1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quyên - 1 câu chuyện đọc để khóc

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi soluna, 22/07/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. msno99

    msno99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Vào hồi 09 giờ, ngày 01.04.2009 tại 42 Yết Kiêu, dưới sự bảo trợ của Nhà xuất bản Hội nhà văn & Nhà sach 30 Hàn Thuyên, tiểu thuyết Quyên làm buổi Giới thiệu sách.
    http://de.blog.360.yahoo.com/toanli22
    Được msno99 sửa chữa / chuyển vào 05:49 ngày 22/03/2009
  2. msno99

    msno99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Nếu không có gì thay đổi có lẽ chỉ tới thứ hai, 29.02.09, tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ sẽ được nhà sách 30 Hàn Thuyên phân phối trong toàn nước với mạng lưới kinh doanh sách của nhà sách và sự liên doanh khác ở mạng lưới tư nhân k.d sách ở Việt nam.
    Nay được sự đồng ý của nhà văn, chúng tôi công bố bản tự bạch của nhà văn NVT nói về Quyên. Bài phát biểu này sẽ đọc trong ngày ra sách.
    Nguyễn Văn Thọ
    Tự bạch về tiểu thuyết Quyên
    Kính thưa các nhà văn và các nhà báo
    Thưa các bạn văn,
    Trong cuộc sống của cá nhân tôi, cũng như nhiều cử toạ ở đây, có thể có duyên hạnh ngộ, được coi là may mắn; dù để gặp nó, người ta phải trải qua đời sống không bình yên. Tôi đã có hai lần trong đời như vậy, khi được trực tiếp chứng kiến hai sự kiện quan trọng của thế giới.
    Lần thứ nhất, 30.04.1975, chúng tôi tiến vào Sài Gòn và nghe lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh, khi hơi đạn đối phương vẫn còn khét quanh mình. Đó là một ngày hạnh phúc, vì chiến tranh chấm dứt, đất nước chia cắt bao nhiêu năm, sau một ngày, lại hoà thành một nước Việt Nam thống nhất, không còn máu chảy.
    Lần thứ hai trong đời, đêm Noel năm 1989, tôi tận mắt chứng kiến Bức tường Berlin sụp đổ, và chỉ nửa năm sau, nước Đức cũng trở thành một quốc gia thống nhất.
    Lần thứ nhất, tôi bàng hoàng biết mình còn sống và mừng chẩy nước mắt. Tôi không còn phải đi tìm ai mà diệt, vì chiến tranh chấm dứt, nước nhà liền một mối. Tôi đã đi tìm người bác ruột trong thành phố Sài Gòn vừa tan khói súng, theo lời dặn của cha tôi, sau ba mươi năm cách chia. Tôi cám ơn sự hiện diện của mình vào ngày ấy, bởi vì, sau đó tôi đã tìm thấy bè bạn tôi, người thành thân thiết của tôi, ngay trên mảnh đất nhờ hoà bình mà có.
    Lần thứ hai, với tư cách người ngoại quốc, tôi lặng lẽ quan sát vẻ mặt của những người Đức khi họ gặp lại nhau ở cổng thành Brandenburg và, thực sự hiểu được nước mắt hạnh phúc của họ, bởi vì tôi, một người Việt Nam thợ khách, chính là người trong cuộc trước đây như họ. Sao không hiểu được, nếu như chính cuộc thăng trầm thứ nhất cho tôi nhận ra sức nóng của nước mắt - chảy hay chỉ âm thầm, trong ngày thứ nhất - Hạnh phúc của những người lính đã chiến đấu hết lòng vì tổ quốc. Sao không hiểu được, khi ở cuộc thăng trầm tiến tới ngày thứ hai và vượt qua điểm mốc ngày thứ hai của những người Việt trên khắp tinh cầu này, để nhận ra người phía Tây hay người phía Đông, người Nam hay người Bắc lại có thể yêu- thương- nhớ khác nhau, dầu là yêu nước hay yêu người?
    Phải nói rằng, để đi qua những sự kiện ấy, cá nhân tôi cũng trải qua, nếm náp đủ mùi vị của đời sống vốn chẳng bao giờ ngòn ngọt, dù bất kì ở đâu trên thế giới bao la này. Tôi xin cá cược với các bạn điều ấy, chính bằng cái mà chúng tôi đã đi qua trong chiến tranh và cả trong cuộc trôi nổi Thợ khách xứ người. Biết bao năm tháng trước đó và sau hai duyên ngộ kể trên, ở Việt Nam chiến tranh hay hoà bình, ở hậu chiến cam go hay sang xứ người, một đất nước phát triển, trong thân phận làm thợ khách; ở bối cảnh chính trị thế giới nhiều điều bất ngờ, giữa cuộc sống cuồn cuộn chảy, một hối thúc bắt buộc tôi không thể nào không cầm lấy bút mà chép lại. Và, chính điều đó, vô tình biến tôi thành một người viết văn, dù chưa khi nào tôi mơ ước, có ngày cái tên nôm na Nguyễn Văn Thọ được các nhà báo thân mến, yêu quý gọi là Nhà văn Nguyễn Văn Thọ.
    Tôi dò dẫm trên con đường ghi chép ấy, qua các sách vở của các nhà văn thế giới, cũng như ngay trong sách của các nhà văn Việt, kể cả trong số các nhà văn ngồi đây, học cả thất bại và thành công, để 12 năm viết 7 cuốn sách và cùng nhiều bài báo liên quan tới văn học, nghệ thuật hay môi trường, giáo dục xã hội.
    Cuốn tiểu thuyết Quyên, cuốn sách thứ 8 trên tay các bạn hôm nay, cuốn sách thứ 8, chính là mạch tiếp nối của con đường cảm xúc. Con đường trải dài trong hai mươi năm hạnh ngộ đầy cay ngọt, khi rời xa Việt Nam, tổ quốc tôi. Nó là kết quả của hai năm ba tháng, khi thì giữa phòng lạnh hơi băng tuyết nước Đức, khi thì trong dịu dàng Hà Nội và ngược lại? đánh vật với cái nghề nghiệp chẳng có mẫu cho sẵn, để có riêng mình. Liều mạng viết tiểu thuyết đầu tay khi tự tôi tự biết, tự ngộ rằng, nó là loại hình trượt ra ngoài sự quen bút của thể loại truyện ngắn. Lạy phật, may mắn sao, khi đặt bút dựng lên những chương đầu của Quyên, tôi được bạn bè cổ xuý? Báo Văn nghệ, anh Nguyễn Trí Huân và chị Dạ Ngân lập tức đón nhận, chính là những cú hích đầu tiên cho tôi.
    Kính thưa các cử toạ, các bạn thân mến,
    Đất nước đã sinh ra chúng ta thật vô cùng đẹp đẽ và yêu dấu. Nó càng yêu hơn, khi từng tấc đất ở đây đã thấm biết bao xương máu của tổ tiên, ông cha, bè bạn và có khi bằng chính xương máu của mình. Những con người dĩ vãng đã có công tạo dựng và gìn giữ đất nước, tất nhiên rất đáng thương yêu vì không thể yêu nước chung chung mà không có tình yêu thương ai đó, điều gì đó, cụ thể trên mảnh đất ấy.
