1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quyền công dân và " sống thử "

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 22/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Thích nhau thì ở với nhau, kiến nghị xử lý kỷ luật (truy cứu trách nhiệm hành chính) thế quái nào được. Bây giờ làm năm nào rồi mà giám đốc CA thành phố lại phát biểu vi phạm nhân quyền như thế!. Còn vấn đề quy phạm đạo đức thì không liên quan gì ở đây cả; tốn hàng tỷ đồng để họp hành, đánh chén mà HDND Tp. HN chỉ bàn nhừng chuyện vớ vẩn như thế này sao thôi?.
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hihi, làm tớ lại nhớ đến cái thời xa xưa tại diễn đàn quốc hội đệ nhị cộng hoà ở miền Nam ... Chuyện không phải là sống thử hay sống thật đâu nhé nên em HKT đừng vội phản đối, cho rằng chỉ có đám con trai mới thích sống thử nên cứ bàn với tán mãi... hihi
    Miền Nam ngày xưa có 2 nữ dân biểu khá nổi tiếng vì ... tào lao .
    Bà thứ nhất có cái tên rất đẹp là : Kiều Mộng Thu , bà này đắc cử được là nhờ các thày ở chùa ủng hộ . Vì thế, tiếng nói từ chùa chuyển đến Quốc Hội đều do bà đưa ra , bà này thì cái gì đụng đến chùa là phản đối bất cần quyền lợi đất nước .
    Bà thứ hai bình thường hơn, bà thích khoe tài và làm đẹp xã hội, vì thế, khi bàn đến đái đường ( Cả SG lúc ấy chỉ có 1 nơi công cộng nằm ngay đường Lê Lợi , may mà thành phố cũng có lắm cây xanh ), bà phảnn đối và đòi trừng phạt nặng những người đái đường, hứng chí hơn, bà khoe : Riêng cá nhân bà thì bà có thể nín được 24 tiếng ( Hồi ấy chưa có vượt biên nên chẳng hiểu bà này đã nín vì lý do gì ) ; Từ đấy, báo chí miền Nam gọi bà là bà dân biểu nín tè , bôi bác hơn, có báo gọi thảng là em gái nín tè .
    Cũng bà này, trong 1 buổi bàn về tệ trạng " bề hội đồng ", bà cũng lớn tiếng đòi xử bắn tại chỗ tất cả lũ manh tâm bề hội đồng mà không cần xét xử, chỉ 1 tuần sau thì 2 cậu quý tử của bà cùng bị bắt vì tội ... bề hội đồng, may mà lời yêu cầu của bà tại Quốc hội chưa thành luật không thì hai quý tử của bà đã bị bắn do chính bà yêu cầu .
    À, lại chuyện ngày xưa, có ông nghị Giáp văn Thập chuyên sản xuất khung xe đạp từ mãi 1945, lắm tiền nhiều của nên ông ra ứng cử chức nghị viên hội đồng đô thành và tiếp đó là quốc hội . Cái hay là ở VN, chỉ cần dân chúng nhớ tên cũng có thể được bầu, vì thế mà ông thất cử mãi đâm ra dân họ cũng nhớ tên và rồi ông cũng thoả mộng để vào Quốc Hội làm luật cho dân . Tờ bich chương vận động của ông ( khổ to đóng trên các cây, khổ nhỏ phát cho dân trong các buổi tiếp xúc cử tri ) có ghi 1 đoạn chú thích mà tôi không thể nào nín cười và quên được : Kẻ nào vứt đi hoặc huỷ hoại tờ giấy này là đồ vô lương, trời chu đất diệt !!!
