1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quyền công dân và " sống thử "

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 22/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đây là luật ở Mỹ . Nếu bạn nào không thích, thì bỏ qua,
    đừng bực mình .
    Nếu một anh chàng không yêu, không sống thử, không gì hết,
    ngoài chuyện một lúc bồng bột, mà có con, thì anh ta phải có
    trách nhiệm cấp dưỡng cho đứa trẻ. Nếu anh ta không chịu,
    người mẹ đứa trẻ có quyền đòi anh ta cho mẫu để thử gien
    (DNA) xem có phải anh ta là cha đứa trẻ không . Nếu đúng,
    anh ta phải trả tiền thử gien, và phải chịu trách nhiệm cấp
    dưỡng cho đứa trẻ anh ta làm ra mà không phải là cha nó.
    Anh ta có được làm cha đứa trẻ hay không, còn tuỳ thuộc nhiều
    chuyện sau đó, nhưng vẫn phải chu cấp đứa trẻ đã.
    Ở các nơi công cộng, như siêu thị Wal-Mart, và Bưu Điện,
    có dán ảnh các chàng có làm ra trẻ con, mà trốn tránh trách
    nhiệm, bị truy nã về tội này.
    Luật này làm ra để bảo vệ quyền lợi vật chất của trẻ con, và để
    các chàng muốn thử phải biết nghĩ đến hậu quả cúa việc mình
    làm. Mặt khác luật này cũng cho những đôi nam nữ, không
    muốn thề nguyền chung sống, được tự do. Đương nhiên, luật
    này không xâm phạm gì đến quyền công dân và chuyện họ tạm
    trú ở đâu.
  2. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    chuyện anh cờ linh tông đi ăn phở với cô em tập sự nhưng chị hưu la rì vẫn cứ nhơ nhơ ra . QH mỹ vật lên vật xuống đòi truất phế kẻ dám ăn phở thay cơm nhưng rồi có chết thằng tây nào đâu nhể . dân mỹ cũng thông cảm vì chắc ở nhà lão cờ linh tông chả được vợ cho ăn cơm nên chàng mới phải đi ăn phở chứ lị
    Nếu xã hội suy đồi , ai cũng thích ăn phở trừ cơm thì có ra cả chục bộ luật kêu gọi thiên hạ đi tu thì cũng ... vũ như cẩn
    Các bác nhà mình cứ hay thích ra luật để chứng tỏ cho thế giới biết nhân dân VN cầm cu dam dang í chết cần cù đảm đang nhất thế giới . hehehehe nói thêm thì không khéo lại được cho lên cây ngồi í . ơ mà hay nhể bàn tán mấy cái chuyện nhạy cảm này có vi phạm quyền tư do ... tán dóc của nhân dân VN không nhể
  3. Ga-lang-thang

    Ga-lang-thang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    1
    Quên đi, các vị còn chưa định nghĩa được "sống thử" là gì mà.
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Định nghĩa "sống thư" không cần bằng trả lời câu hỏi:
    Bây giờ có nên thắt chặt quản lý hộ khẩu, tạm trú tạm vắng
    hơn trước nữa không ?
    Tôi đề nghị, nên tăng cường tuần tra đường phố, hễ thấy
    đôi nam nữ đi cặp đôi là giữ lại, đòi cho xem giấy đăng ký
    kết hôn . Nếu không có, thì phạt giam cho đi lao động vài
    ngày, và phạt tiền vài triệu đồng. Nếu cùng ngủ trọ, hay cùng
    tạm trú nhà ai đó, thì phạt nặng hơn.
  5. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Ơ ! thanh niên độ tuổi hai nhăm mà chưa nếm mùi sống thử thì kể như được xếp vào hạng : " Nhân chi sơ... sờ vú mẹ " mất rồi !
    Sống thử thực ra có từ xa xưa, chuyển biến qua nhiều dạng .
