1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quy luật của tình yêu bền vững

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi thuyfly, 13/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thuyfly

    thuyfly Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/04/2006
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Khi chồng thất nghiệp
    Người vợ không có việc làm sẽ ở nhà chăm sóc con cái và làm việc nội trợ. Nhưng người chồng thất nghiệp ở nhà thì có thể buồn chán, sinh tật rượu chè, ảnh hưởng lớn đến kinh tế cũng như hạnh phúc gia đình. Trong trường hợp đó, bạn nên:
    - Đừng sợ hãi, nếu không sẽ gây thêm áp lực về tâm lý cho chồng. Một khi áp lực quá lớn, anh ấy rất dễ áp dụng những biện pháp tiêu cực như đi buôn lậu, trộm cắp.
    - Đừng trách móc khiến chồng cảm thấy có lỗi. Bản thân anh ấy đã buồn lắm rồi, bạn nên động viên anh thua keo này ta bày keo khác, rồi gia đình sẽ vượt qua khó khăn.
    - Tránh nói đến tiền nong, tốt nhất không nên đề nghị chồng đưa tiền để tránh chạm vào vết thương lòng của anh ấy.
    - Nên đưa ra nhiều ý kiến có tính chất xây dựng, như động viên chồng tham dự các cuộc phỏng vấn tìm việc. Có thể chấp nhận làm những việc đơn giản, thu nhập thấp, sau đó sẽ tìm việc tốt hơn.
    - Khẳng định những đóng góp của ông xã cho gia đình. Nếu như bạn có việc làm thì hãy nói rằng anh không cần phải lo lắng về kinh tế, bạn có thể tiết kiệm chi tiêu.
    - Cuối cùng, hãy nói một cách chân thành với chồng rằng cho dù có việc làm hay không thì bạn vẫn tôn trọng và yêu anh.
    Paste http://www.xinhxinh.com.vn/cms/3C650 <- Yêu chồng
  2. Meobeo84

