1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quyền công dân của Thu Phương và Bằng Kiều ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi altus, 25/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Quyền công dân của Thu Phương và Bằng Kiều ?

    Chào các bạn,

    Mấy hôm nay các báo liên tục đăng về công văn của cục Nghệ thuật Biểu diễn Bộ Văn hóa về việc cấm sử dụng các tác phẩm và ghi âm của TP và BK, kèm theo thông tin hai người này đã bị tước quyền công dân VN Không thấy ghi rõ đấy là phát biểu của Cục NTBD hay là lời nhà báo. Theo tôi hiểu thì tước quyền công dân thuộc thẩm quyền của Tòa án, còn cho thôi hay tườc quốc tịch VN là thẩm quyền của *************. Cục NTBD không có thẩm quyền gì với quyền công dân của hai người này.

    Vậy có bác nào biết, báo chí dựa trên cơ sở nào để đưa tin như thế không nhỉ ? Hay là họ chỉ nói theo "nghĩa bóng" thế thôi ?
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Bạn đưa ý kiến rất chính xác ... các bạn box luật làm ơn trình làng cho anh em xem vấn đề quyền công dân xem tí .
    Hớ hênh của cục NTBD là đã không biết luật lại còn thưa thốt, phát biểu như thế chỉ tạo ép phê ngược ! Hai người này đang được trọng vọng, hái ra tiền mà phải tìm cách ra đi thì vì điều gì nhỉ ??? lại còn cho là vi phạm PL .... Mỹ !
  3. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Bạn altus đã đưa vấn đề rất chính xác. Căn cứ theo Luật quốc tịch VN ngày 1/6/98 và nghị định 104/1998/NĐ-CP 31/12/1998 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật quốc tịch năm 1998 thì chỉ có ************* mới có thẩm quyền ra quyết định tước quốc tịch của công dân VN. Căn cứ:
    -(luật quốc tịch VN-1998) Điều 25. Tước quốc tịch Việt Nam
    1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành động gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    2..........................................
    -nghị định 104/1998/NĐ-CP 31/12/1998, Điều 28. Tước quốc tịch Việt Nam
    Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, người đã nhập quốc tịch Việt Nam dù cư trú ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu có hành động gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì có thể bị tước quốc tịch Việt Nam.
    Điều 29. Thủ tục, trình tự kiến nghị việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam
    1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về những hành vi quy định tại Điều 27 và Điều 28 của Nghị định này, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam có trách nhiệm thẩm tra, lập 03 hồ sơ và có văn bản kiến nghị gửi Bộ Tư pháp, kèm theo 02 bộ hồ sơ.
    2. Tòa án đã xét xử hành vi phạm tội của bị cáo đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 27 và Điều 28 của Nghị định này có quyền kiến nghị với Bộ Tư pháp về việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam.
    3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam, hoặc của Tòa án về việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành chức năng khác có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ để được ủy quyền ký Tờ trình ************* xem xét, quyết định.
    Trong trường hợp xét thấy hồ sơ chưa hoàn tất hoặc có vấn đề cần làm rõ, Bộ Tư pháp có văn bản yêu cầu cơ quan đã lập hồ sơ hoàn tất hồ sơ hoặc thẩm tra bổ sung trong thời hạn 15 ngày.
    4. Ngay sau ngày nhận được ý kiến ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp hoàn tất hồ sơ; Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình ************* xem xét, quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ.
    Có lẽ khi đưa tin, các nhà báo đã "nhắm mắt" đưa tin theo ý kiến riêng của ông Lê Nam - Trưởng phòng Băng đĩa nhạc, cục nghệ thuật biểu diễn, Bộ VHTT. mà không xem xét lời phát biểu trên của ông L.Nam căn cứ vào văn bản quy phạm nào của ************* quyết định tước quốc tịch của hai người này. Tuy nhiên việc tuyên bố B.K và T.P vi phạm pháp luật Mỹ là có căn cứ, vì việc họ tự ý ở lại Mỹ mà chưa được sự chấp thuận và cho phép của chính quyền đã là hành vi vi phạm PL của Mỹ.
    Còn nếu thực sự đã có quyết định của ************* về việc tước quốc tịch của B.K và T.P thì điều đó hiển nhiên dẫn đến việc họ không còn quyền công dân của VN nữa là chính xác.
    Việc báo chí VN thường xuyên đưa tin mà không viện dẫn căn cứ pháp luật cho bà con xem là việc thường xuyên, có lẽ bắt nguồn từ việc lười tìm và xác thực tài liệu trước khi viết bài.
  4. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Chuyện TP hay BK có vi phạm luật pháp Mỹ hay không thì các cơ quan hành pháp của Mỹ rõ hơn chúng ta. Tôi thấy người ta viết TP hàng tháng phải bay sang Bangkok gặp con, nghĩa là cô thường xuyên ra vào cửa khấu xuất nhập cảnh Mỹ. Nếu vi phạm pháp luật Mỹ về di trú thì làm sao được phép ra vào tự do thế ?
    Còn quyết định tước hay cho thôi quốc tịch VN của ************* đối với BK hay TP, nếu ban hành sẽ phải được đăng trong Công Báo. Kiểm tra được ngay chứ khó khăn gì đâu.
  5. bantinhcatrongdem

