1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quy luật về khoảng cách giữa các hành tinh

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi phuthuy26vn, 01/08/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phuthuy26vn

    phuthuy26vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    0
    Quy luật về khoảng cách giữa các hành tinh

    trước hết chúng ta hãy xem khoảng cách giữa các hành tinh tới mặt trời
    sao thuỷ 0,387 đơn vị thiên văn
    sao kim 0,7223 nt
    trai đất 1,000 nt
    sao hoả 1,25 nt
    (tiểu hành tinh ) 2,77 nt
    sao mộc 5,2 nt
    sao thổ 9,54 nt
    sao thiên vương 19,2 nt
    sao hải vương 30,1 nt
    sao diêm vương 39,5 nt
    Năm 1766 một vị giáo sư toán học Đức phát hiên rằng nếu ta viết dãy số sau
    0, 3, 6, 12 ,24 ,48 , 96
    đem dãy số này cộng với 4 rồi chia cho 10 ta sẽ được
    0,4 ; 0,7 ; 1,0 ; 1,6 ;2,8 ;5,2 ; 10
    Năm 1781 nhà thiên văn của nước Anh gốc Đức Uyliam hecsen.Căn cứ vào qyu luật cự li giữa các hành tinh để viết thêm chữ số 192 (96 nhân 2 ) rồi cộng 4 chia 10 được 19.6 Con số này gần đúng với khoảng cách giữa sao thiên vương tới mặt trời là 19,2 đơn vị thiên văn .Nhiều nhà thiên văn vui mưng cho rằng đây là dãy số thần kì và rất thực dụng
    Năm 1801 nhà thiên văn người Ý phát hiên ra một tiểu hành tinh và đặt tên nó là thần tinh cốc .Khoảng cách của nó tới mặt trời là2,77 đơn vị thiên văn , con số này phù hợp vớivới con số 2,8 của quy luật khoảng cách giữa các hành tinh tới mặt trời .Do đó mọi người càng tin tưởng vào dãy số thần kì này
    Sau này người ta lại phát hiện ra thiên vương tinh và diêm vương tinh .Khoảng cách từ các hành tinh này đến mặt trời la 30.1 và 39,5 đơn vị thiên văn .So với kết quả tính toán theo quy luật khoảng cách giữa các hành tinh tới mặt trời thì dãy số sẽ có thêm số 384 (192 nhân 2) công 4 chia 10 là 38,8 .Con số này lẽ ra phải gần đúng với cự li của sao hải vương tới mặt trời nhưng thực tế lại gần đúng với khoảng cách từ sao diêm vương tới mặt trời
    Tai sao vậy? Phai chăng dãy số về khoảng cách giữa các hành tinh tới mặt trời chỉ la sự trùng hợp ngẫu nhiên ?Hay là sao hải vương và sao diêm vương lúc đầu ở vị chí khác , sau này chúng bị ảnh hưởng của các thiên thể nên mới dịch chuyển đến vị trí hiện nay?
    Đến nay câu trả lời vẫn la không biết .Nhưng dẫu sao dãy số về cự li cua các hành tinh trong thái dương hệ cũng giúp ta tính toán và ghi nhớ khoảng cách của chúng với mặt trời một cách dễ dàng và thuận tiên hơn


    dothihoa
  2. locyc

    locyc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2002
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Bà phù thủy này cũng lắm trò nhỉ? Nói chung thì cái quy luật này cũng đúng cho một số hành tinh thui. Nhưng có thể dựa vào quy luật này để tìm một hành tinh nào đó ngoài Sao Diêm Vương thì tốt đấy, chúc bà Phù Thủy dzui dzẻ nha....!!!!!!!!!!! Và cố gắng tìm ra một hành tinh mới nha...!!!!!!!!!
    locyc
  3. NamTuocJacob

    NamTuocJacob Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Khà! đúng là phù thuỷ, mỗi tội là phù thuỷ lú lẫn. Nếu mà vote bài này chắc được 0,5 * ( đừng có mà giận ). Bởi vì quỹ đạo các hành tinh không phải là hình tròn vo như cái đầu của bà đâu !!! nó hình elip cơ mà . Hơn nữa ( hình như - mình nghiện từ này mất rồi ) DVT và TVT có lúc đổi vị trí ( có lúc cái này gần hơ, có lúc cái kia ) thế nên đừng có mà gán mấy con số cho nó bà phù thuỷ ạ !!!