    Cuộc di dân của nhiều người Việt sau năm 1975 của cả hai miền Nam Bắc tới nay ngót nghét bốn triệu người. Xa quê hương, họ, những đứa con lưu lạc ấy có biết bao được và mất? Nhiều nhà văn hải ngoại đã chấp bút đưa vào văn học ít nhiều phản ảnh đời sống người Việt ở nước ngoài. Là một người ở Đức gần 20 năm, Quyên - tiểu thuyết này, xin góp một giọt nước, hoà vào mạch chảy Văn học sinh ra sau di dân, cụ thể hơn là của người Việt trên toàn cầu hôm nay đã đang viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh, Pháp, Đức hoà trong thế giới toàn cầu làm thành con sông DÒNG VĂN CHƯƠNG ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
    Những người Việt ở đâu cũng có những tập tính hay và dở. Trong nước, Việt tính nhìn nhập nhoà hơn, khi ra biển cả: Làng Thế giới, con thuyền di dân Việt chạm vào các con sóng của các nền văn hoá khác, sự thất bại và thành công của từng cá nhân ở từng nước cụ thể đều bị thử thách để bộc lộ tương phản rõ rệt hay, dở của Tính Việt một cách đầy đủ và rõ nhất. Chuyện này giản dị như chiều cao của một thiếu nữ, không có người thứ hai so sánh, thì sao có thể nói cô ấy cao hay thấp, nếu giả tưởng trái đất chỉ có một Eva. Sự sống còn của Việt tính, không phải cứ cố chấp khư khư bảo vệ toàn bộ cái nguyên thủy, kể cả sự nguyên thuỷ ở đất gốc, nơi Văn hoá làng xã hình thành và phát triển. Sự sống còn của Việt Tính, trong xu hướng toàn cầu, nằm ở những điểm giao thoa, nơi các tính thiện gặp nhau, điểm Văn hoá Việt có những nét tương đồng với các nền văn hoá khác, dù biểu hiện bằng sắc thái (bản sắc) khác?
    Tất nhiên, ở một góc chiếu đầy tính chủ quan và cá nhân, 444 trang Quyên, chỉ là một mảnh rất nhỏ, một góc chiếu đầy dãy số tham chiếu mà không đầy đủ kết quả, lại chứa chất tham vọng của một người cũng lắm tham vọng mà tài năng hạn chế là tôi, ắt nó có nhược điểm. Song thế nào, kể cả ngôn từ có chỗ vụng dại, tôi vẫn hy vọng, người đọc có thể chia sẻ ở Quyên ít nhiều về tình yêu cuộc sống, lời cảm ơn cuộc sống dưới đáy những con chữ trong tiểu thuyết kể về nàng Quyên, trong tiến trình cấu trúc một sợi chỉ mong manh xuyên xuốt. Chia sẻ ở đó, của tôi, qua các hệ thống nhân vật, lòng khao khát được yêu, được yên hàn yêu và sống, khát khao một gia đình yên ấm, dù cho là có khi phải cay đắng soi vào hố thẳm ngay trong tâm hồn tác giả, kinh nghiệm sống của tác giả, chứ không riêng chỉ đầm mình không hoang tưởng với những người đồng hương lao khổ trên châu Âu, ở Đức hoặc Tiệp hay Hung, Ba Lan và Nga. Sự tra vấn giữa thiện và ác giữa yêu và ghét, giữa chân thành và giả tạo! Tôi nghĩ, không có đúng và sai như đen với trắng!
    Việc bếp núc, ngay từ khi khởi thảo, tới khi đặt bút chấm hết, Thuyền Quyên đã được thử thách ở báo giới trong nước và ngoài nước, ở nhiều mạng và blog. Nó thực sự như một cơ thể sống, cũng sinh sôi, đau ốm và chữa bệnh để có Quyên hôm nay.
    Xin một lần cám ơn cuộc sống!
    Tôi cảm ơn cuộc sống, bởi giản đơn hai lần đã qua hai hạnh ngộ có tính thế giới, dầu khổ nhục thế nào vẫn cứ yêu sống biết bao, khi vượt được qua nó, đứng dậy mà dám sống có ích và hoàn nguyên tính thiện ở ngay bản thân mình.
    Được các nhà văn, nhà báo ưu ái có mặt ở đây, thiếu vài người mà tôi yêu quý! Có người đã vĩnh viễn ra đi! Xin cho phép tôi nhắc tới họ trong giây phút này, những người như nhà thơ Trần Lê Văn, Bế Kiến Quốc, nhà văn Xuân Thiều v.v? và, được sự yêu mến của những người đi trước như thế, những nhà văn, thi sĩ hết lòng với văn chương, tôi thấy hạnh phúc! Tôi cảm ơn sự hiện diện của các nhà văn nhà báo bạn bè hôm nay, ở buổi ra mắt nàng Quyên của Nguyễn Văn Thọ.
    Nhân dịp Quyên ra mắt độc giả, tôi xin bày tỏ lời cám ơn chân thành tới Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam và Nhà sách 30 Hàn Thuyên, trong vai trò bà đỡ, tạo mọi điều kiện, cho con Quyên, đứa con thứ 8 của tôi ra đời.
    Tôi cũng xin bày tỏ ở đây lời trân trọng biết ơn, cảm ơn tới những người trực tiếp góp phần tài năng và trí tuệ, tình cảm rất đầy cho cuốn sách. Đó là hoạ sĩ Lê Huy, người đạo diễn xiêm y chính cho nàng Quyên, cảm ơn hoạ sĩ Thành Chương và nhà phê bình, nhà văn, nhà báo Đỗ Quyên cùng như nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Hữu Bảo và, nhà văn Cao Giang cùng kĩ thuật viên máy tính Nguyệt Lệ.
    Đặc biệt, tôi xin chân thành lần thứ hai cảm ơn nhà thơ Trần Đăng Khoa, người bạn rất có trách nhiệm với việc văn và bè bạn, đã theo sát từng bước đi của Quyên, biên tập rất cẩn trọng những chương cốt tử trong cuốn tiểu thuyết này.
    Xin cảm ơn Nhà kinh doanh Nguyễn Quang Hà, một tấm lòng của nghệ thuật, đã quan tâm tới các tác phẩm của tôi và hai lần tài trợ để những cuốn sách được ra mắt.
    Kính thưa các cử toạ,
    Các bạn thân mến
    Tôi chân thành cám ơn tất cả các độc giả mạng trong ngoài nước, độc giả báo chí từ Mỹ, Canada, bà con lao động ở Đức, Hung, Nga và trong nước đã theo dõi con thuyền Quyên.
    Lời cuối cùng xin cảm ơn con gái, Nguyễn Huyền Trang, người thực hiện triển khai buổi giới thiệu sách hôm nay.
    Cảm ơn tất cả các cử toạ đã lắng nghe ý kiến này.
    Hà Nội cuối tháng 03.09
    Kim Mã Thượng
    Được msno99 sửa chữa / chuyển vào 15:25 ngày 26/03/2009
  3. pvnhanrang

    pvnhanrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2008
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    hu hu hu
  4. msno99

    msno99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ hiện có bán nhiều nơi tại Hà Nội. Các bạn nào có nhu cầu và đọc nốt tới chương 18 xin ghé qua các nơi nhất là tại Nguyễn Xí đã bầy bán trên các sạp sach giá bìa là 62 ngàn
    Hy vọng cuốn sách được ít nhiều chia sẻ.
  5. msno99

    msno99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Dư luận về Quyên
    Văn Hoá Online
    Trang chủ > Văn học > ?oQuyên? ?" khúc bi ca về người Việt xa xứ
    ________________________________________
    ?oQuyên? ?" khúc bi ca về người Việt xa xứ (03/04/2009)

    Tác giả Nguyễn Văn Thọ tại buổi ra mắt cuốn sách. Ảnh: C.T.H
    (VH)- Chọn ngày Cá Tháng Tư để ra mắt tiểu thuyết Quyên, cuộc hội ngộ của Nguyễn Văn Thọ với làng văn Việt sau một thời gian ?oim tiếng? là sự ?oám ảnh? thể hiện rõ bút lực của một người dồi dào vốn sống vế cuộc sống của cộng đồng người Việt ở các nước Đông Âu..
    Đọc Quyên, lập tức bị ám ảnh. Chất liệu sống đầy ắp trong Quyên. Tác giả đã tận dụng thế mạnh của nhiều thể loại ?" truyện ngắn, phóng sự báo chí, điện ảnh và các thủ pháp của tiểu thuyết để tạo dựng nên không gian đầy sức cuốn hút cho cuốn tiểu thuyết này. Là người biên tập những chương cốt tử của cuốn tiểu thuyết, nhà thơ Trần Đăng Khoa, Giám đốc VOV khẳng định: ?oCó thể coi Quyên là cuốn tiểu thuyết phản ánh chân thực, đầy đủ nhất từ trước tới nay về đề tài cộng đồng người Việt ở Đông Âu?.
    Nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư thì nói: ?oTác giả quá am hiểu về thân phận của người Việt trong kiếp sống xa xứ, lại quá cảm thông với thân phận phụ nữ, nên đã lột tả được hết những tâm tư, tình cảm luyến tiếc quê hương cùng nỗi tủi hổ về tinh thần cũng như những đau đớn về thể xác mà không một cuộc sống no đủ về vật chất nào có thể bù đắp được cho những người có phẩm giá đã trót lìa quê hương, rời bỏ Tổ quốc vì một sự cám dỗ...?.
    Còn một độc giả nữ vừa trở về từ Nga tham dự buổi ra mắt cuốn sách tâm sự với tác giả: ?oNgười Việt ở Đông Âu đã đọc Quyên trên mạng và chúng tôi đều chờ đợi sự ra đời của cuốn sách. Anh đã viết rất thật cuộc sống của những người Việt xa xứ bằng cái nhìn nhân bản, không kỳ thị?.
    Quyên - một cô gái Hà Nội có học thức, có nhan sắc, có phẩm cách cao quý vì nghe theo chồng ngộ nhận về cuộc sống giàu sang nơi xứ người nên đã rời bỏ Tổ quốc và bị rơi xuống 12 bến đa đoan của kiếp sống đàn bà: bị cưỡng hiếp đến có chửa, bị chồng ruồng rẫy, bị bỏ rơi lúc sinh nở, phải đi làm thuê kiếm sống khi vừa sinh nở và bị chấn thương tâm lý, bị đánh ghen... rồi dính vào án mạng vì tình v.v... Thông qua thân phận thống khổ của Quyên, tác giả đã dựng lại một cách sinh động cuộc sống của những người dân Việt ở các trại tị nạn ở Đức cũng như cuộc sống của những người Việt tha hương kiếm sống ở xứ người với đầy ắp những cung bậc ái, ố, hỉ, nộ...
    Viết bằng chính những nếm trải đắng cay của mình, nhà văn Nguyễn Văn Thọ bộc bạch: ?oCá nhân tôi cũng trải qua, nếm náp đủ mùi vị của đời sống vốn chẳng bao giờ ngòn ngọt ấy. Trong cuộc di dân của nhiều người Việt sau năm 1975, có tôi. Xa quê hương, họ - những đứa con lưu lạc ấy có biết bao được và mất? Nhiều nhà văn hải ngoại đã chấp bút đưa vào văn học ít nhiều phản ánh đời sống người Việt ở nước ngoài. Nhiều người Việt ở hải ngoại đã đón nhận Quyên và tác giả của cuốn sách như đón nhận nỗi đau và sự vượt lên số phận của chính họ sau những sai lầm, vấp ngã.
    Có thể nói, Quyên là sự ?ocảnh tỉnh? đối với những ai ôm giấc mộng giàu sang ở xứ người để bất chấp mọi giá. Một cuốn sách viết ra từ sự thức tỉnh có lẽ vậy nên có sức cuốn hút chăng? Và cũng vì ?othật? và ?oám ảnh? nên cuộc ?otrình làng? của Quyên đã thu hút khá đông những gương mặt tên tuổi trong làng văn, thơ tham dự. Ngoài số tiền nhuận bút không nhỏ mà Nhà sách 30 Hàn Thuyên- đơn vị liên kết với NXB Hội Nhà văn xuất bản trả cho tác giả, Quyên đã ?oqua mặt? nhiều cuốn sách đang ?oxếp hàng? khác để vào danh sách nhận hỗ trợ đầu tư của Hội Nhà văn.
    Nguyệt Nhi
    TRANG NHẤT - Cộng đồng Việt
    Cuộc sống tha hương trong mắt nhà văn Việt kiều
    Cập nhật lúc : 8:29 AM, 02/04/2009
    Trung tâm Vietart sáng 1/4 có khá đông nhà văn, nhà báo, bạn bè của Nguyễn Văn Thọ tới cùng chia vui với anh nhân dịp tiểu thuyết Quyên ra mắt độc giả Việt Nam. Hai mươi năm sống ở xứ người, bao cảm xúc vui buồn, cay đắng được nhà văn gói gọn trong cuốn tiếu thuyết dày hơn 400 trang này.
    Quyên, cuốn tiểu thuyết viết về cộng đồng người Việt ở Đông Âu, đã được bạn đọc đón nhận ngay từ những chương đầu tiên khi Nguyễn Văn Thọ đưa lên blog cá nhân. Cô gái người Hà Nội tên Quyên đã mất cả tuổi trẻ lưu lạc ở xứ người kể từ ngày quyết định rời Hà Nội sang Liên Xô tìm chồng, cùng nhau vượt biên qua Đức nhưng lại bị lạc nhau, để lại mình Quyên với biết bao trớ trêu, tủi nhục?
    Trong hơn 400 trang viết về thân phận người đàn bà tha hương, nhiều người tìm thấy ở đó hình bóng của chính mình nơi xứ người, khi mà hạnh phúc bỗng trở nên xa vời. ?oKẻ thì cho đi hạnh phúc vốn mong mạnh, nhận lấy những điều còn chắp vá, mong manh hơn, kẻ thì trả giá vì sự thiếu hiểu biết về trăm ngàn kỹ năng sống...?.
    Tự bạch về cuốn tiểu thuyết, nhà văn Nguyễn Văn Thọ - tác giả của nhiều truyện ngắn quen thuộc như Trong bão tuyết, Đào ở xứ người? nói rằng, Quyên, cuốn sách thứ 8 của anh ?ochính là mạch tiếp nối của con đường cảm xúc, con đường trải dài trong hai mươi năm hạnh ngộ đầy cay ngọt?.
    Nhà văn Nguyễn Văn Thọ từng là người lính tiến vào Sài Gòn năm 1975, rồi cuộc sống đẩy đưa, anh trở thành ?othợ khách xứ người?, với hơn 20 năm sống trên nước Đức. Trong nỗi day dứt nhớ quê nhưng lại không thể rời xa nước Đức để trở về, Nguyễn Văn Thọ nhiều khi thấy chơi vơi. Những cảm xúc, trải nghiệm ấy được anh đưa vào tác phẩm của mình. Nhà văn Đỗ Quyên (Canada) nhận xét: ?oNếu nói về nhân thân, trong những người Việt đang sinh sống ở ngoài hình chữ S mà tôi được biết, Nguyễn Văn Thọ có thể là người ?otrong nước" nhất? - và vì vậy, đọc Quyên ?obạn thấy ở đó văn chương Việt hiện đại trong cảnh quan thế giới như là không biên giới, trên màu da của mỗi sắc dân, theo nhịp đi của từng ngôn ngữ??
    Đọc Quyên, cảm nhận rõ hơn phận tha hương.
    Đông Minh
    "Quyên"
    Lao Động Cuối tuần số 14 Ngày 05/04/2009 Cập nhật: 7:15 AM, 05/04/2009