    Ở vào cái thời " ngưòi bừa thay trâu ", khối nhà có con gái ( Chả biết có đẹp không ) bày ra cái trò bắt rể, thế là anh chàng nào muốn lấy vợ thì chịu khó về nhà vợ ở đỡ và ở đợ vài ba niên, mà thời ấy khó khăn lắm, Nam nữ thụ thụ bất tương thân mà, cho nên tiếng là về nhà vợ mà chả có cơ hội táy máy đâu ! Cùng lắm là trưa trưa được nàng mang cho gói cơm với tí nước uống, khen , an ủi vài câu lấy lệ ( Có khi cũng để kiểm soát xem có lao động thực sự hay ngồi chơi không chừng ! ) xong là nàng cắp đít về để chàng ở lại bên bờ đê nắng chói chan .
    Sống thử kiểu này gọi là kiểu " ông bà " .
    Tất nhiên là cũng có ngoại lệ, Từ " thụ thụ bất tương thân " biến thành " cọ cọ thấy thương ghê " !!! , khối cô cũng ễnh bụng ra và thời gian thử thách chấm dứt, đôi bên chọn ngày lành tháng tốt ( Thực ra thì lúc ấy đối với nhà gái thì ngày nào cũng lành cũng tốt cả ) , lúc ấy thì khỏi chạm ngõ với vấn danh làm gì !
    Sống thử kiểu này gọi là kiểu cấp tiến .
    Thời gian qua đi và con người tiến bộ hơn, có ai chịu để cha mẹ đứng ra đặt đâu ngồi đấy nữa đâu ! Thường thì bây giờ các cụ cho rằng : Con cái đặt đâu, cha mẹ ngồi đấy nữa cơ, thế nhưng mà yêu nhau từ thuở 15, lấy nhau , sống chung với nhau thì cạp đất ra mà ăn à ??? Vì thế mà yêu nhau thì cứ gần nhau, thỉnh thoảng hẹn hẹn hò hò vui ra phết, lúc đầu chằng năn nỉ, sau này nàng nhắc nhở để ... năn nỉ và thế là dần dần biến thành sống thử , Cha mẹ có khi cũng cản nhưng rồi cản mãi cũng mỏi miệng, cản ít có khi con nó lại còn về, cản nhiều nó đi luôn lại mang tiếng.
    Sống thử kiểu này là kiểu " Thời đại nguyên tử " Nghĩa là ở vào thời kỳ tơ mới lớn khoảng 40 năm về trước .
    Đến thời kỳ này, sống thử nhiều khi chỉ cần qua YM, IM ... nay thử, mai cưới hoặc coi như chưa bao giờ gặp , vì nhanh quá nên cũng có nhiều dạng kết thúc, bi có , hài có, tốt có, xấu cũng có .
    Sống thử kiểu này là kiểu " Thời đại internet " .
    Tất nhiên là sống thử cũng có dài và ngắn ! Ngắn nhất chắc là 15 phút và dài nhất thì vô định, chắc là tất cả những ai sống với nhau mà chưa làm đám cưới, ra mắt họ hàng chính thức thì đều được vinh dự xếp vào hạng sống thử .
    Sống thử cũng có nhiều ... giai cấp, trong đó, có hai giai cấp mà bố bảo CA cũng chả dám đụng, đó là hàng ngũ quan chức, cô, cậu ấm và dân anh chị giang hồ, bần cùng khố rách áo ôm, tối ngủ chân cầu, tắm dưới sông , À, Đôi khi CA cũng ngán mấy anh chị trong box KHPL lắm nên cứ vào đây viết vài bài là CA địa phương họ không dám đụng đâu , tha hồ sống thử .
    Còn loại làng nhàng, SV , công nhân viên chức vớ vỉn mà bày đặt sống thử thì ông hàng xóm ngứa mắt cũng có thể dúi cho anh chàng CA khu vực gói ba số để xét hộ khẩu thì cũng là : Chuyện bình thường ở nước CHXHCN, độc lập, tự do, hạnh phúc chúng ta .
    Và đây là 1 dẫn chứng :
    http://www.thanhnien.com.vn/Phapluat/2006/3/17/142255.tno
    Nỗi uất ức của một thanh niên bị xúc phạm nhân phẩm !
