1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quyền định đoạt của chủ sở hữu - đối với TIỀN

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi daibangden, 15/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Từ điển Luật học (bằng tiếng Việt) thì có rất nhiều:
    - Có một bộ từ điển (nhiều tập) do trường ĐH Luật HN phát hành, hình như là của nhà xuất bản Công an nhân dân . Mỗi tập quy định một số lĩnh vựcn hư: hình sự, dân sự, hành chính, lao động, đất đai ==> nói chung cũng tạm dùng được. Theo em thì bác cũng có thể tham khảo. Nhưng nó ở dạng như là Lexique juridique ý bác ạ nên mình phải biết từ mà mình cần tra thì nó sẽ cho mình khái niệm về từ đó.
    - Quyển thứ 2 là của nhà xuất bản Khoa học xã hội thì phải. Bìa màu trắng.Quyển này là hợp tác của một số giáo viên Luật HN với một số nhà khoa học Luật.
    - Quyên3, 4 là của một số cá nhân viết.Nhưng chắc giờ cũng hiếm.
    Bộ từ điển của trường ĐH Luật HN là dễmua nhất và dùng tiện nhất. Bác có thể nhờ ai đó ở HN mua giùm. Chúc bác may mắn.
    <FONT color=blueviolet size=3><STRONG></STRONG></FONT>
    <P><STRONG><FONT color=#8a2be2 size=3>No sign!!! </FONT></STRONG></P>
    [/QUOTE]
    Merci Constancy ...vài tuần nữa sẽ có tài liệu để bi bô với các bạn vì danh từ luật học ngày nay có nhiều chữ mới quá .
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Em cũng chưa có điều kiện nghiên cứu văn bản nào quy định thế này. Nhưng đây là em nghe ở trường các ''''Giáo sư'''' nói vậy. :)
    Có một lần em được xem một cuốn về tiền Việt Nam. Từ khi Pháp vào xâm lược cho đến những đồng tiền đầu tiên do Ngân hàng Việt Nam (không biết tên có đúng không?) của chế độ cụ HCM phát hành, mặt sau của tiền đều ghi, đại ý là: nếu ai tiêu huỷ tiền, thì đều vi phạm pháp luật. (Ngày đó chưa học về TIỀN nên không quan tâm là nếu làm rách tiền, xé tiên làm đôi, hay làm tiền nhàu nát thì có bị xử lý hình sự không?)
    Sao bác lại bảo ở VN rất khó dùng tiền nhàu nát?
    Còn theo em, việc đồng bào ta xé đôi tờ tiền thời Bảo Đại là một loại Tín tệ??? Lý giải điều này có thể xuất phát từ thời điểm đó. Em thì không rõ lắm, nhưng có nghe láng máng đâu đó rằng: thời đó loạn lạc, lại đói kém nên lượng tiền phát hành ít. Vì thế mà bà con nhiều khi phải xé đôi tờ tiền có giá trị cao để dùng trong các giao dịch dân sự???
    Mong được bác chỉ bảo thêm. Nói thật là nhiều khi em cũng nói theo cảm tính và những gì mà ''''láng máng'''' nghe được (mà chưa có điều kiện xác minh là có chuẩn không?)

