1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

QUYỀN ANH VÀ VÕ CỔ TRUYỀN NÊN DÙNG CÁI NÀO ĐÂY [chủ đề có số người đọc cao, được mod Lyhl giới thiệu

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 19/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. KIMQUIUFC

    KIMQUIUFC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Tôi có xem 1 giải đấu trên cáp tranh chức vô địch hạng trung , đánh giống MuayThai và K1 , vào bán kết là 1 anh Trung Quốc , 2 anh ThaiLan , 1 anh người Mỹ . Anh TQ dùng kỷ thuật Shansou , bị anh TL đá KO ở hiệp 1 . Vào chung kết , anh TL lại bị anh người Mỹ sử dụng quyền anh nhập nội đánh KO ở ngay phút đầu tiên . Tôi rất thích võ cổ truyền và Muaythai nhưng phải công nhận thằng quyền anh thực sự khó chơi lắm . Lịch sử MuayThai cũng nhìn nhận rất nhiều võ sĩ của mình đại bại dưới môn quyền anh chỉ có vài 3 cú đấm . Các võ sư thế giới cũng phải nhìn nhận , bộ tay của quyền anh có giá trị thực chiến đứng đầu . Nếu nó hay như thế thì theo tôi thấy nên tập thêm càng tốt cho bản thân mình .
    Thân Chào
    To bác MSGvovit :
    Hehe , theo lập luận của bác thì quả thật là CAND là số 1 thiên hạ , nhưng mà thôi , hãy để cho các anh em tranh luận , có gì hay thì mình học hỏi thêm , bác đi vòng vòng "bỏ bom" chi cho mệt . Có lời nào xúc phạm Bác thì Bác nên bỏ qua đi .
    Mà Bác là người Miền Tây phải không ?
    Được kimquiufc sửa chữa / chuyển vào 11:00 ngày 02/10/2005
  2. nguoitpnhatrang

    nguoitpnhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2005
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Anh KIMQUYUFC đây rồi, em sắp rảnh rồi nhé. Thế nào tuần tới cũng ghé anh đấy.
    Bàn một chút về tính thực dụng của quyền anh và võ cổ truyền:
    Quyền anh có tính thực dụng rất cao, đúng như thế. Vậy còn võ cổ truyền (VCT) có tính thực dụng cao hay không? Tôi nghĩ là có. Điển hình là các trận đấu ngày xưa giữa các võ sư VCT và cọp dữ. Thời nhà Nguyễn, việc tuyển chọn các đội trưởng cấm vệ quân cho triều đinh, ngoài các mục thi võ thông thường ra thì thí sinh còn phải vượt qua phần thi tay không đấu với cọp dữ. Với mục thi này thì kết quả thi sẽ phụ thuộc vào tài nghệ của thí sinh chứ không thể có chuyện con ông cháu cha nhờ vả đút lót. Khi sứ thần Xiêm La (Thái Lan ngày nay) đi sứ sang nước ta, đến trấn Gia Định đã được tướng trấn giữ thành Gia Định lúc đó là Lê Văn Khôi chiêu đãi (thực ra là thị uy) một chầu xem biểu diễn người đấu với cọp. Người biểu diễn là một thuộc tướng của Khôi. Kết quả trận đấu là người biểu diễn đã dùng côn đánh chết một con cọp, sau đó lại dùng tay không bắt trói một con cọp nữa trước sự bàng hoàng của sứ thần Xiêm La. Đến thời Pháp thuộc, vẫn còn có những võ sư chuyên đánh cọp về quấy phá, bắt trâu bò của dân. Có những trường hợp quan lại địa phương phải đánh tiếng nhờ đến các võ sư này sau khi súng đạn của Tây đã chịu thua (kể cả súng bộ binh hiện đại bây giờ cũng chỉ hạ được mãnh thú khi bắn trúng chỗ nhược của nó, không thì chỉ làm nó bị thương bỏ chạy mà thôi). Các võ sư đánh cọp giỏi khi đấu với cọp thường chỉ dùng trường côn và quyền cước chứ không thèm chơi "hàng" sắc bén.
    Phương Tây trước đây cũng có những trận đấu giữa người và mãnh thú trong đấu trường La Mã, nhưng các võ sĩ giác đấu đều phải trang bị giáp trụ và vũ khí sắc bén đầy đủ thì mới mong giành được phần thắng chứ không có chơi trường côn với áo vải như võ sư ta. Vậy là đã rõ, VCT cũng có tính thực dụng cao như ai, nhưng tại sao lại có những võ sĩ VCT khốn đốn trước quyền anh? Chuyện này theo tôi thì người học VCT chỉ có thể tự trách mình thôi. Đều do cung cách dạy và học VCT mà ra cả.
    Cú đấm của quyền anh rất mạnh mẽ, uy lực. Vậy đòn thế VCT có mạnh không? Không mạnh sao đánh được cọp?
    Quyền anh di chuyển nhanh nhẹn, né đòn tài tình. Vậy VCT có giúp người học di chuyển, né tránh nhanh nhẹn không? Không nhanh nhẹn sao tránh được những cú vồ, tát của cọp.
    Quyền anh đòi hỏi thể lực của võ sĩ rất cao. Vây VCT có đòi hỏi thể lực cao không? Không cao sao thuộc tướng của Lê Văn Khôi bắt trói được cọp?
    Người học VCT ngày xưa được như vậy, còn ngày nay thì sao không được như vậy nữa. Chúng ta hãy so sánh cung cách tập luyện xem sao.
    Cú đấm của quyền anh rất mạnh nhờ đấm bao cát nặng. Còn cú đấm của VCT thì sao, trước đây ít ra cũng phải đạt đến mức đấm xuyên thân cây chuối , dập thân cây gỗ. Còn bây giờ đến các võ đường VCT, có những võ đường không có nổi một bao cát, toàn cho môn sinh đấm gió. Anh nào được đi đấu giải mới được sờ đến dụng cụ tập hỗ trợ.
    Võ sĩ quyền anh tuy không dùng chân đá nhưng rất chú trọng tập sức mạnh cho đôi chân bằng các bài tập nhảy dây, chạy bộ, đẩy tạ nặng vì họ biết rõ một võ sĩ có đôi chân yếu thì không thể phát huy hết sức mạnh của cú đấm được. VCT trước đây tập sức cho đôi chân bằng cách đeo đất nặng vào chân tập chạy nhảy, tập nhảy xa còn đào hố cắm chông rồi nhảy qua. Bây giờ có võ đường VCT nào còn cho võ sinh tập như vậy xin các bạn chỉ cho mọi người cùng biết với.
    Võ sĩ quyền anh rất coi trọng tập thể lực với tạ. VCT cũng có những bài tập thể lực với tạ kẽm, cối đá (thớt cối xay chứ không phải cối giã đâu). Tiết mục thi xách tạ đi xa là tiết mục không thể thiếu trong thi võ ngày xưa, bây giờ còn không?
    Kỹ thuật quyền anh khá là đơn giản nếu so với sự phong phú trong kỹ thuật của VCT, nhưng các võ sĩ quyền anh biết sử dụng các kỹ thuật đơn giản đó một cách hiệu quả nhờ đủ loại bài tập bổ trợ như đấm bao nặng, đấm bóng nảy, đấm tay di chuyển của người đối diện v.v. Các môn sinh VCT khi xưa nhập môn thường phải mất cả năm trời để tập các thế tấn cơ bản, sau khi bắt đầu được đi quyền thì vẫn tiếp tục tập tấn cho đến mức "trâu kéo không đổ". Còn môn sinh VCT ngày nay thì sao, tập tấn lâu thì nửa tháng, nhanh thì dăm bữa sau đó là nhảy ngay vào học đòn học quyền. Chỗ nào dạy VCT mà bắt môn sinh tập tấn lâu chừng vài tháng thì coi như chỗ đó ế dài râu, chẳng có mấy người chịu theo học lâu dài. Có chỗ dạy VCT, môn sinh mới học hai năm mà đã được học đủ cả quyền côn đao kiếm. VCT có nhiều đòn thế, kỹ thuật phong phú, điều đó rất bổ ích nhưng cũng chính vì thế mà làm cho môn sinh VCT ngày nay thấy phát ham. Chỉ muốn mau mau được học đòn thế mới trong khi đòn thế cũ thì còn chưa luyện được chút công phu nào. Việc tập luyện kiểu này đã phạm vào một điều tối kỵ "quý hồ tinh, bất quý hồ đa". Xưa nay danh tướng dụng binh chỉ cần "quân cốt tinh, không cốt nhiều". Học võ cũng vậy, học nhiều đòn nhiều thế, nhiều kỹ thuật mà không tinh luyện được từng đòn thế, từng kỹ thuật thì có học nhiều hơn nữa cũng coi như bỏ.
    Cuối cùng nếu có ai hỏi tôi rằng VCT có thực dụng lợi hại như quyền anh không? Tôi sẽ hỏi lại là người đó đã tập luyện như thế nào? Nếu người đó lại hỏi nếu tập luyện VCT được như các bậc tiền nhân thì có cần phải tìm hiểu học hỏi thêm quyền anh hay không? Tôi sẽ trả lời là có, vì binh pháp nào cũng nói rõ: "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng".
  3. trild