    May mà hai kép hát Hùng Cường, Chế Linh hồi đó không thích mần chính trị chứ nếu muốn chỉ cần ra các vùng quê là đắc cử đấy ... Có cái nhà ở bờ biển Quy Nhơn treo hình Hùng Cường to như lá cờ mà chủ nhà chẳng họ hàng gì với Hùng Cường còn khi Chế Linh ra hát thì từ Bồng Sơn, Tam Quan, xe đò lũ lượt chở con gái vùng quê đi xem Chế Linh hát, ngủ đường ngủ chợ cũng vui miễn là được ngó thấy Chế Linh !!!!
    Vài hàng tán dóc cho vui để thấy ý thức về chính trị của quần chúng thời xa xưa .
  3. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    he he
    Khi nói tới em gái nín tè là bác lại thè lưỡi ra, hí hí, làm em liên tưởng đến một động tác không văn minh lắm
    Mấy câu chuyện ngày xưa của bác nhiều thật đấy, mà chuyện nào cũng thú vị cả,
    Còn ý thức chính trị của người dân ư, thì thời nào cũng vậy thôi, dân lo cho cái bụng còn chưa xong, nghĩ gì tới chính trị chính em,
    he, nói thì lại bảo là lại tâng bốc nước ngoài, chứ ở các nước phát triển, người dân họ quan tâm rất đến chính trị, vì họ thấy ngay quyền lợi của mình trong đó mà. Còn ở một số nước nhược tiểu, căn bệnh hình thức và những cạnh tranh chính trị không lành mạnh đã biến chính trị thành một trò chơi tàn bạo, và người dân trở thành những khán giả bất đắc dĩ, và cái mỹ từ "nhân dân" lại trở thành một vỏ bọc hoàn hảo cho mọi mưu đồ chính trị,
    he he, mà chuyện sống thử thì liên quan gì ở đây nhỉ
  4. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    mà sinh viên thì phần lớn sống xa nhà, kô có "người lớn" dạy dỗ mà hoàn cảnh thì thuận lợi dễ đưa đẩy nên Cơ quan công an mới có sự tác động bằng cách tăng cường tạm trú, tạm vắng... đặng mà thấy đôi nào đang biểu hiện sống thử thì tổ dân phố, chủ nhà có "lời ra tiếng vào","chăm sóc" kỹ hơn chút đỉnh... để hạn chế những vấn đề phát sinh, chứ cũng chẳng làm gì nổi các đôi ấy.
    trở lại ví dụ của bác MinhTrinh về "quyền sống thử" thì trong trường hợp trên "quyền sống thử" tự do quá mức đã đụng chạm đến tự do trong hôn nhân và các quy định hôn nhân nên cấm là đúng. Vì nguyên tắc là tự do có giới hạn.
    Trường hợp 1 người đã có quan hệ hôn nhân với một người mà lại được tự do sống như vợ chồng với người khác, nếu để tự do như thế sẽ gây nên những tổn thương về tinh thần cho người kia --> sẽ là bất công nếu kô có chế tài xử lý vì khi tham gia vào quan hệ hôn nhân thì phải chịu những ràng buộc nhất định --> theo ví dụ của bác MT thì tự do quá mức rồi đấy --> kô thể hiện được vai trò của pháp luật trong bình ổn xã hội --> rồi sẽ có ngày những người ngồi nhìn vợ/chồng mình đi sống với người khác tự do mà kô bị gì nổi điên lên, sẽ có án mạng, chết chóc, chia ly, tan tác... --->loạn.
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    mà sinh viên thì phần lớn sống xa nhà, kô có "người lớn" dạy dỗ mà hoàn cảnh thì thuận lợi dễ đưa đẩy nên Cơ quan công an mới có sự tác động bằng cách tăng cường tạm trú, tạm vắng... đặng mà thấy đôi nào đang biểu hiện sống thử thì tổ dân phố, chủ nhà có "lời ra tiếng vào","chăm sóc" kỹ hơn chút đỉnh... để hạn chế những vấn đề phát sinh, chứ cũng chẳng làm gì nổi các đôi ấy.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Và giới hạn của công an nhăn răng với lại trường đại học nó ghi rành rành ra rồi, thử hỏi việc hai người yêu nhau, sống chung với nhau có dính dáng gì đến trường học với công an ?
