1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quyên - 1 câu chuyện đọc để khóc

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi soluna, 22/07/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. msno99

    msno99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Đêm hôm đó cô trằn trọc. Hết nghĩ tới Hùng, cô lại nhớ đến Kumar. Hùng, bao nhiêu năm nay vẫn tìm cô và nghĩ về con. Kumar bao nhiêu năm nay yêu cô, bao bọc cho mẹ con cô vì cô. Nay Quyên bỏ đi thế này, chẳng báo cho Kumar là mẹ con cô đi đâu, như vậy rõ ràng, có gì đó không phải, bất bổn. Có lẽ ngày mai phải gọi điện cho anh ấy vì cô không thể lạnh lùng, tàn nhẫn trước hoàn cảnh này của Hùng. Nghĩ như vậy, Quyên an tâm nhắm mắt chìm vào trong giấc ngủ.
    Sớm ấy, mới ba giờ, Quyên chợt hốt hoảng thức dậy. Cô vừa thoát khỏi một cơn mơ hãi hùng. Cô mơ thấy Kumar và mình cùng Thanh Vân bị nạn. Cô nhìn thấy trong mơ chiếc xe của gia đình bị lăn xuống vực và Kumar mình đầy lửa bốc cháy. Cô tỉnh giấc, tim còn đập như trống trận. Nhìn sang, Thanh Vân vẫn ngủ ngon lành. Miệng nó tươi như hoa , hình như đang tủm tỉm cười. Hoá ra chỉ là mơ. Tự nhiên cô thấy nhớ Kumar vô cùng. Quyên lục túi lấy máy. Cô bấm số máy Kumar rồi lại tắt. Thôi, để cho anh ấy ngủ. Giờ này chắc hai mẹ con vẫn ngủ. Không biết anh ấy đã nói gì với mẹ anh ấy chưa?
    Hai ngày trôi đi rồi, giận nhau mà ra đi, Quyên cũng chỉ định xa anh ấy dăm hôm, chứ làm sao mà có thể phụ bạc con người như Kumar được. Song bây giờ lại xảy ra tình huống mà lương tâm cô không thể bỏ rơi Hùng. Phải tới Budapest cho anh ấy và Thanh Vân gặp nhau một lần. Nhưng cũng phải nói cho Kumar biết.
    Cô lục va-li lấy ra một tập giấy mang theo cho Thanh Vân tập viết. Quyên suy nghĩ một lát rồi nắn nói viết:
    Berlin, ngày...tháng, năm...
    Kumar thân yêu,
    Em đã định gọi cho anh vài lần. Nhưng có lẽ, thật không tiện khi mẹ anh còn đó và nhất là em chưa biết, anh và mẹ anh đã nói chuyện với nhau như thế nào về mẹ con em.
    Kumar yêu dấu,
    Bao nhiêu năm nay em vẫn biết rằng anh rất thương yêu hai mẹ con em và lòng em cũng vậy. Có lẽ trong cuộc đời này, sau cha mẹ, anh chính là người lo lắng, cưu mang, thương yêu em nhiều nhất. Điều đó em luôn ghi tạc trong lòng, nói như người Việt là sống để dạ chết mang theo.
    Hiện tại, em đang ở nhà cậu Minh. Nhưng chỉ hai ba ngày nữa em sẽ cùng Thanh Vân sang Hung để thăm anh Hùng. Sức khoẻ của anh Hùng hiện nay rất tồi. Anh ấy bị một khối u trong não, rất có thể một hai ngày nữa không qua khỏi. Kumar cũng biết rõ là Thanh Vân chính là con đẻ của anh Hùng, như vậy em quyết định cho cha con nó gặp nhau khi anh Hùng có thể một sớm một chiều ra đi. Xin Kumar hãy hiểu cho em. Bởi vì phong tục ở nước Việt chúng em luôn coi nghĩa tử là nghĩa tận, nhất là trong bao nhiêu năm nay anh Hùng chỉ muốn nhìn mặt con anh ấy một lần.
    Em viết thư này cho anh hiểu. Em yêu anh và không muốn dấu anh bất cứ điều gì. Em cũng nghĩ rằng, việc tạm xa anh trong lúc này là tiện cho cả hai người, anh và em. Em đi dăm bữa, nửa tháng xong việc em về.
    Thanh Vân và em hôn anh.
    Quyên.
    Lá thư này, ngay buổi sớm đó, Quyên nhờ người coi kho cho Minh ra bưu điện gửi. Cô hy vọng Kumar sẽ an lòng khi đọc nó. Quyên không ngờ rằng, dù chỉ hai ngày sau, lá thư đã tới hộp thư của gia đình, nhưng Kumar đã không được đọc nó. Thư bị lẫn trong cả đống báo chí quảng cáo và các giấy tờ khác và, lí do chính là Kumar đang bị quấn vào sự kiện mẹ đang nằm viện. Kumar cũng chẳng thể nào ngờ có một lá thư vô cùng thân yêu đang nằm đợi anh, lẫn trong đống giấy tờ quảng cáo kia.
    * * *
    Cũng phải mất tới dăm hôm, nhờ một công ty du lịch, Minh mới xoay được visa vào Hung cho Quyên và Thanh Vân. Việc đi của họ tất nhiên vì thế bị chậm lại. Trong khi chờ giấy tờ vào Hung, Quyên dặn Minh không được nói cho Hùng, khi biết hàng ngày Minh thường gọi điện thoại cho gã. Những lúc Minh bảo với cô, cậu đang gọi điện hỏi thăm sức khỏe Hùng, Quyên hồi hộp ngồi bên, thậm chí còn chú ý nghe trộm giọng nói từ điện thọai của Hùng vẳng ra. Nhưng ngay cái đêm họ chuẩn bị lên ô-tô để sang Hung, người cầm máy bên kia lại không phải là Hùng. Rõ ràng giọng một người con gái.
    Ai đấy? Quyên muốn hỏi Minh lắm mà chẳng dám. Cô thắc mắc là đúng, vì Minh gọi người đó là chị, lại nói năng chuyện trò rất thân mật thế kia, hẳn người đàn này có quan hệ gắn bó với Hùng. Minh từng nói là Hùng bấy nay ở một mình, dứt khoát không lấy vợ. Vậy anh cặp bồ ư? Vì cái gì?
    Từng trải rồi, Quyên biết, không lạ gì việc những người đàn ông cặp bồ cặp bịch. Nhưng cô thực sự không vui vì vốn từ xưa cô rất ghét hai từ bồ, bịch. Nó khốn nạn và thảm hại! Thực ra, trong cô khi đó không phải là sự ghen tuông gì. Cô đâu có tình yêu nữa với Hùng, để mà ghen tuông. Cô căm ghét hai từ ấy và, lúc này đây cô càng muốn những tình cảm, suy nghĩ của cô về Hùng chỉ còn lại những điều tử tế và tốt đẹp, không bị hoen ố. Sự căm ghét chuyện ?obồ bịch? trong Quyên, từ chính sự căm thù trong cô, trở thành một ý thức rõ nét từ những phân tích sự tan vỡ của bao cặp vợ chồng trên chính vùng đất mà cô đã dấn thân phiêu lưu. Cô phản đối sự cặp gá, phản đối cái thói của đàn ông, mà đa số quan hệ chỉ để tìm thú vui về thể xác. Cô nhớ một lần tranh luận với một người quen, quanh việc Phi lấy vợ. Cô đấu tranh cho Quyên nhỏ, nói trắng ra rằng, đàn bà Việt luôn chịu đựng và nương nhờ. Sự nương tựa dẫn đến họ cam chịu làm vợ, có thể tha thứ được, chứ thằng đàn ông không yêu đương gì mà cặp bồ là một việc khốn nạn. Đó là thú vui đầy tính bản năng cầm thú. Lại có lần, cô nói với một cô bạn đang buồn vì phong phanh chồng có bồ: ?oEm cứ bình tĩnh khuyên nhủ nó. Đa số đàn ông quan hệ vì thể xác. Điều ấy rất dễ gỡ. Chỉ cần doạ nó, nhẹ nhàng khuyên can, là nó trở về. Đàn bà chúng mình, ngoại tình mới nguy hiểm. Vì đàn bà đã ngoại tình tức là tình yêu với chồng suy giảm hay không còn nữa. Người đàn bà ngoại tình vì tình yêu là chính, ******** là vai trò thứ yếu. Đa số đàn bà ngoại tình trước sau đều dẫn tới tan vỡ gia đình cũ. Cho nên bọn đàn ông không biết giữ hạnh phúc trên tay là mất vợ dễ hơn đàn bà mất chồng.?
    Trường hợp của Hùng làm cô phân vân. Hay anh ấy lại quay lại đường cũ, quan hệ với đàn bà để trả thù? Không, cô không muốn điều ấy tái hiện. Nhất định phải tìm ra sự thật.
    * * *
    Kumar ở bên mẹ suốt cả tuần. Việc đóng bảo hiểm cho bà, giúp bệnh viện chăm sóc mẹ anh rất tốt và bà cũng mau hồi phục. Mấy ngày dù hồi phục dần, bà vẫn không nói với con một lời. Trong bà đang có sự suy tư nào đó lao lung lắm.
    ?oBây giờ sức khoẻ chẳng còn nữa, tới đây cũng chẳng chăm được nó một giờ. Gặp nhau sau bao nhiêu năm sau li loạn, giờ đây nó cũng chẳng còn thơ dại để mà răn dạy nó như đứa trẻ.? Người mẹ già im lặng nhìn đứa con trai ngày đêm bên mẹ. Mỗi khi mở mắt ra lại thấy nó, dáng giống hệt như cha nó ngày xưa, giờ đang cúi xuống bên giường bà. Bà thấy tê tái. Lại nghĩ tới người chồng đã chết, cảnh con gái bà trên giàn thiêu và hoàn cảnh của cả nhà mà bà cứ muốn quay mặt vào tường khóc thầm.
    Những người mẹ trên thế gian này, dù khác nhau bao nhiêu về màu da, tiếng nói, phong tục, tập quán, nhưng có lẽ chẳng có sự khác nhau về tấm lòng, trái tim dành cho con. ?oĐẻ nó ra, nó là một phần cuộc sống của người mẹ, sao mà không thương nó.?
    Thứ Hai, Kumar rất vui khi bà ăn uống được bình thường. Dường như hai mẹ con chẳng muốn nhắc lại những giây phút đã qua. Kumar dẫn mẹ từng buổi ra vườn hoa ở bệnh viện. Mặc ấm cho mẹ, cầm tay mẹ ngồi trên ghế đá nhìn những bông tuyết hững hờ rơi. Anh rất muốn nói những lời âu yếm thương yêu với mẹ, mà chẳng thể.
    Thứ Tư, bà xuất viện.
    Đó là hôm bão tuyết bỗng ập đến nhanh bất ngờ. Trên ô tô đi về mẹ Kumar lần đầu tiên nhìn rõ những cơn gió trắng xoá cuốn tuyết chạy ngang như muốn lật nhào chiếc xe mẹ con bà đang đi. Trời lạnh như muốn rụng cả tai, cứng mũi lại. Lúc xuống xe đi lên nhà, bà nhìn thấy có người mẹ trẻ bế con chạy dọc vỉa hè và tất tưởi dấn bước cho kịp vào cầu thang máy cùng họ. Người phụ nữ Đức trẻ phẩy tuyết trên mũ len và áo cho đứa trẻ, hôn chùn chụt vào đôi má hồng nây nẩy của con bé như muốn sưởi ấm nó bằng đôi môi, chắc cũng lạnh cứng của cô ta.
    Có vậy thôi mà tim bà nhoi nhói. Bà nghĩ có vẻ lao lung lắm và khi vào đến căn hộ bà đi vào phòng và tìm ngay bức ảnh của Quyên và Thanh vân.
    Ồ, xem ra người phụ nữ trẻ Á Châu này cũng đẹp và phúc hậu. Mẹ con nó bây giờ đang ở đâu?
    Tối hôm ấy, bà bảo con sắp xếp cho bà quay về Anh. ?oMẹ còn đi phía Nam thăm chị mày nữa!? Kumar biết tính mẹ. Bà nói vậy tức là khó lòng nào giữ bà lại được.
    Hai mẹ con suốt hai ba ngày sau cũng chỉ toàn nói chuyện về quê hương, về những người mất và còn trong vùng thảo nguyên Anura. Tới hôm lên máy bay cũng chỉ là vậy, họ không hề nói về mẹ con Quyên, cả về cái tội của Kumar.
    Tận tới khi Kumar đưa mẹ tới sát cửa khu cách li, mẹ anh quay lại đột ngột ôm chặt lấy con trai mình. Hình như mẹ khóc. Kumar áp đầu vào mái tóc mẹ, siết chặt lấy tấm thân nhỏ bé của mẹ. Anh thật bàng hoàng khi nghe tiếng mẹ nói rất nhỏ vào tai anh:
    - Còn chờ gì nữa, con hổ con của mẹ, hãy quay lại ngay! Đi tìm mẹ con nó đi!