    00:31:49, 17/03/2006Hữu Phú


    Minh Họa: DAD
    Một thanh niên đã tố cáo một vụ việc hết sức đặc biệt: lực lượng Công an phòng chống mại dâm đã đánh đập và làm nhục anh ta cùng bạn gái khi hai người đang thuê phòng nghỉ trong một khách sạn trên địa bàn Q.10, TP.HCM! Sự việc rõ ràng không nhỏ chút nào bởi vấn đề này liên quan đến tác phong tác nghiệp của một bộ phận thuộc cơ quan chức năng đang thi hành nhiệm vụ...
    Người thanh niên quyết tâm khiếu nại
    Bằng một giọng nói vô cùng bức xúc, người thanh niên trong điện thoại cho biết đã làm đơn gửi đến đại tá Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an TP.HCM, đồng thời muốn gặp chúng tôi để phản ảnh nỗi oan của mình...
    16 giờ chiều 16.3.2006 chúng tôi có cuộc tiếp xúc, trao đổi với thượng tá Võ Tương Lai - Trưởng công an Q.10, TP.HCM - xung quanh lá đơn khiếu nại của anh Nguyễn Quang Vũ. Ông Lai cho biết: "Nếu hoàn toàn không có sự xâm phạm của lực lượng công an đối anh Vũ và bạn gái, sẽ không có lá đơn, bởi anh Vũ không có động cơ. Như vậy, dù diễn biến của vụ việc có như thế nào đi nữa thì trước mắt Công an Q.10 sẽ nhận phần lỗi về mình - khi đã để một công dân lương thiện như anh Vũ phải khiếu nại. Chúng tôi sẽ lập tức cho mời anh Vũ lên để xin lỗi đồng thời sẽ bồi thường những chi phí về thuốc men - nếu có. Qua sự việc vừa nêu, dù là rất thông cảm với tâm lý muốn hoàn thành nhiệm vụ của các chiến sĩ công an nhưng chắc chắn tôi sẽ chấn chỉnh lại tác phong làm việc của thuộc cấp, không để những sự việc tương tự diễn ra trong tương lai".
    Ngồi trước mặt chúng tôi là một nam thanh niên dáng người tầm thước, để đầu đinh, tên Nguyễn Quang Vũ, SN 1975, ngụ P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân, TP.HCM. Nguyễn Quang Vũ kể: "Vào khoảng 12 giờ ngày 15.3, tôi cùng bạn gái đang nghỉ tại khách sạn Thủy Trúc trên đường Sư Vạn Hạnh nối dài thì bất ngờ nghe tiếng ầm ầm ở bên ngoài... Lúc đầu, chúng tôi tưởng là ẩu đả hoặc đánh ghen gì đó nên không mở cửa vì sợ bị liên lụy... Lát sau, cửa phòng tôi bị đập ầm ầm, tôi có hỏi: "Ai đó?" nhưng không thấy tiếng trả lời nên không mở cửa... Nghe đập một hồi, tôi ra mở chốt cửa thì thấy cửa phòng bị đập tanh banh bằng búa - loại dùng trong xây dựng. Một thanh niên dáng cao, da ngăm đen, to con, mặc đồ tây nhào vào đánh tới tấp vào đầu, cổ tôi khiến tôi ngã xuống giường. Người thanh niên này đè tôi xuống và hỏi: "Đ.M mày biết tao là ai không?". Tôi tưởng là giang hồ nhìn lầm người nên nói: "Dạ em không biết!". Người thanh niên này móc súng kê vào đầu tôi... Đến lúc này thì tôi mới biết đó là công an. Cùng lúc, có khá đông người kéo thêm vào phòng tôi. Họ bắt tôi úp mặt vào tường đồng thời không cho bạn gái tôi mặc quần áo vào, xem chúng tôi như tội phạm dù chúng tôi đã hết lời giải thích. Phải đến 14 giờ cùng ngày, chúng tôi mới được cho về sau khi đã chứng minh được là bạn của nhau. Chúng tôi không nhận được một lời xin lỗi nào của những người đã bắt giữ chúng tôi...". Trong lúc kể lại câu chuyện, anh Vũ đã bức xúc đến rưng rưng nước mắt. Lý giải về việc này, anh Vũ uất ức: "Cho dù là khám xét khách sạn hay thi hành nhiệm vụ gì đó cũng không thể hành động như xã hội đen! Là một cán bộ thi hành luật pháp mà như vậy sao? Chúng tôi phạm tội gì?... Tôi bây giờ rất nhức đầu ! Suốt đêm qua tôi không thể ngủ được vì còn bị ám ảnh bởi những gì đã diễn ra...". Kèm theo lá đơn là một xấp giấy tờ bệnh viện mà anh Nguyễn Quang Vũ vừa lấy từ Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương về, trong đó có đơn thuốc, phiếu chụp X quang, biên lai thu viện phí... với chẩn đoán anh Vũ bị chấn thương đầu và cổ.
