1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quyền công dân của Thu Phương và Bằng Kiều ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi altus, 25/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Hì hì ?
    Chú ?obán tình cả trong đêm? này đúng là nghe thầy mà không hiểu nói. Tuy duy pháp lý nằm trong giáo trình chứ nằm ở đâu, có chăng là phải suy nghĩ, đừng học thuộc.
    Okie, để anh đùa vui với chú một chút nữa cho vui vẻ làng nước nhé .
    Chú nghĩ là con người sinh ra là đã có quyền năng rồi àh, chuối rồi. Cái mà gọi là quyền con người ấy bao giờ cũng gắn liền với xã hội loài người, và phải tùy theo từng quốc gia cụ thể.
    Ví dụ về lão Robinson í, hắn không thể tâm sự với cọp, beo hay với mấy chú rắn nhỏ trên cái đảo của hắn là : ?oÊ, bọn thú thú kia, tao có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc đấy. Không được cắn, đựơc ăn thịt tao nhé? .
    Ặc ặc ? Thế chú ?obán tình ??, chú nghĩ là chú có tâm sự đựơc với con cọp như thế không nhỉ, hay mới thấy nó là chạy mất dép rồi.
    Nào, bây chừ thì chú hiểu là khái niệm quyền phải gắn trong quan hệ xã hội cụ thể chưa nào.
    Tiếp tục nhé.
    Cái mà chú gọi là ?onhân quyền? í, hay còn gọi là ?oquyền con người? thực ra là một khái niệm mới và được phát triển trong mấy chục năm gần đây thôi. Nguyễn Ái Quốc cũng đựơc xem là một trong những người có công đóng góp cho sự phát triển của nó khi mở rộng nó đến khía cạnh quyền của một dân tộc (những năm 20 ?" 30 của thế kỷ 20). Việc mở rộng quyền năng này đến nhóm dân tộc thiểu số trong một quốc gia là do những xung đột sắc tộc vào những năm 70 - 80 và đặc biệt là từ cuộc chiến Nam Tư thường mang màu sắc chính trị và vì lý do chính trị nhiều hơn. Và cũng vì thế mà hiện nay người ta sử dụng khái niệm này cũng chỉ theo 2 nghĩa mở rộng nhiều hơn là nghĩa được áp dụng với từng cá nhân cụ thể. Tuy nhiên, không vì thế mà gọi nhân quyền hay quyền con người là quyền tự nhiên được vì ?
    Chú ?obán tình ?? này, chú cũng phải hiểu rằng, có tồn tại trong quan hệ mẫu quốc ?" thuộc địa mới xuất hiện việc đòi quyền độc lập của thuộc địa, tức là có trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau, có sự tồn tại nhiều dân tộc, có quan hệ giao lưu qua lại thì mới có quyền dân tộc, ? còn có nhỏn một mình như Robinson trên đảo hoang với mấy chú động vật thì ? quên đi nhé.
    Về cái mà chú gọi là ?odân quyền? í, hay là quyền của công dân ấy, khái niệm này được chú ?obán tình ?? tạo ra từ việc cộng hai từ : ?ocông dân? và ?oquyền năng? thành ?odân quyền?. Tạo ra khái niệm mới như thế , anh ứ chịu được, nhìn gai mắt bỏ mịa ?
    Người ta tạo ra khái niệm mới để chỉ hiện tượng mới , còn khái niệm này của chú trong khoa học luật của chúng ta có rồi, đưa ra thêm chỉ vô duyên = tối nghĩa + vô ích.
    Chú thử so sánh nó với khái niệm ?onăng lực pháp luật? = tổng thể những quyền năng mà pháp luật quy định cho một công dân.
    Anh chỉ lưu ý chú thêm là, nếu xét nó, cái tổng thể các quyền năng mà pháp luật quy định cho một công dân ấy, như một hiện tượng xã hội, thì nó có tính lịch sử, có nghĩa là :
    1. Biến đổi theo thời gian ;
    2. Biến đổi theo không gian từng quốc gia , ?
    Vậy thì sẽ không có khái niệm quyền tự nhiên hay cứ sinh ra là có đâu. Ví dụ đơn giản nhất là các cô, các mệ cũng chỉ mới có quyền bầu cử trong khoảng 100 năm lại đây, từ sự đấu tranh ác niệt của họ, hay là quyền năng của mấy chú black trong xã hội Mẽo, cũng phải qua những cuộc đấu tranh đẫm máu đấy.
