1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quyền công dân và " sống thử "

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 22/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Quyền công dân và " sống thử "

    Sống thử đang là một vấn đề tưởng như mới mẻ và thiếu lành mạnh, kém văn hoá tại VN .

    Riêng về pháp lý, việc hạn chế công dân trên 18 tuổi bằng cách báo cho trường để xử lý kỷ luật xem ra đã chẳng hiệu quả - Ai cấm được tình yêu ? Cha mẹ còn chả cấm đoán nổi thì trường học làm sao cấm ?

    Viiệc siết chặt quản lý và báo cho trường học có vi phạm quyền công dân không nhỉ ?

    ===========

    Vấn đề ''''sống thử'''' đã vào đến nghị trường
    Giám đốc Công an TP. Nguyễn Đức Nhanh đã trả lời chất vấn về biện pháp quản lý sinh viên các trường đại học. Đại biểu Đặng Thị Loan đề cập một vấn đề tế nhị: ''''Báo chí gần đây đưa nhiều về chuyện ''sống thử'' của nam nữ sinh viên, Công an TP. ngăn chặn thế nào?''''.

    Ông Nhanh trả lời: ''''Công an TP. đã siết chặt việc quản lý tạm trú, tạm vắng, nếu phát hiện sinh viên ''sống thử'', thì kiến nghị nhà trường xử lý kỷ luật". Tuy nhiên, theo ông, đây là công việc khó khăn, không chỉ là trách nhiệm của ngành công an mà là của toàn xã hội trong việc giáo dục để sinh viên có nhận thức đúng đắn về tình yêu, lối sống.
  2. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Sống thử là một biểu hiện non nớt trong cuộc sống mà không
    được người lớn dạy dỗ đến nơi đến chốn .
    Ý đồ ngăn chặn sống thử là biểu hiện ý thức hệ tư tưởng cũ
    hủ bại muốn trở lại cưỡi đầu cưỡi cổ thế hệ mới.
    Người lớn còn hủ bại như thế, làm sao dạy trẻ con?
    Sống thử là cái mầm mà ý đồ ngăn chặn nó nảy ra .
    Trước hết, phải dập tắt ý đồ xâm phạm quyền công dân,
    thì sống thử sẽ hết .
    Hộ khẩu, khai báo tạm trú tạm vắng cũng phải dẹp ngay .
    Có nhiều cách hay hơn để giữ trật tự, an ninh xã hội .
  4. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0