    bantinhcatrongdem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Em thấy mấy anh chị bàn luận về vấn đề này sôi nổi quá, qua đây em có một thắc mắc này muốn hỏi về quyền công dân, và mong anh chị trả lời giúp: Theo anh chị, dân quyên và nhân quyền cái nào rộng hơn cái nào? (Quan điểm của em là dân quyền rộng hơn!).
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hay nhỉ ? Bạn có " sờ " được hay " nhìn " thấy không mà bảo là rộng với chật !
    Nếu đã không sờ thấy, không nhìn thấy thì hãy hát bản tình ca trong đêm đi nhé : "
    Quyền là quyền nhiều khi không mà có.
    Quyền là quyền nhiều lúc có như không
    Bài này VN cho phép hát nên đưa vào đây được . Bản tình ca ...chịu khó thay chữ tình thành chữ quyền là hay lắm đấy .
    À quên, không riêng chữ quyền , ai nghèo đói $ thì thay bằng tiền, ai thất tình thì để nguyên .... thành ra .... 80 triệu dân đều có thẻ hát đấy .
    Tình có cũng như không !
    Trần Thiện Thanh

    Tình là tình nhiều khi không mà có.
    Tình là tình nhiều lúc có như không
    Tình xôn xao như giọt nắng lên cao.
    Cho lòng mình mang mang như làn khói
    Tình trôi qua như là giấc chim bao.
    Ôi, tình đầu bỡ ngỡ cơn mộng du.
    Tình là tình nhiều khi không mà có.
    Tình là tình nhiều lúc có như không
    Tình cho đi, cho từ lúc quen sợ
    Cho thật nhiều, bỡ ngỡ chưa hề cho.
    Tình cho đi, nhưng chẳng nói năng chi.
    Nên ngập ngừng, mãi mãi nên tình câm.
    Tình một ngày tình xa nên tình nhớ.
    Tình gặp rồi, tình cứ nói vu vơ
    Nên mà lòng thì vẫn cứ như thơ.
    Cả cuộc đời thì vẫn cứ như mơ.
    Tình là tình tìm nơi đâu cũng có,
    Tình gặp rồi nhiều lúc có như không
    Chiều hôm kia trên đường phố anh qua
    Anh tình cờ quen em bên hàng nước
    Hàng mi xanh, xuôi làng tóc em xanh
    Cho đường chiều xao xuyến cơn mộng lành.
    Rồi tình chợt bừng lên như lữa nóng.
    Rồi tình là một tiếng sét trên không
    Này em ơi có phải lúc ta yêu.
    Ta vụt về chới với trong biển khơi.
    Này em ơi, em đẹp quá đi thôi.
    Áo học trò trắng xóa trong hồn tôi.
    Ới kìa tình nào chờ em nơi đường vắng.
    Ới kìa tình nào là những ngón tay đang
    Thôi thì mình đành đứng mãi xa trông.
    Lại một lần tình có cũng như không.
    Lại một lần tình có cũng như không.
    Lại một lần tình có cũng như không.
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 04:17 ngày 03/12/2004
  7. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    hổm rày, HKT đọc báo thì có thấy báo nói rằng mấy cái công văn đó cấm việc sử sụng các tác phẩm của BK, TP và coi như họ bị tước bỏ quyền công dân và nghệ sĩ.
    có lẽ nên hiểu là đây là họ bị chính thức tước bỏ danh phận nghệ sĩ thôi. còn việc tước quốc tịch của họ thì còn phải chờ 1 trình tự thủ tục luật định nữa.
  8. bantinhcatrongdem

