1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quy luật của sự hỗn độn.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi AcommeAmour, 30/07/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    --------
    Nói như thế này cho bạn dễ hiểu:
    -Có cái đĩa DVD.
    -Trong cái đĩa này chứa khá nhiều thông tin. Trong đó có cả thông tin về hình dạng cái đĩa, hình ảnh trên nhãn đĩa. Tuy nhiên thông tin này rất nhỏ so với dung lượng DVD. (chỉ vài kB).
    -Bạn đọc vài Kb này và cho rằng mình đã đọc hết thông tin trên DVD.
    -Và khi người khác nói rằng thông tin trên cái DVD đó khá nhiều, khá bao la....thì bạn ngạc nhiên..làm gì có...chỉ có vài KB thôi mà..
    -Se sẻ thì không thể hiểu hành động của đại bàng (phỏng theo Trang tử).
    .........
    Nếu mà nói Đạo đức kinh chỉ là một cuốn sách như mọi cuốn sách khác (chẳng hạn cuốn sách tiếng Anh Know How)...thì...
    ....Bạn không hiểu được 1 câu nào trong Đạo đức Kinh...
    -Đạo đức kInh không phải là một cuốn sách...nó là con đường sống được thể hiện qua ký tự (sách).
    .......
    Nói cho bạn biết.. tôi không biết Đạo đức Kinh có mấy chương..? Có bao nhiêu chữ ? Bản thân tôi chỉ biết vài câu trong Đạo đức Kinh thôi...và tôi cũng không có ý định học thuộc lòng nó.
    Bản thân tôi đã tự nhận thức những điều có ghi trong Đạo Đức Kinh từ khi chưa biết có cuốn Đạo đức kInh tồn tại...
    Tuy nhiên không lẽ gọi là "Triết học của tôi " chi bằng mượn luôn Đạo đức Kinh cho thiên hạ dễ hiểu...
    ....................
    Rốt cuộc rồi bạn hiểu Đạo đức kinh là gì chưa ? Và cái đó là cái gì đối với tôi chưa .?
    ..............
    Hôm nay rảnh rỗi nên viết mấy dòng này....chứ thực ra tôi không hy vọng ai hiểu được..
    Và có ít người hiểu hay nhiều người hiểu cũng không phải là vấn đề tôi đang quan tâm...
    Tuy nhiên bạn đã chúc tôi vui thì tôi cũng chúc bạn hiểu...
    Không bổ chiều ngang cũng bổ chiều dọc..hehhehehe..
  2. anon57

    anon57 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/12/2008
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    quy luật của sự hỗn độn là ko có quy luật gì cả
  3. larry145

    larry145 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    4.744
    Đã được thích:
    1
    Nhìn cái title và cái vàng vàng thì có vẻ bác hiểu đc hết cái DVD , quả là bái phục .Em là một người bình thường chỉ hiểu đc vài kb thôi nên ko dám bình luận gì nhiều
    àh P/s : Chim sẻ và đại bàng có sự khác biệt sao ??? Bác trích câu này ý nói em là chim sẻ ??? Còn bác là đại bàng , nghe chừng đại bàng ở trên cao , oai phong hơn se sẻ rất nhiều . Mà giờ mới biết , hoá ra chỉ có mỗi bác là đại bàng [dẫn chứng : vàng vàng ]
    [nick]
    Được larry145 sửa chữa / chuyển vào 02:48 ngày 29/12/2008
  4. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Trích dẫn:
    "Nhìn cái title và cái vàng vàng thì có vẻ bác hiểu đc hết cái DVD , quả là bái phục .Em là một người bình thường chỉ hiểu đc vài kb thôi nên ko dám bình luận gì nhiều
    àh P/s : Chim sẻ và đại bàng có sự khác biệt sao ??? Bác trích câu này ý nói em là chim sẻ ??? Còn bác là đại bàng , nghe chừng đại bàng ở trên cao , oai phong hơn se sẻ rất nhiều . Mà giờ mới biết , hoá ra chỉ có mỗi bác là đại bàng [dẫn chứng : vàng vàng ]"
    --------------
    Nội dung trên của bạn chứng tỏ bạn là chim sẻ đấy...
    Tuy nhiên chim sẻ cũng không phải là xấu đâu.
    Và khi tôi nói bạn là chim sẻ thì tôi cũng không hề có ý miệt thị ai.
    Cũng giống như tôi nói bạn mặc áo màu đỏ thay vì mặc áo màu vàng, áo nào thì cũng thế, nó chỉ khác khi phân tích ở khía cạnh màu sắc.
    Còn cái ý về chim sẻ và đại bàng đấy cũng không phải tôi tự nghĩ ra đâu....2000 năm trước, Trang tử đã đề cập trong Nam Hoa Kinh rồi, bạn cứ tìm đọc đi nhá..
  5. larry145