    No sign!!!
  3. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    ========================
    Vì ở VN , Các cơ sở thương mại phải cố giảm thiểu tới mức tối đa để tránh việc kiểm soát của sở Thuế nên chỉ những hợp đồng chính thức mới áp dụng các hình thức thanh toán : thẻ tín dụng thanh toán đấy chứ ạ. Ngoài ra còn có các giấy tờ có giá khác: L/c (uỷ nhiệm thu, lệnh chi), Còn thì mua bán, trao đổi giữa các cửa hàng với nhau, tôi thường thấy họ ÔM 1 túi tiền đi thanh toán cho nhau, có nhiều nơi tôi vào thăm, thấy có 2,3 nhân viên xúm xít lại đếm tiền ( có luôn cả máy ) mới xong, vừa mất thời gian vừa làm tiền chóng rách ! Nếu bạn chưa bao giờ thấy LC ( letter of cre*** ) thi đưa email đây tôi gửi cho vài attactments để đọc, chỉ riêng các điều kiện trong LC cũng là nhiều đề tài để anh em học luật thương mại nghiên cứu ...
    Còn tiền nhàu nát, rách khó xài xảy ra thường xuyên, chắc bạn ít tiêu tiền nên chưa bị , chỉ cần mất 1 góc nhỏ trên tờ 50 000 là nhiều nơi đã không chịu nhận ; lại còn điều phi lý nữa là : Trị gía 1 chi phiếu do nhà nước phát hành thí dụ như 500 000 hay 1 triệu mà đưa ra thanh toán cũng luôn luôn bị trừ 3-5 ngàn ...!
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì em chưa gặp bao giờ. Chắc mình xài tiền còn đang dạng "thủ công nghiệp" quá. Nhưng kể ra thì cũng phi lý thật đấy. Em thấy chuyện bác kể ở nước ngoài có thể đến Ngân hàng đổi tiền rách (kém về hình thức) lấy tiền mới hay thật.
    Hì, VN mình không gọi là cơ sở thương mại. Họ gọi là tổ chức kinh tế (từ chung nhất). Hay từ thường gọi là Doanh nghiệp nhưng nghĩa không bao quát hết được ý mà bác Minh Trinh muốn đề cập.
    Bác attach cho em mấy cái L/C đi, cám ơn bác nhiều. Email của em đây:
    honglien323@fptnet.com
    honglien323@yahoo.com

    No sign!!!
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    LC sample đã mail rồi ....có gì thắc mắc cứ việc hỏi . Mỗi lần nhân viên thương mại Cty tôi phải làm hồ sơ mà có LC VN là họ sợ lắm vì rất nhiều điều kiện ! Chỉ cần sai 1 chữ n thành M là cũng gặp " muôn vàn sự khó khăn " về thanh toán .
    Chắc chẳng có luật nào cấm dùng tiền rách hay nhàu nát đâu mà là do người dân tự quy định với nhau, nếu bạn dùng USD ở VN mới thấy lạ : Chỉ cần hơi cũ thì khi hoán chuyển ở tiệm vàng ( và ngay ở 1 số quầy ngân hàng tại Hotel ) họ cũng giảm đi trị gía ...rồi lại còn gía trị tờ 10 $ và 100 $ lại có hối xuất khác nhau ( Ngay cả lại ngân hàng ) thành ra nếu không có hạn chế mang tiền lúc xuất , nhập cảnh, chỉ cần bỏ ra 20 ngàn USD loại 100-1000 USD đổi lấy tiền loại 10 $,5$ , 1 $ ...là lời được cái vé may bay !
  6. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Bài này anh NF post ở Bản tin pháp luật rồi nhưng em post lại vào đây để tiện theo dõi cho dễ.
    ======================
    Đổi tiền cũ nát ở đâu?