    Người mẹ Sri Lanka đẩy con ra, sau câu nói ấy, sau khi hôn ba lần vào trán Kumar.
    Trời ơi, anh không tin vào đôi tai của chính anh nữa. Mẹ anh quay người, bà vội đi vào bên trong khu chờ lên máy bay không hề ngoảnh mặt lại. Anh nhìn theo mãi cái tà áo huyết dụ điểm những bông hoa lớn phấp phới bay, mang hình dáng vô cùng yêu thương của mẹ anh và anh khóc. Những giọt nước mắt hiếm hoi của người đàn ông dòng tộc Sinnatuerra chầm chậm bò trên đôi má màu đen của anh trong ánh đèn cũng long lanh như những viên ngọc đen.
    Vài hôm sau, người ta thấy một người da đen như than, trên vai đeo ba-lô nhỏ bước lên chuyến tàu nhanh chạy thẳng tới Berlin.
    Đó chính là Kumar.
    Vốn thông minh, lại tự tin, anh quyết định lần theo dấu vết Quyên. Anh phải đi tìm bằng được mẹ con Quyên!
    Anh chạy tới hỏi Phi. Phi không biết!
    Kumar trở về nhà, anh tha thẩn cầm trên tay những vật dụng còn lại của Thanh Vân trong các ngăn tủ. Kumar trong tâm trí khi ấy chỉ nghĩ tới hai mẹ con Quyên. Anh không còn bụng dạ nào nghĩ tới việc khác và cũng không ngờ có thư của Quyên trong hòm thư. Anh lục trong các ngăn kéo, tìm được hai lá thư của Hùng gửi Quyên để lại. Anh đọc thấy dòng chữ ghi địa chỉ của Minh tại Berlin. Quyên có thể đi tới đó?
    Kumar tìm tới đúng chiếc kho của Minh. Anh đã dự đoán đúng, Quyên đi sang Hung cùng Minh, người coi kho của Minh mách.
    Kumar đóng cửa hàng. Anh treo biển thông báo cho thực khách quen thuộc biết. Anh phải tìm Quyên và bé Thanh Vân về. Chắc chắn cô ấy chẳng giận dỗi nữa vì mẹ anh, chính mẹ anh đã bảo con trai của dòng họ Sinnatuerra đi tìm mẹ con Quyên.
    * * *
    Suốt đêm trên tàu Quyên không ngủ. Minh cũng không ngủ.
    Những con tàu chở đủ loại người, các sắc tộc cứ đan đi, đan lại trên cả chặng đường dài họ sang Hung.
    Đêm qua Quyên mới biết, Minh hơn Quyên những bốn năm tuổi, thế mà anh ta cứ chị em ngọt xớt.
    Minh xuất thân không phải từ thành phần bất hảo. Thậm chí nguồn gốc còn từ gia đình trí thức nòi.
    ?oCha em là một nhà báo nổi tiếng. Anh chị đều là nhạc sĩ hay phát thanh viên truyền hình.? Minh học nhạc từ nhỏ, rồi vào đoàn xiếc. Anh chơi đàn Contrebase trong dàn nhạc. Được một năm theo nghề, rồi đoàn xiếc có đợt lấy lao động xuất khẩu, anh đi Tiệp. Bức tường Berlin đổ sụp, Châu Âu biến động, nhà máy tan rã, Minh không muốn về nước, anh buôn bán lặt vặt, rồi lạc vào tốp bộ đội của Hùng và làm chân đưa đường dưới sự chỉ đạo của Hùng. Giải thích điều ấy, Minh triết lí, cuộc đời như sông, người ta như nước.
    Bao nhiêu năm nay Minh không làm gì liên quan tới âm nhạc, nhưng ?oở trong thẳm sâu tâm hồn em, vẫn còn chút ít ngọn lửa nào đó âm ỉ, và điều đó vẫn tồn tại thực sự dài lâu, khó có thể quên đi trong con người nghệ sĩ.? Minh tâm sự: ?oBỏ nghề lâu rồi, nhưng đôi khi xem vô tuyến, nghe đài, cứ thấy đám bè bạn cũ chơi nhạc, hay nghe lại một bản nhạc xưa từng hoà tấu cũng bạn bè là em buồn lắm.? Từ ngày Hùng bị thương, bỏ nghề, Minh theo lời khuyên của Hùng đi buôn bán quần áo. Cậu ta kiếm cũng được. Quyên nhìn Minh. Hoá ra, ngay từ đầu cô có linh cảm ở Minh có điều gì đó, mà khi lẫn vào đám thảo khấu, vẫn lộ ra chút bản lĩnh của một con người muốn hướng thiện. Cô nhớ lại hôm Minh đưa cô đi vượt biên, đôi mắt ái ngại của Minh nhìn cô lúc tạm chia tay ở trại. Hôm nay, có nói chuyện với cậu, Quyên mới thấy tâm hồn của con người ta chẳng giản đơn chút nào.
    - Em cũng bắt đầu chán đi lại rồi. Em chưa già - Minh nói với Quyên - Nhưng hàng năm đi lại, di chuyển hàng mấy chục bận. Sức khỏe em khá tốt, đi như thế chẳng mệt mỏi gì, nếu nói riêng về thể xác, nhưng lại mệt mỏi cái khác. Những lần đi ô-tô, ngủ gà ngủ gật trên đó thì không sao. Nhưng mỗi khi đi máy bay, tàu Zug, cứ ngồi vạ vật chờ đợi tại một sân ga, nhìn người ta qua lại nháo nhào, ai cũng vội vã, là em buồn lắm. Người Việt mình không như nhiều dân tộc khác. Dân Digan chẳng hạn, hay vài bộ tộc người Ru, người Nam Mỹ sang Châu Âu đàn, hát rong; người ta cứ đi khắp nơi trên thế giới tới chết được thì cũng lạ. Anh Hùng từng bảo, em phải tìm ai mà lập gia đình thì mới yên ổn được. Nhưng ở Châu Âu này, cứ lưu lạc mãi, lại buôn bán lang thang như thế này, biết tìm ai cho vừa vặn mình? Em về Việt Nam mấy bận rồi. Cũng quen khối cô gái. Song chả bắt duyên ai. Những năm trước, em hay về dịp Tết. Từ ngày bố mẹ em mất, em chẳng muốn về Tết nữa. Sống ở nước ngoài, người ta ăn Tết Noel là trọng, ai biết cái Tết Nguyên Đán nhà mình, thành ra cứ hết mồng Một là hết cả Tết. Có mâm cao cỗ đầy, rượu chè ê hề cũng đâu có không khí Tết. Tết là cả không khí, hồn khói, hương vị, âm thanh và linh cảm của cả dân tộc, xã hội, chẳng có tiền nào mua được, làm được, hoặc tạo nên nó?
  2. msno99

    msno99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Về Việt Nam, những ngày còn cha mẹ em, Tết đúng là Tết. Khi cha mẹ mất cả, hết ngày mồng Một, hết ngày sum họp, anh chị em ăn bữa cơm đầu năm cúng ông bà, bố mẹ, mọi người lại kiến giả nhất phận, lại giống y như bên Tây đâu còn là Tết. Bè bạn khi ấy cũng bận bịu, chúc Tết, thăm thú họ hàng. Ai cũng có việc riêng mà thường ngày chưa giải quyết, nên cứ trơ khấc mình ra. Em mua một cái nhà vườn ở Ngọc Hà, rộng gần hai trăm mét. Suốt năm sáu ngày Tết ở trong ấy. Sợ không dám ra phố, chị ạ. Đi ra phố càng buồn hơn! Người ta vợ chồng, con cái du xuân, mình cứ thui thủi, thì chị tính đúng là, Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ...- Minh ngừng kể. Cậu ta có vẻ xúc động. Quyên nắm lấy tay cậu. Minh hít một hơi thật sâu, đôi mắt anh chợt trở nên đăm chiêu, anh nói tiếp:
    - Hoá ra những đứa trót lang bạt kì hồ, chẳng có một gia đình, ở đâu cũng tạm bợ, nơi nào cũng thấy chẳng còn là của mình, đều như vậy. Nhiều khi đi ngay trong Hà Nội, trên những đường phố, trong những con đường thời xưa vô cùng thân yêu, quen thuộc đến từng gốc cây, góc phố, nó từng là của mình, hơi thở mình, máu thịt mình, thế mà bỗng thoắt nhiên mọi vật như biến mất, tất cả trở thành xa lạ, lạc loài chị ơi.
    Nói xong câu nói ấy, Minh chợt im lặng.
    Con tầu liên vận kín và êm, lặng tới mức Quyên nghe rõ không sót một từ cả khi Minh nói rất nhỏ. Từng câu một, chắc từ lâu đã âm ỉ, nhoi nhói, ứ tràn ở trái tim, trong con tim Minh bây giờ mới có dịp vọt ra.
    Minh chỉ ra ngoài tàu: ?oChị nhìn xem. Tàu sắp vào ga chính đấy. Người nào cũng vội vã lắm. Bao nhiêu kẻ trở lại gia đình họ, nơi chờ đợi họ, ngôi nhà sinh ra họ...Còn chị em mình, như em mọi bận lại trở về một gian phòng, dù đầy đủ vật chất mà chẳng có một hơi ấm gia đình!?
    Ồ, thế mà Quyên lại vừa rời một gia đình ra đi. Cái mái nhà của cô với Kumar bấy nay chẳng phải là một gia đình sao? Không, cô không có lỗi. Cả cô và Kumar, nhất là Thanh Vân bấy nay đều coi nó là một gia đình? Song có lẽ, chỉ với Thanh Vân , khi nó chẳng phụ thuộc, dính líu gì với dĩ vãng, phong tục, tập quán, trong lòng nó chỉ đầy ăm ắp một tình yêu với Kumar và Quyên, là đầy đủ, trọn vẹn ý nghĩa hạnh phúc gia đình thôi. Còn cô và Kumar, bây giờ, trong sự kiện khi mẹ anh ấy tới, sự không thể chia sẻ được của Kumar, cô nhận ra, cô và Kumar đều thiếu hụt điều gì đó, chưa hẳn trọn vẹn hai chữ gia đình.
    - Cậu về nước tìm vợ đi, có đi sẽ tới mà. Thể nào chẳng có người đẹp cho cậu, nếu bên này khó quá! - Quyên nói.
    - Lại vẫn như ông anh Hùng khuyên em. Dù là anh Hùng từng bảo, cái dạng như em là dạng sang chấn, què quặt về tâm lí. Mà có gia đình rồi, liệu có thể xua đuổi hết cho tâm lí không tàn phế không? Những kẻ ra đi, hỏi những ai, bao nhiêu người giữ được cân bằng? Bao nhiêu kẻ tha hương, bứt khỏi cội rễ, kiệt khô cái nguồn cội tổ tiên, bị ngờm ngợp trước một nền văn hoá khác, rơi vào tình trạng què quặt và có kẻ tàn phế tâm lí! Lại việc lấy vợ cho yên ổn. Ha ha! - Minh cười nhạt. - Chẳng đơn giản đâu, chị ơi. Bao nhiêu người cũng về nước lấy vợ đấy. Rồi hạnh phúc ra sao, nếu như chỉ dăm bữa làm quen. Nhiều người biết tỏng cánh ở nước ngoài sống ra sao. Nhưng cũng khối người vẫn hiểu hai chữ Việt kiều vớ vẩn lắm. Những cô gái trẻ, nhất là đám chị em thiếu thông tin, ít va chạm, nhìn một thằng ở tây về, chả biết rằng, ở xứ người nó là thằng làm thuê, bán hàng rong. Họ biết đâu, khoác cái mác Việt Kiều chẳng phải ai cũng giàu. Kẻ lương lậu phập phù ba cọc ba đồng, lại mấy năm mới trở về, rất hay xúng xính mũ áo, tiêu hoang như bắt được của, vì cái tính sĩ diện hão của đám người Việt mình, cũng là một biểu hiện mặc cảm, sang chấn tâm lí cả thôi. Đấy, bao cô gái, bao điều ngộ nhận, thành ra cái việc lấy nhau cũng vớ vẩn lắm. Cái chị bây giờ đến chăm sóc anh Hùng cũng vì thế mà hỏng cả đấy.
    - Hỏng thế nào? - Quyên chăm chú hồi hộp. Cô đăm đăm nhìn Minh hồi hộp chờ anh ta nói.