    Tác phẩm "Quyên".
    (LĐCT) - Chọn đúng ngày Cá tháng Tư (1.4) để trình làng cuốn tiểu thuyết đầu tay "Quyên" (NXB Hội nhà Văn, 2009, 444tr), nhà văn Nguyễn Văn Thọ không hề đùa vui mà muốn bộc bạch con người mình, bút lực mình.
    Bởi dù đã có tiếng vang ở một số truyện ngắn, thì việc dấn thân và thử thách ở thể loại tiểu thuyết có thể coi là sự dũng cảm, bởi lẽ không ít nhà văn nổi tiếng viết truyện ngắn đã phải trả giá khi muốn "nâng hạng cân"này!
    "Quyên" - không sa vào trường hợp "truyện ngắn nối dài" như một số người vội lo cho Nguyễn Văn Thọ. Mà nó được triển khai khéo, mạch đi rất nhuyễn, các chương đoạn đều móc nối nhịp nhàng. Tiết tấu truyện nhanh và cuốn hút dù kết cấu, bố cục tiểu thuyết theo lối truyền thống. Những câu văn giàu hình ảnh, mang tính tượng hình, lúc khá dữ dội, quyết liệt, khi cần cũng biết chau chuốt, lãng mạn.
    Vì thế "Quyên" rất đậm chất cinema. Nhà văn thích tả cảnh qua tâm trạng nhân vật, và thực tế gần như đã giúp ông đẩy sự kịch tính lên cao hơn (nói "gần như" vì có đoạn ông đưa cảnh vào không cần thiết lắm!)
    Vượt lên trên tất cả là số phận của nhân vật chính Quyên, mà có người gán cho là thân phận người đàn bà Việt xa xứ. Tôi không nghĩ thế. Thật ra Quyên cũng chẳng đại diện nào cho người đàn bà Việt xa xứ nào cả mà cô như một vẻ đẹp thiên thần. Một vẻ đẹp trọn vẹn cả về hình thể lẫn tâm hồn, biết lắng nghe, biết rộng lòng, và đặc biệt là chung thuỷ, không nói dối.
    Quyên là một nhân vật có sự phát triển rất rõ về tính cách sau những cơn "bão tuyết", không cam chịu số phận. Sau lần tự tử được Kumar cứu sống, cô sinh con và sức mạnh kỳ diệu của một người mẹ đã giúp cô lựa chọn một thái độ sống đầy dũng cảm. Từ chối tình yêu của Phi, và sẵn sàng "cho một lần yêu" như trả ơn, dám bước qua thói rụt rè xấu hổ cố hữu của văn hoá Á Đông tỏ tình với Kumar, rồi sau bay đi Hung để cho con nhìn mặt cha đẻ lần cuối...

    Quyên là một người đàn bà mà tác giả đã dồn yêu thương và cả những mơ ước của chính mình.
    Trong số những nhân vật chính, làm nên những sự kiện bước ngoặt trong đời Quyên, nhân vật Hùng - một tay giang hồ chuyên đưa người vượt biên và buôn thuốc lậu - được chú ý xây dựng từ đầu và rất mạnh về tính cách. Tuy nhiên về cuối lại bị mờ nhạt đi và hình ảnh của anh thông qua lời kể của những người khác - không phải là cách hay nhất.
    Một nhân vật mà tôi đặc biệt có thiện cảm là Phi với các hỗn danh Phi "bẩn", Phi "tẩn" và Phi "nhà thơ" sau rốt. Con người này mang những sự hèn yếu của một dạng đàn ông, tốt mà nhu nhược, sau dù có khá lên nhiều thì vẫn là bản thể đó, không thể làm nên việc lớn.
    Cùng với những Minh, Huệ, Thị, Y... họ đã dựng lên được không khí của "làng Việt" sống ở Đức, với đầy ăm ắp những ái, ố, hỷ, nộ - kết quả vốn sống đậm đặc của những năm tháng mưu sinh bên xứ người của chính tác giả.
    Đó là nỗi đau của chính người trong cuộc phũ phàng nhận ra, mỗi người tha hương đều phải trả giá để đổi lấy những đồng ngoại tệ mạnh "kẻ thì cho đi hạnh phúc vốn mong manh, nhận lấy những điều còn chắp vá, mong manh hơn; kẻ thì trả giá vì sự thiếu hiểu biết, hổng về trăm ngàn kỹ năng sống cần có như xứ lạ, tỷ như sự hiểu biết về luật pháp, văn hoá, khí hậu...".
    Cuộc sống như những trận bão tuyết trắng xoá cuốn người ta lao vào vòng xoáy của mưu sinh để rồi bao vết thương thể xác và tinh thần, người ta mới cần những phút giây tĩnh lặng để nhìn lại bản lai diện mục của mình, để rộng lòng và bao dung hơn với những người xung quanh khác. Xét đến cùng đó cũng là một cách sống "thiền" biết tận hưởng trọn vẹn giây phút hiện có.
    Là tiểu thuyết đầu tay, nên tác giả đôi khi còn thể hiện sự nóng vội của mình khi "nói thay" nhân vật ở một số trường hợp rõ nét, ở một số câu văn "bực dọc" không đáng có, cũng như nói về những suy ngẫm, triết lý cuộc đời không phải lúc nào cũng thú vị.
    Nhưng chất nhân văn của tác phẩm là rõ, tình yêu của nhân vật - cũng là tác giả - với cuộc sống là mãnh liệt. Khát khao hàn gắn mọi vết thương, mơ về một hạnh phúc bình yên là có thật. Vì thế "Quyên" đáng đọc!
    Việt Văn
    Báo Tuổi Trẻ
    VĂN HÓA - GIảI TRÍ
    Thứ Sáu, 03/04/2009, 08:24 (GMT+7)
    Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: Sự hối thúc của đời sống buộc tôi cầm bút

    Nhà văn Nguyễn Văn Thọ
    TT - Tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ - Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và nhà sách 30 Hàn Thuyên (Hà Nội) phối hợp xuất bản - vừa chính thức có mặt ở hiệu sách.