    Ông Vũ Huy Toản, Phó Giám đốc Ngân hàng nhà nước TP Hồ Chí Minh cho biết, người dân có thể đổi các loại tiền cũ, nát tại các ngân hàng thương mại và kho bạc nhà nước. Việc đổi tiền được thực hiện miễn phí hoặc mất phí tùy theo nguyên nhân.
    Hỏi: Thưa ông, người dân muốn đổi tiền cũ, nát sẽ tìm đến đâu?
    Ông Vũ Huy Toản: Việc thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông (gọi là tiền cũ, tiền rách, tiền nát) là chủ trương đã có từ lâu của Ngân hàng (NH) trung ương. Thực hiện thu đổi là các ngân hàng thương mại và các kho bạc nhà nước (gọi là đơn vị thu đổi). Tuy nhiên thời gian qua các đơn vị thu đổi chưa triển khai tốt chủ trương này. Cho nên nhiều người dân chưa biết được rằng mình có quyền yêu cầu NH thương mại và Kho bạc Nhà nước đổi lại các đồng tiền cũ, nát.
    Do vậy, mới đây NH Nhà nước phải nhắc lại và yêu cầu các đơn vị thu đổi phải niêm yết công khai cho dân biết để thực hiện. Đây là việc làm thường xuyên chứ không tiến hành thu đổi theo đợt có thời hạn như một số người đã hiểu nhầm.
    Hỏi: Đổi tiền có mất phí không, thưa ông?
    Trả lời: Ở đây cần chia ra hai trường hợp: nếu tiền bị cũ nát, hư hỏng do các nguyên nhân khách quan trong quá trình lưu thông thì được đổi miễn phí; nếu tiền bị hư hỏng, cũ nát do chủ quan, sơ suất thì phải thu phí. Được đổi miễn phí, đổi ngay và không giới hạn số lượng cho những khách hàng có các loại tiền giấy không đủ tiêu chuẩn lưu thông do quá trình sử dụng làm tờ tiền bị thay đổi mầu sắc, mờ nhạt, bẩn, cũ, rách rời hay rách liên mảnh đã được can dán lại.
    Trường hợp này người đổi không phải làm thủ tục và nơi thu đổi cũng không cần xác định người đổi tiền cư trú ở đâu. Xin nói thêm là tiền bị rách một phần, rách rời hay liền mảnh hoặc hai mảnh tờ tiền có cùng mệnh giá, cùng loại nhưng khác số xêri được dán lại thì phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn ba phần tư diện tích của tờ tiền, đều cũng được cho đổi.
    Hỏi: Các loại tiền bị mục, bị cháy... có đổi được không, thưa ông?
    Trả lời: Tiền bị cháy, bị mục, bị hư hỏng do tác động của nhiều nguyên nhân như axit, xà-phòng, xăng hay dầu hoặc bị biến dạng bởi các nguyên nhân không cố ý thì vẫn đổi được nhưng sẽ phải thu phí với mức thu là 4% giá trị tiền được chấp nhận thu đổi.
    Sở dĩ phải thu phí là vì người giữ tiền đã không bảo quản được đồng tiền gây hư hỏng. Trường hợp này, theo quy định, phải làm giấy đề nghị đổi tiền và kèm theo hiện vật gửi cho nơi đổi. Trong thời gian 10 ngày làm việc, đơn vị thu đổi sẽ tiến hành đổi cho khách hàng và thu phí, theo tỉ lệ 4% nhưng thấp nhất là 2.000 đồng.
    T.TU.
    (Báo Tuổi trẻ)

    --------------------------------------------------------------------------------



    No sign!!!
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chả hiểu các thành viên Khoa học pháp lý của chúng ta có linh tính gì không mà sao dạo này đài báo cũng đăng lắm quy định về TIỀN thế không biết.
    link: http://www.nhandan.org.vn/vietnamese/phapluat
    ===============
    Quy định thu hồi và đổi tiền giấy không đủ tiêu chuẩn lưu thông