    - Một thằng cha căng chú kiết ở Poland về quê tăm một em thật đẹp ở quê sang. Sống với nhau đúng một tháng, cô ta mới vờ lẽ, mới rõ là anh chàng Việt kiều tiêu như phá ở đợt về thăm quê chỉ là anh bốc vác thuê trong trung tâm bán buôn Sân vận động. Thằng cha này lại đang vào vận đen, đón vợ sang, chi phí ở Việt Nam quá tay, sang bên này, liều chơi đỏ đen mong lấy nhà người là chuồng xí nhà minh. Ai dè, cú đỏ đen một sấp một ngửa ấy, thua liểng xiểng. Gã thua, tiền túi sạch bách, lại vay như chúa Chổm, đến đận tiền nhà chẳng có mà trả, chủ nhà nó tống ra đường. Thế là vợ chồng đi ở nhờ dưới tầng hầm nhà bạn. Cô vợ anh ta, cái cô Huệ ấy tất nhiên là chán thằng này tới tận cổ, nhưng một năm sau lại tòi ra một thằng con nên cố nhẫn nhịn. Rồi cơm chẳng lành canh chẳng ngọt, sau hai năm vất vưởng, tiền sinh hoạt để tồn tại chẳng đủ nữa là tiền gửi về nhà cho cha mẹ. Thế là bỏ nhau. Huệ gửi con về nhà cho bà ngoại, nấu xôi bán quanh nơi bán buôn của người Việt. Cứ như thế thì chắc chẳng tới nỗi nào, năng nhặt chặt bị, rồi cũng có ngày dư dả tiền gửi về. Lằng nhằng thế nào, Tết ấy lại nghe lời rủ rê, liều chân theo một tay buôn chuyến đánh hàng sang Hung và Tiệp. Tay này xưa là dân máu mặt, đánh hàng cũng máu lắm, ăn chơi cũng khét tiếng. Nhưng đúng vào cái thời hàng Tàu tràn sang bán rẻ như cho, buôn bán phập phù làm hắn liêu xiêu. Tay bạn mới của Huệ trắng tay khi đánh chục container áo da sang Đức. Vay của cánh làm ăn cả trăm ngàn Euro không trả được, đành bỏ của chạy lấy người. Khốn nạn, cái thằng cha ăn chơi nổi tiếng ấy, nó lặn đâu mất tiêu, bỏ cô Huệ vất vưởng tại Hung, đúng vào lúc cô ấy trọng bệnh. Xưa, gái một con đẹp ra phết, bây giờ thân tàn ma dại, người chả ra hồn người. Vất vưởng một thân nơi đất lạ, Huệ lang thang thế nào lại gặp anh Hùng. Cô Huệ về ở với anh Hùng bốn năm tháng nay rồi. Thiên hạ đồn rầm là anh Hùng có bồ, nhưng em xem ra hai người chẳng có tình ý gì.
    - Sao lại chẳng có tình ý gì? - Quyên nheo mắt.
    - Anh Hùng bảo, Huệ như em gái anh ấy thôi. Em đi về qua lại nhà anh Hùng nhiều lần, quan sát thấy, có lẽ họ không có tình ý gì với nhau, quá tình anh em. Anh Hùng để cô ấy sống cùng tại nhà, dạy cô ấy cách chọn hoa, bảo quản và giá cả từng loại, kể cả việc dạy cô ấy thuộc tên khách hàng, thói quen sở thích của từng người về loại hoa nào họ yêu thích. Nghe nói họ giờ bán thêm báo và đồ lưu niệm Có bận anh ấy dặn em, nếu có việc gì xảy ra thì nhớ thay anh ấy cưu mang Huệ. Thiên hạ đồn là hai người cặp bồ với nhau, nhưng em không tin. Anh Hùng chưa khi nào nói dối em cả. Mà cũng lạ lắm, hình như cô ấy bị bệnh gì đó dễ lây nhiễm, nên mỗi bận em tới, thấy chị ta rất cẩn thận khi ăn uống và sinh hoạt. Mọi vật dụng cho anh Hùng và em đều riêng biệt. Hai người vẫn ở hai phòng riêng.
    Lại một bí mật về Hùng. Ừ, nếu thế thì cô an lòng. Điều Quyên lo nhất vậy là không có. Có thể là một trắc ẩn nào đây. Hay là khi ốm đau, cũng là cảnh bèo dạt mây trôi, Hùng vừa giúp đỡ, vừa nương tựa vào Huệ? - Quyên nghĩ.
    * * *
    Ba giờ chiều hôm ấy họ mới tới Budapest.
    Minh bấm máy gọi cho Hùng. Máy bên kia mãi mới bật lên. Nghe như tiếng ai khóc thút thít.
    Buông máy, khuôn mặt Minh tái đi. Tiếng cậu như lạc hẳn: ?oTa đến ngay bệnh viện. Anh Hùng không qua khỏi rồi!?
    - Sao, cậu nói anh Hùng ra sao? - Quyên hoảng hốt.
    - Anh Hùng tỉnh, mê mấy hôm nay rồi. Chắc sắp mất. Cô Huệ báo như vậy. Chúng ta tới nhanh không chẳng kịp mất. - Minh nói rồi bấm máy gọi taxi. Cũng may, bên kia đường khi ấy có một chiếc taxi ngang qua.
    Thanh Vân cũng dường như biết mẹ và chú Minh đang cần gì. Nó nhanh nhẹn giơ bàn tay bé xinh ra, chĩa ngón cái xuống đất. Chiếc xe taxi vòng gấp, đỗ ngay lề đường cạnh họ.
    Hùng kéo tay Thanh Vân, mở cửa xe. Vài giây sau họ ngồi trên taxi ấy lao nhanh về bệnh viện, nơi Hùng đang điều trị.
    Chẳng hiểu sao, khi yên vị trên nệm xe, trong tình huống ấy, Quyên lại chợt nhớ tới Kumar. Không biết, bây giờ anh và mẹ anh gặp gỡ nhau ra sao rồi? Cô bật máy. Chắc bây giờ anh ấy đang vui với mẹ. Chắc bây giờ anh đã đọc thư của mình rồi. Nghĩ vậy, Quyên lại tắt máy điện thoại, cho nó vào trong túi xách. Thôi, bây giờ phải tập trung giải quyết xong việc với anh Hùng đã.
    Budapest thật yên bình và kiều diễm. Trẻ con bao giờ cũng háo hức với cảnh lạ. Thanh Vân nhìn ra ngoài, mắt không chớp ngắm phố phường và chỉ cho mẹ những lâu đài có những mái cong, tháp tròn nhiều mầu sắc.
    Quyên ôm lấy con. Ừ, giá như không có chuyện gì phải bận tâm, chắc hai mẹ con cô sẽ có những ngày thật vui ở đất nước thật yên bình này.
    Mùa đông ở Hung đỡ lạnh, ấm hơn ở Đức. Con sông êm đềm và bầy thiên nga trôi lặng lẽ trên sóng lăn tăn. Những vệt sóng dồn từng đợt trong gió, đôi khi nhô cao như những dòng kẻ khuông nhạc, và đám thiên nga bồng bềnh trên sóng, nom tựa những nốt nhạc trắng điểm trên bản nhạc viết trên mặt sông.
    * * *
    Kumar mặt như thần ra trước cái cốc trà người coi kho của Minh rót cho. Anh cũng không buồn uống nữa. Hôm qua anh đã vài lần gọi điện cho Quyên, anh không hiểu vì sao không thể liên lạc được. Khi thì tiếng tút tút kéo dài, Quyên không cầm máy; khi thì máy tắt hẳn. Anh không biết được rằng, chiếc máy của Quyên thường để trong túi xách, do vậy cô không nghe được tiếng gọi tha thiết của anh. Bây giờ lại nghe tin Quyên và con đi sang tìm Hùng. Anh hững hờ cầm tờ giấy ghi địa chỉ của nhà Minh, của nhà Hùng từ tay người coi kho.
    Thoạt đầu, anh cũng bùng lên sự ghen tức trong lòng. Anh bật máy gọi Quyên rồi tắt ngay.
  3. msno99

    msno99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Ngồi ở sân ga chờ tầu quay về mà anh rất buồn. Hoá ra bấy nay Quyên vẫn nhớ tới Hùng ư? Anh vò đầu đau khổ. Song, lúc sau anh lại nghĩ: ?oKhông, Quyên không thể lừa dối suốt bảy năm như thế. Quyên yêu anh. Cô ấy đi tìm Hùng vì anh ta sắp mất thôi. Vả lại còn Thanh Vân nữa. Nó là con mình cơ mà. Dù Quyên có thể nhớ tới Hùng, nhưng với anh còn sợi dây Thanh Vân nữa.? Vậy làm sao mà anh có thể từ bỏ nó được. Con người ta ăn ở với nhau, sự gần gũi bấy nay, anh đã chứng kiến từ khi nó lọt lòng, nuôi dạy nó lớn lên và hai cha con quấn quýt. Anh và nó có biết bao kỉ niệm qua tháng năm, chẳng yêu thương nhau vô bờ đấy thôi. Kumar ngửa mặt lên trời. Anh nhớ tới khuôn mặt nó, bàn tay nó, cả vết bớt ở bắp chân trái màu đo đỏ mà anh hay trêu đùa bảo, đó chính là vệt son anh đánh dấu vào đó khi nó mới sinh ra, cho khỏi lẫn với những đứa trẻ khác. Ừ, Quyên dù có lỗi lầm gì nữa thì có thể trong cơn giận dữ và tự ái này anh phải hiểu và tha thứ. Hơn nữa anh còn Thanh Vân nữa chứ. Phải đi tìm thôi. Người đàn ông Sri Lanka không bao giờ thoái chí cả; vả lại, chính mẹ anh, người thay mặt dòng họ Sinnatuerra kiêu hãnh đã hạ lệnh cho anh rồi.
    Nghĩ như vậy Kumar chợt bình tĩnh lại. Anh đi nhanh tới phòng vé.
    Tối đấy, có ba chuyến đi Hung. Kumar lấy vé chuyến thứ nhất, chuyến zug đi thẳng tới Budapet. Có nghĩa là anh đến đó khi nửa đêm. Không ngại, ta sẽ lấy taxi chạy thẳng tới nhà Minh hay Hùng.
    Kumar không hề biết rằng, khi mà anh lên tầu, ngồi xuống cái đệm da nâu êm ái để đi tới Budapest thì biết bao sự việc đã xảy ra với Quyên, để cuộc săn tìm của anh, hệt như một cuộc trốn tìm của lũ trẻ, không phải trong thành phố, mà ở trong cánh rừng Aruna huyền bí.
    * * *
    Quyên không tin vào đôi mắt cô khi nhìn thấy Hùng.
    Cái con người kiêu hãnh, cường tráng hôm nào, giờ chỉ còn là tấm thân bất động trên giường nệm trắng. Hùng nom xanh xao, gầy guộc, già đi rất nhiều. Mái tóc chẳng còn xanh rậm như xưa nữa, bạc và thưa. Tuy nhiên giờ đây, khuôn mặt phong trần của anh có vẻ bình thản, tựa như anh vừa làm xong công việc nặng nhọc và bình thản đánh giấc ngủ trưa.
    Bên cạnh anh, người đàn bà tên Huệ vẫn nắm lấy tay anh chẳng rời.
    - Anh Hùng ơi! Quyên đây, tỉnh lại đi! - Quyên muốn khóc mà chẳng khóc được. Hùng dường như chẳng nghe thấy lời cô. Đôi mắt vẫn nhắm.
    ?oAnh ấy không tỉnh lại từ đêm hôm qua. Giá Minh và chị cùng cháu sang đây sớm!? Người phụ nữ xưng tên Huệ nghẹn ngào kể, khi đưa tay quệt hai dòng nước mắt vẫn chảy nhoà trên đôi gò má hơi cao. Có lẽ cô ta đã khóc rất nhiều. Quầng mắt sâu, thâm quầng và thật đau đớn.
    Minh cầm tay Thanh Vân. Anh quay sang nói với Quyên: ?oChị ơi, hãy cho cháu nó biết đi! Em van chị. Rồi nay mai lớn lên, chúng nó sẽ hiểu hết cuộc đời của chúng ta. Xin chị hãy vì anh Hùng một lần mà tha thứ!?
    ?oTrời ơi. Minh không hiểu tôi!? Quyên muốn nói mà không thể. Biết bao suy tư bây giờ trong lòng cô. Dầu sao, con người ta tới tận cùng của sự sống và cái chết, lại ở trong hoàn cảnh cùng xa xứ, tha hương thì khi này, còn có gì nữa để mà thù hận. Quyên cầm tay con. Cô đắn đo một lát, rồi dẫn nó tới sát bên Huệ. Quyên nhìn thẳng vào mắt Huệ rồi nhẹ nhàng nói:
    - Bấy lâu nay, Hùng có kể gì cho em nghe không?
    - Chị đưa cháu lên với anh ấy đi! - Huệ lại khóc. - Anh ấy kể chuyện chị với em lâu lắm rồi. Em biết hết. Chị ơi, trên đời này anh ấy chỉ yêu chị. Anh ấy luôn dằn vặt đau khổ. Bao nhiêu ngày nay, cả tối qua anh ấy vẫn gọi tên chị và tên Thanh Vân.
    - Thôi, em đừng nói nữa. Tôi hiểu rồi!