    Thế nào mà em lại đọc tên topic của bác Minh thành: Sống thử là quyền của công dân .
    Vấn đề nêu ra ở đây cũng không có gì lạ, mấy năm gần đây đã có quá nhiều minh chứng thể hiện sự yếu kém trong cả thực tiễn quản lý lẫn tư duy quản lý của ta. Thêm điều này nữa chỉ thể hiện tính thống nhất cao độ trong toàn bộ máy :D
  5. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    Bác MinhTrinh ơi, cái topic này có nhiều điểm kô được cụ thể lắm nên iem kô hiểu, tỉ như các chỗ iem đã bôi vàng ở trên:
    1. hạn chế công dân trên 18 tuổi... -->làm gì?
    2. Ai cấm được tình yêu? --> bác hỏi câu này khó quá. Nó đã không thuộc lĩnh vực pháp lý lại càng xa rời cái topic là nói về việc sống thử. Yêu nhau chưa hẳn đã cùng nhau sống thử, mà sống với nhau (cả thiệt và thử) chưa hẳn đã do xuất phát từ tình yêu. Vả lại, tình yêu là một loại tình cảm, ta nên thảo luận trong box tâm lý có lẽ sẽ tìm được cái gốc rễ của vấn đề, đại loại như là "nguyên liệu" cơ bản của tình yêu là "cảm giác", nghĩa là muốn không có tình yêu thì ta có thể không cho cảm giác được xuất hiện chẳng hạn... vân vân...
    3. vi phạm quyền công dân... -> bác có thể khu trú lại được không ạ? công dân thì có ti tỉ cái quyền ấy chứ ^_^
    4. cuối cùng thì iem hiểu cái phần ví dụ bác nêu là ý bác muốn thông qua nó để cho biết là việc hạn chế sống thử đang vi phạm 1 cái quyền gì đó của công dân. Nhưng thật ra cái ví dụ đó cũng chẳng nêu được 1 vi phạm cụ thể gì. Vì cơ quan nhà nước ở đây là Cơ quan công an cũng chỉ tác động đến hành vi sống thử bằng việc tăng cường kiểm tra tạm trú, tạm vắng của công dân. Đây là 1 công việc mà họ phải làm trong công tác quản lý (và mọi nước khác cũng có cơ quan thực hiện công việc này). Còn trường học cũng chỉ tác động đến hành vi sống thử bằng việc ra các hình thức kỷ luật, là một phần nội quy của trường học mà bất cứ ai theo học cũng phải tuân theo, nếu ai đó kô thích tuân theo thì có QUYỀN nghỉ học, kô ai ép. Nhưng tự bản thân công dân có thể lựa chọn lợi ích giữa 2 quyền: quyền học tập và quyền... (chẳng biết quyền gì nữa ) mà có hành vi phù hợp (iem không nêu tính đúng sai trong việc lựa chọn hành vi ở đây).
    ---
    @ bác cỡ dép... ơi,
    "Sống thử là một biểu hiện non nớt trong cuộc sống mà không
    được người lớn dạy dỗ đến nơi đến chốn ." --> có khi được dạy mà vẫn kô hiểu ấy chứ , cái này gọi là "nhét không vào" đấy.
    "Ý đồ ngăn chặn sống thử là biểu hiện ý thức hệ tư tưởng cũ
    hủ bại muốn trở lại cưỡi đầu cưỡi cổ thế hệ mới."--> hoang đường, không có cơ sở thuyết phục được ...iem, còn ai khác thấy hiểu rồi thì cứ việc cổ vũ. ^_^
    "Người lớn còn hủ bại như thế, làm sao dạy trẻ con?
    Sống thử là cái mầm mà ý đồ ngăn chặn nó nảy ra .
    Trước hết, phải dập tắt ý đồ xâm phạm quyền công dân,
    thì sống thử sẽ hết ." ---> câu kô rõ nghĩa
    "Hộ khẩu, khai báo tạm trú tạm vắng cũng phải dẹp ngay .
    Có nhiều cách hay hơn để giữ trật tự, an ninh xã hội ." --> dẹp đi thì nhỡ sau này chồng iem đi vắng nhà mấy năm không tung tích, iem muốn cho anh ấy mất tích hay chết trên hồ sơ đặng iem đi lấy chồng khác thì iem nên làm cách gì? (iem tính bảo là vợ bác đi vắng nhưng ngại... vấn đề cá nhân của bác ).
    ---
    Bác MinhTrinh ơi, topic này bác cho đi đường vòng nhưng đâm ra vào hẻm cụt rồi, bác post bài gỡ rối đi thôi
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hì hì ... Anh di đường thẳng thì em cũng khó đưa được anh vào ngõ cụt nữa chứ đừng có nói đến anh đi đường vòng ... với lại tính của anh cũng ít khi thích vòng vòng, cứ trực diện mà đấu .
    Ý của anh khi đề cập đến quyền công dân là muốn nói đến quyền tự do ca nhân của 1 người thành niên, trong đó có ghi rành rành trong HP , bao gồm cả quyền tự do cư trú và di chuyển , tín ngưỡng, yêu đương ...
    Và giới hạn của công an nhăn răng với lại trường đại học nó ghi rành rành ra rồi, thử hỏi việc hai người yêu nhau, sống chung với nhau có dính dáng gì đến trường học với công an ?
    Anh cũng chưa bao giờ được đọc nội quy tại 1 trường Đại học nào trong đó có phần cấm SV yêu, sống thử hay lấy nhau cả, nếu HKT có phần nội quy này thì xin dẫn chứng để tăng thêm phần hiểu biết cho anh về những vi phạm nhân quyền dưới mái trường XHCN nhá .
    Khi nêu đề tài này, anh không ủng hộ, kêu gọi thanh niên nên sống thử mà chỉ nhìn vấn đề dưới khía cạnh Pháp Lý và cho rằng việc can thiệp vào cách sống của thanh niên như thế là một hành động ... vi phạm thô bạo vào quyền công dân, lẽ ra, vấn đề phải được nhìn nhận và giải quyết dựa vào giáo dục và xã hội .
    Một điểm khác về cái gọi là đăng ký tạm trú và tạm vắng mà em cho rằng : Đây là 1 công việc mà họ phải làm trong công tác quản lý (và mọi nước khác cũng có cơ quan thực hiện công việc này).
