1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quy tắc viết hoa tiếng Việt

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi bthutrang, 22/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Tôi có mấy thắc mắc, nhờ các chuyên gia giải đáp dùm.
    Viết thế nào:
    Nam Bộ hay Nam bộ;
    Miền Nam hay miền Nam;
    khoa Tiếng Việt hay Khoa Tiếng Việt hay Khoa tiếng Việt;
    Khoa học Xã hội và Nhân văn hay Khoa học xã hội và Nhân văn ...;
    Ma-Lai-Xi-A hay Ma-lai-xi-a;
    Căm Pu Chia hay Căm pu chia;
    Ca na đa hay Ca Na Đa?
    Và cả cách đọc nữa:
    VIP: "vi - ai -pi" hay "víp"
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Hiccccc, cái văn bản mình post lên rõ thế rùi mà.
    giùm chứ không phải dùm nhé.
    Nam Bộ
    Miền Nam
    Khoa Tiếng Việt
    Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn
    Còn 2 nước CND, và CPC bạn nói. Là phiên âm theo âm La tinh( không phải âm Hán Việt), nên viết là
    Ca-na-da
    Cam-pu-chia
    VIP: quan trọng. Đọc là vip. Nếu VIP là viết tắt của cơ quan, hay tổ chức nào đó thì thì đọc là Vi-ai-pi
  3. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn home trả lời nhanh nhẹn, và sửa lỗi chính tả dùm, ý quên, giùm.
    Đúng là văn bản bạn đưa lên rất đầy đủ, nhưng nói thật là từ trước đến giờ, quy định là quy định, thực tế là thực tế. Nhiều khi quy định của các nơi khác nhau. Nếu bạn tìm hiểu thêm thì sẽ thấy là về việc bỏ dấu chẳng hạn, Bộ GD và ĐT, NXB GD có những quy định khác nhau, trên chính âm hay theo truyền thống. Cho nên, trong tình hình hiện nay về cách viết hoa, việc tin vào một văn bản một cách tuyệt đối là không nên, vì vậy mới có mấy câu tôi hỏi thêm. Chẳng hạn việc thêm dấu gạch giữa các danh từ ở các từ phiên theo La-tinh, ngay như bạn cũng đã mâu thuẫn. Bạn nên viết La-tinh hay La tinh? Nhiều người vẫn viết là Ma lai xi a đấy thôi, mà chưa chắc đã có thể coi họ là sai. Nói như thế để thấy sự phức tạp của vấn đề.
    Về từ VIP (very important person- người quan trọng), tôi thấy cách đọc "víp" nghe không ổn. Dường như đây là cách đọc đùa hay sao ấy. Và bạn nói nếu là tên tổ chức thì nên đọc là "vi ai pi", thì tôi còn có thắc mắc nữa là ta sẽ đọc Asean, Nato, Asem, Unesco thành "A ét ê a en", "en a tê ô", v.v... thì mới đúng. Đây cũng là vấn đề phức tạp.
    Vì sự trong sáng của tiếng Việt, câu "Còn 2 nước CND, và CPC bạn nói. Là phiên âm theo âm La tinh( không phải âm Hán Việt), nên viết là...", nên nhập thành một.
    Kính.
  4. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn home trả lời nhanh nhẹn, và sửa lỗi chính tả dùm, ý quên, giùm.
    Đúng là văn bản bạn đưa lên rất đầy đủ, nhưng nói thật là từ trước đến giờ, quy định là quy định, thực tế là thực tế. Nhiều khi quy định của các nơi khác nhau. Nếu bạn tìm hiểu thêm thì sẽ thấy là về việc bỏ dấu chẳng hạn, Bộ GD và ĐT, NXB GD có những quy định khác nhau, trên chính âm hay theo truyền thống. Cho nên, trong tình hình hiện nay về cách viết hoa, việc tin vào một văn bản một cách tuyệt đối là không nên, vì vậy mới có mấy câu tôi hỏi thêm. Chẳng hạn việc thêm dấu gạch giữa các danh từ ở các từ phiên theo La-tinh, ngay như bạn cũng đã mâu thuẫn. Bạn nên viết La-tinh hay La tinh? Nhiều người vẫn viết là Ma lai xi a đấy thôi, mà chưa chắc đã có thể coi họ là sai. Nói như thế để thấy sự phức tạp của vấn đề.
    Về từ VIP (very important person- người quan trọng), tôi thấy cách đọc "víp" nghe không ổn. Dường như đây là cách đọc đùa hay sao ấy. Và bạn nói nếu là tên tổ chức thì nên đọc là "vi ai pi", thì tôi còn có thắc mắc nữa là ta sẽ đọc Asean, Nato, Asem, Unesco thành "A ét ê a en", "en a tê ô", v.v... thì mới đúng. Đây cũng là vấn đề phức tạp.
    Vì sự trong sáng của tiếng Việt, câu "Còn 2 nước CND, và CPC bạn nói. Là phiên âm theo âm La tinh( không phải âm Hán Việt), nên viết là...", nên nhập thành một.
    Kính.
    [/QUOTE]
    Về tên viết tắt của các tổ chức, tiếng Việt rất kém tinh thần dân tộc: lúc nào cũng dùng tiếng ANh:
    Unesco, WTO, WHO, WIPO, WMO, NATO, ASEAN, EU, NAFTA, AU, APEC, OPEC vân vân.
    Ngoại lệ duy nhất: Liên Hiệp Quốc (chứ không phải UN)
    Các tổ chức không viết tắt thì được việt hoá như thường: Ân Xá Quốc Tế, Bác Sĩ Không Biên Giới .... (xin lỗi nếu sai cách viết hoa như đã miêu tả trên).
  5. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với ý kiến này của bác esu. Nếu so sánh với một số nước khác như Hàn Quốc, Pháp, Nhật thì Việt Nam thường hay giữ nguyên các tên viết tắt tiếng nước ngoài. Nhiều khi nghe hơi chói tai. Thí dụ, tôi đã nghe một người, khi phát biểu, nói: Tổ chức WTO (đúp bờ vê tê ô). Có lẽ hay hơn là nói Tổ chhức Thương Mại Thế giới.
    Còn cách đọc thì lúc thì theo kiểu Anh, lúc theo kiểu Pháp.
    Tôi cũng đang cố đi tìm tiêu chí gọi tên các cầu thủ bóng đá nước ngoài của các "bờ lờ vờ" bóng đá của VTV, HTV v.v... Cách gọi tên rất là tuỳ tiện.
    Trở lại các nguyên tắc viết Hoa, tôi xin bổ sung thêm cách viết hoa "tình thái". Cách này có nghĩa là tất cả từ nào, đặc biệt là danh từ, đều có thể viết hoa, như là hình thức nhấn mạnh ở văn bản, hoặc tỏ ý tôn trọng, hoặc muốn làm nổi bật từ đó.
    Thí dụ:
    "Ngày 2 tháng 9 năm ấy, Người đã ra đi" ("Người" viết hoa để chỉ Bác Hồ)
    "Đến viếng Ngài, mọi người phải kính cẩn." ("Ngài" là một vị Thành Hoàng linh thiên)
    "Mục đích của chúng ta là Độc lập, Tự do, Hạnh phúc"
    "Có Tự do là có tất cả"
    v.v... và v.v...
    Hiện tượng này cũng có trong tiếng Anh chẳng hạn, khi "Him", "Lord", "Master" được dùng để chỉ "God" trong các sách kinh thánh.
    Theo tôi, cách viết hoa này hình như mang tính siêu ngôn ngữ (metalanguage).
  6. troioi_dohoi

