1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quyền bí mật đời tư?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi thegioitinhyeusg, 12/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thegioitinhyeusg

    thegioitinhyeusg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Quyền bí mật đời tư?

    Tôi có anh bạn là cục trưởng một cục thuộc một Bộ, anh có kể lại cho tôi một câu chuyện sau đây mà anh gặp phải:

    1/ Một lần anh đưa sơ yếu lí lịch cho một nhân viên trong cục mình khai để đưa cho phòng tổ chức (cục) thì anh nhân viên đó trả lời: Tôi không khai vào trong lí lịch này vì nó vi phạm đời tư của tôi vì trong đó có những thông tin về gia đình, họ hàng, tuổi tác, quá trình hoạt động...

    Anh ta hỏi lại nhân viên: anh là cấp dưới mà không phục tùng cấp trên à? thì anh ta trả lời:

    Theo mục 2, điều 38, Bộ luật dân sự "việc thu thập, công bố thông tin về đời tư cá nhân phải được phép của cá nhân đó". Trong trường hợp này, tôi không đồng ý khai những thông tin đó vào sơ yếu lí lịch vì đó là việc thu thập thông tin và đây là quan hệ dân sự.

    Anh bạn tôi không biết phải làm gì, anh ta cho rằng đây là quan hệ hành chính? Theo các bạn, nhân viên đó nói có đúng không (anh này gàn lắm ra ngân hàng anh cũng nói như vậy "đây là quyền bí mật đời tư" nên không lập được sổ tiết kiệm ở ngân hàng).
  2. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    anh ấy có quyền nghỉ việc và đơn vị công tác của anh ta cũng có quyền đuổi việc
    còn về quan hệ thì đây đúng là quan hệ hành chính giữa cấp trên và cấp dưới hay chính xác hơn là giữa phòng tổ chức và nhân viên chứ quan hệ dân sự cái gì.
  3. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Căn cứ theo khoản 2 điều 38 này thì còn đoạn dưới mà anh ta không nêu đầy đủ nữa, theo đó: bí mật đời tư được cơ quan tổ chức có thẩm quyền thu thập, công bố mà không cần có sự đồng ý của đương sự.
    Ở đây có 2 vấn đề cần xem xét:
    1/ Những thông tin nào được xem là bí mật đời tư.
    2/ Thế nào là cơ quan, tổ chức được quyền thu thập công bố.
    Ngoài ra, sự đồng ý của cá nhân đó đối với cơ quan, tổ chức mà mình làm việc cần được xem xét khi đương sự đó chấp nhận vào cơ quan, tổ chức đó làm việc, cần xét xem ngay từ đầu, cơ quan tổ chức đó có yêu cầu anh ta phải cung cấp cho mình những thông tin về đời tư hay không, anh ta có chấp nhận những quy định khi cơ quan tổ chức đó yêu cầu không? (thông tin đời tư??? thí dụ như anh ta phải khai báo là mình thường xuyên ăn nhậu với... em gái sếp ở đâu??? thì có liệt vào mục: thông tin đời tư cần khai báo hay không, và cơ quan tổ chức đó có được quyền yêu cầu đương sự khai báo không?)
  4. cucngang