    Bằng một thái độ rất kiên quyết, anh Vũ yêu cầu chúng tôi đưa sự việc ra trước công luận cho dù có chuyện gì không hay xảy ra với anh cũng được, chỉ với một yêu cầu: cho bạn gái của anh được ẩn danh, vì cô ấy đã bị xúc phạm quá mức rồi!
    Cơ quan nào đã tiến hành cuộc truy quét mại dâm?
    Chiều cùng ngày, chúng tôi đã xác định được vào thời điểm sau 12 giờ trưa ngày 15.3, Công an Q.10 có tiến hành truy quét mại dâm tại khách sạn Thủy Trúc trên đường Sư Vạn Hạnh nối dài. Trong buổi truy quét này, cơ quan chức năng đã phát hiện 2 gái mại dâm và các đối tượng bị tạm giữ đã thừa nhận hoạt động mại dâm trong biên bản lấy lời khai sau đó. Về vụ việc xảy ra tại phòng 101, khách sạn Thủy Trúc - nơi anh Vũ và bạn gái nghỉ - lực lượng công an ập vào phòng họ là có thật nhưng diễn biến chi tiết thì lại có 2 nội dung tường thuật khác nhau: một nội dung thì như anh Vũ đã tường thuật; nội dung kia lại có thêm tình tiết "khi lực lượng công an phá cửa xông vào phòng, anh Vũ đã đứng chặn ngay cửa, các trinh sát hình sự Q.10 tưởng anh chống cự nên khống chế anh...".
    Cũng theo tường trình của anh Vũ, bạn gái của anh đã không được phép mặc quần áo vào khi lực lượng công an ập đến. Đối với những người lương thiện, khi bị buộc phải trần truồng trước mặt người khác là một sự xúc phạm thô bạo nhân phẩm. Có thể hiểu rằng đây là một biện pháp đối với gái mại dâm nhưng theo chúng tôi, ngay cả đối với những đối tượng này, đây có phải là biện pháp nên làm?...
    Hữu Phú

  6. Ga-lang-thang

    Ga-lang-thang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn bạn về những phân loại trào phúng về "Sống thử".
    Cái tôi muốn đề cập là một Định nghĩa pháp lý về cái gọi là "Sống thử" kia.
    Thử đặt vài câu hỏi theo "tinh thần pháp luật" xem nào:
    - "Sống thử" không phải "quan hệ ******** ngoài giá thú".
    - Phải có một khoảng thời gian sống chung ngoài giá thú nhất định để được xếp vào loại "Sống thử" (6 tháng? 1 năm? 15 phút? 20 năm?).
    - Để tố cáo người ta "Sống thử" có phải chứng minh hai người có quan hệ ******** với nhau trong thời kỳ "Sống thử" kia không? Làm sao chứng minh? Cách thu thập bằng chứng đó có vi phạm luật nào không?
    - Ai sẽ tố cáo việc "Sống thử"? Toà nào (Dân sự, Hình sự) sẽ xử?
    - Một số dấu hiệu nhận biết "Sống thử" (ví dụ "Có con với nhau sau một thời gian chung sống nhất định mà không kết hôn".)
    - Luật "Sống thử" có áp dụng với người trong tình trạng đã kết hôn không? Hay đó là vấn đề khác?
    Bạn sẽ còn thấy nhiều cái bi hài hơn nhiều.
  7. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    À hà, để định nghĩa và viết về sống thử của nhà làm luật xem cái nhỉ .