    Quyên kể về một cô gái Hà Nội cùng chồng từ Nga vượt biên sang Ðức và lưu lạc trong chín năm với biết bao hạnh ngộ trớ trêu. Chúng tôi có cuộc nói chuyện với nhà văn Nguyễn Văn Thọ về cuốn tiểu thuyết này.
    * Thưa nhà văn, từ năm 1996, trở lại văn đàn sau 10 năm vắng bóng, từng thành danh với truyện ngắn, tùy bút và bút ký, tại sao ông lại chuyển sang tiểu thuyết ở giai đoạn tuổi đã ngoài sáu mươi? Ông không sợ thất bại chăng?
    - Nếu an phận, tôi cứ nhẩn nha viết truyện ngắn, một thể loại nhiều kinh nghiệm tích lũy sau hơn 30 năm cầm bút. Nhưng trong đời sống nhận biết cá nhân, có những vấn đề nếu chỉ dùng truyện ngắn để dung tải khó mà có thể nói hết được, dù có khi là dăm truyện hợp lại thành một tập truyện ngắn.
    Quyên là một câu chuyện cần một dạng thức dài hơi hơn, bởi chiều kích của vấn đề mà tác giả nhận thức không thể tải trên lưng một hay vài truyện ngắn. Hơn nữa, tôi viết không phải để lập danh. Sự hối thúc của đời sống buộc tôi cầm bút, vì vậy lần này sự thành bại không quan trọng bằng ý thức biết mình còn ít thời gian khi tôi đã ngoài sáu chục! Do vậy Quyên đã hình thành và kết thúc, dù hết sức khó nhọc. Tất thảy hai năm ba tháng lao động.
    * Với Quyên, ông định gửi gắm cho người đọc, bạn bè thông điệp gì?
    - Nói thông điệp là quan trọng hóa vấn đề. Trước hết, đó là câu chuyện đưa bạn đọc trong nước tới một vùng đất lạ, nơi đồng bào ta, bạn bè tôi và tôi vì miếng cơm manh áo phải rời bỏ xa lìa quê hương. Thứ hai, câu chuyện kể chủ yếu về cô gái tên Quyên nhưng quanh cô ấy lại có nhiều nhân vật liên quan, mỗi nhân vật là một thân phận ở xứ người. Yêu ghét, hành xử với nhau ra sao quanh Quyên. Nếu có gì của tác giả, thì không nên gọi là thông điệp, mà chỉ nên gọi là lòng khao khát của tôi thôi.
    Xin hãy đọc cẩn trọng Quyên, để thấy tôi muốn yêu và muốn sống ra sao, đồng bào ta ra nước người mạnh yếu thế nào. Tôi không dám làm điều gì to tát, ngoài sự chiêm nghiệm và từng trải! Xin để tự nó nói.
    * Trong tiểu thuyết Quyên, nhiều tật xấu của người Việt được ông kể rõ, ông có ý nào kỳ thị chính đồng bào mình ở Ðức không?
    - Tôi có một cháu gái 14 tuổi bên Ðức và bao bè bạn thân yêu ở đó, tại sao tôi lại kỳ thị chính con cái của tôi, máu thịt của tôi, đồng bào tôi? Tôi từng tan nát, đứng bên bờ vực thẳm gia đình và đau khổ, có bao nước mắt bên Ðức, sao lại kỳ thị? Nhưng nhìn vào sự sống còn của cộng đồng, phải nhìn rõ vào chính bản thân mình chứ. Theo tôi, Phật dạy, nôm na rằng, sự khám phá bản thân, tự giác ngộ là khó nhất, nhưng cần nhất.
    Ở hải ngoại người Việt cũng có biểu hiện không đoàn kết, bộc lộ nhiều thói xấu trong tập tính chưa thành quần thể có tính một dân tộc, để có tiếng nói chung hợp nhất với chính quyền sở tại. Ðó là điều không chỉ riêng tôi mà nhiều trí thức khác đã đau đớn tự nhận thấy. Xin nói rằng Quyên được tuần báo Sao Việt bên Hungary in suốt nhiều kỳ gần một năm nay. Như vậy, nếu tôi nói xấu, kỳ thị bà con, sao họ lại đón nhận? Bạn đọc tinh lắm. Họ nhận ra tác giả là người của chính họ hay là giặc!

    Ảnh: T.G.T.
    * Ông từng tuyên bố chỉ viết tới năm 65 tuổi? Bạn đọc có thể chờ đợi gì ở ba năm tiếp theo?
    - Tôi có hai món nợ. Hai giai đoạn của đời tôi đầy bi tráng. Ðó là giai đoạn tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Tôi đã viết nhiều truyện ngắn nhưng còn áy náy lắm. Ðiều thứ hai là tôi ra nước ngoài tiếp xúc và suy nghĩ nhiều. Viết Quyên xong, tôi vẫn thấy chưa thỏa chí tang bồng.
    Thời gian còn lại tôi sẽ viết một cuốn tiểu thuyết nữa, có thể nó sẽ mở rộng biên độ về không gian Việt tính, sang tận vài nơi khác mà tôi từng đi qua và gói vào đây cả cuộc chiến. Có nhiều việc phải đợi thời gian sau ba chục năm và không gian thế giới hội nhập mới soi tỏ... Lạy Phật cho tôi sức khỏe để tôi xin yêu lần nữa. Xong cuốn này có lẽ chả còn năng lượng. Viết nữa sẽ nhạt thì đúng kế hoạch, 65 tuổi thì dừng lại.
    * Xin cảm ơn nhà văn.
    ÐỖ HOÀNG CHINH ÐỨC
    thực hiện
  6. msno99