    cucngang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi đây cũng có thể coi là quan hệ dân sự. Bởi vì thằng tuyển dụng và thằng làm thuê có thể thoả thuận với nhau, theo đó, thằng tuyển dụng nó đưa điều kiện của nó, thằng làm thuê đưa điều kiện của thằng làm thuê, ko thoả thuận dc thì chấm dứt quan hệ đó.
    Thằng tuyển dụng đòi hỏi các thông tin về nhân thân là chính đáng. Nó cần biết và phục vụ cho quản lý con người. Nhà nước hay tư nhân đều vậy cả. Mà những thồng tin trong Sơ yếu lý lịch theo tôi nó chỉ được coi là bí mật đời tư trong một vài trường hợp cá biệt thôi như trong an ninh chẳng hạn.... Còn ông mà không khai báo nhưng thông tin đó thì ông chỉ có nước ngồi nhà mà uống trà thôi, chẳng thằng nào nó nhận đâu.
  5. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Khái niệm bí mật đời tư còn rất lang mang, trước giờ thì việc bí mật đời tư cụ thể chỉ nói qua ; Bí mật thư từ, điện thọai,.v.v. Chứ nếu nói đúng thì nguy hiển lắm vì nếu kevin có vợ bé có quan hệ yêuđương với ai đó mà bị công bố, hayđi mèo mỡ mà bị túm, rồi công khai thì coi như bí mật đời tư bị người ta khai thác, ngòai ra ta co` quyền kiện cơ quan CA không khi họ công bố bí mật đó của mình, dù bí mật đó vi phạm PL....
    1- Quyền đối với bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
    2- Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc thân nhân của người đó đồng ý, nếu người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
    3- Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu huỷ thư tín, điện tín, nghe trộm điện thoại hoặc có hành vi khác nhằm ngăn chặn, cản trở đường liên lạc của người khác.
    Chỉ trong những trường hợp được pháp luật quy định và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân?.
    Trong trường hợp trên anh bạn của bạn bị lọai khỏi ngành là chắc, còn việc đời tư thì tùy thuộc vào đối tượng. và hậu quả khai thác đời tư đó gây ra. Thí dụ : Long lanh đi uống beer Ôm, rồi lăng nhăng có con tùm lum, kevin phát hiện và nhiều chuyện mách với Hoakhongtim, cô này cũng tám kinh khủng ,rồi cuối cùng sự vụ đến tai bà xã long lanh, hậu quả là long lanh bị vợ hành hạ thê thảm, ra tòa li dị và v.v.v
    Đến lúc này mới nói là xâm phạm đời tư nếu phát hiện ra ai là người phát tán...
    Giống như ngày xưa bốc KHPKL có 1 vụ án của chị Thiều Thị Tạo - và chị Tân. vi kể lại cho ammoa nghe mà bị bà này viết thành sách rồi công bố tùm lum bán tùm um... Vụ này có thể coi là vi phạm đời tư đấy. Luật sư của chị tạo hình như chỉ chạy theo nội dung bản quyền nên không thắng mà thôi vậy. chứ kéo theo bí mật đời tư và đề cao nội dung này, đảm bảo sẽ thắng kiện.
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 16:53 ngày 12/01/2007
  6. huynhtanloi

    huynhtanloi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/07/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    cho em xin nêu ý kiến gop vui nhá:
    Về lý luận, bí mật đời tư có những dấu hiệu như sau :
    - Đó là nhũng thông tin thuần túy riêng tư cá nhân
    -Việc giữ kín những thông tin này không gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.
    Trong chuyện này em nghĩ đây chỉ là quan hệ hành chính thôi, quan hệ trong quản lý nội bộ cơ quan giữa cấp trên và cấp dưới, quan hệ mang tính chất bất bình đẳng quyền uy phục tùng. Chứ bí mật đời tư trong Dân sự là quan hệ nhân thân giữa những chủ thể bình đẳng với nhau về mặt pháp lý, nếu như trường hợp giữa ông nhân viên đó với ngân hàng có quyền từ chối vô tư, đằng này là giữa cấp trên và cấp dưới thì...
  7. thegioitinhyeusg