    Sống thử là một hiện tượng xã hội và là 1 trong các quyền sống của con người đã trưởng thành, cần được xử lý nghiêm khắc đối với trẻ vị thành niên nhưng làm thế nào để xử lý được trẻ con lại là vấn đề khác nhé . Trường hợp 1 thành niên sống thử với 1 vị thành niên thì đã có luật pháp quy định rồi .
    Sống thử là một hành vi phải có ít nhất là hai người mới thực hiện được và hành vi này được xếp loại có chủ đích, có tổ chức .
    hành vi này thể hiện sự đồng lòng chứ không phải đồng loã .
    Sống thử có thể gây ra những hậu quả pháp lý nhưng sống thử cũng làm giảm bớt những hậu quả pháp lý khác .
    Anh em tiếp tục đi .
  8. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    =======================
    Cảm ơn bạn về những phân loại trào phúng về "Sống thử".
    Cái tôi muốn đề cập là một Định nghĩa pháp lý về cái gọi là "Sống thử" kia.
    Thử đặt vài câu hỏi theo "tinh thần pháp luật" xem nào:
    - "Sống thử" không phải "quan hệ ******** ngoài giá thú".
    - Phải có một khoảng thời gian sống chung ngoài giá thú nhất định để được xếp vào loại "Sống thử" (6 tháng? 1 năm? 15 phút? 20 năm?).
    - Để tố cáo người ta "Sống thử" có phải chứng minh hai người có quan hệ ******** với nhau trong thời kỳ "Sống thử" kia không? Làm sao chứng minh? Cách thu thập bằng chứng đó có vi phạm luật nào không?
    - Ai sẽ tố cáo việc "Sống thử"? Toà nào (Dân sự, Hình sự) sẽ xử?
    - Một số dấu hiệu nhận biết "Sống thử" (ví dụ "Có con với nhau sau một thời gian chung sống nhất định mà không kết hôn".)
    - Luật "Sống thử" có áp dụng với người trong tình trạng đã kết hôn không? Hay đó là vấn đề khác?
    Bạn sẽ còn thấy nhiều cái bi hài hơn nhiều.
    [/quote]
    À hà, để định nghĩa và viết về sống thử của nhà làm luật xem cái nhỉ .
    Sống thử là một hiện tượng xã hội và là 1 trong các quyền sống của con người đã trưởng thành, cần được xử lý nghiêm khắc đối với trẻ vị thành niên nhưng làm thế nào để xử lý được trẻ con lại là vấn đề khác nhé . Trường hợp 1 thành niên sống thử với 1 vị thành niên thì đã có luật pháp quy định rồi .
    Sống thử là một hành vi phải có ít nhất là hai người mới thực hiện được và hành vi này được xếp loại có chủ đích, có tổ chức .
    hành vi này thể hiện sự đồng lòng chứ không phải đồng loã .
    Sống thử có thể gây ra những hậu quả pháp lý nhưng sống thử cũng làm giảm bớt những hậu quả pháp lý khác .
    Anh em tiếp tục đi .
    ================
    Loại trừ những người đã kết hôn ra việc sống thử chẳng do luật nào điều chỉnh. Nó là khái niệm thuộc phạm trù đạo đức, xã hội, không phải thuật ngữ pháp lý. Chẳng CQ nào phạt hay buộc người ta k đc thử.
    Xét hành vi ******** có thể dẫn tới hậu quả pháp lý (lĩnh vực HS):
    --- ******** với người < 14 tuổi, cho dù có được đồng ý vẫn là Hiếp dâm trẻ em (khung cao mút trời)
    ---... với người từ đủ 14 đến dưới 16, nếu:
    Đồng ý: ******** vời trẻ em
    trái ý muốn: hiếp dâm trẻ em
    ---Với người từ đủ 16, nếu đồng ý thì Vô tư (miễn đừng mua dâm, cưỡng dâm...)
    Như vậy, đối với các HS từ đủ 16t, việc thử này chẳng có gì là vi phạm PL cả
    2/ Sống thử, nếu đối vớ người đã kết hôn: nếu muốn buộc về tội "vi phạm...hôn nhân..." là vô cùng khó trong thực tế. Luật không cấm việc quan hệ ******** trước, trong và sau hôn nhân.. Vậy thì nếu không có hậu quả (con chung, sống như vợ chồng thời gian dài và có tạo lập, xây dựng khối tài sản chung, hoặc hậu quả nghiêm trọng khác...) thì k thể cấu thành tội này được.