    msno99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    http://www.baodatviet.vn/Home/Nha-van-tre-can-yeu-that-song-that-va-hon-sau/20095/39605.datviet
    TRANG NHẤT - Văn hóa
    ''''Nhà văn trẻ cần yêu thật, sống thật và hôn sâu''''
    Cập nhật lúc : 2:36 PM, 01/05/2009
    "Nếu được khuyên, tôi xin phép đề nghị các bạn nhà văn trẻ quay lại gốc xuất thân của mình, chứ đừng minh hoạ lối sống thành thị hời hợt. Mà tốt nhất là cần yêu thật, sống thật, hôn cũng nên hôn sâu và thật thì mô tả tình yêu sẽ chinh phục được bạn đọc", nhà văn Nguyễn Văn Thọ chia sẻ.
    - Trước khi ra mắt tiểu thuyết ?oQuyên? ông đã đưa dần dần từng chương lên blog của mình. Phải chăng ông cũng tiếp cận được với cách PR, tiếp thị như các cây viết trẻ thuộc lứa 8X bây giờ?
    - Tôi bắt đầu phổ biến các sáng tác của tôi từ những năm cuối thập kỷ 90 trên mạng. Tại Đức, khi đó đầu thế kỷ 20, có thêm mạng của Hội sinh viên và thanh niên, tên là Avys, tôi là nhà văn đầu tiên công bố truyện và bút ký trên mạng ở đó cho lớp trẻ đọc. Như vậy tôi đi trước các bạn trẻ ở Việt Nam nhiều năm. Đây là một vấn đề nhiều nhà văn trang lứa tôi chưa quan tâm lắm.
    Thực tế cho tôi thấy, cách tìm bạn đọc này chủ động hơn, nó có thể giúp cho nhà văn nhiều, nếu tỉnh táo và không bảo thủ. Tôi nhờ blog và mạng mà sửa chữa được Quyên cho tới khi hoàn thiện. Có nhiều độc giả yêu mến tôi, đã góp ý, phê bình rất quyết liệt. Nhưng dám chơi trò này, xin nhớ là đừng mất bình tĩnh, kẻo lại rơi vào câu chuyện đẽo cày giữa đường.
    Nhà văn Nguyễn Văn Thọ.
    - Lại một lần nữa, ông có buổi ra mắt sách mới khá ầm ĩ, hoành tráng và đông đúc tại Việt Center Art. Những ầm ĩ hào nhoáng kiểu này có giúp ích được nhiều cho văn chương?
    - Tôi sống ở châu Âu 20 năm. Việc ra mắt sách là việc bình thường của nhà văn trên thế giới. Xin nhớ rằng, khách đến buổi ra mắt sách tôi vừa qua gồm nhiều nhà văn đàn anh và cùng trang lứa, là bạn bè, báo giới - các em xinh tươi. Họ đến chia vui và mang nhiều hoa tới. Tôi cũng muốn nhân dịp này bày tỏ lời cám ơn nhiều người một cách công khai. Khách ra về, không phân biệt nghề nghiệp, thân sơ, chỉ nhận ở đó có một cuốn sách và một buổi sáng sảng khoái mà thôi.
    Ở xã hội thị trường hôm nay, đó là sự tôn vinh nhà văn, giao lưu văn và báo, theo tôi là cần và đủ? Sau buổi đó, tôi chia hoa cho nhiều nhà văn khác với tấm lòng trân trọng. Điều này, nếu suy nghĩ sâu sắc, thiết tưởng, nó góp phần cho sinh hoạt văn chương thêm phong phú. Còn bán sách ư? Tôi nghĩ là ít nhiều là có thể nhờ báo giới quan tâm bạn đọc biết nhiều hơn sẽ mua nhiều hơn, song sự lâu bền không nằm ở chỗ ấy. Sách viết kém, ẩu thì dù có làm ầm ĩ cũng không lừa được bạn đọc, lại mang tiếng giả dối. Mà nếu lừa dối vậy thì còn viết văn làm gì nữa?
    - Ông lựa chọn điều gì, sách phát hành thật tốt hay nhận được những lời ngợi khen từ các nhà phê bình trên văn đàn?
    - Tôi lấy thương hiệu của Nhà xuất bản Hội nhà văn để ra tiểu thuyết Quyên, viết hết sức cẩn thận hơn hai năm, trước hết nhằm vào đối tượng bạn đọc là lao động ở ngoài nước và gia đình cha mẹ thân nhân của họ trong nước, sau mới là giới trí thức người Việt toàn cầu. Như vậy, Quyên cần tới với bạn đọc hơn là chỉ các lời khen của các nhà phê bình trên văn đàn. Song cũng mong rằng, các nhà phê bình mua và đọc, khen chê khách quan, vì có được giới chuyên môn chú ý thì bạn đọc lại càng biết tới nhiều mà đọc tôi. Đó là hai mặt trong dây chuyền của con đường văn học.
    - Ám ảnh của ông trong văn chương là gì?
    - Ai cũng có tuổi thanh xuân. Tuổi thanh xuân của tôi và bè bạn nhiều người mất đi vì cuộc chiến tranh bảo vệ lòng tự tôn của một dân tộc. Sao lại không nhớ tới tuổi thanh xuân của chính mình? Tại đó còn ghi dấu biết bao hạnh phúc và bất hạnh, cả hơi thở thanh tân còn thơm tới tận bây giờ. Sao có thể phụ bạc quên nó đi?
    Bìa tiểu thuyết Quên.
    - Hiện, điều quan tâm nhất của ông là gì?
    - Đời sống của nông dân và sự giáo dục thanh thiếu nhi trong xã hội hiện tại ở Việt Nam. Tôi sẽ đi để nạp năng lượng mà viết báo về hai vấn đề này.
    - Ông thấy điều gì cần hơn trong cuộc đời: những chuyến đi, tiền bạc, gia đình, hay sự ngưỡng mộ của đám đông công chúng?
    - Tôi quan tâm nhất tới một gia đình yên ấm. Song người vợ phải là người thông minh, như nhà thơ Đồ Bạch Mai nói, nôm na: Người đàn bà dẫn người đàn ông đi bằng trái tim minh triết? Thật hạnh phúc nếu như có một mái ấm mà người vợ biết chia sẻ vui buồn và dám đi tới cùng trong cuộc sống vốn còn nhiều bất trắc.
    - Lứa nhà văn các ông thường sẵn lợi thế về sự trải nghiệm. Chính sự trải nghiệm đó đã tạo nên sức nặng cho những trang viết. Vậy các cây viết trẻ bây giờ, ít vốn sống, sự trải nghiệm chưa có, họ phải bù đắp lại thiếu hụt đó như thế nào?
    - Bắt đầu đọc chậm lại các pho sách của ông cha một cách cẩn trọng. Đừng nên quên mấy bộ sách của Trung Hoa cổ. Ở đó có nhiều quy luật đã được người đi trước phát hiện, đúc rút, hợp với người Việt, mà phải từng trải mới hiểu hết, để mở ra cánh cửa cuộc sống. Văn hoá gốc vững trãi là điều quan trọng bậc nhất của một nhà văn.
    Nếu được khuyên, tôi xin phép đề nghị các bạn quay lại gốc xuất thân của mình, chứ đừng minh hoạ lối sống thành thị hời hợt. Vốn sống gốc và văn hoá gốc vững, có lề sẽ giúp chúng ta đào vỉa vàng ngay trong mỗi chúng ta tốt hơn là chúng tôi cứ phải trả giá quá đắt mới viết được. Mà tốt nhất là cần yêu thật, sống thật, hôn cũng nên hôn sâu và thật thì mô tả tình yêu sẽ chinh phục được bạn đọc.
    - Ông có bao giờ tĩnh lặng để nghĩ xem, chỗ đứng của mình trên văn đàn Việt là ở đâu?
    - Ở Đức, tôi có nhiều thời gian để không nói hàng tháng, không bè bạn, không tụ tập bia bọt như bè bạn ở Việt Nam hay mồi khi về nhà. Tôi im lặng gần như tuyệt đối nhìn vào chính tâm hồn mình mà suy nghĩ. Viết Quyên, tôi có thời gian 6 tháng không ra khỏi nhà.
    Nhưng chưa khi nào tôi nhìn xuống chân mình xem tôi đang ở đâu trong văn đàn cả. Cái đó không là thói quen nếp nghĩ của tôi. Nó thuộc về bạn đọc và thời gian thì quan tâm làm gì. Có hai việc tôi cần hiện nay là: sao cho sức khoẻ tốt để yêu và viết nốt các dự định, thế thôi! Nếu văn đàn là sông, em xin đi sau cùng chị ạ! Các cụ bảo "lội nước đi sau". Đôi khi cũng nên khôn lỏi một chút. Nhất là chả thiệt hại tới ai thì tại sao không?
    Nguyễn Văn Thọ định cư ở Ðức và tham gia cùng nhiều tạp chí văn chương trong nước và hải ngoại. Ông đã xuất bản một số tác phẩm như "Mảnh vỡ" (thơ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam, 1988), "Cửa sổ" (thơ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam, 1999), "Gió lạnh" (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam, 1999). Nguyễn Văn Thọ nằm trong số 4 tác giả được trao phần thưởng dành cho những truyện ngắn xuất sắc trong hơn 100(*) truyện ngắn tham dự cuộc thi truyện ngắn hai năm 2001-2002 của tạp chí "Văn nghệ Quân đội" với tác phẩm "Nhà ba hộ" và "Ngọn lửa".