    Quyên ngồi xuống, nhìn Thanh Vân một lát. Biết nói sao cho Thanh Vân hiểu đây?
    Thật buồn, Quyên đắn đo như vậy vì dù là mẹ, cô vẫn không hề hiểu thấu cho tận cùng chính con mình, những đứa trẻ Việt đã sinh ra ở Đức.
    Thực ra từ vài năm nay, Thanh Vân đã hiểu ra những điều phức tạp của cuộc sống quanh nó. Bắt đầu từ lớp Hai nó lơ mơ nhận ra, nó không phải là con của Kumar. Tới lớp Ba, khi tâm sự điều đó với bà giáo Nensi, nó hoàn toàn biết, Kumar chỉ là cha dượng. Hiểu được tâm lí trẻ, bà giáo người Đức ấy đà dành nhiều thời gian để tâm sự giải thích cho nó về tình yêu của con người. Bà đã giúp nó an lòng, nói rằng, trong cuộc sống của chúng ta, tình yêu không chỉ độc quyền của người ruột thịt. Bà chứng minh nhiều cho nó thấy, khi con người gần gũi và giúp đỡ nhau hết lòng, tình yêu sẽ xuất hiện. Bà hỏi nó về Kumar rồi cho rằng, Kumar là một người cha dượng tuyệt vời. Thâm tâm nó không thích từ cha dượng. Vì thế, tuy bí mật hé lộ, nó vẫn gọi papa đầy thân yêu với Kumar như trước kia.
    Năm tháng trôi qua, với tình cảm của Kumar, nó cũng không nặng nề suy nghĩ để dằn vặt khi không biết cha nó là ai. Nó cũng được cô giáo giải thích rằng chúng nó, những đứa trẻ sinh ra từ tình yêu của bố mẹ, chứ không phải từ nách hay đâu đó ở người mẹ. Cũng đôi khi nó tự hỏi, vậy tình yêu của họ bây giờ ở đâu, mà cha nó không bao giờ xuất hiện. Ở lớp học, có tới năm đứa trẻ không có cha cùng sống, chúng chỉ sống với mẹ. Bọn trẻ ở lớp hồn nhiên nói ra một sự thật rằng, sự biết hay không biết ai là cha chẳng có ý nghĩa mấy ?onếu như ông ta không cùng chung sống?. Chính điều ấy an ủi cho Thanh Vân rất nhiều. Những đứa trẻ từ bé được giáo dục về lòng tự tin và can đảm đã sớm tự ý thức rằng, những việc của người lớn đã xảy ra là ngoài ý muốn của chúng. Từ đó Thanh Vân cũng không muốn hỏi mẹ nó, khi chính mẹ không muốn nói thì hẳn đó là câu chuyện mẹ đang giấu kín, nếu gợi ra sẽ mang lại thương tổn cho mẹ.
    Bây giờ, mấy ngày nay nó cũng lơ mơ hiểu ra điều gì đang tới. Người đàn ông già nằm kia là cha nó ư? Bấy nhiêu năm nay, ông ấy biền biệt, không biết ông ấy có yêu thương nó như Kumar không? Nó âm thầm đau khổ, nhưng nghị lực của một đứa trẻ từ nhà trẻ, mẫu giáo được giáo dục, con người phải tự tin và biết sống độc lập, giúp nó kiềm chế nét mặt, cả những giọt nước mắt. Thanh Vân nhìn thẳng vào mắt mẹ. Chờ đợi!
    Quyên nắm lấy tay con. Thực ra bấy nay và ngay tận tới trước đó vài giây Quyên không muốn nói cho Thanh Vân chuyện cha nó là ai. Quyên không muốn cái quá khứ kia làm tổn thương nó, nhưng nghĩa tử là nghĩa tận. Và cô cũng hiểu, tuyệt đối tin rằng: con người Hùng, cha đẻ của Thanh Vân đã thực lòng đau khổ bao năm. Đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại, ấy là đạo lí của dân tộc mà bao đời nay cô vẫn tâm niệm, mang theo và nhờ nó để sống thanh thản. Giờ đây cha nó đang hấp hối. Hãy cho nó cầm lấy tay cha nó một lần, để nếu như cõi người này còn có một giá trị bất biến là lương tâm thì cô và Hùng chẳng ân hận gì.
    Hai mẹ con nhìn nhau. Quyên cũng không tìm ra một lời giải thích nào. Quyên bình tĩnh, lặng lẽ nói với con gái:
    - Thanh Vân ạ. Bấy lâu mẹ giấu con. Bây giờ mẹ muốn con biết, người đang chờ chết kia chính là cha con.
    Nói rồi, Quyên cũng không chờ sự phản ứng của con mình. Cô tin ở sức mạnh của tấm lòng con người, tin ở sức mạnh của tiếng gọi máu mủ ruột thịt, cái lòng tin vốn như lửa tro, lửa trấu, như đống rấm luôn âm ỉ sống trong lòng mỗi người Việt như cô. Quyên cầm bàn tay bé nhỏ của con đặt vào lòng bàn tay của Hùng.
    Thanh Vân thực sự bình tĩnh, dầu nó cũng lúng túng vài tích tắc. Đây là lần đầu mẹ nói ra điều này với nó. Thanh Vân là đứa trẻ thông minh. Những giờ phút vừa qua và lời nói của mẹ ngay lập tức khiến nó ý thức được rằng: một việc nghiêm trọng đang xảy ra.
    Thanh Vân dè dặt bước một bước sát tới giường Hùng.
    Nó nhìn vào khuôn mặt của người đàn ông mắt đang nhắm lại và thở nhè nhẹ.
    Khi bàn tay nó chạm vào tay Hùng, nó có một cảm giác kì lạ nhập vào xương thịt và tự nhiên trong lòng nó cũng bỗng dâng lên một sự thương cảm. Sự thương cảm vốn thường trú ở con người như nó, giống như khi bà Renni giáo viên sinh vật giảng dạy về cái chết, chỉ cho tụi trẻ lớp nó nhìn những con cánh cam bị đàn kiến tha đi. Khi ấy nó tưởng tượng, cảm nhận thấy nỗi đau đớn của con vật có đôi cánh xanh biếc tuyệt đẹp đang bị đàn kiến cắn xé kia, Thanh Vân đã khóc. Bây giờ, người đàn ông này đang chờ chết. ?oRồi mai đây, ông ta sẽ nằm trong lòng đất lạnh. Lũ kiến sẽ tới và gặm dần ông như bọn kiến đã cắn, tha con cánh cam hôm nào ở vườn trường.? Nó thầm nghĩ.
    ?oMeingod! Lạy Chúa tôi, người kia là cha nó.? Thanh Vân hơi hoảng hốt, buột ra câu cửa miệng của bọn chúng. Nó biết, bao nhiêu người đã gọi và người là bố nó kia không tỉnh dậy. Ông ấy đang thở, có thể ông sẽ tỉnh lại nếu như mình gọi chăng? Mọi sự đều phải thử vậy. Nếu ông ấy chết, kiến sẽ cắn và thế thì thật đau đớn lắm.
    Chẳng ai xui cả. Nó nghĩ đơn giản như vậy và cất tiếng:
    - Bố, bố ơi! - Nó sắp khóc.
    Không rõ vì sao Thanh Vân có thể gọi người đàn ông nằm kia bằng thứ tiếng thăm thẳm bao nhiêu ngày chưa bao giờ được cất lên. Điều đó cũng hoàn toàn vô thức trong thời điểm ấy, để tiếng gọi bằng ngôn ngữ mẹ đẻ ấy tự nhiên bật được ngay ra, không phải tìm tòi lâu trong vốn từ Việt mẹ nó thường dạy
    Thật kì lạ! Trước đó Huệ cũng gọi tên Hùng bao lần. Minh cũng gọi ?oAnh Hùng ơi!? và, đặc biệt là Quyên cũng đã gọi Hùng dăm lần, thế mà anh vẫn bất động.
    Dứt lời gọi của Thanh Vân, như có phép mầu kì lạ, người đàn ông đang thở đều, mắt nhắm nghiền đang chìm vào cõi chết bỗng choàng tỉnh. Đôi mắt Hùng từ từ chớp chớp rồi mở ra gặp đôi mắt của đứa con bao nhiêu năm chẳng gặp.
    Khuôn mặt bao nhiêu năm tháng khao khát mong chờ gặp giờ đã bên anh. Anh cũng nhìn thấy sau Thanh Vân, là khuôn mặt Quyên, người anh vô cùng yêu thương tôn, thờ tạc vào tâm trí. Cũng chỉ vài tích tắc thôi để anh nhận ra tất cả trong giờ phút đã tàn sức kiệt hơi này, và người ta đều nhìn thấy trong đôi mắt của Hùng, người đàn ông gần cả đời phiêu bạt có dòng nước mắt rất nhỏ chảy ra chầm chậm, chầm chậm. Anh mỉm cười.
    Cái phút gặp gỡ và li biệt chỉ diễn ra chớp nhoáng. Ngay sau đó, đôi mắt Hùng khép lại. Màn hình báo hiệu tín hiệu sống của Hùng thoắt vụt chớp chớp và tích tắc sau, chỉ còn là một đường thẳng.
    Có lẽ hoá công dành phút giây cuối cùng của một đời người cũng chỉ được như vậy, để Hùng ra đi trong khuôn mặt bình thản và nụ cười cuối cùng anh để lại, dành cho cuộc sống, cho con anh, cho Quyên và cho bè bạn.
    Được msno99 sửa chữa / chuyển vào 05:33 ngày 23/12/2008
  4. msno99

    msno99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0

    Chương XIII

    Quyên như chết lặng.
    Cô không dám nhìn vào linh cữu Hùng, không muốn tin những gì đang hiện ra ở trước mắt kia. Quyên từ từ khép mắt lại.
    Tiếng nhạc vĩnh biệt vẫn nhói lên, réo rắt. Quyên mơ hồ cảm giác không khí thoắt nhiên xanh đi và khuôn mặt Hùng hiện ra. Không, không chỉ khuôn mặt, cả thân thể anh thì đúng hơn! Cô như nhìn thấy Hùng từ từ thoát xác bay lên. Bóng anh lượn một vòng quanh xác rồi biến thành một tia sáng xanh vút lên vòm tròn nhà tang lễ cao vời vợi.
    Anh ấy về với ông bà, tổ tiên, quê hương! Xin anh hãy bay về nơi ấy!
    Mùa đông dù trôi qua
    Như bóng dáng xuân tươi phai dần
    Và lá trút không vương trên cành
    Dù cho bao năm tháng ấy
    Mang ánh nắng đông qua xuân về
    Mang nỗi nhớ anh đi chưa về
    Ngàn trùng dù có cách xa
    Anh sẽ về... anh sẽ về...
    Bản nhạc Khúc hát nàng Solveig của Edvard Grieg chầm chậm và tha thiết. Nó như lời vĩnh biệt, như sở cầu của những kẻ yêu thương nhau mà nay phải mãi mãi chia lìa. Giai điệu day dứt, bản nhạc bỗng trở thành sự chia sẻ khôn cùng cho những tâm hồn, thân phận cùng cảnh phải li hương đang đau đớn, thương nhớ Hùng. Trong khoảnh khắc biệt li ấy, Edvard Grieg như chất xúc tác, làm Quyên thấy lòng mình càng thêm buồn đau nặng trĩu. Xót xa khôn cùng!
    Nhiều người quen biết Hùng ở Budapest tập trung ở đây. Những mái tóc chớm bạc và cả những gương mặt còn rất trẻ, trong tiếng nhạc mặc niệm cùng cúi đầu xuống. Không khí nghiêm trang, căng thẳng, làm cho bất kì ai cố chấp nhất cũng chợt tự nhiên bừng ngộ. Khi đứng trước một cái chết, dù ở văn hóa nào, tôn giáo nào, thì sự rộng lượng phải là chỗ tựa duy nhất để chấp nhận mọi nghi thức khác nhau, chúng song song tồn tại.
    Ở Budapest, đã tám năm nay, nhiều người biết Hùng. Anh không nổi tiếng vì giàu có. Anh chỉ là một người bình thường. Cái con người có khuôn mặt rất đàn ông nhưng khắc khổ ấy, vốn xưa là một tay giang hồ khét tiếng, bao năm rồi gác kiếm, trở thành một người hiền lành, ít nói và tốt bụng; phút giây này nằm kia, bất động. Chiếc nạng gỗ đặt dọc bên anh. Hai bàn tay đặt lên bụng. Đôi mắt khép lại, nhưng khóe môi vẫn như đang muốn hé một nụ cười mong manh.
    Quyên cố kìm nén để không khóc.
    Cả tuần qua, Hội Những Người Việt Nam ở Budapest cùng Minh bàn bạc và quyên góp tiền trong cộng đồng, thực hiện ước muốn của Hùng, Minh, cả Quyên và Huệ. Họ quyết định hỏa táng rồi đưa Hùng về quê hương như tâm nguyện của anh.