    Dù sao thì Trái Đất vẫn quay
  4. phuthuy26vn

    phuthuy26vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    0
    tại sao em cứ post bài là mọi người lên án thế nhỉ
    tại sách chứ đâu phải tại tui
    hổng biết đâu mọi người bắt nạt tui hu hu

    dothihoa

  5. Irish

    Irish Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    1.098
    Đã được thích:
    0
    Mọi người bắt nạt yêu ấy mà. Các chàng trai ở đây toàn là những người dễ thương cả đấy.

    Rồi thì gió cũng sẽ cuốn đi
    Tóc trên đầu và những chia ly
  6. crazyboy2001vn

    crazyboy2001vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2002
    Bài viết:
    1.113
    Đã được thích:
    0
    Đúng là có thắc mắc thật phuthuy ạ
    Này nhé ! Quỹ đạo hành tinh là ellip, đúng không ?
    Thế thì khoảng cách ở đây là gì ?
    A ! Chắc là khoảng cách trung bình.
    Đúng rồi, quỹ đạo tuy là ellip nhưng là gần tròn nên vẫn có thể được.
    Vào đây để lớn lên trong sự thông thái, ra đi để phục vụ tốt hơn cho đất nước và đồng loại.
  7. eglantine

    eglantine Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Những kiến thức học được . Bạn lấy nó từ đâu ? Nếu như chưa phát minh ra được điều dì mới mẻ hẳn là lấy từ sách vở rồi ! Mà dẫu có thế nào đi nữa thì khoa học . Không loại trừ cả thiên văn học thì cũng chỉ là cái nhìn chủ quan của con người ! Vvạy thì cái đúng , cái sai , trước khi nhận xét nó cần phải đắn đo suy nghĩ , thật khó để nói đúng và nói sai . Cả cái dãy số kì diệu kia nữa . Tại sao nó sai ? (nhưng tôi cũng không nói nó đúng đâu nhé ! )
    khoảng cách giữa các vì sao . có thể nó không có qui luật , nhưng nó luôn thay đổi . Những hành tinh cành xa , Thì nó càng rời xa ta với một vận tốc khủng kiếp Như trong " Cùng suy ngẫn tôi đã trích dẫn " Còn ở gần ta thì nó cũng không hề đúng yên chút nào . Nếu như coi nhứng hành tinh là những hạt vô cùng nhỏ bé thì ta sẽ thấy qui luật này hiện lên rất rõ rệt . Tại sao không ?
    To Nam tước jacob . Mình nhất định phải gửi cuốn sách ấy cho Tú thôi . Dể cùng tranh luận nha !
  8. phuthuy26vn

    phuthuy26vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    0
    Khoảng cách ở đây là khoảng cách từ các hành tinh tới mặt trời tính theo năm ánh sáng.Nói là khoảng cách giữa các hành tinh thôi chứ thật ra là khoảng chách từ các hành tinh tới mặt trời đó

    dothihoa

  9. crazyboy2001vn

    crazyboy2001vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2002
    Bài viết:
    1.113
    Đã được thích:
    0
    Định luật mà bạn phuthuyvn nói đến chính xác là đinh luật mang tên người khám phá ra nó : đinh luật Titius - Bode năm 1766.
    Công thức tổng quát của định luật là D = ( N +4 ) /10
    Trong đó
    -D : là khoảng cách từ hành tinh đến Mặt Trời, đơn vị là AU, nghĩa là khoảng 150.000.000 km = khoảng cách Trái Đất - Mặt Trời.
    - N : đặc trưng cho mỗi hành tinh, xem trong bảng dưới đấy.
    Như vậy ta thấy đinh luật chính xác cho đến Sao Hải Vương thì...sai.
    Nhưng đến Sao Diêm Vương thì lại đúng. Thế mới kì tài .
    Nếu còn hành tinh thứ 10 thì công thức này vẫn đúng vì nếu tính theo xác suất thống kê thì khó mà có 1 dãy số ăn may đến thế.
    Nên tui tin chắc ở đây có một cái gì đó chi phối khoảng cách các hành tinh.
    Chỉ khi nào chúng ta nghiên cứu các hệ hành tinh khác ngoài hệ Mặt Trời thì ta sẽ có thể kiểm chứng tính phổ quát của đinh luật Titius-Bode được !
    Vào đây để lớn lên trong sự thông thái, ra đi để phục vụ tốt hơn cho đất nước và đồng loại.
  10. caubeamdau