    Anh cũng chưa bao giờ được đọc nội quy tại 1 trường Đại học nào trong đó có phần cấm SV yêu, sống thử hay lấy nhau cả, nếu HKT có phần nội quy này thì xin dẫn chứng để tăng thêm phần hiểu biết cho anh về những vi phạm nhân quyền dưới mái trường XHCN nhá .
    [/QUOTE]
    Như vậy thì có hay kô sự giới hạn quyền công dân (kô biết cụ thể quyền nào ở đây) trong vấn đề hạn chế việc sống thử? -->Kô có.
    Và iem kô được học ở tất cả các trường nên cũng chưa thấy có các nội quy nào cấm sống thử, nhưng nếu sống thử mà để xảy ra những vấn đề phát sinh như gây rối trật tự xã hội, hút chích... thì có chế tài ấy ạ.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ-]Em HKT ơi, Tại các quốc gia tôn trọng tự do của công dân thì chẳng bao giờ có vụ dựa vào hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng để giới hạn quyền công dân ngoại trừ các người đang bị thi hành án ( tạm tha, tại ngoại để điều tra ... ) hay bị tâm thần có thể gây nguy hiểm cho xã hội . Còn cái vụ : L'''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''' amour c'''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''' est pour rien thì ngay cả những người đang kết hôn cũng không bị cấm cản đâu em ạ . Thí dụ như ( lấy ví dụ là gia đình anh đi để khỏi đụng chạm ) bà xã anh có ... sống thử với 1 anh chàng khác và thuê nhà ngay trước của nhà anh thì anh cũng ráng mà chịu, chịu không nổi thì xin ly dị chứ chớ có dại dột mà qua đó khuấy phá hạnh phúc của sống thử .
    [/QUOTE]
    trở lại ví dụ của bác MinhTrinh về "quyền sống thử" thì trong trường hợp trên "quyền sống thử" tự do quá mức đã đụng chạm đến tự do trong hôn nhân và các quy định hôn nhân nên cấm là đúng. Vì nguyên tắc là tự do có giới hạn.
    Trường hợp 1 người đã có quan hệ hôn nhân với một người mà lại được tự do sống như vợ chồng với người khác, nếu để tự do như thế sẽ gây nên những tổn thương về tinh thần cho người kia --> sẽ là bất công nếu kô có chế tài xử lý vì khi tham gia vào quan hệ hôn nhân thì phải chịu những ràng buộc nhất định --> theo ví dụ của bác MT thì tự do quá mức rồi đấy --> kô thể hiện được vai trò của pháp luật trong bình ổn xã hội --> rồi sẽ có ngày những người ngồi nhìn vợ/chồng mình đi sống với người khác tự do mà kô bị gì nổi điên lên, sẽ có án mạng, chết chóc, chia ly, tan tác... --->loạn.
    [/QUOTE]
    HKT làm anh nhớ lại những kiểu kiểm soát hay giáo dục không được là ..CẤM ! thí dụ như cấm Karaoke, cấm tiếp viên ngồi, chỉ được đứng đằng sau lưng khách, cấm uống rượu, thậm chí còn nhân danh thuần phong mỹ tục mà cấm luôn cả con gái mặc áo 2 dây như ở HN , cấm ăn đêm vì sợ đua xe ( cũng lại HN ) .
    Tất cả những tệ nạn mà em HKT đưa ra chẳng ăn nhậu gì đến sống thử cả, lừa gạt ái tình, tiền bạc nếu có thì ngay đến sống thật cũng đầy rẫy, như thế chả lẽ lại cấm luôn cả kết hôn với lập hôn thú ? Ah, có lần tại TP HCM lại còn quy định cả phải có đăng ký kết hôn mới dược tổ chức đám cưới nữa !!!