    Minh đứng bên Quyên. Anh không khóc thành tiếng, im lặng để mặc dòng nước mắt tuôn trào. Tiếng Huệ khóc tấm tức...
    Bản nhạc vừa dứt, cỗ quan tài dần dần chìm xuống. Cánh cửa thép từ từ khép lại. Ai cũng hiểu, linh cữu Hùng, trong đường hầm, đang trôi dần vào phòng hoàn vũ.
    Không được khóc! Không được khóc! Quyên luôn tự nhủ như vậy. Nhưng khi Huệ gào lên gọi Hùng tức tưởi, Quyên không sao nén kìm được, bật khóc!
    Quyên biết, ý thức rõ: chỉ tích tắc nữa thôi, người ta sẽ bấm nút. Trong chớp nhoáng, Hùng sẽ thành tro bụi! Đời một con người, chỉ có thế thôi ư? Người ta sẽ cẩn trọng cho vào chiếc bình gốm màu nâu chút ít tàn tro của Hùng, đấy là tất cả những gì còn lại của một con người, một sinh linh đã sinh ra, đã sống, đã phiêu dạt bấy nay, với bao nhiêu vui, buồn, khao khát và hy vọng...
    Cuộc sống, suy cho cùng, là cái gì nhỉ?
    Suốt cả đời người, sao cứ phải đau khổ, vật lộn, mưu mô, khó nhọc... để rồi cuối cùng, nếu muốn trở về đất nước, tất cả, ai ai cũng chỉ còn lại một nắm tro tàn tí tẹo teo kia? Có lẽ cuộc sống càng hoang lạnh hơn, nếu khi chết đi chẳng để lại một chút tình cảm nào cho một ai đó còn đang sống trên thế gian này!
    - Anh Hùng ơi! Em thương anh vô cùng! - Quyên muốn nói như vậy mà cô không thể nói lên lời.
    * *
    *
    Đêm ấy dù rất mệt, Quyên vẫn không sao ngủ được. Cô trằn trọc mãi. Lần đầu tiên chứng kiến một lễ tang ở xứ người. Cô nhớ tới căn phòng đã sống ở trại tị nạn, cánh cửa trắng, cái lỗ kính kiểm soát như con mắt chột. Từ bên trong, Dũng đã nhìn ra thấy vợ lưu lạc trở về qua con mắt chột ấy... Bao nhiêu người đã sống trong đó, trước và sau Dũng, chồng cô? Dũng mất tích!? Anh còn sống hay đã chết?. Hay anh ấy cũng tan thành tro bụi cả rồi?
    Có lẽ phải tới hơn hai ba giờ sáng gì đó, Quyên mới thiếp đi. Cô nhìn thấy một đoàn tầu dài dằng dặc. Nó y trang đoàn tàu mầu đỏ Thanh Vân vẫn chơi. Chỉ khác, bấy giờ nó trắng toát. Cô nhìn rõ vô số những quan tài đỏ và nâu. Có cả cô nằm đó, chiếc quan tài trong vắt như pha lê. Sao mình lại nhìn thấy mình chết? Mơ hay tỉnh? Cô còn nghe rõ tiếng còi rúc. Hệt như tiếng còi thảm thiết chia tay, rúc lên mỗi đêm, khi gần sáng ở Hà Nội. Những đêm đông rét mướt, nghe tiếng còi xa xôi rúc lên từ ga Hàng Cỏ, cô bé kéo chăn trùm kín đầu. Rồi cô thấy cả đoàn tầu chạy vào cánh rừng. Ơ, rừng này cô đã nhìn thấy nó ở đâu đó. - Trong mơ cô tự hỏi như vậy. - Hình như cánh rừng biên giới, nơi cô bị giam giữ để rồi có thai và Hùng yêu cô. Khu rừng không có tuyết trắng mênh mông bao phủ. Có khối lửa cháy rừng rực bên trên thảm rừng. Lửa rừng rực và đầy những lưỡi vàng, hệt như lời Kumar từng kể cho cô nghe, người chị cả của anh đã cháy ra tro trên giàn thiêu giữa rừng hoang, bởi những lưỡi lửa vàng đã liếm trọn thân xác chị anh thế nào. Cô thét lên vì cảm thấy rất nóng.
    Chính tiếng thét ấy làm bé Thanh Vân choàng tỉnh và hoảng hốt lay mẹ dậy cho Quyên choàng ngồi dậy, thoát khỏi cơn mê.
    Tỉnh hẳn, cô vẫn nhớ mồn một từng chi tiết của giấc mơ, như thể cô vừa trải qua, chứng kiến mọi việc trong cõi thật.
    * *
    *
    Danh chính ngôn thuận, Quyên chưa khi nào là vợ Hùng, cũng không phải là người bấy nay chăm sóc Hùng. Người chăm sóc lúc anh bệnh tật hiểm nghèo, suốt tháng qua là Huệ. Thói đời, sự chiếm hữu tình yêu đâu chỉ khi người ta còn sống!
    Mấy hôm tang lễ bận rộn, Quyên chưa có dịp nào ngồi lâu với Huệ để xem ý tứ của Huệ ra sao? Cô nói chuyện ấy với Minh, nói về sự đắn đo của cô, rằng giữa cô và Huệ, ai sẽ là người đưa Hùng về Việt Nam? Hay là cả hai? Minh ý thức ngay được sự áy náy tế nhị của Quyên. Nghe xong, anh lập tức kéo Quyên và Huệ vào một phòng, rồi đóng cửa lại. Anh không muốn Thanh Vân nghe câu chuyện của người lớn.
    Minh đi thẳng vào khúc mắc của Quyên, anh bảo:
    - Em Huệ này! Bấy nay sự cố gắng, quan tâm, chăm sóc của em với anh Hùng, là một tình cảm vô cùng quý giá và những người quen biết tụi anh đều hiểu rõ. Nhưng hiện tại, Huệ đang còn phải điều trị bệnh hàng tuần và cửa hàng cũng mới mở thêm mục bán báo và đồ lưu niệm. Em biết đấy, không thể đóng cửa quá lâu! Chị Quyên và cháu Thanh Vân đưa anh Hùng về là hợp lẽ nhất! - Minh nhấn mạnh câu cuối cùng. Nói xong anh nhìn thẳng vào mắt Huệ với ánh mắt thăm dò, chờ đợi.
    Quyên ngửng mặt lên, cô dịu dàng nói:
    - Anh Minh nói phải đấy! Huệ ơi, em cố gắng ở lại điều trị bệnh. Chị và anh Minh bàn nhau rồi, bọn chị sẽ về quê thăm bố mẹ em và cháu nữa.
    Huệ nhìn Hùng rồi lại nhìn Quyên. Hai bàn tay Quyên bấy giờ đưa lên nhẹ nhàng nắm lấy bàn tay của Huệ. Đôi mắt của Quyên dịu dàng.
    ?oChị ấy và anh Minh thật lòng lo cho mình, thương mình!? Huệ chợt ôm choàng lấy Quyên. Cô òa khóc nức nở. ?oHoá ra trên đời này, ở nơi xa lắc xa lơ này, không phải chỉ có tiền! Không phải rặt là những người xấu, những kẻ chỉ xoay xoáy nhìn vào cái lõm sâu trắng mịn của cô giữa hai hàng cúc áo hé ra khi cô cúi xuống đơm xôi. Những kẻ thả ra dăm đồng bạc kèm một lời tục tĩu... Phải mưu sống ở xứ người, chao ôi, cái kiếp cô và chị Quyên!? Trong cõi này, cô đã gặp Hùng, nay lại có thêm chị Quyên và anh Minh, những người tử tế làm sao!? Huệ nghĩ.
    Nhìn hai người đàn bà ôm choàng lấy nhau, Minh đứng dậy, anh bước ra ngoài hành lang hút thuốc. Anh không dám ngồi lại đó nhìn Huệ khóc, bởi anh không thể nào chịu được đau đớn hơn nữa.
    Đêm ấy, người phụ nữ cũng lang bạt bấy nay tên Huệ kể cho Minh và Quyên nghe tỏ mọi chuyện.
    Được msno99 sửa chữa / chuyển vào 05:35 ngày 09/01/2009
  5. msno99

    msno99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Chương XIV
    Chuyện của Huệ:
    Em là Huệ. Nguyễn Thị Huệ.
    Em sinh ra ở làng, cả đời chỉ biết ruộng đồng. Học tới lớp Mười trường huyện, bố em bảo, con gái thời nay học nhiều làm quái gì! Thực ra em biết, vì sao bố em nói vậy! Nhà những sáu miệng ăn, em là con cả. Dưới em còn ba đứa lít nhít nữa, đi học tốn bao nhiêu tiền... Cả làng chỉ làm ruộng, đào đâu ra nhiều tiền? Nhà em có bốn sào ruộng. Một sào đất bãi. Năm nào được mùa, cả hai vụ cũng chỉ được hai ba tấn thóc. Rau mầu chăn nuôi thêm, gọi là chỉ đủ giật gấu vá vai. Thế là bỏ học.
    Năm em mười chín tuổi, anh ấy về nước. Trong con mắt tụi em, những người ở nước ngoài rõ là cực kì sung sướng. Ai nấy ăn mặc thật đẹp, tiền tiêu như nước. Có hai tháng, anh ấy xin cưới. Bố mẹ em đồng ý ngay.
    Về hình thức, chồng em cũng bình thường. Răng hơi vâu vâu một tí, nhưng bù lại anh ấy rất chiều chuộng em. Con gái như tụi em ở làng, lấy được một người ở thành phố đã là ghê lắm rồi, nay lại lấy chồng làm ăn tận châu Âu, thì may mắn quá! Còn gì bằng? Cha mẹ em hả hê ra mặt.
    Năm sau chồng đón em sang Ba Lan.
    Tới Ba Lan mới vỡ lẽ ra rằng, anh ấy chẳng phải ông chủ to lớn gì. Chẳng phải như khi ở Việt Nam, mỗi khi phải tiêu pha, anh ấy cũng phẩy tay bảo: bằng con trâu rụng một cái lông!
    Trời ơi, mỗi tháng dành ra cho được trăm đô còn khó, nói gì tới tiền trăm tiền ngàn bỏ lọ! Hàng ngày trong khu bán buôn ?oSân vận động?, em cùng anh ấy quần quật từ mờ sáng tới tận khuya. Ai thuê việc gì cũng làm. Tủi thân! Đêm đêm nằm nghĩ, người ta đi nước ngoài, buôn bán tiền như nước, chồng giầu có, lên xe xuống ngựa. Mình mang tiếng đi tây, xoay đủ tiền qua ngày có khi cũng chật vật. Hận, nhớ nhà, khóc suốt. Nhưng trâu buộc cọc rồi! - Bố em viết thư sang nói như vậy.
    Để có tiền thêm, em thổi một thúng xôi bán trong chợ. Cánh tới cất hàng, có người ở xa tới vài trăm cây. Ai cũng vội vội, vàng vàng! Vì thế bán xôi cũng có đồng ra đồng vào. Nhẽ ra, vợ chồng bảo ban cùng nhau chung lưng lại, chịu khó thu vén cũng có thể dư ra mỗi tháng trăm đô, nhưng anh ấy lại cờ bạc. Nhiều người sang đây đã làm ăn không được, lại rượu chè, cờ bạc. Thời gian rảnh họ cũng buồn, nên tụ tập đánh tiến lên, sóc đĩa ăn tiền ngay trong khu buôn bán. Có ngày nghỉ hiếm hoi nào, lại rủ rê sát phạt lẫn nhau ở đâu đó, vợ nào biết mà quản lí được? Nói mãi cũng như nước đổ lá khoai. Thế là cãi nhau. Cái thứ đã dính vào cờ bạc thì nó mê mẩn lắm. Suốt cả năm chẳng có đồng nào gửi về cho cha mẹ. Nhiều lúc nghĩ chán quá! Hồi ở làng, em nổi tiếng là đẹp, bao nhiêu thằng nhòm ngó, chứ ế chỏng ế trơ gì cho cam. Cũng tưởng anh ấy tử tế, làm ăn chí thú nên theo anh ấy sang đây. Năm sau em lại có mang, thành ra vợ chồng đôi khi nặng nhẹ, cũng có lúc hòn bấc nói đi hòn chì đáp lại, mất cả mặt mà vẫn phải ăn ở với nhau. Có con, nhiều lần em cũng nhẹ nhàng khuyên nhủ, song anh ấy vẫn thói nào tật ấy. Lại vặc nhau. Một lần thua bạc nhiều, cay cú, anh ấy đánh rất to để thua tiếp, nợ hơn mười ngàn đô. Thế là mấy tháng không có gì trả tiền nhà, chủ nhà nó đuổi. Một người bạn thương mẹ con em, cho về ở tạm trong tầng hầm nhà chị ấy. Em hận lắm. Năm ấy tuyết rất lớn. Con em ốm mà anh ấy vẫn đi suốt đêm, gọi mấy cũng không thèm nhấc máy. Trưa hôm sau trở về, quần áo toàn mùi lạ! Vừa trách mấy câu, anh ấy đã chửi ầm lên, rồi tát em mấy cái. Uất ức bao lâu không chịu được, thế là em cầm ngay cái khóa cửa, chọi dứ một cái, không may đúng vào trán. Máu chảy ra đầm đìa... Anh ấy lu la ầm lên là em giết chồng. Cả làng người Việt cũng kháo nhau như vậy. Chẳng còn mặt mũi nào nhìn ai cả. Nếu chỉ có vậy thôi cũng chưa thể bỏ nhau đâu. Biết lỗi, hàng ngày em vẫn cơm nước chu đáo, quỳ xuống lạy sống anh ấy. Nhưng chồng em bắt đầu bỏ đi qua đêm liên miên. Hỏi mấy người bạn mới biết, anh vẫn đi lại với bạn gái trước đây, thời ?olao động xuất khẩu? đã từng ăn ở với nhau. Chia tay! Sao mà chịu được!