    troioi_dohoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Các bác ạ, đây là một vấn đề vô cùng phức tạp. Tuy có thể nói rằng Bộ GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn thi hành việc viết hoa nhưng mà trong thực tế, mọi người(kể cả những người có liên quan đến topic này ) đều viết hoa theo một lối rất chi là tự nhiên,đó chính là thói quen. Chẳng hạn, khi đưa ra một văn bản thì thủ trưởng của một cơ quan nào đó lại phải lần giở lại những văn bản hướng dẫn viết hoa? Chính vì thế mà cho nên người ta ngại, ngại làm những việc rất chi là đòi hỏi sự tỉ mỉ và cuối cùng là....thôi!. Và rồi sau đó thì người ta lấy cớ rằng: bận, lấy đâu ra thời gian để ma tra với cứu!!!.
    Tuy vậy, việc mà chúng ta đang làm ở đây lại có thể mang lại ý nghĩa nhớn nhao khi ma có ai đó tâm huyết mang bài nài đi gửi đến các cơ quan chức năng (Chỗ này là em hơi bị mơ mộng hão huyền rồi đây này )
    Các bác thấy em nói có đúng ko ạ? Nêu mà có thì em xin các bác cho một tràng pháo tay để mà động viên nhá! ( em là một thành viên mới mà )
  7. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp bộp . Chào mừng bẹng đến dới dĩn đèn tính Dịt.
  8. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Mình có chuyện này muốn kể với các bạn, làm món tráng miệng thôi. Mình làm ở cửa hàng Internet, cũng lâu lâu rồi, và cũng phải thường xuyên tạo nick/email cho khách. 95% chúng nó (xin phép hỗn một tí, vì cũng có cả người lớn nữa) không gõ đúng quy tắc viết hoa họ tên. Trong số đó có không ít sinh viên đâu nhé, mà sinh viên, theo mình, là đại diện cho giới trí thức Việt Nam. Vấn đề này có đáng để đem ra bàn cãi không nhỉ?

Chia sẻ trang này