    Hương Sen
    * Phóng viên thong tin sai. Cuộc thi truyện ngắn này gồn hơn 2000 tác phẩm tham gia dự thi.. Số được nhận giải cung không phải chỉ bón người ba có ba giải nhì không cógiải hất vàhơn 10người khác ở các giả sau
    Được msno99 sửa chữa / chuyển vào 12:02 ngày 02/05/2009
  7. msno99

    msno99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Tin tức > Nghiên cứu-Phê bình-Chân dung > Xem nội dung bản tin
    Sống và yêu ở xứ người
    Nguyễn Thiện *
    Đó là một khía cạnh chủ đề đậm nét từ tiểu thuyết dày hơn 400 trang của Nguyễn Văn Thọ vừa được nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành quý II năm nay. Trong cuộc đời cầm bút đã hơn 30 năm của ông- một cây bút thành danh, tên tuổi trở nên quen thuộc với bạn đọc trong nước và ngoài nước với những tác phẩm truyện ngắn và kí, trong đó ông đã từng 2 lần đoạt giải thưởng về truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ Quân đội (năm 2002) và Hội Nhà văn Việt Nam (năm 2004) - thì đây là lần đầu tiên ông thử tài trên tiểu thuyết. Và ông đã thành công vượt trội, khiến ta phải sung sướng, bàng hoàng.
    Quyên - cuốn tiểu thuyết đầu tay được Nguyễn Văn Thọ lấy tên nữ nhân vật trung tâm làm nhan đề sách - kể lại chín năm trời đằng đẵng phiêu dạt của một phụ nữ lao động Việt Nam xinh đẹp, người Hà Nội gốc, ở xứ người xa lắc. Vì cùng đường sinh kế, ở tuổi 24 thanh tân bừng nở một nhan sắc quyến rũ, Quyên cùng chồng ?" Dũng - phải rời bỏ quê hương, trôi dạt sang Đông Âu bươn trải làm ăn kiếm tiền độ thân và dành dụm gửi về cho người thân ở quê nhà. Qua nhân vật Quyên, cùng với mấy chàng trai đã gắn bó với nàng trên những chặng đường vô định, hun hút và chìm nổi: Dũng, Hùng, Phi rồi Kumar, tác giả Nguyễn Văn Thọ bằng dụng công nghệ thuật đã dựng lên bức tranh bi thảm mà sống động, xót xa về thân phận của những người Việt xa xứ vào những năm cuối của thế kỉ XX. Họ phải xoay sở làm đủ mọi nghề độ nhật - buôn lậu qua biên giới, ?ođánh quả? các mặt hàng trốn thuế kiếm lời, thức khuya dậy sớm trong tuyết lạnh buốt giá, không nề hà làm thuê những công việc đơn giản, dịch vụ, hao tổn nhiều sức lực mà tiền công chẳng bõ bèn gì. Rồi chăm chỉ nhặt nhạnh, tùng tiệm chi tiêu, khi khá hơn, có dấn vốn dắt lưng, làm ông chủ nhỏ các tiệm ăn, bán sách báo, hoa tươi?Một phần nhỏ người Việt tuy lúc đầu bị người cầm quyền sở tại làm khó dễ, nhưng may mắn hơn, sau cùng họ cũng lo liệu kiếm được các giấy tờ tuỳ thân để cư trú hợp pháp dài hạn. Còn phần lớn rơi vào diện ?ocông dân loại Ba?, sống chui lủi bất hợp pháp hoặc lay lắt trong các trại tị nạn, chẳng khác những tù nhân bị giam lỏng, bị quản thúc. Đó, một cuộc sống khốn khó, hầu như đánh mất mình, bởi người ta bị tước đoạt hầu hết những quyền công dân cơ bản, bị làm ngơ trước những đòi hỏi chính đáng thuộc nhân quyền.
    Nhưng trong cuộc sống không ra sống đó, tình bạn, tình yêu vẫn nảy nở, tồn tại hoặc tàn lụi, thui chột trong mối gắn kết giữa các người lao động, những kẻ làm thuê xa xứ, tị nạn. Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Văn Thọ có dành nhiều trang miêu tả đặc sắc, đầy ấn tượng nhục thể về nhu cầu và sự tương giao sinh lí tự nhiên của con người, xét trên phương diện giới tính; hấp lực mạnh mẽ, trào dâng và đắm đuối của niềm hoan lạc trong đam mê thân xác giữa những người khác giới sống chung dưới một mái nhà. Có thể nói, ở đây, tác giả đã mạnh dạn bước vào lĩnh vực của *** với những ẩn ức, sự bừng thức của bản năng ******** trần trụi, giữa giống đực và giống cái, nơi những con người Việt lâm vào cô đơn, khủng khoảng, bế tắc mọi bề.
    Song vượt lên sự chi phối nghiệt ngã của bản năng gốc ***, tác giả hé mở một quan niệm nhân bản về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi đích thực. Trong cuộc tìm kiếm không tránh khỏi những ngộ nhận hoặc lầm lạc từ cuộc đời các cặp nhân vật đối ngẫu, tiểu thuyết đã góp phần khẳng định: một tình yêu lâu bền, nâng cao con người lên để nó xứng đáng với nhân phẩm của nó, phải rất đời, không xa lạ với những gì thuộc về con người, nhưng cần đặt trên cơ sở hoà hợp, dâng hiến trọn vẹn về tâm hồn, tình cảm, thể xác, sự cao đẹp về nhân sinh quan. Khi yêu say đắm và cao thượng, người ta đủ sức để vượt qua những rào cản của dư luận xảo ngôn, dèm pha thất thiệt, vu khoát; của văn hoá, phong tục dị biệt khắt khe của các dân tộc; của sự khác biệt quốc tịch, tôn giáo? Quyên - người phụ nữ Việt Nam xinh đẹp, đôn hậu, đằm thắm, rắn rỏi mà yếu đuối - trong bất hạnh và sa sảy, từ những chỗ xa lạ với Kumar - chàng trai da màu xứ Sri Lanca, dần dần từng bước một, dò dẫm và chủ động hoặc do ngẫu nhiên tiền định, đã thân thiết nương tựa và gắn bó bền chặt với chàng trai mới của mình trong tổ ấm gia đình. Cái đáng quý ở họ là sự đồng cảm tâm huyết, cùng chia sẻ vui buồn và sự quan tâm mà không tính toán, không quản cả tính mạng bản thân để giúp người mình yêu thương vượt qua những mặc cảm thân phận, những tình huống hiểm nghèo, tính mạng ngàn cân treo trên sợi tóc.
    Tiểu thuyết như một con tàu, lúc đầu nhẩn nha rong ruổi, nhưng về cuối đã tăng tốc lao nhanh về đích. ở những trang cuối, với kết thúc có hậu như truyền thống tự sự lâu đời của người Việt, tác giả đã để cho Quyên- người phụ nữ lăn lóc ?oqua tay? bao gã đàn ông, ba chìm bảy nổi ôm mối tình hận, nuôi đứa con không phải là giọt máu của người chồng có hôn thú- như nàng Kiều thời hiện đại chín năm lưu lạc quê người, rốt cuộc đã tìm thấy hạnh phúc mới, thực sự làm một cuộc thoát xác, đổi đời. Qua bao gian lao thử thách, nàng đã lớn lên, rực rỡ một nhân cách phụ nữ Việt Nam đương đại.
    Nàng mở lòng bao dung đối với gã trai từng hành xử bạo dâm đối với mình ngày nào, tha thứ cho Hùng- một tay xuất thân trong hàng anh chị liều lĩnh, khi biết rằng cuối đời y thực lòng sám hối về tội lỗi y đã gây ra. Nàng cảm động và truyền sang cho con gái nhỏ, tiếp nhận tình cha con sâu nặng, đắng đót mà Hùng gửi lại phút y lâm chung.
    Qua tiểu thuyết, người đọc đồng cảm với cuộc tìm kiếm tình yêu và hạnh phúc đầy nhọc nhằn của các nhân vật như dẫm chân trần trên những con đường đau khổ nhiều chông gai. Họ phải nếm trải bao điều căy đắng, tủi nhục, chịu đựng những thử thách ghê người, nhiều khi quá sức một con người bình thường, rồi phải trả cái giá thật đắt cho những hành động nông nổi, thậm chí ngu tối của mình. Dũng, người chồng tâm đầu ý hợp một thời, nay vĩnh viễn để mất người vợ xinh đẹp, từng là niềm kiêu hãnh, niềm hoan lạc bất tận của mình, bởi anh ta đã không vượt qua được thói ghen tuông vị kỉ tầm thường. Và Dũng, dưới ngòi bút của tác giả đã trở thành người mất tích, biến vào cõi vô tăm tích, ngụ ý anh ta tự thải loại mình ra khỏi cộng đồng người Việt xa xứ, cho dù anh ta vốn là một trí thức được đào tạo bài bản. Còn những nhân vật khác được tác giả chú mục, theo đuổi ngòi bút đến tận cùng. Ông cho thấy, sau những va vấp, sa sảy và lầm lạc, cái đáng quý là cuối cùng họ đã tỉnh ngộ, nhìn lại mình, trăn trở nghĩ suy để đoạt tuyệt quá khứ, ứng xử như là một con người tử tế, có lương tri, tự trọng, nhưng vị tha hướng thiện.
    Tiểu thuyết Quyên là một lời kêu gọi cháy bỏng: hãy sống thật tử tế, đàng hoàng với tư cách và nhân phẩm con người Việt Nam; hãy yêu chân thật, hết mình, trân trọng và tự hào về nhau, gắn bó bền chặt mãi mãi không để xa lìa! Con người ta sống và yêu không chỉ cho mình, cho ********, mà cũng cần vì những người khác nữa, vị tha. Chỉ có như vậy, người ta mới tìm thấy trọn vẹn niềm vui sướng và sự thanh thản, sự hữu ích cho đồng loại, cho dân tộc. Tiểu thuyết Quyên đã ám ảnh người đọc bởi tư tưởng thẩm mỹ hiền minh này.
    Về nghệ thuật, tiểu thuyết được viết với một bút pháp linh hoạt, uyển chuyển, chắc tay và điêu luyện. Cốt truyện li kì, điểm xuyết chất hình sự và phim hành động, với những cuộc tình tay ba, những cuộc rượt đuổi tìm kiếm mà do những tình huống ngẫu nhiên đã làm những người yêu nhau bị lạc mất nhau. Người đọc hồi hộp theo dõi diễn biến câu chuyện (mỗi chương có thể đứng tách riêng ra thành một truyện ngắn độc lập), có lúc như thắt tim lại, khi nhân vật bị dồn đến bước tuyệt lộ, thì (Chúa ơi! Lạy Phật!) một cơ may lại mở ra, như một phép lạ thần kỳ. Hú hồn và thoát hiểm, mọi sự lại ổn thoả!
    Nguyễn Văn Thọ đã thật khéo léo khi sắp xếp các tình tiết diễn biến trên đường đời các nhân vật, thoáng nhìn có vẻ như theo ý đồ định sẵn của tiểu thuyết luận đề, nhưng ngẫm sâu xa sẽ thấy những điều đó tuy là ?ongẫu sự? của đời sống con người, nhưng lại chứa đựng lôgíc tất yếu của cuộc sống, một khả năng có thể có, khả năng của cái tất nhiên, như Aristote đã nói từ mấy nghìn năm trước.Ta yên lòng với sự dẫn dắt của tác giả, nhấm nháp cùng nhân vật những suy tư về nhân tình thế thái, về tập tính tốt/xấu của người Việt xa xứ khi quần tụ trên đất người, về lẽ đời khi con Tạo xoay vần điêu đứng?
    Nguyễn Văn Thọ là một trong số ít những cây bút luôn để tâm săn sóc câu chữ để văn phong được tự nhiên mà trau chuốt; ngôn ngữ nhân vật có sắc thái và giọng điệu riêng phù hợp với nguồn gốc xuất thân và sự nếm trải.
    Tiểu thuyết là sự chiêm nghiệm, trầm tư và phản tỉnh của tác giả về sự đa đoan, phồn tạp của đời sống, về thói đời đen bạc, về thật/ giả, tốt/ xấu khó lường của lòng người, về những tập tính cố hữu của xã hội, của giới, của một dân tộc, và cái riêng có vẻ khó hiểu, xa lạ, kì quặc của từng người bên cạnh cái chung thuộc về nhân tính phổ quát.
    Chúng tôi vui mừng nhận thấy ở tuổi 60 lão thực, Nguyễn Văn Thọ đã có những trang tuyệt bút, tinh tế khi ông đào sâu vào những ẩn ức, tiềm thức tế vi, tâm linh nhạy cảm, những diễn biến bất ngờ trong đáy sâu tâm hồn cùng thế giới nội tâm của mỗi kiểu loại nhân vật. ông đã thành công, bởi với bút pháp ấy, con người được soi rọi sâu hơn vào tận cùng những ngõ ngách, tầng vỉa thầm kín thuộc bản thể của nó.
    Đã lâu lắm rồi, có thể nói, tiếp nối Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, sau sau ngót 20 năm, lần này chúng ta may mắn lại có Quyên, tiểu thuyết của ngòi bút tự sự tài hoa Nguyễn Văn Thọ. Cả hai tác giả, với vốn sống dồi dào được nghiềm ngẫm, tích tụ và thăng hoa (có lẽ bao hàm không ít những yếu tố tự thuật gan ruột), với bản lĩnh nghệ thuật kể chuyện thực thi những tìm tòi và cách tân, các ông đã cắm được những cái mốc quan trọng, đánh dấu thành tựu đột khởi của tiểu thuyết đương đại Việt Nam trên những giai đoạn không thể quên được của đời sống quân sự cũng như dân sự của cộng đồng người Việt Nam ở trong nước hoặc ở nước ngoài, trong chiến tranh cũng như thời hậu chiến.