    Meobeo84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    6 kiểu vợ chồng
    Mỗi cặp vợ chồng đều có một dạng quan hệ nhất định. Nó quyết định lối sống, mức độ tình cảm, vai trò, trách nhiệm, công việc, nhu cầu của từng người. Hoàn cảnh sống, tuổi tác, sở thích, công việc... là những yếu tố tạo nên từng dạng quan hệ đó.
    1. Lãng mạn
    Họ luôn lấy những lời có cánh trong các bộ phim tâm lý Hàn Quốc hay những pha lãng mạn kiểu Hollywood làm "kim chỉ nam" cho chuyện tình của mình. Họ tin rằng họ đến với nhau do định mệnh, sự liên kết giữa họ thuộc về tinh thần và họ sinh ra là để cho nhau.
    Điểm cộng: Cuộc sống tình cảm đầy đủ giúp cả hai giữ được sự hài lòng và tình yêu đối với người bạn đời. Nếu họ biết cách dàn xếp ổn thỏa những khác biệt trong cuộc sống thì chắc chắn mối quan hệ của họ sẽ không bao giờ tan vỡ vì bản thân mỗi người đã phần nào lý tưởng hóa nửa kia của mình. Có những người vợ sau hơn 30 năm chung sống vẫn còn nguyên cảm giác háo hức như những ngày đầu mới cưới.
    Điểm trừ: Tình yêu lãng mạn thường dựa trên ảo tưởng rằng người mình yêu là hoàn hảo. Khi mối quan hệ giữa hai người đạt tới đỉnh cao, họ sẽ chuyển sang giai đoạn khám phá nhược điểm của nhau.
    Lúc này, cãi vã, xung đột sẽ xảy ra khi người này muốn người kia đáp ứng đòi hỏi của mình mà không được thỏa mãn. Thay vì nghĩ: ngay cả trong những mối tình tuyệt vời nhất người ta vẫn phải chấp nhận những nhược điểm của nhau, thì họ lại cho rằng họ không còn yêu nhau nữa... và mọi chuyện coi như đã chấm dứt.
    2. Bình đẳng
    Những đôi luôn quán triệt tinh thần "bình đẳng giới" rất dễ tìm thấy sự hòa hợp. Cuộc sống hôn nhân của họ đơn giản, rành mạch và khá bền vững. Người vợ có thể thỏa sức phấn đấu đường công danh sự nghiệp, duy trì sự độc lập nhất định trong cuốc sống riêng tư.
    Người chồng có thể ở nhà chăm sóc con cái nếu cần thiết. Họ trao đổi thẳng thắn cởi mở với người bạn đời những nhu cầu về tình cảm và cùng nhau đáp ứng những nhu cầu đó. Họ không những đảm bảo nuôi dưỡng gia đình mà còn giữ được "bản sắc riêng của từng người".
    Điểm cộng: Khi gặp phải vấn đề khó khăn, họ thẳng thắn trao đổi và cùng tìm cách giải quyết. Điều thú vị nhất trong mối quan hệ kiểu này là cả hai đều có quyền kiểm soát cuộc sống riêng của mình.
    Điểm trừ: Trong cuộc sống vợ chồng, sự sòng phẳng là con dao hai lưỡi. Hơn nữa không phải lúc nào cả hai cũng tìm được tiếng nói chung, nhất là những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của từng người trong gia đình.
    Trường hợp cả hai đều công thành danh toại, cái giá họ phải trả là không có thời gian dành cho nhau, dần dần một trong hai người hoặc cả hai cảm thấy chán nản, mệt mỏi mỗi khi gặp gỡ, tình cảm trở nên gượng gạo, rời rạc. Và khi đó sự xa lạ về mặt xác thịt và tinh thần sẽ thực sự là mối nguy hiểm đe dọa hạnh phúc gia đình.
    3. Truyền thống
    Dạng quan hệ này có phần trái ngược với kiểu bình đẳng. Người chồng lấy khả năng kiếm tiền của mình làm công cụ khẳng định vị trí trong gia đình. Họ có xu hướng nắm toàn quyền quyết định. Còn người vợ đương nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào chồng.
    Điểm cộng: Nếu cả hai người cùng thống nhất trong việc phân chia trách nhiệm, công việc gia đình, họ sẽ không tốn thời gian và sức lực để quyết định xem ai phải làm gì. Nhờ đó họ có nhiều thời gian dành cho nhau hơn. Còn người vợ, khi không phải chịu áp lực về sự nghiệp sẽ toàn tâm toàn ý chăm lo cho gia đình. Họ cảm thấy an tâm và được bảo vệ trong mối quan hệ như vậy.
    Điểm trừ: Thực tế đã chứng minh, sau một khoảng thời gian sống an phận, người vợ sẽ nhận ra rằng suốt thời gian qua, vị trí của mình đã bị hạ thấp. Họ muốn chấm dứt tình trạng tù túng hiện tại và tự đưa ra quyết định của chính mình.
    4. Quan hệ bằng hữu
    Những cặp vợ chồng này gắn bó với nhau bằng lý trí nhiều hơn tình cảm. Họ có trình độ văn hóa, địa vị xã hội, tiềm lực kinh tế tương đương. Đầu tiên họ là bạn bè, dần dần nhận ra có nhiều quan điểm, sở thích giống nhau, cả hai cảm thấy ấm áp, an tâm khi ở bên nhau. Thông thường khi đến với nhau, họ đã từng trải qua một vài mối quan hệ lãng mạn nhưng sau đó hoặc tan vỡ hoặc đã ly dị, do vậy những người thuộc tuýp này thường kết hôn khi ngoài 30 tuổi.
    Điểm cộng: Những cặp đến với nhau theo kiểu bạn bè rất dễ tìm thấy sự yên ổn bởi họ không muốn thay đổi bất cứ điều gì về bạn đời của mình. Tuổi tác, sự chững chạc từng trải cùng nhiều điểm tương đồng khiến họ có thể chia sẻ, bàn luận với nhau và hầu như không bao giờ tranh cãi.
    Điểm trừ: Một sự thật không thể phủ nhận là mối quan hệ này rất dễ trở thành quan hệ kiểu chị em hoặc anh em bởi xét trong chừng mực nào đó, nó tẻ nhạt, đơn điệu và thiếu những xúc cảm cần thiết của tình yêu.
    5. Khép kín
    Họ gần như chỉ biết sống và yêu người bạn đời. Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình bố mẹ xa cách, khi lớn lên thường thích chọn kiểu quan hệ này. Trong cuộc sống, họ luôn cố gắng dành nhiều thời gian để gần gũi, làm việc cùng nhau. Sự gần gũi giúp người này tin tưởng người kia.
    Điểm cộng: Khi cả hai đặt tình yêu của mình trên tất cả, họ không bao giờ để công việc, bạn bè hay mọi lo toan thường nhật len vào những giây phút hạnh phúc bên nhau.
    Điểm trừ: Cả hai sẽ hài lòng với những gì đang có, chấp nhận sống an phận. Sự tự hài lòng ấy có thể khiến họ mất dần bạn bè, người thân... Về lâu dài, một trong hai người sẽ cảm thấy "nghẹt thở" với tình yêu và cuộc sống hiện tại.
    6. Kiểu ơn nghĩa
    Những chấn động lớn trong quá khứ (mất cha mẹ, bị lạm dụng ********...) là nguyên nhân dẫn tới nhu cầu rất lớn về tình cảm và chính điều đó sẽ trở thành nền tảng của tình yêu và hôn nhân.
    Một người sẽ cảm thấy cần được cảm thông, che chở, còn người kia sẵn sàng hàn gắn vết thương cho người bạn đời. Họ đến với nhau trên cơ sở tình thương nhiều hơn tình yêu.
    Điểm cộng:
    Trong tình yêu, không gì hạnh phúc hơn khi biết rằng mình có một chỗ dựa vững chắc, và ngược lại, mình có thể là chỗ dựa cho người khác. Sự hy sinh và cảm giác yên ổn cũng đủ để hai người duy trì một cuộc hôn nhân bền vững.
    Điểm trừ: Người "được cứu rỗi" thường cảm thấy mình phải được cưng chiều nhiều hơn và dần trở nên thiếu trách nhiệm với gia đình. Còn người mang trọng trách "cứu rỗi" lại dễ nảy sinh yêu cầu kiểm soát, tính ích kỷ và độc đoán với người kia. Họ cảm thấy mình cho rất nhiều nhưng nhận chẳng được bao nhiêu và bắt đầu bực bội, khó chịu khi nghĩ rằng người kia vô tâm, không tuyệt diệu như họ vẫn nghĩ.

Chia sẻ trang này