    Về cái ví dụ khi đi tù ấy, hiện trong luật chúng ta và cả trong khoa học vẫn đang tranh cãi, nhưng về cơ bản, theo anh, bị bỏ tù = năng lực pháp luật bị tước mất một thứ quyền cơ bản : quyền tự do, và một số quyền năng khác : quyền bầu cử, quyền lập công ty, quyền kinh doanh, ? chứ họ có không bị mất toàn bộ, các quyền năng khác vẫn được nhà nước bảo vệ đấy chứ : quyền sở hữu nhà ở chẳng hạn (? trời, sao dạo này mình hay nói chuyện đất và nhà thế nhỉ. Thiệt tình, bệnh nghề nghiệp. He he ?)
    Nói chung, nói túm lại đi ?
    Các khái niệm cũ của chúng ta cũng như cái khái niệm mới xấu xí của chú í, đã nói đến quyền, là đặt trong các quan hệ cụ thể và trong hoàn cảnh cụ thể, ? không có quyền tự nhiên = đẻ ra phát là có.
    Thế đi nhé ?
    Nói tiếu lâm và đùa vui thế thôi chú anh vẫn rất hào hứng khi đọc và tiếp nhận những cách, những luồng suy nghĩ mới đầy sáng tạo pha lẫn gàn dở ? Dở quá thì anh phải phàn nàn, anh chê, nhưng anh sẽ thích hơn nếu chú cứ kệ, cứ tỉnh bơ, đừng sĩ diện hảo làm quái gì ?
    Vấn đề là cứ có ý tưởng, có sáng tạo là đựơc.
    Tự giễu mình, đôi lúc anh thấy điên điên cái chuyện chê người khác vì đơn giản, chê thì dễ còn nghĩ ra để bị chê mới khó.
    Vậy đi, có gì mới cứ post lên nhé, anh lại chê tiếp đấy.
    He he ?
  2. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì đồng ý rằng Nhân quyền là quyền cơ bản nhất của con người, quyền được sống..., nó như một quyền tự nhiên ấy
    Dân quyền gắn với công dân, mà công dân thì gắn với nhà nước.
    Như vậy, nhân quyền tương đối giống nhau khi được xem xét trên phạm vi toàn thế giới, (mà các quốc gia lại đưa ra các Chuẩn không giống nhau thế nên mới cãi nhau tùm lum). Vì vậy, mấy ông Mẽo mới đưa ra dự luật nhân quyền. Tuy nhiên, vẫn có sự khác nhau giữa Đông và Tây, giữa các quốc gia ...
    Dân quyền thì khác nhau giữa các nước và do pháp luật các nước quy định, ví dụ như quyền bầu cử của phụ nữ mới gần đây (cách 40 năm gì gì đó) được quy định ở một số nước phương Tây chẳng hạn,
    Có thể đưa ra nhận xét rằng dân quyền (của một quốc gia quy định cho công dân của họ) bao trùm lên nhân quyền (khái niệm mà quốc gia đó thừa nhận).
    Hết ý kiến.
  3. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Nhà xuất bản chính trị quốc gia có xuất bản 2 cuốn sách của PGS.TS Trần Ngọc Đường bàn về "Quyền con người, quyền công dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa". Các bác có thể tìm đọc.
  4. kaufmannh2

    kaufmannh2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Luật Việt Nam quy định có thể bị tước quyền công dân chứ Hiến pháp Đức điều 16 khoản 1, câu 1 lại quy định là: Quốc tịch Đức không được phép bị tước đoạt. Chắc BK&TP phải chờ đến khi Việt Nam có Nhà Nước khác mới đuợc nhập tịch lại, thử cảm giác vô quốc tịch cũng hay

Chia sẻ trang này