    Tam Đảo, 7/4/2009
    (Theo bản tác giả gửi BBT Người bạn đường)
    Bản để in Lưu dạng file Gửi tin qua email
    * Nguyễn Thiện, Tiến sì văn chương tu nghiệp tại Đức , đà công tác nghiên cứu văn học tjai Viện VH . Hiệnnay là Tổn biên tập Tạp chí Dien dan Văn nghệ VN. Bài viết này đà in báo Văn nghệ số 21. Đây là nguyên bản chưa bị E***

  8. mylove0907

    mylove0907 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2009
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Mọi người cho mình hỏi 1 tí. Nếu Mình ở Sài Gòn mà muốn mua truyện này thì mình có thể mua ở đâu được. Vì mình đã tìm ở nhà sách Fahasa rồi mà tìm không thấy. Mong mọi người giúp đỡ. Thanks
  9. Jeremy

    Jeremy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Sao còn đoạn cuối các bác không post nốt đi
  10. moitinhtrongsang17

    moitinhtrongsang17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2003
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    truyện đang hay, các bác post not cho chúng em đọc với, không phải là tiếc tiền mà không mua được sách, cái chính là em đang xa quê có muốn mua cũng không được . Lâu lắm rồi mới được đọ một truyện hay đến thế , tặng hoa cho các bác đây

Chia sẻ trang này