    Cứ như AU phán là hay nhất : Tên nạn còn đầy ra, anh em CA vất vả ngày đêm còn chưa dẹp xong, nay lại lôi cả CA vào giải quyết chuyện sống thử thì theo tôi đúng là : Tào lao .
    Hơi xa đề tài 1 tí khi HKT đả kích luôn cả chuyện quan hệ ngoài phạm vi một vợ, một chồng .
    Cái cuộc sống của con người nó không bằng phẳng và giống nhau đâu, hoàn cảnh mỗi người mỗi khác, anh nói thí dụ :
    Trường hợp không lien quan đến sống thử như 1 gia đình đang hạnh phúc, ông chồng vì 1 lý do nào đó ( Cá biệt mà anh đã thấy là ông này là sĩ quan cao cấp, đi trận bị đạn trúng ngay của quý ... ) hoàn cảnh ấy nếu ly dị thì không đành mà chung thuỷ thì rõ ràng trái với luật âm dương ( Trời cũng có quy luật đấy ) ... hay là lại có những ông chồng khoẻ như ... dê, bà vợ lại lãnh cảm thì sao đây ? ( Sống thử rất có lý trong trường hợp này đấy , giá mà hai người sống thử rồi chắc là sẽ không đưa đến tình trạng sau đó ông chồng phải ăn phở dọc đường ) .
    Cá nhân tôi không thích sống thử nhưng cũng rất thông cảm đối với các bạn trẻ muốn sống thử , nhất là những thanh niên bộp chộp, hay dễ trúng tiếng sét ái tình , mà cái vụ bộp chộp này cả nam lẫn nữ đều có đầy ở xã hội, rất nhiều người chỉ vì thế và rồi ngại ngùng chuyện li dị nên cứ mặc cho giòng đời đưa đẩy và cái cảnh 2 người vẫn sống chung nhưng đối xử lạnh nhạt với nhau năm này qua tháng khác xét ra chỉ là làm khổ lẫn nhau và làm khổ cả đôi bên cha mẹ lẫn con cái .....
    Lại bàn đến tình yêu và quan hệ vợ chồng : Hai việc này thường đi đôi nhưng không hẳn là luôn luôn hoặc phải đi đôi với nhau đâu nhé, cuộc đời muôn vạn nẻo và sống thử cũng là cách thức để tránh đi những điều đáng tiếc ( trên quan điểm thuần phong mỹ tục sau khi kết hôn ) . Những lý do mà HKT đưa ra mới nghe có vẻ có lý lắm :
    Trường hợp 1 người đã có quan hệ hôn nhân với một người mà lại được tự do sống như vợ chồng với người khác, nếu để tự do như thế sẽ gây nên những tổn thương về tinh thần cho người kia --> sẽ là bất công nếu kô có chế tài xử lý vì khi tham gia vào quan hệ hôn nhân thì phải chịu những ràng buộc nhất định -->
    Trên thực tế, Chính vì những ràng buộc của luật pháp mà đã gián tiếp gây ra những thảm trạng đáng tiếc, khi tình yêu đã vỗ cánh bay xa thì nên để con người tự điều chỉnh sẽ hay hơn là bám víu vào pháp lý bởi vì tình yêu không phải là một món hàng có thể bỏ vào trong thùng hay níu kéo mà được .
    Anh quen 1 cặp sống thử ở đây khá lâu, mãi khi 2 đứa con đã lớn , họ mới làm đám cưới và họ rất tự nhiên trong khi mình thì rất ngạc nhiên vì hồi ấy mới qua đây nên cũng cảm thấy hơi ngược . Có điều ở đây lâu rồi thì mới thấy Pháp luật đã biết là cấm cũng không nổi nên tạo ra những luật lệ khá phù hợp như :
    - Hai người sống thử với nhau quá 2 năm cũng có trách nhiệm và quyền lợi như 1 cặp có hôn thú, khác chăng là khi bỏ nhau thì không phải bàn tính đến việc ra toà ly dị mà chỉ bàn về trách nhiệm với các đứa con dưới 18 tuổi .