    Về Việt Nam thì lấy gì mà sống? Mặt mũi nào nhìn làng nước? Ở lại, không chồng, con mọn xoay sở làm sao? Em gửi cháu về Việt Nam cho ông bà ngoại, rồi quay lại Ba Lan.
    Phục thù!
    Em vẫn bán xôi ở chợ.
    Duyên số cả, mùa hè năm ấy, em gặp một người chuyên đánh hàng chuyến. Anh ấy tới mua xôi, mê em, rủ em đi làm chung, cùng đi đánh hàng sang Hung và vài nước khác. Thú thật, em cũng không rõ anh ta lắm, chỉ biết anh ấy nhiều tiền và giao du rất rộng. Làm ăn với nhau nửa năm, em cũng được anh ấy cho dăm ngàn, bắt đầu có tiền gửi về cho ông bà nuôi cháu. Thôi thì nhắm mắt đưa chân vào cái cảnh già nhân ngãi non vợ chồng vậy, chứ tính ra sao bây giờ.
    Chớm đông năm ngoái, chúng em đánh hàng áo da. Cú đầu ăn lắm. Anh vay nóng hơn trăm ngàn đánh quả quyết định, ai dè hàng Tàu ập về đột ngột. Mấy chục ngàn chiếc áo bán như cho. Lỗ chỏng vó ba bốn công. Không còn tiền trả người cho vay, sợ bị trừng phạt theo luật giang hồ, anh bỏ trốn sang Nga. Đúng vào khi khốn khó vậy, anh ấy lăn ra ốm .
    Thì ra trong cảnh lang thang, nước trong nước ngoài, ăn chung ở chạ bao năm, anh ấy nhiễm HIV từ lâu mà không biết. Sang Nga trốn nợ, khi bệnh AIDS vào giai đoạn cuối, phát nhanh ghê gớm. Tiền nong nợ nần không thể trả được, không có cơ hội làm lại, vừa tiếc của, vừa bị bệnh nan y, anh ấy tự sát. Trước khi chết, anh ấy đã gửi thư cho em, khuyên em nên đi khám bệnh.
    Nghe tin ấy, em rụng rời và đi xét nghiệm. Khủng khiếp quá, cái cảm giác khi cầm giấy xét nghiệm dương tính chị ạ. Anh ấy thân một mình, em đây còn một đứa con ở Việt Nam. Em chán đời quá! Cũng không đóng tiền bảo hiểm nên chẳng dám đi chữa bệnh. Sợ nhất là tâm lí, lộ ra bị AIDS, em sẽ bị cả cộng đồng dè bỉu, khinh bỉ, ghê tởm. Cứ lang thang...
    Em uống rượu, hút thuốc và đi ăn cắp trong các siêu thị. Em nghĩ, em chết thôi, trước sau chết thôi! Cố kiếm lấy dăm ngàn gửi về đỡ cho ông bà nuôi con em, rồi chết! Bây giờ thân một mình, một thúng xôi, bán một ngày, lờ lãi hai ba chục đô! Con em còn kia, em chết bỏ lại gánh nặng cho ông bà. Ăn cắp là cách nhanh nhất để có tiền! Hai ba tháng trôi dạt, nhìn vào ga bến bãi... nơi nơi mới thấy, lắm kẻ cắp lắm! Mỗi đứa một kiểu ăn cắp. Đâu chẳng vậy! Em và bọn móc túi ở các nhà ga chỉ là bọn cắp vặt thôi! Cắp vặt thì dặt dẹo qua ngày! Kẻ cắp lớn, cướp nhà băng, cướp lớn mới có tiền, mà em thì thân cô thế cô, sao có tiền nhanh hơn cái chết đang vùn vụt tới, biết rõ nó đến trong từng tích tắc.
    Hai ba tháng kham khổ, chui lủi, có bữa ngủ chung ngủ chạ với bọn ngẫn bản địa suốt ngày say sỉn, người em bạc đi, khô quắt như cây muồng muồng héo. Một lần, vừa lấy được vài thỏi son, dăm hộp kem chống nhăn cao cấp đút vào áo trong, thì bị phát hiện. Nhân viên cửa hàng túm em ở bên ngoài quầy trả tiền. Em dứt được ra, bỏ chạy. Đường phố khi ấy dòng người cuồn cuộn cuốn. Em lẫn vào họ. Cứ chạy, chạy đến khi mệt quá, dừng lại một góc khuất, nơi lên xuống S Bahn, rồi ngã lăn ra. Cũng không biết em chết giấc bao lâu. Có ai đó lay em dậy. Mở mắt ra thấy anh Hùng ngồi trước em rồi.
    Tỉnh dậy. Nhìn thấy lơ mơ khuôn mặt anh Hùng, thoáng nghĩ: làm quái gì mà nhìn tao như vậy? Chó! Lại một *********. Đấy là khi người ta mơ mơ màng màng, không còn biết gì, quên phắt khi ấy mình đã thân tàn ma dại. Tại sao lại nhớ đôi mắt chó? Hồi bên Ba Lan bán xôi, da dẻ còn mỡ lắm, cúi xuống đơm xôi, thể nào cũng có thằng nhìn trộm qua cổ áo. Có thằng đểu còn thả tiền vào đấy rồi hô hố cười. Về sau, anh Hùng kể, đôi mắt em bấy giờ nhìn anh cô hồn. Cũng chỉ cô hồn vài giây thôi, vì sực nhớ ra em vừa chạy cảnh sát, đầu còn ong ong...
    Khốn nạn! Khi người ta ý thức rõ cái sự tàn lụi của chính mình, trước một kẻ khác giới, trong hoàn cảnh như em bấy giờ, thì thực thảm hại, ê chề quá. ở quê em, người ta có câu: Đẻ con khôn mát l. rười rượi/ Đẻ con dại thảm hại cái l. Hê...hê... Giá mà có mẹ em ở đó, phải chứng kiến cái cảnh em đi ăn cắp, chạy trốn để ngồi trước một người đàn ông Việt, trong dạng thảm hại như vậy, chắc bà sẽ chửi cho đúng một câu như vậy!
    Rõ ràng, trước mặt em không phải là chó. Đôi mắt người ta nhìn mình như thăm hỏi, muốn chia sẻ, giúp đỡ, không đểu cáng, ấy là đôi mắt đàn ông. Thế là em òa khóc. Khóc thật sự và có lẽ đến chục phút, anh ấy để mặc em khóc chán khóc chê. ?oRồi, khóc đủ chưa? Đứng dậy theo anh!? Anh Hùng nói vậy mà em cứ như bị thôi miên, đứng lên, theo chân anh vào một tiệm cà-phê dưới tầng hầm nhà ga. Tại quán cà-phê đó, em kể cho anh Hùng nghe hết mọi việc. Hoá ra anh ấy cũng biết em từ ngày còn cặp bồ đánh hàng xuyên biên giới. Nhìn thấy thân hình tiều tụy của em, nghe chuyện em kể, đôi mắt anh ấy dân dấn như chực khóc. Mãi sau này, thân nhau rồi, có bận em trêu: ?oMặt mũi đàn ông, phong trần, tưởng anh hùng lắm, thế mà hèn!? Anh ấy cười, nom thật hiền khô và bảo: ?oAnh thế đấy! Cô thử bảo ai cầm dao, dí súng dọa anh, xem anh có hèn không.? Đàn ông ấy mà, khổ đau lắm, oan trái lắm, mà còn biết khóc được, thì dù mặt mũi có ghê gớm đến đâu cũng chỉ là cái vỏ che chắn cho một trái tim dễ vỡ mà thôi!
    Thế là anh ấy lấy xe ô-tô đưa em về nhà.
    Hôm sau anh Hùng đưa em đi trình diện tổ chức phòng chống AIDS của thành phố. Đầu tiên em cũng ngại quá, vì ngượng vô cùng. Nhưng anh dỗ dành và nói: ?oCô dở hơi bỏ mẹ! Cái thằng tiếp cô, giảng giải cho tụi mình, nom lịch sự lắm, com-lê, cà-vạt, cổ cao áo trắng cũng dính si-đa đấy. Người ta, những người hiểu biết ấy mà, chẳng ai khinh bỉ cô đâu!? Lại bảo:
    - Cô muốn chết thì chết quách đi như con chó ghẻ đi hoang, biết đâm đầu vào xe hỏa tự tử, là rảnh nợ mình cô, nhưng còn ai nuôi con cô nữa?
    Ai nuôi con cô nữa? Câu hỏi ấy làm em trằn trọc mấy đêm. Anh ấy nói đúng. Hóa ra trên đời này, chết có khi dễ hơn phải dũng cảm sống để vượt qua mọi khó khăn vì con mình, vì cha mẹ mình. Trả lời được câu hỏi ấy, tự nhiên em bớt ngượng. Em điện về, kể rõ sự việc với mẹ em. May quá, cháu nó đi khám, âm tính. Từ đó em ở với anh Hùng. Thời gian trôi đi, em dần hồi người, có da có thịt, dần bình tĩnh lại. Em nghe lời anh Hùng thường xuyên tới phòng chữa trị. Nhưng điều đáng mừng nhất là em quên đi cái mặc cảm: mình là của nợ của thiên hạ. Anh Hùng giấu kín việc em bị bệnh. Anh lại bảo ban em cách bán hoa. Công việc bán hoa cũng khá vất vả. Anh Hùng tập tễnh cái chân gỗ mà vẫn phải dậy từ sớm. Tuần nào cũng dậy rõ sớm, hai lần đi mua hoa. Thương anh, em nói ra miệng. Nghe xong anh bảo, cô thương anh, tập lái xe đi. Vận động nhiều, buồn chỉ đủ buồn thôi, chắc còn sống dai hơn cả anh. Biết mèo nào cắn mỉu nào?
    Không chỉ cơm nước, giặt giũ, chợ buá... em học cách giữ hoa tươi lâu. Bán hoa bó hoa là khó nhất. Làm sao cho nó lạ, nó đẹp, đúng cái nhìn, ý thích của người châu Âu. Được vài ngày, thấy em tập bó hoa, anh ấy cấm, vì khi người ta bó hoa, hay bị những gai nhọn đâm vào gây chảy máu. Phát hiện ra điều đó, anh Hùng không để em bán hoa nữa mà chuyển sang bán quầy báo và đồ lưu niệm. Anh bảo, em đỡ anh là tốt, nhưng nên đề phòng lây nhiễm cho khách hàng. Con người ta lương thiện, văn minh là ở chỗ, làm bất kì cái gì cũng đừng để người khác ảnh hưởng, thiệt hại...
    Anh ấy rất nghiêm khắc, hàng tối bắt em học tiếng Hung. Anh ấy luôn động viên em và một hôm nói, anh rồi cũng chết thôi, để lại cửa hàng này cho em kiếm tiền nuôi con. Hình như anh ấy linh tính điều gì đó đang tới, hay anh ấy biết có điều gì đó bất ổn mà giấu em. Một tối tự nhiên anh ấy kể chuyện cho em nghe cuộc đời anh.
    Hóa ra anh ấy cũng có một cuộc sống lắm ê chề quá, gian khổ quá. Anh ấy kể cho em nghe về vợ cũ của anh, về chị và những dằn vặt đau đớn của anh bao nhiêu năm qua. Em chỉ biết nghe! Thương anh ấy, nhưng chỉ dám ngồi im lặng nghe.