    Ngày 29-10-2001, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 1344/2001/QÐ-NHNN ban hành Quy định về việc thu hồi và đổi tiền giấy không đủ tiêu chuẩn lưu thông. Theo Quyết định này, việc thu hồi và đổi tiền giấy không đủ tiêu chuẩn lưu thông có một số nội dung cơ bản như sau:
    1- Tiền giấy không đủ tiêu chuẩn lưu thông là các loại tiền giấy do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành, còn giá trị lưu hành, nhưng đã bị hư hỏng, rách nát hoặc biến dạng.
    2- Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh của tổ chức tín dụng, sở giao dịch của tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước các cấp (gọi tắt là đơn vị thu đổi) chịu trách nhiệm thực hiện việc thu hồi, đổi tiền giấy không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho các tổ chức, cá nhân.
    3- Ðiều kiện để xem xét thu đổi tiền giấy không đủ tiêu chuẩn lưu thông:
    - Là tiền giấy do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành, đang trong thời gian lưu hành.
    - Trường hợp tờ tiền bị rách mất một phần, rách rời hay liền mảnh hoặc hai mảnh tờ tiền có cùng mệnh giá, cùng loại nhưng khác số series được can dán lại thì phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn ba phần tư diện tích của tờ tiền cùng loại.
    - Tiền giấy hư hỏng không phải do hành vi hủy hoại.
    4- Các trường hợp thu đổi tiền giấy không đủ tiêu chuẩn lưu thông:
    - Tiền giấy không đủ tiêu chuẩn lưu thông do quá trình lưu thông làm cho tờ tiền thay đổi mầu sắc, mờ nhạt, bẩn, nhàu nát, cũ, rách rời hay liền mảnh được can dán lại.
    Ðối với loại tiền này, đơn vị thu đổi có trách nhiệm thu hồi và đổi ngay khi khách hàng cần đổi hoặc nộp các loại tiền nói trên vào tài khoản tại đơn vị thu đổi là tổ chức tín dụng, chi nhánh của tổ chức tín dụng, sở giao dịch của tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước các cấp, không phân biệt nơi cư trú, không hạn chế số lượng, không yêu cầu thủ tục giấy tờ và không thu phí.
    - Tiền giấy không đủ tiêu chuẩn lưu thông do quá trình bảo quản, tờ tiền bị cháy, mục hoặc bị tác động của hóa chất như xà phòng, acid, xăng, dầu hoặc bị biến dạng bởi các lý do không cố ý khác.
    Ðối với loại tiền này, khách hàng cần đổi phải làm giấy đề nghị theo mẫu quy định, nộp cùng hiện vật cho đơn vị thu đổi. Trong phạm vi 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được giấy đề nghị và hiện vật của khách hàng, đơn vị thu đổi tiến hành thu đổi cho khách hàng và thu phí bằng 4% tổng giá trị tiền được chấp nhận thu đổi (mức phí tối thiểu cho mỗi lần đổi là 2.000 đồng), không hạn chế số lượng thu đổi.
    - Trường hợp tiền giấy bị hư hỏng, biến dạng nếu nghi ngờ do hành vi hủy hoại thì đơn vị thu đổi phải lập biên bản tạm giữ hiện vật và thông báo cho cơ quan công an cùng cấp điều tra, xử lý. Kết luận của cơ quan công an là cơ sở để đơn vị thu đổi tiến hành xử lý theo các quy định hiện hành.
    - Trường hợp tiền giấy không đủ tiêu chuẩn lưu thông, không đủ điều kiện được đổi thì đơn vị thu đổi phải trả lại ngay cho khách hàng và thông báo lý do không thu đổi.


    No sign!!!
  8. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Vậy nếu tiền của một người bị người khác làm biến dạng thì giải quyết thế nào nhỉ ? Người thực hiện hành vi huỷ hoại tiền phải bồi thường (ở đây chỉ xét về quan hệ dân sự ) chứ chủ sở hữu không thể đem đổi ?
    Với ví dụ sau đây thì giải quyết thế nào : A đốt nhà của B, trong nhà B có rất nhiều tiền mặt. Sau khi hoả hoạn xảy ra , tiền của B ko cháy hết mà chỉ bị biến dạng, vậy thì chủ sở hữu có thể mang đổi được không ?
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Cho vay mượn bằng ngoại tệ có hợp pháp?