    - Không có từ : Con ngoại hôn, ngoài giá thú ... để đứa trẻ khỏi ... tủi thân vì không có tên bố trong giấy khai sinh kiểu " Vô danh " như ở VN ! Nói thật chứ những ai mang giấy khai sinh có phần vô danh này ở VN chắc chắn là không vui tí nào khi bị như thế , theo đó, người mẹ có cả quyền chọn họ cho tên của con mình, không nhất thiết phải là họ của người chồng, chỉ ác 1 cái là trong trường hợp rõ ràng không phải con của người chồng nhưng nếu có hôn thú và người vợ cứ thích ghi tên ông chồng là tác giả thì ông chồng cũng phải chấp nhận .
    @ KOJ : Văn hoá và thuần phong mỹ tục đâu ở cái emotion ! Mà đừng chê vụ lè lưỡi nhé... HKT giận cho đấy, cứ theo thông kê thì cứ mỗi 15 phút nói chuyện về luật thi HKT le lưỡi khoảng 15 lần ... may mà lưỡi rất dễ thương chứ không dễ ghét , bằng cớ là đã có 1 TV trẻ ở đây từng đắm đuối muốn rơi luôn cả cái kính cận 10 đi-ốp Và cũng rất may là TV này chỉ muốn sống thật luôn cho rồi chứ không cần thử thiếc gì cả ... haha, lại lè lưỡi !
  6. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi chê bai, vì tôi biết nhiều cách hay hơn quản lý hộ khẩu .
    Nhiều người đang ở VN cũng biết điều đó, trừ bạn ra .
    Ở ViệtNam nếu phạm tội, mà có đủ tiền chi tiêu, thì dễ dàng
    ẩn tránh pháp luật , mặc dù có chính sách hộ khẩu và đăng
    ký tạm trú tạm vắng.
    ở Mỹ, nếu phạm pháp quan trọng mà vào danh sách truy nã
    thì trên chương trình TV sẽ thấy tên thật, tên giả, tuổi, quê quán,
    thói quen, nhiều hình ảnh, và cả những hình ảnh computer làm
    ra để tưởng tượng kẻ phạm tội đã già đi, hay cắt tóc, để râu, vân
    vân . Đến nước này, kẻ phạm tội nếu có người che chở, chỉ
    còn cách chui vào buồng kín không ra mà sống thôi .
  8. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1

    ở Mỹ, nếu phạm pháp quan trọng mà vào danh sách truy nã
    thì trên chương trình TV sẽ thấy tên thật, tên giả, tuổi, quê quán,
    thói quen, nhiều hình ảnh, và cả những hình ảnh computer làm
    ra để tưởng tượng kẻ phạm tội đã già đi, hay cắt tóc, để râu, vân
    vân . Đến nước này, kẻ phạm tội nếu có người che chở, chỉ
    còn cách chui vào buồng kín không ra mà sống thôi .
    [============
    === Rồi, bác lại đem cái "ở Mẽo" ra để mà viện dẫn. Phải biết mình là ai chứ? Thằng nhà giàu, nó có trang bị tận răng, hạ tầng hệ thống thông tin đã có sẵn nên việc ứng dụng phải thuận lợi hơn các nước nghèo rồi. Nước ta chiến tranh bao nhiêu năm, muốn áp dụng CNTT vào quản lý nhà nước đòi hỏi phải có quá trình đầu tư, phát triển.
    === Có lẽ bác may mắn được sống ở Mẽo hay đại loại các nước tiến bộ, nên khi nhìn về Vn cái gì cũng dở, cũng kém cũng đáng chê. Mọi sự so sánh khi không đặt trên nền tảng đồng nhất đều là khập khiễng bác Mẽo ạ!