    Hihi...
    Em HKT ơi, Tại các quốc gia tôn trọng tự do của công dân thì chẳng bao giờ có vụ dựa vào hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng để giới hạn quyền công dân ngoại trừ các người đang bị thi hành án ( tạm tha, tại ngoại để điều tra ... ) hay bị tâm thần có thể gây nguy hiểm cho xã hội . Còn cái vụ : L'' amour c'' est pour rien thì ngay cả những người đang kết hôn cũng không bị cấm cản đâu em ạ . Thí dụ như ( lấy ví dụ là gia đình anh đi để khỏi đụng chạm ) bà xã anh có ... sống thử với 1 anh chàng khác và thuê nhà ngay trước của nhà anh thì anh cũng ráng mà chịu, chịu không nổi thì xin ly dị chứ chớ có dại dột mà qua đó khuấy phá hạnh phúc của sống thử .
    Tóm lại, mục đích của anh chỉ là nhìn qua khía cạnh pháp lý thôi , em yên tâm là anh không ủng hộ sống thử... hihi, với lại tuổi tác anh bi giờ có cho sống thử thì cũng chả khác sống thật và cái sống thật này nó cũng chả ảnh hưởng gì đến trật tự trị an hay làm sứt mẻ gì đến ai nữa ... ai không tin cứ thử là biết
    Ngay cả cái vụ sống hợp đồng ngắn hạn của các SV người đẹp chân dài với các sếp ( không phải với anh đâu nhé ) thì cũng là một vấn đề xã hội và phải giải quyết theo chiều hướng giáo dục & xã hội hơn là các chế tài pháp lý .
    Đẻ anh xem tử vi cho cái " quy định tạm trú, tạm vắng " nó thọ được mấy năm nữa nhé , hình như đến giờ này nó đang ngắc ngoải đó .
    @ Reme : Quyền công dân rộng lắm đấy . Công dân chưa ý thức được nên cứ tưởng là cái gì công an, nhà nước và trường học cũng có quyền can thiệp !!! hổng có đâu ạ, tại vì hiền nên bị bắt nạt mà thôi .
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Ở một số nước tiên tiến, luật xử những người chồng, vợ,
    hay cha mẹ vắng nhà lâu mà không có tin, là những người
    trốn tránh trách nhiệm, hoàn toàn có lỗi, phạm pháp, và
    người bị nạn là người còn ở nhà (vợ, chồng, con cái) có
    quyền kiện và được thắng kiện. Khi thắng kiện rồi, thì muốn
    làm gì thì làm, khỏi cần tìm cách gì cả .
    Bạn xem chừng thích cái trò khai báo tạm trú tạm vắng nhỉ ?
    Bạn có thể cho biết cái đó có lợi ích gì trong trị an không ?
    Có phải mấy giờ trong ngày thì công an đến xét xem có người
    đến hay đi khỏi nhà không ? Nếu không thì làm sao chắc chắn
    được có người đến người đi mà không khai báo tạm trú tạm
    vắng ? Nếu không khai báo thì làm sao trị an ?
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Quốc gia tiên tiến điển hình là các nước nào hả bạn ? Lại Mỹ phải không ?
    Quan hệ gia đình ở Bắc Mỹ thì nghĩa vụ đồng cư không thắt chặt như ở VN, chỉ có nghĩa vụ cấp dưỡng thôi, có gì mà gọi là phạm pháp với người bị nạn ???
    Con cái cứ 18 là có quyền ra khỏi nhà, chưa kể là nhiều khi chính cha mẹ cũng yêu cầu như thế .
    Thanh niên trên 18 muốn sống thử hay sống thật, nay lấy, mai bỏ cũng là quyền tự do của họ .
  9. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    chuyện pháp luật ghi tôn trọng quyền công dân nhưng thực thi lại là một chuyện khác.
    Ngoài ra luật thì chung chung, làm sao quy định cụ thể chi tiết cho từng trường hợp được, thế nên những người thi hành thì mỗi ông làm một nẻo.
    Chuyện đăng kí tạm trú tạm vắng là một việc vớ vẩn, mà phần nhiều mang tính hình thức.
    Khổ nhất với khoản này là sinh viên ngoại tỉnh ra Hanội học, thuê nhà, mỗi làn chuyển nhà phải đăng kí tạm trú tạm vắng, tiếp theo nếu có bạn bè đến nhà mình chơi mà ngủ qua đêm cũng phải ra dân phòng khai.
    Tất nhiên ko làm thì cũng không sao, nhưng chẳng may thình lình mấy ông dân phòng đi kiểm tra (mà dân phòng phần nhiều là mấy thằng thanh niên của xóm, chả học hành gì lêu lổng, nên nhiều thằng rất chi là mất dạy), thì rắc rối lắm, bọn nó hạch sách đủ điều, kiểm tra giấy tớ, thậm chí dẫn ra trụ sở dân phòng giữa lúc nữa đêm. Cuối cùng có khi chẳng bị làm sao, nhưng rất bất tiện.
    Thứ đến, có chuyện mà sinh viên ngoại tỉnh bọn em rất bực là chuyện giờ giới nghiêm hay cái gì đó tương tự, dân sinh viên, đặc biệt là em có máu đi chơi đêm, đi linh tinh ngoài đường, đến nhà bạn bè rồi về muộn. Sau 12H thường có rất nhiều cảnh sát cơ động đi tuần, gặp bất cứ ai cũng có thể yêu cầu kiểm tra giấy tờ. Mấy ông này cũng nhiều cha mất dạy lắm. Giấy tớ mình nếu mà thiếu thì bọn nó hạch sách đủ điều, có khi có tiền trong ví bọn nó lấy hết luôn.
    Sinh viên thì ngại va chạm với cơ quan công an, mà kiện cáo gì cũng chả có bằng chưngs!
    Đó là kinh nghiệm rút ra của 5 năm học ở Thủ đô ngàn năm văn hiến CHuyện này chắc mấy bạn hà nội không có biết! Vì các bạn toàn người ngoan, chả bao giờ đi hoang như bọn em, tiếp nữa các bạn chả bao giờ phải đi thuê nhà trọ cả.