    caubeamdau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0

    Trong thiên văn học người ta thường sử dụng đơn vị thiên văn(ĐVTV) để đo khoảng cách từ các hành tinh đến mặt trời.Một ĐVTV bằng 149 597 870 km.Các nhà khoa học đã tính toán và đã đưa ra một bảng thống kê như sau:
    KHOẢNG CÁCH TỪ CÁC HÀNH TINH ĐẾN MẶT TRỜI:
    Sao Thuỷ(Mercury) 0,387 ĐVTV
    Sao Kim (Venus) 0,723 ĐVTV
    Trái Đất (Earth ) 1,000 ĐVTV
    Sao Hoả (Mars ) 1,52 ĐVTV
    Hành tinh nhỏ 2,77 ĐVTV
    Sao Mộc (Jupiter) 5,20 ĐVTV
    Sao Thổ (Saturn) 9,54 ĐVTV
    Sao Thiên Vương(Uranus) 19,2 ĐVTV
    Sao Hải Vương(Neptune) 30,1 ĐVTV
    Sao Diêm Vương(Pluto) 39,5 ĐVTV
    Năm 1766, nhà Khoa học Đức Titius phát hiện, nếu viết ra một dãy số như thế này này:
    3, 6, 12, 24, 48, 96
    trong đó mỗi con số vừa đúng bằng hai lần số đứng đằng trước nó; đặt một con số 0 đứng trước cả dãy số đó ; mỗi con số đều được cộng thêm 4 xong lại chia cho 10, ta sẽ nhận được kết quả la:
    0,4; 0,7; 1,0; 1,6; 2,8 ;5,2; 10,0
    Đem dãy số này so sánh với bảng trên, ta thấy chúng rất giống nhau . Tuy nhiên vào thời điểm đó các nhà thiên văn học vẫn chưa phát hiện ra được tiểu hành tinh , sao Thiên Vương, sao Hải Vương, sao Diêm Vương .
    Năm 1772, một nhà thiên văn trẻ tuổi người Đức đã công bố điều mà Titius phát hiện, từ đó công thức này đã được các nhà khoa học rất quan tâm và về sau mọi người gọi đây là "định tắc Titius-Bode" tên nhà thiên văn trẻ.
    Năm 1781, nhà thiên văn anh William Herschel phát hiện ra sao Thiên Vương . Thử tính khoảng cách từ sao Thiên Vương đén mặt trời theo định tắc Titius-bode ta thu được kết quả rất gần với kết quả thực tế là 19,2 ĐVTV
    Năm 1801,nhà thiên văn Ý Piazzi phát hiện ra tiểu hành tinh thứ nhất Ceres.Lại dùng định tắc Titius-Bode người ta đã thu được một kết quả đáng kinh ngạc 2,8 ĐVTV. Từ đó loài người càng ngày càng tin tưởng vào định tắc Titius-Bode.Nhưng khi tìm thấy Hải Vương và Diêm Vương thì kết quả tìm được của sao Hải Vương theo định tắc Titius-Bode lại ggàn kết quả thực của sao Diêm Vương hơn là sao Hải Vương.
    Dù vậy bất kể có sự đặc biệt như thế nào ở sao Hải Vương và sao Diêm Vương thì từ sao Thuỷ đến sao Thiên Vương, định tắc này cũng đều đúng cả.Nhưng đến nay đây vẫn là một câu hỏi thách đố các nhà thiên văn: liệu đây là sự trùng hợp hay là một định luật tất yếu?Dẫu sao đây cũng là một cách dễ nhớ để các nhà thiên văn học có thể ghi sâu vào bộ óc khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời
    Neu' muon' biet' the' nao` la` hanh phuc, thi` truoc' het' phai biet' the' nao` la` dau kho

Chia sẻ trang này