    Ngoại tệ được sử dụng nhiều trong các giao dịch mua bán, thanh toán.
    Nhiều giao dịch trong quan hệ làm ăn, cho vay giữa các cá nhân đang sử dụng ngoại tệ là phương tiện thanh toán. Trong khi đó, Luật Dân sự quy định việc thanh toán phải thực hiện bằng đồng VN. Vì vậy, khi giải quyết các tranh chấp phát sinh, việc tòa công nhận hay không công nhận các giao dịch này hiện không thống nhất.
    Năm 1996-2001, ông Nguyễn Đức Từ (Việt kiều Mỹ) cho vợ chồng ông Kiều Xuân Long (TP HCM) vay 190.000 USD, thể hiện qua 2 giấy nợ. Bên vay không thanh toán đúng hạn, tháng 6/2002, ông Từ khởi kiện dân sự ra TAND thành phố. HĐXX tuyên buộc vợ chồng ông Long trả lại toàn bộ số tiền. Tỷ giá ngoại tệ quy đổi áp dụng theo công bố của Ngân hàng Nhà nước VN tại thời điểm trả tiền.
    Bị đơn kháng cáo, xin tòa cho một khoảng thời gian nhất định để thu xếp việc trả tiền. Tháng 9, tòa phúc phẩm tuyên hủy bản án sơ thẩm vì cho rằng đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Việc cho vay bằng ngoại tệ giữa các bên là giao dịch trái pháp luật, đáng lẽ phải tuyên hủy hợp đồng, nhưng TAND TP HCM chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là không đúng. TAND Tối cao nhận định vụ án còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ như: ông Từ vận chuyển ngoại tệ về VN bằng đường nào? Có khai báo hải quan hay không? Hai bên đã trả lãi cho nhau như thế nào?...
    Đây không chỉ là vụ kiện duy nhất liên quan các giao dịch bằng ngoại tệ, song lại không có sự không thống nhất trong quan điểm giải quyết của tòa án. Nhiều vụ việc tương tự đã bị xét xử kéo dài, qua nhiều cấp xét xử gây bức xúc cho các đương sự. Theo một số thẩm phán Tòa dân sự TAND TP HCM, điều 295 Bộ luật Dân sự chỉ quy định nghĩa vụ trả tiền trong các giao dịch, hợp đồng dân sự phải được thực hiện bằng đồng VN. Nhưng không cấm việc các bên được quyền giao dịch mua bán, cho nhau vay bằng ngoại tệ. Cho nên khi các bên có quan hệ vay mượn bằng ngoại tệ mà phát sinh tranh chấp, nếu có chứng cứ xác nhận việc cho vay mượn thì tòa công nhận. Chỉ có điều khi tuyên án, HĐXX buộc bên vay phải trả bằng tiền đồng VN, quy đổi theo giá ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm thi hành án.
    Về quan điểm của tòa phúc thẩm TAND Tối cao cho rằng hợp đồng vay mượn bằng ngoại tệ giữa ông Từ và ông Long là trái pháp luật, luật sư Bùi Quang Nghiêm (Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP HCM) nhận xét: ?oKhông thể coi việc các bên thỏa thuận cho nhau vay ngoại tệ là vi phạm pháp luật. Bộ luật Dân sự hay các văn bản khác về quản lý ngoại hối của Nhà nước quy định nghĩa vụ thanh toán trong các giao dịch, hợp đồng phải thực hiện thống nhất bằng đồng VN chỉ được áp dụng trong các nghĩa vụ thanh toán, hợp đồng. Còn trong quan hệ vay mượn bình thường giữa các bên thì luật không cấm, ngay cả khi đi vay hay gửi tiền tại ngân hàng người dân cũng có thể sử dụng tiền đồng VN hoặc ngoại tệ?.
    Theo ý kiến của nhiều chuyên viên pháp luật dân sự, tòa phúc thẩm đã căn cứ điều 295 Bộ luật Dân sự quy định việc thanh toán bằng tiền đồng VN để xác định giao dịch cho vay giữa các bên là vô hiệu. Song theo điều 146 Bộ luật Dân sự thì khi tuyên bố giao dịch vô hiệu, tòa cũng phải tuyên buộc các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Như vậy, dù có coi giao dịch vay mượn bằng ngoại tệ giữa các bên là vô hiệu, bên đi vay vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền (hoặc hoàn trả tài sản đã nhận) đối với người đã cho vay. Trong vụ án của ông Từ, việc tòa phúc thẩm hủy án sơ thẩm chỉ làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án. HĐXX chỉ cần tuyên buộc ông Long có nghĩa vụ trả lại tiền đã vay mượn là đủ.
    Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ - Vô duyên đối diện bất tương phùng
  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Chẳng lẽ cho vay trái pháp luật là bên mượn có quyền không trả nợ ?
    Theo tôi nghĩ:
    1/ Nếu đã xác định là có nợ thì bắt buộc phải trả . ( Dân sự )
    2/ Việc cho vay trái Pháp luật thuộc về hình sự ; điều tra và xử riêng, vác tiền mặt vào VN như thế thì vi phạm cả tới luật HK đối với công dân Mỹ , nếu dính dáng tới rửa tiền thì tội còn nặng hơn nhiều .
    Còn chỉ vì cho rằng trái Pháp luật mà bỏ qua không xử lý thì không hợp lý .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 20:12 ngày 10/11/2003

Chia sẻ trang này