    trild Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2005
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Hay quá! Vote bác 5 sao.
  4. Kidfun

    Kidfun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2005
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Ha hahhahhâhhhahha
    Bé bự viết hay thật. Cứ nghĩ đến võ sỹ quyền anh nhìn thấy một con cọp không biết sẽ đấm nó kiểu gì ???
  5. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.209
    Đã được thích:
    5.444
    Đọc mấy bài cậu chê lên chê xuống Quyền anh, nhưng tôi kô có nhiều thời gian trả lời. Nhưng hỏi lại 1 câu vậy: người đấu với cọp những thời trước là "Võ cổ truyển" bây giờ??? Bao nhiêu người có khả năng đấu với cọp hay chỉ là 1 trong hàng vạn người học võ CT, nếu thế thì tự nhiên VCT lại nhận hết cái vinh dự rồi. Có lẽ phải nói người đánh chết cọp là "thiên tài võ học" , những người này học võ nào thì chả giỏi, chả "đánh chết cọp".
    Nói về cái đấu trường La Mã mà đem so sánh thì càng khập khiễng. Đấu sĩ La Mã đều là nô lệ, thời gian tập rất ngắn do chết rất nhiều, đánh nhau để tồn tại là chủ yếu.Đem ra so sánh với 1 võ sư học võ từ bé, được nâng niu thì có khác gì so sánh viên ngọc được dùi mài với hòn đá bị quăng quật.
    Bản thân Lý Tiểu Long rất coi trọng các kỹ thuật của môn quyền anh.
    Nhưng như thế kô có nghĩa tôi chê VCT, tôi chỉ kô chịu được cái kiểu ăn phét nói bừa của cậu! Như cái kiểu "F=m*v2" vác ra ba hoa làm tớ sặc nước vì cười.
    Rõ ràng quyền Anh chiếm lợi thế ở khoản thể lực và tính chuyên nghiệp! Đa số mọi người đi tập võ là để vui, khỏe ! Còn chúng ta thì chỉ bàn đến quyền Anh trên sàn đấu, toàn xem dân chuyên nghiệp tập quyền anh lâu năm! Chứ xem những trận trung kết olympic của các môn võ khác như taekwondo và judo thì cũng sẽ thấy nó hiệu quả thôi!
    Được bulubuloa sửa chữa / chuyển vào 06:17 ngày 03/10/2005
  6. chumsi28

