + Mối Quan hệ cảng biển Hải Phòng - Quảng Ninh: vai trò vận tải hàng hoá, quan hệ thương mại trong và ngoài nước( Dịch vụ chuyển tải giữa các vùng kinh tế phía bắc,hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai - HÀ Nội - Hải Phòng - Hạ Long)VÀ vành đai kinh tế biển vịnh bắc bộ.
    Chính vì Thái Bình nằm trong vùng ảnh hưởng của các yếu tố phát triển thuận lợi như vậy, do đó tầm phát triển và tiềm năng phát triển rất có triển vọng.
  6. manowar_kientruc

    manowar_kientruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Định hướng PT Vùng Duyên Hải BẮc Bộ
    [​IMG]
    Phân tích:
    - Hành lang kinh tế dọc trục Quốc lộ 10 và Quốc lộ 18 (cũ và mới )Đảm bảo sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau để khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của các tỉnh trong vùng duyên hải bác bộ
    -Hành lang này còn gắn vùng thủ đô Hà Nội với vùng biển quốc tế thông qua 2 hành lang kinh tế dọc trục quốc lộ 5 và trục quốc lộ 18
    Trên bản đồ , chúng ta có thể thấy rất rõ vai trò của Thái Bình trong chuỗi phát triển kinh tế của Vùng.

  7. dactalangnhang

    dactalangnhang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Mình vẫn cứ băn khoăn về một vấn đề :
    - Khi Hà nội mở rộng thủ đô lên đến 5 lần, khi Hải Phòng đang nằm trong hai hành lang kinh tế quan trọng. Và Ninh Bình thì cũng đang phát triển một cách rầm rộ, liệu sự bành trướng của 3 đô thị ấy có ảnh hưởng gì đến 2 tỉnh nằm trong tam giác ấy là Thái Bình và Nam Định hay không ?
  8. manowar_kientruc

    manowar_kientruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta nên suy luận theo chiều hướng tích cực.Việc phát triển của các đô thị lớn là đièu tất yếu, các đô thị như Hà Nội,Hải Phòng , Quảng Ninh càng phát triển mạnh thì càng tạo tiền đề cho các đô thị nhỏ hơn( như Thái Bình, NĐ....) có động lực phát triển theo dạng đô thị vệ tinh.
    Thực ra có thể hiểu nôm na thế này: Thái Bình của chúng ta sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ sự phát triển mạnh của các đô thị lớn xung quanh.Khi TB trở thành đô thị vệ tinh cho các đô thị trung tâm phát triển, nó sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của các đô thị trung tâm đó và được hưởng lợi rất nhiều từ việc hỗ trợ đó, vd như: giao thông phát triển, các khu CN phát triển, du lịch phát triển......Hơn nữa, nguồn lao động ở Thái Bình tương đối dồi dào sẽ là 1 yếu tố rất tốt cho các nhà đầu tư .
  9. tbprince