    Nhưng, điều quan là dư luận dùng khái niệm này để chỉ lối sống của giới thanh niên (chưa kết hôn), chứ không đề cập đến những bọn già nua và có mấy "lửa" như chúng ta cả. Mà như đã phân tích ở trên. Nếu luật k điều chỉnh thì đố ai bắt tội bọn trẻ được. (tôi cũng không bênh vực cách sống này, nên chỉ nói về góc độ pháp lý thôi)
    Tranh luận mãi hoá ra lại đem nói về bọn già!
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    À hà, để định nghĩa và viết về sống thử của nhà làm luật xem cái nhỉ .
    Sống thử là một hiện tượng xã hội và là 1 trong các quyền sống của con người đã trưởng thành, cần được xử lý nghiêm khắc đối với trẻ vị thành niên nhưng làm thế nào để xử lý được trẻ con lại là vấn đề khác nhé . Trường hợp 1 thành niên sống thử với 1 vị thành niên thì đã có luật pháp quy định rồi .
    Sống thử là một hành vi phải có ít nhất là hai người mới thực hiện được và hành vi này được xếp loại có chủ đích, có tổ chức .
    hành vi này thể hiện sự đồng lòng chứ không phải đồng loã .
    Sống thử có thể gây ra những hậu quả pháp lý nhưng sống thử cũng làm giảm bớt những hậu quả pháp lý khác .
    Anh em tiếp tục đi .
    ================
    Loại trừ những người đã kết hôn ra việc sống thử chẳng do luật nào điều chỉnh. Nó là khái niệm thuộc phạm trù đạo đức, xã hội, không phải thuật ngữ pháp lý. Chẳng CQ nào phạt hay buộc người ta k đc thử.
    Xét hành vi ******** có thể dẫn tới hậu quả pháp lý (lĩnh vực HS):
    --- ******** với người < 14 tuổi, cho dù có được đồng ý vẫn là Hiếp dâm trẻ em (khung cao mút trời)
    ---... với người từ đủ 14 đến dưới 16, nếu:
    Đồng ý: ******** vời trẻ em
    trái ý muốn: hiếp dâm trẻ em
    ---Với người từ đủ 16, nếu đồng ý thì Vô tư (miễn đừng mua dâm, cưỡng dâm...)
    Như vậy, đối với các HS từ đủ 16t, việc thử này chẳng có gì là vi phạm PL cả
    2/ Sống thử, nếu đối vớ người đã kết hôn: nếu muốn buộc về tội "vi phạm...hôn nhân..." là vô cùng khó trong thực tế. Luật không cấm việc quan hệ ******** trước, trong và sau hôn nhân.. Vậy thì nếu không có hậu quả (con chung, sống như vợ chồng thời gian dài và có tạo lập, xây dựng khối tài sản chung, hoặc hậu quả nghiêm trọng khác...) thì k thể cấu thành tội này được.
    Nhưng, điều quan là dư luận dùng khái niệm này để chỉ lối sống của giới thanh niên (chưa kết hôn), chứ không đề cập đến những bọn già nua và có mấy "lửa" như chúng ta cả. Mà như đã phân tích ở trên. Nếu luật k điều chỉnh thì đố ai bắt tội bọn trẻ được. (tôi cũng không bênh vực cách sống này, nên chỉ nói về góc độ pháp lý thôi)
    Tranh luận mãi hoá ra lại đem nói về bọn già!
    [/quote]
    Có thể nói rằng :
    Xưa kia ai cấm ông bà mà giờ này ông bà lại cản con, cản cháu ... hic hic, VN tuy là mới phát triển và nề nếp phong tục có đầy nhưng khẳng định là từ thời không còn tình trạng cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy nghĩa là 50 năm về trước, ông bà nào cũng " thử " cả, nhẹ nhất cũng là " nếm " .
    Khác chăng là ở công khai như ngày nay hoặc kín đáo mà thôi .

Chia sẻ trang này