  9. HOAINAM182

    HOAINAM182 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Tôi không biết bác năm nay đã bao nhiêu tuổi , đã sống và nghiên cứu bao nhiêu năm về VN . Nhưng những gì mà bác đánh giá và nhận xét thì khó nghe quá .
    Một vài ánh đèn điện xanh , đỏ thì đó chưa chắc đã là thành phố đâu bác ạ .
  10. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    hi hi, chộp được mẩu tin ngắn này thật là thú vị:
    Báo Thanh Niên số 209 (3870) ra ngày Thứ sáu 28-07-2006:
    ?oCánh mày râu ở Anh có thể bị cấm phơi ngực trần tại những nơi công cộng theo luật địa phương mới đang được các tòa thị chính ở xứ sở sương mù xem xét. Theo đó, dự luật sẽ cấm nam giới ở đây cởi áo tại các khu phố đông người đồng thời cho phép cảnh sát được quyền đưa những ai vi phạm ra khỏi những nơi đó. Dự luật trên được đưa ra trong bối cảnh đợt nắng nóng nghiêm trọng ở nước này đang khiến nhiều nam giới ở tuổi trung niên đi lại với mỗi quần soọc và đôi giày thể thao. Một quan chức cao cấp của chính phủ cho rằng trung tâm thành phố không phải là bãi tắm và ?ocởi trần là một hành động quá đà đối với cả nam lẫn nữ?. Cũng theo dự luật, những ?oquý ông? không mặc áo sơ mi tại các khu trung tâm thành phố sẽ bị coi là chống lại xã hội. Một khi được thông qua, dự luật nói trên sẽ có cơ chế vận hàng tương tự các đạo luật địa phương như cấm uống bia rược trên đường phố và cấm giới trẻ tụ tập. (Daily Mail) ?" H.Y.
    Vậy đó, ngay cả một nước có nền luật pháp lâu đời như Anh cũng ?onghĩ? ra được những đạo luật như vậy. Các bác thử phân tích xem dự luật đang được xem xét này có đúng là vi phạm nghiêm trọng quyền công dân không nào? Đó là quyền tự do ?ohành xử? với cơ thể bản thân. Tại sao người ta có quyền ?otự tử? là tự mình tước đi mạng sống của mình được mà không được quyền tự do không bận áo trong tình huống nóng nực không chịu nổi? (ở đây cũng là còn lịch sự khi còn bận quần đấy nhé, iem đọc báo nghe nói còn có nhiều ông chơi ngông theo chủ nghĩa tự do thân thể, thích ?otruổng cời? nơi công cộng nữa cơ, và được báo chí đặt cho cái tên là ?oQuý ông truổng cời? ?" Tiếng Việt là thế, tiếng Anh chắc là Mr. Naked :D). Nhưng dự luật này vẫn có thể ra đời bởi vì dự luật này có mục đích hạn chế sự quá đà trong chủ nghĩa tự do cá nhân làm ảnh hưởng đến tự do của người khác. Vì việc các quý ông không bận áo trước hết là làm mất thẩm mỹ nơi công cộng, vì chưa chắc là quý ông cởi trần đó có các cơ bắp đẹp như các vận động viên hoặc như người mẫu. Mà cho dù có đẹp đi nữa thì sẽ là các quý ông khác nhìn vào thấy mất tự tin mà gây ra các hệ lụy khác như xao nhãng công việc làm giảm thu nhập xã hội, còn các quý cô mà nhìn thấy thì chắc cũng mất tập trung trong công việc mất thôi :D
    Đương nhiên, dự luật cấm cởi áo cũng chỉ có giới hạn, nghĩa là người ta có thể chỉ xem xét cấm cởi áo ở nơi công cộng.