    thegioitinhyeusg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Anh bạn tôi có kể lại là: Anh nhân viên đó có nói với tôi (cục trưởng) rằng: "nếu hôm nay tôi cung cấp thông tin đời tư cho anh thì tôi sợ cứ hàng tuần anh lại gọi tôi xuống hỏi về những việc làm ngày hôm qua, hôm kia như quan hệ với ai, đi chơi đâu với lí do: phục vụ công việc hành chính, quản lí của cơ quan. Đó là lí do tôi nêu ra quyền bí mật đời tư".
    Ngoài ra anh nhân viên kia cũng nói thêm với anh bạn tôi: tôi không hiểu các cấp có thẩm quyền là gì. Nếu cơ quan là cấp có thẩm quyền thì anh hãy đưa ra bằng chứng bằng văn bản với những điều khoản cụ thể đi?
    Anh bạn tôi biết là nhân viên kia sai nhưng cũng không tìm được văn bản nào chứng tỏ cơ quan mình là cấp có thẩm quyền? Anh chỉ biết trong bộ máy hành chính mà anh học trong quản lí nhà nước ở Học viện hành chính quốc gia thì điều này là một điều dĩ nhiên được xác lập bằng quyết định thành lập cục. Nhưng anh hơi băn khoăn là trong quyết định thành lập cục (gồm các phòng) đó không quy định quyền hạn và nhiệm vụ của anh với tư cách là cục trưởng.
    Còn tôi, tôi nghĩ rằng anh bạn tôi cũng không hiểu biết pháp luật nốt.
  8. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Có bài báo cũng liên quan đến vấn đề này , chép lại để các bác tham khảo
    Chuyện bên Singapore nên không giống với lật pháp nước vịt lam heheheheh mà tại sao lại không áp dụng cho vịt lam được nhể
    http://www3.tuoitre.com.vn/Vieclam/Index.aspx?ArticleID=183248&ChannelID=269
    Thứ Sáu, 19/01/2007, 03:07 (GMT+7)
    Tuyển dụng: chỉ được xét khả năng


    The Straits Times - nhật báo lớn nhất Singapore - Ảnh: TL
    TT - Tập đoàn truyền thông SPH vừa ra điều kiện: các doanh nghiệp muốn đăng tuyển dụng trên báo giấy, báo điện tử của họ, trong đó có tờ nhật báo lớn nhất Singapore The Straits Times, sẽ không được ghi giới hạn về tuổi tác, giới tính, tôn giáo, tình trạng hôn nhân và khả năng ngoại ngữ.
    Mục tiêu là chống phân biệt đối xử trong tuyển dụng. Anh Sharil Mohamad, một nhân viên văn phòng 47 tuổi vừa mất ba năm để kiếm được chỗ làm mới, nói ?obiện pháp này chưa thể thay đổi được thái độ của mọi doanh nghiệp, nhưng mọi việc chỉ mới bắt đầu?.
    M.HUY - Theo DPA
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hà hà, mấy quy định cấm kỳ thị này thì Mẽo nó làm từ khuya rồi, chả biết lúc nào nhưng năm 82 tớ học về quản lý bên Boston thì trường đã dạy thế, đồng thời cũng dạy luôn cả cách phỏng vấn lách quy định ... Nói chung thì luật và quy định cứ ra nhưng lách được thì cứ lách để bảo đảm quyền lợi công ty .
    Không được hỏi về hoàn cảnh gia đình, vớ phải ông nào 1 vợ 7 con thì để mỗi ngày một vấn đề , làm sao phục vụ hiệu quả cho Cty đây . Lại gặp ông đạo Hồi, vài giờ xì xụp một lần cũng ảnh hưởng công việc chứ .
    Chỉ có 1 điều là : Không nên từ chối công khai bằng văn bản hay lời nói việc tuyển chọn nhân viên vì những lý do trên mà thôi . Thiếu gì cách .
  10. nganxuyen

    nganxuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, anh nhân viên đó có lí vì điều 37 (mục 2) BLDS đó chưa rõ ràng:
    Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
    Trong mục này của điều 37 nếu chú ý sẽ thấy có một dấu chấm phẩy (;) giữa hai phần đỏ và tím. Cái dấu phẩy đó khiến người ta có thể hiểu mục này thành hai phần:
    1. Phần đỏ: Việc thu thập, công bố phải có sự đồng ý của người đó
    2. Phần tím: cơ quan thu thập, công bố thông tin có thẩm quyền chỉ đối với trường hợp với người dưới 15 tuổi hay đã chết, mất năng lực hành vi dân sự và dù cha mẹ có đồng ý hay không.
    Tôi nghĩ ngay cả trong hiến pháp, điều về ************* 103 cũng chưa rõ ràng vì việc "công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh" là nhiệm vụ hay quyền hạn của *************. Nếu là nhiệm vụ thì ông ta phải công bố, còn nếu quyền hạn thì ông ta có thể công bố hay không cũng được. Dĩ nhiên nếu hiểu "quyền" và "quyền hạn" là khác nhau thì Hiến pháp đúng.

Chia sẻ trang này