    Thực tâm mà nói, em yêu anh ấy, yêu lắm! Bởi anh ấy thật sự là một người đàn ông. Em vẫn nghĩ, ngoài cha mẹ em ra trên cõi đời này, chẳng ai đối xử tốt với em như anh ấy. Nhưng em biết, anh ấy không yêu em! Anh ấy chỉ yêu chị thôi! Anh ấy thuộc từng cử chỉ, điệu bộ của chị, nhớ cả cái lọn tóc ánh nâu, hai cuộn búp thường xõa xuống trên bờ vai chị... Em thề, em chưa thấy có người đàn ông nào yêu như vậy! Si mê quá, cuồng say quá! Tự dưng, em lại thấy ghét chị. Ghét thực sự. Mà không phải chỉ ghét. Em căm thù chị. Căm thù một cách cay đắng. Dù chưa gặp chị bao giờ? Em xấu quá phải không? Biết làm sao? Tâm địa đàn bà....
    Rồi một đêm khác, em làm chả xương sông. Tuyết rơi mù mịt ngoài cửa sổ. Hai anh em chuốc rượu nhau. Anh Hùng uống hơi quá chén. Rồi anh ấy khóc. Trời ơi, anh ấy khóc.
    - Anh không đẹp như em nghĩ đâu? Anh là một thằng khốn nạn! Đúng là một thằng khốn nạn! Nhưng mà, cô ấy đẹp quá. Em biết không? Đẹp không thể chịu nổi. Giá như anh là một khúc gỗ mục, ừ giá như anh là một khúc gỗ mục thì hay biết bao nhiêu, vì như thế, anh đã trở thành một kẻ tử tế, và biết đâu cô ấy sẽ yêu anh. Nhưng không, anh lại là một con người. Một thằng đàn ông hoàn toàn khỏe khoắn và lành mạnh. Khốn nạn!
    Anh lại khóc. Đập đầu vào tường mà khóc. Anh ấy không say rượu đâu. Không say.
    - Em biết không? Đàn bà đẹp dễ sợ. Nhưng có người đẹp, làm cho người ta yêu. Yêu đến lú lẫn. Nhưng có người đẹp làm người ta muốn hiếp. Cô ấy là như thế đấy. Và anh đã trở thành một con súc vật. Cô ấy không bao giờ tha thứ cho anh cả. Trời đất ơi!
    Bao năm tháng rồi, anh ấy luôn bị giày vò, ân hận về những gì đã gây nên cho chị. Anh ấy luôn nghĩ tới con, tới chị. Và, mỗi khi nhắc đến chị, anh ấy lại bảo, chẳng bao giờ cô ấy tha thứ cho mình! Chị ơi, có lẽ, ở một con người qua bao nhiêu phong trần như anh ấy, chính sự thanh cao đã dày vò, hành hạ anh ấy. Em biết anh ấy mà. Không còn sự đau đớn nào hơn thế! Tuần gần đây, khi đã rất yếu, sắp mất, anh ấy vẫn hy vọng, vẫn tin là chị sẽ tới, Thanh Vân sẽ tới. Cứ nhắc đến việc chị và con của anh ấy sẽ tới là anh ấy tỏ ra muốn sống lắm. Kì lạ thật...
    Như vậy là rõ rồi! Quyên bống ứa nước mắt. Cô tưởng thấy khuôn mặt của Hùng khi anh quỳ xuống, ôm lấy bụng cô, áp tại vào bụng cô, trên cái thảm lá xơ xác vàng khô của mùa đông năm ấy. Cô nhớ, khi anh áp tai vào bụng cô nghe tiếng tim của con anh, khuôn mặt của người đàn ông phong trần, bấy giờ nom trẻ dại làm sao. Cái phần tử tế và tốt đẹp nhất của anh chưa khi nào bị thui chột, dù số phận có lúc đẩy anh tới tận chân tường...
    Được msno99 sửa chữa / chuyển vào 05:38 ngày 09/01/2009
  6. gaigiahanoi

    gaigiahanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2007
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    ồ có vẻ như sắp kết thúc rồi đấy nhỉ, chờ đợi cũng hồi hộp ghê, cám ơn bạn đã dành thời gian chia sẻ một câu chuyện hay như vậy với mọi người nhé.
  7. msno99

    msno99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Bài trên Blog của nhà văn Nguễn Văn Thọ:
    Tính từ khi bắt đầu viết Quyên, cho tới hôm nay, khi cầm Quyên thảo trên tay, tới nhờ một người bạn vong niên soát xét, biên tập, một bạn gái Vi tính dàn trang, để chuẩn bị Quyên chào đời, đúng vừa hai năm tròn.
    Tôi đặt bút viết chương I Quyên tại Ngọc Hà trong ngôi nhà vườn mà khi ấy suốt Tết tôi đóng cửa không đi ra khỏi nhà bẩy ngày liền...thế là đã vừa đúng hai năm.
    Viết xong Quyên, tôi như thoát khỏi một gánh nặng. Một sự đau đớn và oan ức...của chính tôi khi "cuốn theo chiều gió" tại Đức vừa chẵn hai mươi năm.
    Quyên xong rồi, thuyền Quyên đang ở bến đậu...Nó đang chờ đợi chuyến đi với từng độc giả để có cơ hội thảo bàn theo từng nhận biết của mỗi cá nhân...Tự nhiên tôi thấy buồn vô cùng và trống rỗng.Tôi gọi điện cho một người bạn rất thân, muốn đi với ai đó , im lặng và uống càfe. Có thể, những phút giây như vậy, nếu được im lặng bên nhau sẽ làm cho một người chưa bao giờ mớ ước trở thành nhà văn có được khoảng lặng của vô thức bứt ra khỏi những nỗi buồn muôn thủa khi người ta tha thiết yêu cuộc sống mà chưa khi nào được biết trọn vẹn một tình yêu không?
    Hôm nay,. tôi xin gửi tới tất cả bè bạn trên thế giới, những nhà văn và nhà phê bình, những người bán hàng rong còn vất vả kiếm sống trên nước Đức và Hung, Tiệp và Ba Lan, mà chưa bao giờ nản lòng yêu - như thi sĩ Nguyễn Duy từng viết xion em Đừng nản lòng yêu - Tình yêu với văn chương ...tới bè bạn trên Blog...tất cả đã chầm chậm theo chân Quyên suốt hai năm qua từ khi khởi thuỷ và khi kết thúc...
    Con người ta, thượng đế sinh ra không phải bất kì ai cũng thuận lợi trong đường đời, dường như Ông Trời cũng rất lắm chuyện, khi đưa đẩy, khi mơn trớn và có khi sỉ, vả để Con người cá thể trồi lên vật xuống, mà từ bản năng vươn lên tới bản ngã, để có cơ hội mà tìm tới bản thể...
    Quyên tôi hy vọng ai đó chia sẻ, đồng cảm nhận ra, dù chỉ một chút thôi, khao khát cá nhân được sống một cách đúng với Con người của tác giả tên nôm na là Nguyễn Văn Thọ.
    Nhân dịp này cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới một số nhà báo trẻ đã viết bài mở sach. Do yêu cầu kì thuật mà khi xuất bản lần đầu, tôi chưa được phép dùng các bài mở sách của các bạn, kể cả lời bạt của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Hẹn tái bản, trong phần Phụ chương, các ý kiến khen chê cùng Mở sách sẽ xuất hiện.
    Nhân đây xin bè bạn đọc lời bạt của nhà văn Đồ Quyên, hiện sinh sống tại Cananda
    LỜI BẠT CỦA ĐỖ QUYÊN
    Đọc Quyên ở ngoài nước Đức
    (Về tiểu thuyết Quyên của Nguyễn Văn Thọ, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội 2008)
    1- Cốt truyện cho một bộ phim
    Quyên cùng chồng, Dũng, vượt biên sang nước Đức. Dũng đi trước, cô bị kẹt lại và bị kẻ dẫn đường tên là Hùng cưỡng hiếp. Khi Quyên mang thai, Hùng lại thương rồi yêu cô thật lòng, mà trên hết cả là quý thương giọt máu của mình gửi nơi Quyên. Và Hùng quyết định đưa cô sang Tây Đức nhập Trại tỵ nạn để sinh đẻ và tìm chồng. Nhưng khi vượt biên, để đánh lạc hướng cho Quyên trốn thoát, Hùng bị thương trong một tai nạn. Lại ?onhưng? nữa: khi hai bên hội ngộ, Dũng không chấp nhận cái thai đó và xua đuổi vợ. Quyên trở nên bơ vơ. Hai dòng nước đã ở đằng sau. Cô tự tử và được Kumar - một người Sri Lanka - cứu sống. Sau đó họ yêu nhau, sống hạnh phúc với một quán ăn nho nhỏ, tuy Quyên không được trở thành vợ chính thức. Một ngày kia, nhận được thư của Hùng báo tin sắp chết và xin tha thứ, muốn gặp mặt con lần cuối, Quyên bèn mang con đến gặp Hùng. Hùng chết, thi hài được Quyên cho thiêu và đích thân mang tro cốt về Việt Nam. Tại đây, Hùng không còn một người thân nào. Quyên dấu mẹ chuyện không may của mình với Hùng, và mẹ Quyên chấp nhận chôn Hùng trong khu vườn của gia đình. Trong khi đó Kumar đi tìm Quyên, với tin lành là mẹ Kumar đã vượt qua lời nguyền của dòng tộc để chấp nhận Quyên.
    2. Khái niệm ?ođộc giả là người khác không xa lạ?
    Tôi đã từng khoan khoái đọc Quyên, ở Úc châu như một bạn văn bạn thiết làm độc giả cho cuốn tiểu thuyết đầu tay với hai chương bản thảo mới tinh. Tôi đã từng chọn đọc, tại Canada, nhiều chương của Quyên khi biên tập cho một tuyển tập thơ văn ở đây. Tôi đã từng nhíu mắt đọc nhảy cóc Quyên ở Việt Nam, khi nó đang đi về các chương cuối trên tay tác giả trong chiếc ô tô ?oxịn? dưới ánh trăng đường rừng Nghĩa Lộ. Tôi đã từng hồi hộp đọc văn bản cuối cùng của Quyên, khi về lại Canada trong tuyết đầu mùa lã chã rơi, và hay tin nó chính thức sắp ra mắt. Nhưng mà tôi chưa được đọc Quyên trên chính nước Đức.
    Lý luận văn học nên có (nếu chưa có!?) một khái niệm, một nội dung cho cách tiếp nhận tác phẩm vốn rất phổ biến, kinh điển: đọc tác phẩm với những gì độc giả rất có kinh nghiệm bản thân, rất có liên hệ bản thân nhưng lại đang ở môi trường không gian - thời gian, ở tâm thức khác hoặc rất khác. Anh ta, cái người đọc ấy như bị/được trở thành người khác, mà không là kẻ xa lạ, với vấn đề của tác phẩm. Đó là một người trai Hà Nội đọc bài thơ về Hà Nội khi chàng ở xa Hà Nội năm không còn mười tám khi vừa hết yêu. Đó là một sĩ quan Mỹ về già ở Boston đọc truyện ngắn về chiến tranh xảy ra tại Quảng Ngãi nơi ông từng tham chiến. Đó là một gái góa thâm niên vừa đã thành bà vợ chỉn chu đọc phóng sự về người đàn bà nọ ?ođi bước nữa? dò dẫm ra sao. Đó là các độc giả ở Việt Nam đọc trong Quyên thấy con người Việt của họ mà cái con người ấy lại đang chia thân trên đất Đức. Đó là tôi - người viết dòng này - từng phải kinh qua những tháng năm dài nước Đức trong bối cảnh tương tự, từng có thể là một nhân vật nào đó hay là một phần của một, hai nhân vật nào đó trong Quyên, và từng viết những trang văn thơ cũng về nội dung tương tự tiểu thuyết Quyên. Vâng, một tôi đó đang đọc Quyên. Đỗ Quyên đọc Quyên ở ngoài nước Đức.
    Ý thức người khác không xa lạ - tôi tạm liều đưa ra - sẽ cho cách đọc mang nhiều thứ tính, như: tính bán nhập cuộc; tính so sánh; tính cố chấp; v.v... Tính bán nhập cuộc khiến độc giả loại này khi thấy mình, lúc thấy mất mình. Điều đó lý thú. Buộc người đọc luôn có các điểm nhìn khác nhau. Khi họ là chủ, lúc làm khách. Khi chủ quan lúc khách quan. Tính so sánh cái tôi của họ từng là nhân vật của tác giả, từng là người chứng kiến tác phẩm đã cho cách đọc văn bản một độ cao khoa học. Đó là điều tốt, nếu đừng khập khễnh. Tính cố chấp lại cản trở lối đọc này... (Hẹn sẽ trở lại vấn đề Ý thức người khác không xa lạ của độc giả với tác phẩm trong dịp khác.)
    3. Sáng tác đầu tay giữa hai thái cực
    ?oHoặc là xuất hiện bằng một kiệt tác, hoặc là tự vặn cổ mình?. Với sáng tác đầu tay, chỉ rất ít người - hoặc là đấng thiên tài hoặc là kẻ điên rồ - mới ở hai thái cực mà thiên tài Balzac (điên rồ!) chỉ ra. Còn lại, các văn nghệ sĩ chúng ta đu đưa ở giữa, theo những mức khác nhau.