    tbprince Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Hiện tại thì Việt Nhị vẫn chưa triển khai Quản lý hành chính kinh tế theo kiểu Vùng đô thị ( Bao gồm các vùng kinh tế có các đô thị trung tâm và được hỗ trợ bởi các đô thị vệ tinh ) ví dụ như Phillipin ... bởi có thể sẽ tạo ra sự chênh lệch phát triển rất lớn giữa các đô thị, các vùng miền, hoặc cũng có thể nguyên nhân khác đó là kinh phí đầu tư xây dựng các đô thị trung tâm bao giờ cũng ít hơn là kinh phí đầu tư bài bản cho cả 1 vùng ...
    Ngay cả hiện nay thì vai trò của Hải Phòng, Quảng Ninh cũng chẳng khác gì 1 đô thị vệ tinh của Hà Nội là mấy chứ đừng nói đến Ninh Bình, tương lai còn xa lắm, và nôm na thì cả miền Bắc kinh tế vẫn nặng gánh trên vai Hà Nội.
    Kinh tế thì vẫn luôn thay đổi, tình trạng hiện tại của Việt Nam hiện nay là mạnh ai nấy làm, thậm chí nơi nào " quan hệ " tốt với các Cơ quan có thẩm quyền chức năng thì tận dụng được các nguồn vốn phát triển, nơi nào năng động thì thu hút đầu tư hiệu quả hơn v.v ...
    Gần đây việc các Tập đoàn Kinh tế lớn như Vinashine, EVN, Than khoáng sản Việt Nam cùng nhau hợp tác, thăm dò đầu tư, triển khai các dự án trên địa bàn Thái Bình, quan tâm đến việc hợp tác với chính quyền sở tại và việc phát hiện ra mỏ than khổng lồ trong lòng đất mà tập trung chủ yếu ở Thái Bình thậm chí đã làm thay đổi cả 1 sự tư duy cũng như chiến lược phát triển kinh tế năng lượng trên địa bàn và khu vực.
    Thái Bình đã khá năng động khi quy hoạch và triển khai các dự án giao thông mang tính chất chiến lược như Quốc lộ Thái Bình Hà Nam ( nối Thái Bình với cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ ) đánh thức tiềm năng kinh tế phía Bắc tỉnh, đồng thời rút ngắn thời gian cho khu vực phía Đông Bắc tỉnh Hà Nam, các Doanh nghiệp tại các Khu công nghiệp Đồng Văn và các KCN phía Nam thành phố Hà Nội ... rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hoá tới cảng Hải Phòng, thể hiện sự kết nối mạnh mẽ với các địa bàn trong vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc như Hưng Yên, Hải Dương khi nâng cấp QL39, xây dựng Cầu Hiệp, tương lai là Quốc lộ ven biển đi Hải Phòng, QL39B từ Tiền Hải - Kiến Xương - Thái Thuỵ - Hải Phòng ... Bản đồ quy hoạch phát triển công nghiệp đã xác định từ 2015 trở đi sẽ chuyển dịch dần toàn bộ công nghiệp từ Quảng Ninh về Thái Bình.
    Thái độ trông chờ ỷ lại vào định hướng Quy hoạch và phát triển của đất nước sẽ làm mất nhiều thời gian hơn cho các địa phương, tự nội lực của mỗi tỉnh phát huy các thế mạnh, lợi thế của địa phương mình hoặc thậm chí là tự cải thiện các cơ hội đầu tư của địa phương, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư ... sẽ là 1 việc làm cấp thiết nhất hiện nay.
    Và việc làm này đang được lãnh đạo tỉnh Thái Bình thể hiện rất rõ, có thể Thái Bình chưa thể sánh vai ngang hàng với các địa phương công nghiệp mạnh khác trong vùng kinh tế trọng điểm song nhìn vào những cải thiện và quyết tâm trong toàn Đảng, toàn dân tỉnh ta, cũng như sự nổi lên năng động của các Doanh nghiệp lớn có sức đóng góp lớn và nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong thời gian gần đây thì hoàn toàn có căn cứ để tin tưởng vào tương lai Thái Bình sẽ là 1 tỉnh có nền kinh tế mạnh và là căn cứ năng lượng, công nghiệp quan trọng của Miền Bắc và của cả nước.
    Tuy nhiên cũng cần có 1 tư duy cải thiện mạnh mẽ hơn nữa, mạnh dạn, cụ thể hơn nữa thì mới mong tạo ra sự bứt phá trong sự phát triển của bức tranh chung nền kinh tế tỉnh ta. Trong khi sự kết nối với các tỉnh lân cận còn chưa hoàn thiện xong thì hãy tạm hoãn bàn đến sự phát triển của cả " hành lang kinh tế " hay vùng kinh tế - đô thị ...
  10. imw222

    imw222 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Thái Bình và Nam Định sẽ có cơ hội như nhau nhưng lại ít hơn nhiều so với các tỉnh lân cận [:((]

Chia sẻ trang này