    larry145 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    4.744
    Đã được thích:
    1
    So funny (dịch là hãi vài ) :))
    Nam hoa kinh gì đi nữa của Trang tử với em thì cũng để chùi ..... thôi ạ . Đã là chym sẻ thì ko cần phải nhìn theo cách nhìn của đại bàng .
    Cứ cố mà nhồi sọ mấy cái thứ ko phù hợp với mình em sợ biến thành crazy chim sẻ lắm .Lúc ý em lại tưởng mình cũng là đại bàng thì chết dở . Biết nhiều quá , ngồi ..... cũng vác hết Tử nọ tử kia ra ngẫm thì khó ..... lắm
    Được larry145 sửa chữa / chuyển vào 14:12 ngày 30/12/2008
  6. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Những câu hỗn độn của bạn làm tăng thêm sự hỗn độn của Topic Hỗn độn.
    Và theo quy luật của sự hỗn độn thì rác sẽ dần được đưa vào thùng rác, sau đó sẽ tái chế hoặc làm phân bón cho cây xanh.
  7. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Nam Hoa Kinh nói đến chim sẻ và đại bàng a`? Đề nghị trích dẫn cho đúng. Lúc nào cũng "Ý tại ngôn ngoại" tự bắt người khác hiểu ý mình rồi có quyền phát biểu linh tinh a`
  8. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Nó đây:
    "Biển Bắc có con cá gọi là cá côn, mình dài không biết mấy ngàn dặm. Nó biến thành con chim gọi là chim bằng, lưng rộng khỏang biết mấy ngàn dặm, khi tung cánh bay thì cánh nó như đám mây trên trời. Biển (Bắc) động thì nó dời về biển Nam, biển Nam là Ao trời.
    Tề Hài là sách ghi những chuyện quái dị. Sách đó bảo khi con chim bằng dời xuống biển Nam, nó đập nước tung tóe lên ba ngàn dặm rồi nương gió lốc cuốn lên cao chin vạn dặm. Nó xuống biển Nam vào tháng 6, lúc gió nổi lên.
    (Ở dưới nó là) Hơi nước bốc lên ?" coi tựa như những con ngựa hoang ?" và bụi cát, cùng hơi thở các sinh vật. (Mà ở trên nó) màu thanh thiên kia phải là bản sắc của trời không hay là vì trời xa thăm thẳm mà ta nhìn thấy như vậy? Vì từ trên cao nhìn xuống thì cũng thấy một màu đó.
    Nước không sâu thì không chở được thuyền lớn. Đổ một chén làm thuyền được; nếu thả cái chén đó xuống thì chén chạm đất, không dày thì không đỡ được những cánh chim lớn. Cho nên con chim bằng phải bay lên cao chin vạn dặm để có lớp không khí dày đỡ nó ở dưới, rồi lưng nó mới đội trời xanh, không hề bị cản trở, mà bay xuống biển Nam được.
    Con ve sầu và con chim cưu cười con chim bằng rằng: ?oChúng ta bay vù lên cây du, cây phượng, có lúc bay không tới mà rớt xuống đất. Hà tất phải bay cao chin vạn dặm để xuống phương Nam??
    Người nào muốn tới một chỗ gần ở ngoài thành thì chỉ cần mang theo lương thực cho đủ ba bữa, mà khi về bụng hãy còn no để nghỉ đêm; muốn đi một ngàn dặm thì phải chuẩn bị lương thực cho ba tháng. Hai con vật nhỏ kia (tức con ve sầu và con chim cưu) biết đâu lẽ đó.