    Như thế để hạn chế sống thử, xét về khía cạnh hạn chế sự quá đà trong tự do lựa chọn cách sống, ta vẫn có thể chỉ cấm trong giới hạn phạm vi là các đối tượng vẫn còn đang có sự lệ thuộc vào gia đình ?" xã hội về kinh tế? Đó chính là các bạn nam nữ sinh viên ?" học sinh. Đối với đối tượng này, họ đang thực hiện nhiệm vụ chính cho chính bản thân họ và cho chính xã hội là phải học tập thật tốt để nâng cao tri thức,? để có tương lai tốt đẹp cho chính bản thân họ cũng như góp phần làm xã hội phát triển. Theo đó, việc chung sống với người khác như vợ chồng trong giai đoạn này lợi ích không bao nhiêu mà tác hại thì thấy rõ, nhất là tác hại đối với phái nữ. Theo đó, cần có sự kết hợp giữa cơ quan giám sát sự cư trú và các tổ chức sự nghiệp để theo dõi sát sao lối sinh hoạt của các bạn học sinh sinh viên, tuyên truyền giáo dục khuyến khích họ có lối sống lành mạnh, lấy việc trau dồi tri thức làm chính, và có các biện pháp xử lý phù hợp tùy mức độ đối với các sai phạm để giúp họ nhận thức được những sai lầm trong lối sống hoặc có lựa chọn cuối cùng (ví dụ như đi đăng kí kết hôn chẳng hạn thì vừa sống chung vừa học tập, hoặc thông báo gia đình ?" nghe báo gia đình là sợ mất vía rùi ?" và buộc có những cam kết nhất định nếu vẫn tiếp tục chung sống? ). Đương nhiên, việc xử lý đối với những bạn học sinh sinh viên vi phạm cần phải có những quy định thật hợp lý sao cho vẫn đảm bảo cho các bạn ấy còn con đường tiếp tục chăm lo cho sự nghiệp, tương lai bản thân. Và, vai trò lớn nhất ở đây vẫn là gia đình và nhà trường, là những người có tác động lớn nhất (và rảnh rỗi hơn các cơ quan khác như cơ quan công an? ) đối với các bạn học sinh sinh viên.
    Còn đối với các đối tượng khác như công nhân,? những người đã có công việc thì việc họ sống thử là chuyện không thể hạn chế trực tiếp một cách mạnh mẽ như đối với học sinh sinh viên. Và nếu can thiệp mạnh mẽ thì đúng là chuyện không thể làm được. Vì cũng chẳng có chính quyền nào dám ban hành hẳn các quy định là ?ocấm sống thử, sống thử là hành vi?? vì đó đúng là vi phạm quyền tự do lựa chọn cách sống của công dân. Có chăng là những quy định lệ làng, hương ước sẽ làm thay việc đó cho pháp luật mà thôi.
    ---
    thật ra cũng khó để kết luận một quy định là hay hoặc dở mà là quy định đó có thuyết phục được số đông người dân tuân thủ theo hay không mà thôi.
    Còn đối với bác Codep, khi mà bác có tư tưởng "người dân không thích tuân thủ pháp luật thì thách nhà nước làm gì được nào?" thì iem cũng hết ý kiến.
    ^_^ cái này gọi là "nhét không dzô" í mà
    bác MT àh, cái thực tế bác nêu cũng chính là các thực tế mà quy định pl VN tôn trọng quyền công dân và không can thiệp sâu. Vì những vi phạm về hôn nhân 1vợ 1 chồng, để cơ quan nhà nước có thể tác động vào thì cũng phải có yêu cầu tác động của đương sự hoặc những người có quyền thay mặt đương sự yêu cầu. Vậy thôi.
    Tình hết thì tốt nhất chia tay nhau thôi
    mà cái này hình như lạc đề xa thiệt là xa rùi đó... nên thảo luận trong topic về HNGĐ cho đỡ lộn xộn thôi nào
    Còn vụ lè lưỡi gì đó là bác Minh Trinh thống kê... nhưng iem không thừa nhận nha. ^_^ không chính xác chút nào cả

Chia sẻ trang này