    chumsi28 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Bác này nói kỳ thật. Môn nào chẳng có luyện tập về thể lực. Thậm chí thể phương pháp tập luyện thể lực của quyền anh còn kém xa các môn võ cổ truyền. Các tập luyện thể lực của quyền anh thiên về rèn luyện cơ bắp. Từ nâng tạ, đến nhảy dây...đều nhắm đến rèn luyện cơ bắp thôi. Võ cổ truyền, hoàn thiện hơn, rèn luyện cả gân, cơ, xương..có những bài tập khác nhau để rèn luyện. Có điều bọn Tây nó to con, nó chỉ cần luyện tập cơ bắp không, đấm dân châu Á cũng đã đủ chết rồi.
    Đem cái giải thi đấu thể thao mà so sánh với giải quyền anh chuyên nghiệp thì đúng là khập khiễng quá. Đã so sánh thì phải so sánh chuyên nghiêp với nhau. Xem Mike Tyson tập luyện một ngày 12 tiếng đủ biết, suốt ngày nó chỉ ăn rồi đấm, làm gì mà nó chẳng nhanh, chẳng khoẻ. Cũng vì thế chỉ trong vài năm là không còn sức lực, không còn độ dẻo dai nữa. Nhưng kể cả trong thời hoàng kim, Mike Tysơn cũng không dám tỷ đấu với các môn võ khác. Có gia đình Jujitsu gì đó ( tôi quyên tên - hình như là Gracey..) ở Braxin tổ chức võ đài tự do thi đấu rất chuyên nghiệp, đã từng thách đấu Mike Tyson thượng đài, nhưng võ sỹ thép không có ý kiến. Rõ ràng không có lợi thì thi đấu làm gì. Quyền Anh có lợi thế ở những đòn đánh tầm trung và không có các đòn cầm nã. Khi áp dụng luật tự do, Jujitsu có thể đấm đá, khoá, quật, cầm nã... về lợi thế là hơn hẳn.
  7. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.209
    Đã được thích:
    5.444
    To chumsi : Tôi nói lợi về thể lực ở đây kô phải về cách tập!! Mà lợi thế về thể lực vì chúng nó là dân chuyên nghiệp, trong khi những người tập võ cổ truyền là dân nghiệp dư tập theo phong trào.
  8. nguoitpnhatrang

    nguoitpnhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2005
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    "Cứ nghĩ đến võ sỹ quyền anh nhìn thấy một con cọp không biết sẽ đấm nó kiểu gì ???"
    Câu hỏi này của Kidfun tôi cũng không biết nên trả lời ra sao. Thay vào đó tôi xin kể lại kinh nghiệm của nhà dạy thú để đối phó với mãnh thú khi nó trở chứng tấn công người dạy. Kinh nghiệm này cũng có thể có ích cho người học võ chúng ta vì có khi đối thủ của chúng ta không phải là con người.
    Các loài thú dữ như hổ (kể cả chó nữa) có tập tính là cắn vào cổ con mồi hoặc là cắn vào bộ phận nào mà nó thấy gần miệng nó nhất. Khi con hổ định tấn công, nhà dạy thú sẽ đưa ngang cánh tay của mình ra trước mặt con hổ để nhử nó cắn vào cánh tay đó. Còn tay kia của nhà dạy thú đã cầm sẵn một khúc dùi ngắn và nặng bằng chì bọc cao su. Khi hàm răng con hổ vừa chạm vào tay người dạy thú thì lập tức người dạy thú nện một dùi thật lực vào chính giữa mũi con thú. Bị trúng đòn vào chổ hiểm này thì con hổ dù có to khoẻ đến mấy cũng phải đổ vật ra, không gượng dậy nổi nữa. Nhà dạy thú thường chỉ áp dụng chiêu này khi không thể nào tránh né được nữa vì khi dùng chiêu này là phải mạo hiểm hy sinh cánh tay làm mồi nhử. Nếu tôi bị chó cỡ lớn như bergie hay pitbull tấn công mà không chạy trốn được thì có thể tôi cũng áp dụng chiêu này, chỉ khác là thay dùi chì bằng nắm đấm thôi.
  9. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Chết cười, các bác cứ mơ mộng ở đâu đâu, có biết võ Tàu và võ Tây đập nhau thực chiến ở đâu chưa, xin thưa, đó là xung đột biên giới năm 1969 khi tranh chấp 1 hòn đảo trên sông biên giới Nga-Trung(sông Usuri).
    hề hề, đầu tiên là cãi nhau, sau đó thì đả nhau, lính Nga to hơn cứ nắm cổ mấy chú lính Tàu vứt đi như vứt ếch. sau đó Tàu cú gọi lính đặc nhiệm ở trung đoàn 49 gì đó ra đập lại, đại khái là mấy chú này luyện võ tinh tuyển theo giáo trình năm 63 gì đó, đặc biệt có mấy chú ở Nội Mông to như trâu, rất giỏi vật(chú viết bài này bảo chú HLV của nó có tham gia trận đó cao 1m82, nặng 85 kg). Khi ra đấu thì Nga thua, biết gặp đặc nhiệm thì Nga lại xách mấy chú đặc nhiệm Nga ra đấu cho cân. Các bác có biết kết quả ra sao không, theo chú Tàu thuật lại thì giáo trình Tàu dạy tay trước để gạt đỡ, tay sau quại, thế nào giáo trình Nga nó khác, quả jab của nó rất mạnh, Tàu đổ cứ như chuối, còn đá hả, mùa đông giầy ủng nặng đá cao đá mạnh làm sao. Lại thua.
    Lần này Tàu thửa hẳn 1 HLV xịn ở trường ra có biệt danh "Sơn Đông tiểu tử", chú này ngắm nghía 1 hồi rồi kết luận cứ gậy dài mà vụt là Nga đứt, đúng là đứt thật, Nga vác xẻng ra đánh không lại, nó tả chú giỏi nhất bên Nga bị đánh gãy tay cú quá rút ngay súng lục đoàng phát lên giời để té, thế là chiến tranh nguội chuyển sang chiến tranh nóng, súng hai bên bắn tá lả, đạn bay như lá tre sau bão, kết quả trong số chết có cả bậc cao thủ Sơn Đông tiểu tử, dính 7 phát đạn, hỡi ơi, đấy gọi là lực bất quá quyền, quyền bất quá súng.
    Đấy là một bài của chú Tàu viết lại, mấy chú Nga dịch ra tiếng Nga nên tôi chỉ dùng phần mềm dịch đọc lỗ mỗ vậy thôi, lược dịch để các bác có thêm tý kiến thức.
    Đến thằng Tàu viết bài cũng phải công nhận là kỹ thuật cũng quan trọng nhưng không thể không tính yếu tố kích thước
  10. Kidfun