    Về chuyện sống thử, có dở hơi mới cấm, các bác đại biểu cứ vẻ chuyện, công an đi bắt bọn nghiện hút còn chả bắt được hết, thừa hơi đi can thiệp vô chuyện trai gái.
    Mà giả sử sắp tới giở chứng lên lại có cái nghị định nào đó siết chặt việc quản lý tạm vắng tạm trú, cho công an và dân phòng quyền kiểm tra và xử phạt mấy đôi sống thử thì sẽ như thế nào nhỉ?
    Ở Vn chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra!
    Như thế cũng chả ngăn chặn được gì hết, chỉ tạo điều kiện cho mấy ông dân phòng đục nước béo cò thôi!
    Vấn đề pháp lý đặt ra ở đây là sẽ giải quyết thế nào nếu một văn bản dưới luật (thậm chí là luật) đi ngược lại với các quyền căn bản của công dân đã được quy định trong Hiến Pháp?

    Một văn bản hay một quyết định hành chính thì có thể kiện ra Toà hành chính, nhưng mà toà hành chính nhà mình thẩm quyền còn rất chi hạn chế!
    Nếu giả thiết trên là có thật, thì đó là một văn bản vi hiến, nhưng ở nuớc mình chưa có một thiết chế kiểu như toà án hiến pháp, nên nếu có thì công dân chỉ có nước khóc và chờ sự lên tiếng của công luận báo chí, máy ra ông nhà nước ông ấy thương tình sửa đổi
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Ngoài nghĩa vụ cấp dưỡng, còn có nghĩa vụ chăm sóc nữa .
    Nếu cha, hay mẹ, hay cả hai bố mẹ vắng nhà mà để con nhỏ
    một mình ở nhà, thì đã phạm pháp, có thể ngồi tù, còn con thì
    là người bị nạn, được nhà nước thuê người chăm và nuôi.
    Chuyện này đôi khi xảy ra (bị cảnh sát bắt, hay láng giềng tố),
    nhất là chuyện bố mẹ đi chơi Thứ Bảy, Chủ Nhật, chỉ vài giờ
    thôi. Những lúc trôi chảy, thì không ai biết .
    Nếu chồng hay vợ đi vắng, mà người ở lại có khó khăn trong
    việc kiếm tiền, và việc chăm sóc con cái, vì không gửi tiền về,
    thì người đi vắng phạm pháp, bị ngồi tù, còn vợ hay chồng ở
    nhà và các con là người bị nạn, được nhà nước trợ cấp tiền,
    và các khoản phúc lợi khác, như tiền khám sức khoẻ, chữa
    bệnh, tiền ăn, và cả đến tiền đủ để sinh sống nữa, nếu bận
    chăm sóc con mà không thể đi làm được.
    Nói tóm lại, làm nhà nước phải bỏ tiền ra thì ắt là phạm pháp
    rồi, và người nhà nước phải cưu mang ắt là người bị nạn.

Chia sẻ trang này