    Với Quyên, tôi thấy tác giả có một sáng tạo văn chương hấp dẫn ở lối kể, tài năng ở văn phong, đặc sắc ở đề tài, nhân bản ở quan niệm... Tôi cũng thấy trong tác giả này có một nhà văn ?ovặn? toàn thân thể mình và toàn hình thể văn học của mình để ra cuốn tiểu thuyết đầu đời.
    Tôi chọn đoạn văn định mệnh sau đây làm một trong các điều ấn tượng nhất cho cuốn sách:
    ?oKumar đi trước, đưa Quyên tới cuối dãy hành lang, dừng lại trước gian phòng có cánh cửa màu trắng. Cửa có cái lỗ kính quan sát như mắt chột. Anh gõ cửa, gọi lớn: ?oAnh Dũng ơi, có khách này!? (Trang 60)
    Theo dòng-nước-thứ-ba, con thuyền Quyên đi tìm lại dòng-nước-thứ-nhất. Trong cái mặt nạ trắng chỉ có một mắt.
    4. Một tác phẩm mới của dòng văn học Việt di dân và văn học toàn cầu hóa
    Nếu văn học của thế kỷ đã qua, trên căn bản, là văn học di dân, thì với thế kỷ này nhân loại đang và sẽ có một trào lưu văn học toàn cầu hóa.
    Nhiều giải thưởng lớn của Mỹ, của thế giới đã dành tặng cho các trang văn về người xa xứ. Ở Việt Nam, hình như chúng ta vẫn coi văn chương di dân là chuyện-của-người-khác, trong khi cho tới lúc này có khoảng 4 triệu con dân Việt, rải hầu khắp các quốc gia, là nhân vật ngoài đời của dòng văn học ấy.
    Văn, nhất là tiểu thuyết, ?ochuyên trị? về người Việt đi du học, lao động xuất khẩu, di dân ở Liên Xô-Đông Âu cũ đúng ra phải nhiều và phải hay hơn nữa. Dệt mộng đó, tôi cám ơn tiểu thuyết của Hữu Đạt, Thế Dũng... và nay Nguyễn Văn Thọ!
    Văn học về người Việt tạm cư, định cư ở vùng Liên Xô-Đông Âu cũ đang cần phải trở thành một trong các điểm sáng trên bản đồ văn học Việt. Bởi Liên Xô-Đông Âu cũ từng cư mang một quá khứ vừa hào hùng vừa bi ai trong lịch sử, xã hội Việt Nam nửa thế kỷ qua. Điểm văn học đang sáng ấy cũng rất cần các ?otác phẩm lớn?, ?otác giả lớn? chuyên chở cái hào hùng bi ai của nó! Giữa ?oxóm văn? Việt ở Liên Xô-Đông Âu cũ, cùng với Thế Dũng và Phạm Thị Hoài, Lê Minh Hà và Nguyễn Hoài Phương, Đoàn Minh Phượng và Phạm Hải Anh, Trần Hồng Hà và Đỗ Quyên, thì Nguyễn Văn Thọ không là tác giả mở đường nhưng - với tôi - anh là nhà văn thành công nhất ở sứ mạng trên. Và Quyên là thể hiện tiểu thuyết hết mình của Nguyễn Văn Thọ - một truyện ngắn gia đã thành danh xuất sắc trên văn đàn Việt Nam hơn một thập kỷ qua.
    5. Thêm khúc ca bi tráng về thân phận Việt, về Việt tính
    Ai cũng có thể suy diễn Quyên là một cách gọi khác của Kiều. Tất nhiên, không ai lại bảo rằng, tôi có ý ví tiểu thuyết này của Nguyễn Văn Thọ với Truyện Kiều của Nguyễn Du! Chỉ là để so sánh thân phận bèo nước của người phụ nữ Việt Nam trên dòng đời nơi đất lạ...
    Quyên ở đây cũng có sông Tiền Đường của mình (Trại tỵ nạn Goldberg), cũng gặp Thúc Sinh của mình (Phi), cũng chịu trận đòn ghen sinh tử với Tú Bà của mình (vợ của Phi), và cũng hạnh phúc với Từ Hải của mình (Kumar)... Tôi không thể làm phép ánh xạ 1-1 cho Kiều-Quyên. Mỗi thời đại có cái người đàn bà khác nhau, và cái nỗi đàn bà cũng khác nhau ở từng chi tiết.
    ?oNgười Việt có các đặc tính gì?? ?" đó là câu hỏi khó theo suốt sự hình thành xã hội Việt trên mỗi thời kỳ. Nó, có lẽ, thành văn kể từ học giả Đào Duy Anh, với Việt Nam văn hóa sử cương, và gần đây nhất là loạt bài, sách của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn. Theo cái nhìn Việt tính, Quyên là một sáng tác văn nghệ vô tình chứa nhiều thông tin xã hội học về thuộc tính của dân tộc Việt Nam.
    Tất nhiên, điều đó càng đúng với các tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam từng không chỉ làm chứng chỉ văn học cho xã hội nước nhà mà còn có thể xem như giấy thông hành văn chương Việt ra các quốc gia khác: Số Đỏ (Vũ Trọng Phụng), Đôi mắt (Nam Cao), Cuống rún chưa lìa (Bình Nguyên Lộc), Cũng đành (Dương Nghiễm Mậu), Thời xa vắng (Lê Lựu), Không có vua (Nguyễn Huy Thiệp), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), v.v...
    Song Quyên lại cho thấy rõ rằng, các nét hay dở trong nhân tính Việt đã hiển hiện khi người Việt Nam ra ngoài hình chữ S: Đức chịu đựng và kiên trì, sự tha thứ và nhạy cảm, độ mềm mại và dễ thích nghi ở Quyên; Tính cố chấp ở Hùng, Dũng; Sự liều mạng và nhẹ dạ ở Phi; Tính dũng cảm và tinh lanh ở Hùng; v.v... Lò đời của những người Việt du học, di dân, vượt biên đã không cho phép các Việt tính, xấu cũng như tốt, có thời gian thử lửa.
    Thiển nghĩ, mức độ thể hiện nhân tính Việt có thể được xem là một mã số liên quan tới sự thành bại cho các sáng tác văn xuôi của dòng văn học Việt Nam ở hải ngoại.
    6. Một số thành công về thi pháp, thủ pháp
    - Chất truyện ngắn:
    Cho phép tôi được ký tên chung cùng nhà báo Hoàng Điệp ở câu: ?oCả 13 chương tiểu thuyết (Quyên) đó là 13 câu chuyện về cuộc sống của cộng đồng người Việt không chỉ ở nước Đức.? Là một tay súng thiện xạ trên trường truyện ngắn và bút ký văn học, Nguyễn Văn Thọ - vô tình hay hữu ý ?" đã thể hiện thành công của mình ở một trường viết khác: tiểu thuyết. Các chương truyện có thể đứng độc lập là một thủ pháp ?oruột? ở những khuynh hướng sáng tác Hậu hiện đại. Trong tâm thức nghệ thuật cũng như ở ý đồ sáng tạo Quyên, rất có thể tác giả - vì là một môn đồ tốt của trường phái Hiện thực chân chính - đã chẳng cần quan tâm tới cái ?ochất Hậu? ấy đang được văn giới coi là tân kỳ.
    - Chất điện ảnh:
    Ngay khi đọc bản thảo các truyện ngắn của Nguyễn Văn Thọ, tôi thường bảo mình rằng văn xuôi từ tay này dễ dựng thành phim lắm. Lôi cuốn, kịch tính. Tình tiết lâm ly. Chuyển cảnh bất ngờ. Không gian, thời gian đan nhau trong sự chao đảo tâm lý, sự kiện. Quan trọng: Đề tài thời thượng mang tải các nội dung kinh điển. Các điều ấy vẫn đúng tới tận tiểu thuyết Quyên. Nên, ngay ở Phần 1, tôi đã mạo muội có một ?ocốt truyện? của mình, như gợi ý nhỏ cho các nhà làm phim.
    - Chất báo chí: Lại vẫn Hoàng Điệp cho rằng, Quyên có ?onhững chi tiết ăm ắp tính báo chí, khi tác giả chọn lựa cẩn trọng chúng đưa vào trang văn.? Theo các nhà phê bình trên thế giới, đặc tính này xuyên suốt đa số các tiểu thuyết trong nhiều chục năm qua.
    - Và chất tiểu thuyết:
    Cuốn tiểu thuyết đầu tay này thành công, như một hội tụ đẹp của vài tiêu chí chính trong nguyên tắc hiển nhiên là: phi chất tiểu thuyết bất thành tiểu thuyết. Ở Quyên, câu truyện có cốt cách, lối dựng truyện chính tông mà vẫn thoải mái, tả cảnh tả người nhuần nhụy... Một độc sáng về thủ pháp là nhiều chi tiết ?oschock & hot?, khốc liệt nhưng giữ được nhân bản. Ví như: Không để Dũng, chồng của Quyên, tái xuất hiện kể từ khi đuổi vợ đi; Quyên ******** với Phi bị vợ Phi bắt quả tang, Phi đâm chết vợ cứu người tình; Tro cốt Hùng được nằm trong khu vườn của dòng họ nhà Quyên; Hai bà mẹ Việt Nam và Sri Lanka trong việc chấp nhận Hùng vào gia đình Quyên và chấp Quyên vào gia đình Kumar; v.v... Tôi còn thấy độ mở về ý tứ trong không gian tiểu thuyết Nguyễn Văn Thọ (tiếc là nó ?ohơi bị mở? thành ra dễ tạo độ mờ ở tư tưởng tiểu thuyết.)
    7. Một ít nhược điểm
    Tôi cũng nhìn ra rằng, Quyên có không nhiều khoảng thoáng nghệ thuật để độc giả chiêm nghiệm, tham dự. Đây như một nhược điểm chung cho những tiểu thuyết đầu tay (chưa được là kiệt tác!) Các tác giả thường quá ?ohồ hởi phấn khởi? kể thay miệng lưỡi của nhân vật, hành động thay chân tay của sự kiện. Tâm lý nhân vật khó diễn tiến theo con tim của hắn, mà lại bằng câu chữ của tác giả. Nguyễn Văn Thọ không muốn là chủ nhân trên các trang văn nhiều tầng tâm lý? Ngôn ngữ tiểu thuyết của anh, trong một vài trường đoạn, có vẻ không bị sa vào sự từ tốn của Nàng tu từ và ưa chạy theo Chàng tự nhiên.
    8. Lời kết
    Như mọi người đã thấy, chẳng lẽ tôi không được là kẻ ít nhiều có tình có lý để vui mừng nói với bạn đọc ở Đức, ở Việt Nam và ở khắp các quốc gia rằng, nhà văn Nguyễn Văn Thọ của chúng ta đã có cuốn tiểu thuyết đầu tay tên Quyên về người Việt, về người phụ nữ Việt sinh sống, trôi nổi trên xứ người?
    Nó xứng danh là một trong những cuốn sách cho thời đại di dân của chúng ta. Vì ở đó có văn chương Việt hiện đại nói về người Việt hiện đại trong cảnh quang thế giới toàn cầu hóa, trên màu da của mỗi sắc dân, theo nhịp đi của từng ngôn ngữ.
    Cuối cùng, lời mời độc giả đến với Quyên xin diễn lại ý của TS Phạm Thành Hưng, khi anh nói về cuốn tiểu thuyết khác cũng của một tác giả Việt ở nước ngoài: Những văn phẩm này xuất hiện nhờ một môi trường sáng tác có tính toàn cầu, nơi va đập nhiều dòng văn hóa, nơi mà người Việt Nam có cơ hội tiếp nhận những cảm thức và tri thức sát thực và cần thiết.
    Vancouver, 22-12-2008
    Đỗ Quyên
    Được msno99 sửa chữa / chuyển vào 06:13 ngày 22/12/2008
    Được msno99 sửa chữa / chuyển vào 05:38 ngày 23/12/2008
  8. gaigiahanoi

    gaigiahanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2007
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    ồ thế là hết à, bạn nào có chuyện làm ơn đăng nốt đoạn cuối đi nhỉ
  9. trieudh

    trieudh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2008
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Thanks you very much !!!!
  10. neuyeuthiphainoi

    neuyeuthiphainoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    2.682
    Đã được thích:
    0
    không hiểu chủ cái topic này làm thế nào để bài mới thì chẳng có nhưng hơi tý lại thấy topic nhảy tót lên đầu, làm cho dân tình lại nháo nhào bổ vào xem có đoạn mới nào không, cuối cùng chả gì, lúc đầu thì hào hứng cổ vũ, sau bắt đầu thấy khó chịu, văn chương là chỗ tri kỷ, chả nên chơi mấy trò câu view cho topic có vẻ Hốt làm gì!
    BB forever! Khi nào có sách thì mua ủng hộ tác giả, đọc chùa kiểu này mệt!

Chia sẻ trang này