    Trí lực nhỏ không thể so sánh với trí lực lớn; cuộc đời ngắn không thể so sánh được với cuộc đời dài. Làm sao biết được điều ấy? Như cây nấm chỉ sống một buổi sáng thì không biết được trọn một ngày, con huệ cô (một loại ve sầu, sinh mùa xuân thì mùa hè chết, sinh mùa hè thì mùa thu chết), không biết được trọn một năm; đó là những loài cuộc đời ngắn ngủi. Ở miền Nam nước Sở, có một con rùa thiêng, mùa xuân của nó dài năm trăm năm; mùa thu dài năm trăm năm; đời thượng cổ có một cây ?oxuân? lớn, mà mùa xuân dài tới tám ngàn năm, mùa thu dài cũng tám ngàn năm, đó là những loài cuộc đời lâu dài. Ông Bành Tổ (chỉ sống bảy trăm năm) mà ngày nay hễ nói tới thọ, ai cũng cho ông bậc nhất, chẳng đáng buồn ư?
    Trong cuộc đàm thoại giữa ông Thang và ông Cách cũng có một đoạn như vầy: Ở phương Bắc hoang dã có một cái biển gọi là ?oAo trời?, trong biển có một con cá chiều ngang rộng mấy ngàn dặm, không biết chiều dài là bao nhiêu, gọi là cá côn; có một con chim gọi là chim bằng, lưng lớn như núi Thái Sơn, cánh như đám mây rủ ở trên trời, nó nương ngọn gió lốc, xoắn như sừng cừu, bay lên cao chin vạn dăm, vượt lên khỏi các đám mây, lưng đội trời xanh mà bay về biển Nam.
    Một con chim cút ở trong cái đầm nhỏ cười nó: ?oCon đó bay đi đâu vậy? Tôi lên cao độ vài nhẫn rồi xuống, bay liệng trong đám cỏ bồng cỏ cảo, cho bay như vậy là đủ rồi. Con đó bay đi đâu vậy kìa??.
    Lớn với nhỏ khác nhau như vậy đó.
    Có người tài trí đủ để làm một chức quan, có người hạnh làm gương được cho một làng, có người đức đáng làm vu mà được cả nước phục, nhưng dù thuộc hạng nào thì cũng đều tự đắc như con chim cút kia vậy.
    Ông Vinh tử nước Tống cười họ. Dù cả nước khen ông, ông cũng không mừng, cả nước chê ông, ông cũng không buồn, vì ông biết phân biệt nội và ngoại, vinh và nhục. Người như ông thật hiếm ở đời, nhưng ông chỉ biết tự thủ (tự giữ mình) thôi, chứ chưa tự thích nghi với vật mà thành bậc đại.
    Ông Liệt tử cưỡi gió mà bay, thật nhẹ nhàng, khoan khoái, mưới lăm ngày rồi về. Có phúc lớn như ông thật hiếm ở đời, tuy khỏi phải đi, nhưng ông vẫn còn tùy thuộc một cái gì (tức đợi cho gió nổi lên).
    Đến như hạng người làm chủ được cái chính đạo của trời đất, chế ngự được lục khí để ngao du trong vũ trụ vô biên, thì còn tùy thuộc cái gì nữa đâu? Cho nên người ta bảo ?oBậc chí nhân (có đức tuyệt cao) thì quên mình, bậc thần nhân thì không lập công. Bậc thánh nhân thì không lưu danh?.
  9. larry145

    larry145 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    4.744
    Đã được thích:
    1
    Ôi cái bác này .Bác phát biểu như thế này chứng tỏ bác ko hiểu Lão Tử rồi . Đã Vạn vật vi sô cẩu thì ko cần phải tranh cãi hơn thua với đời làm gì cho mệt . Em là người trần mắt thịt , nên cứ thích là là chõ mũi vào mấy chuyên linh tinh thế này .... cho vui
    @AA : vâng , em bảo bác là đại bàng cơ mà
  10. larry145

    larry145 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    4.744
    Đã được thích:
    1
    Toàn những chim gì to to , ông gì bay bay .Toàn là nói fét . Trong cái truyện đấy thì chỉ thấy có con ve sầu với mấy con bé bé là kiểm chứng được , còn lại thì đúng là bốc phét đến giời . Xong rồi tự sướng là ta đây là con chim to , còn thiên hạ chỉ là con ve sầu . Đây có thể gọi là bệnh

Chia sẻ trang này