    Kidfun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2005
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm nay đã muốn học hỏi các bác cho hợp với đạo võ. Nhưng gặp đến bác này thì không hiểu bác ấy có biết dùng đầu làm gì ngoài việc đội mũ hay không nữa. Cọp hay beo gì cũng chỉ là cái ví dụ thôi. Cái chính là động tác người võ sỹ. chỉ đấm thôi thì cho đấm cả ngày, rồi tự lăn ra mà chết. Ví dụ có thằng nó to hơn, ôm được đằng sau thì đấm kiểu gì. Hay một thằng chuyên nghiệp nó vật nghiến ra thì sao.
    Lý Tiểu Long là cái quái gì mà bác đề cao thế. Nếu không làm cái anh đào hát thì giờ cũng là đinh gì trong làng võ thuật. Cái môn đấy có dám đi đánh đấm ở đâu không ? Vì quá chú trọng vào phản ứng mà không coi trọng kỹ thuật cơ bản. Nên tìm hiểu triệt quyền đạo, Nhưng ban đầu căn bản mà học TQĐ là sai lầm.
    Bác không chịu được kiểu " nói phét bừa của em ( F=M*V2 ) " Vì cái chỗ đội mũ của bác sao quán triệt những điều mà bác không hiểu biết. Bừa chỗ nào ???
    Quyền anh chiếm lợi thế ở khoản thể lực và chuyên nghiệp ??? Vậy muaythai, tán thủ, karate, thiếu lâm thì mất hết thể lực và chuyên nghiệp ? Hay bác lại đem so sánh giải quyền anh nhà nghề với mấy cái võ đường dạy võ nhịp điệu nhan nhản hiện nay ? - Thể lực và chuyên nghiệp là cái chẳng phải đặc trưng ở môn phái nào cả. Chỉ do sự tập luyện cần mẫn. Vậy lấy sự khác biệt ở đâu ra mà so sánh ?
    Quyền anh chú trọng đòn đấm và nguy hiểm nhất cũng là đòn đấm. Nhưng còn một tỷ thứ lợi hại khác. Như gối, đá, huyệt... mà quyền anh không thể có. Đấy là chưa kể đến những truyền thuyết về các bậc ***** võ thiếu lâm hay karate. Những đại võ sư như thế thì tập quyền anh mấy kiếp mới thắng được ? Một võ sư trình độ tương đương để nghiên cứu về quyền anh mà tìm điểm yếu thì dễ hơn quyền anh tìm điểm yếu trong võ cổ rất nhiều.

Chia sẻ trang này