    bantinhcatrongdem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
  9. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Em thấy mấy anh chị bàn luận về vấn đề này sôi nổi quá, qua đây em có một thắc mắc này muốn hỏi về quyền công dân, và mong anh chị trả lời giúp: Theo anh chị, dân quyên và nhân quyền cái nào rộng hơn cái nào? (Quan điểm của em là dân quyền rộng hơn!).
    "MẤT MÙA DO BỞI THIÊN TAI
    ĐƯỢC MÙA LÀ NHỜ CÁI TÀI ĐẢNG TA"
    -----------
    Bản tình ca có nhiều câu hỏi hay đấy chứ nhỉ?
    Để tớ thử giải thích xem nào, có phải theo ý chú thì:
    1. Dân quyền là quyền của nhân dân, của công dân phải vậy không;
    2. Nhân quyền thì là quyền của con người, những quyền mà các luật gia Mẽo và tây gọi là quyền tự nhiên của con người chứ gì.
    Đã gọi là quyền năng thì tức là phải đề cập đến một quan hệ xã hội và từ trong quan hệ xã hội đó, mới xuất hiện quyền năng. Phải vậy không nào, chứ như chú Robinson thì làm cẩu gì có quyền năng với ai hỉ.
    Nói đến dân quyền, tương đương nói đến quan hệ công dân và Nhà nước còn nói đến quyền con người tương đương nói đến quyền năng của một cá nhân cụ thể so với đối trọng bên kia là toàn xã hội mà trong đó có Nhà nước và các cá nhân khác.
    He he ?, vậy thì tương xứng với các đối trọng, hay các chủ thể bên kia và căn cứ theo chủ thể của quyền năng là ai thì khái niệm quyền năng : dân quyền hay nhân quyền sẽ có những điểm khác biệt và những điểm tương đồng,.
    Chú hiểu chưa nào, không ai lại đề cập đến góc độ rộng và hẹp của quyền năng của hai chủ thể khác nhau trong hai quan hệ khác nhau như thế cả.
    Thiệt tình, ?
    Anh cóc tin chú là dân sinh viên luật, chuyện cơ bản thế mà chú cũng không nắm được nữa là ? chú về đọc lại giáo trình cho kỹ đi nhé. Khi nào khá báo anh, anh sẽ chào mừng chú đến với dân chuyên nghiệp còn cứ nghiệp dư thế dân chúng họ cười cho đấy, chạy không kịp đâu.
    Thân.

  10. bantinhcatrongdem

    bantinhcatrongdem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    He he he... bác không tin em là dân học Luật hả? Đã vậy thì chứng minh chút cho vui cửa vui vỉa hè chứ.
    Theo như lời giải thích của anh thì anh đồng nhất "nhân quyền" và quyền tự nhiên đúng không ạ? Nhưng theo quan điểm của em (có tham khảo qua giáo viên dạy em), thì hai khái niệm "nhân quyền" được bao hàm trong "quyền tự nhiên". Theo định nghĩa của luật pháp quốc tế thì nhân quyền là những quyền thiết thân không thể tách rời, không thể trao cho được.
    Còn "dân quyền" chính là những quyền mà mọi công dân được pháp luật quy định. Như anh nói, Robinson không có quyền năng gì là sao? Em vẫn không hiểu! Em chỉ biết rằng khi một con người sinh ra, con người đó đã là công dân một nước thì nó đã có dân quyền. Và cái quyền đó được pháp luật quy định.
    Hay chẳng hạn, khi một người bị tù trung thân. Người đó bị mất quyền công dân (hay chính là dân quyền), nhưng trên thực tế người đó vẫn còn "nhân quyền".
    Hiện nay trên thế giới các nước lớn đang sử dụng vấn đề "nhân quyền" để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Nhưng chúng ta thử để ý xem có bao giờ các nước đó lại bảo nước khác là vi phạm "dân quyền" không? Vì có phải "nhân quyền" là cái quan trọng hơn, "nhạy cảm" hơn nên các nước đã lợi dụng vào nó? Nếu ai đã đọc báo cáo về nhân quyền ở Việt Nam của Mỹ đưa ra thì sẽ thấy rất rõ những điểm rất buồn cười mà Mỹ cho là chúng ta đã vi phạm nhân quyền. Anh chị có thể đọc nó từ đây nha: http://vietnam.usembassy.gov/wwwhhrreport2003v.html
    Và mới đây nghị viện Mỹ cũng đã bác bọ dự luật về nhân quyên VN. Vấn đề của em không phải là nhờ anh chị giải thích giúp em thế nào là nhân quyền và dân quyền. Mà là em muốn hiểu nó bản chất của hai vấn đề này.
    Đấy là quan điểm của em đưa ra, và cách tiếp cận hai vấn đề này của em là như vậy. Có lẽ vì mới bước vào chuyên ngành, và mới chỉ tiếp cận với hệ thống luật còn ít cho nên em chưa có khả năng đặt ra nhưng câu hỏi "xứng tầm". Vì thế mong anh chị thông cảm! Như anh fsai nói, đọc lại giáo trình thì cũng chưa chắc đã biết được hết đâu. Em thấy trao đổi với nhau như thế này có thể giúp ta hiểu sâu, và rộng hơn những vấn đề trong giáo trình đã nêu. Hôm vừa rồi em có đi dự một buổi toạ đàm về luật trong khoa. Em nhớ nhất là cách tư duy về luật của một thầy (xin lỗi vì em không nhớ tên). Thầy có nói là: Chúng ta học luật là học cách tư duy pháp lý chứ không phải chỉ chăm chăm ôm quyển giáo trình mà học thuộc.
    Rất vui được trao đổi vấn đề này với mấy anh. Thanx!!!
    Được bantinhcatrongdem sửa chữa / chuyển vào 23:27 ngày 04/12/2004

Chia sẻ trang này