1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

quyền lực thứ tư tại VN ngày càng rõ

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi systemrisk, 30/09/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. systemrisk

    systemrisk Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2009
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    5
    "Tranh luận là cần thiết để đưa tới một xã hội văn minh. Trong phạm vi hẹp hơn, là cần thiết để đưa ra một giải pháp, một quyết sách đúng đắn."
    http://ttvnol.com.vn/2012/06/default-1351-290992.htm
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
  2. systemrisk

    systemrisk Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2009
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    5
    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/116353/hanh-phap-can-doc-lap-tuong-doi-voi-lap-phap.html

    "Đáng chú ý, để giải quyết công tác nhân sự trong thời gian QH không họp, kiến nghị bổ sung cho Thủ tướng thẩm quyền đề nghị Ủy ban Thường vụ QH phê chuẩn, đề nghị ************* quyết định tạm đình chỉ chức vụ phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ và phê chuẩn, quyết định người giữ quyền bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ cho đến khi QH họp.

    Quy định như vậy có thể sẽ giúp không lặp lại vướng mắc, lúng túng vừa qua khi Thủ tướng *************** phải phân công tạm Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phụ trách Bộ Tài chính, để Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ tập trung thời gian làm nhiệm vụ Trưởng Ban Kinh tế Trung ương"
  3. systemrisk

    systemrisk Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2009
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    5
    "Nguy cơ ở Đông Nam Á Trong khi đó, Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính về chống rửa tiền (FATF) đã thêm các nước châu Á Pakistan, Indonesia và Thái Lan vào danh sách đen của mình, đưa ra kiến nghị các nước này đấu tranh chống lại nạn rửa tiền và khủng bố tài chính. Ngoài 3 nước trên, các nước châu Á khác được FATF lưu ý gồm: Bangladesh, Brunei, Campuchia, Mông Cổ, Philippines, Myanmar, Sri Lanka.
    Lực lượng này có thể đề nghị bất kỳ quốc gia nào về việc chống rửa tiền nhưng không có quyền thực hiện lệnh trừng phạt. Theo website Asian Banking &Finance, FATF ước tính nạn rửa tiền và tội phạm liên quan đến tài chính chiếm khoảng 2%-5% tổng sản phẩm toàn cầu. Trong bản tường trình, FATF cũng kêu gọi các chính phủ xem hành vi trốn thuế như loại tội phạm rửa tiền.
    Trong số các nước nêu trên, Campuchia được coi là một trong những quốc gia dễ bị tội phạm lợi dụng để tiến hành các hoạt động rửa tiền, do đặc điểm nền kinh tế sử dụng tiền mặt, chưa chặt chẽ về pháp luật cũng như do lực lượng thực thi pháp luật thiếu kinh nghiệm.

    Viện Quản lý Basel ở Thụy Sĩ đã xếp hạng Campuchia là quốc gia có nguy cơ cao đứng thứ ba trong số 144 nước được liệt kê vì không tuân thủ các chuẩn mực chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Số điểm nguy cơ của Campuchia là 8,46/10 trong khi Iran có mức điểm cao nhất là 8,57."


    http://nld.com.vn/20130409104248372p0c1006/rua-tien-lan-tran-o-chau-a.htm
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    "Song giá trị mà ông đánh giá lớn nhất, đó là nỗ lực vĩ đại hòa giải của Việt Nam đối với cựu thù. "Các bạn là một dân tộc điển hình về hòa giải, hòa hợp sau chiến tranh, nỗ lực xây dựng một thế giới tránh xung đột" - ông nói.

    Ông chia sẻ lý tưởng chung - muốn tạo dựng hòa bình thế giới cần phải xây dựng thể chế gìn giữ hòa bình chung trên thế giới, mà ở đó mọi quốc gia dù lớn nhỏ đều hành xử bình đẳng, nhất là trong bối cảnh đầy biến động, thách thức đan xen như hiện nay.
    ...

    Bộ đôi quyền lực mà ông đặt cược cho tương lai quan hệ Việt - Mỹ khởi sắc là Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và Ngoại trưởng John Kerry - những người từng là cựu binh của cuộc chiến tranh ở Việt Nam nhưng tiên phong nỗ lực đóng góp cho bình thường hòa quan hệ sau chiến tranh. Ông cho rằng, lịch sử chưa bao giờ có bộ đôi quyền lực thuận lợi như vậy cho quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

    "Quan hệ Việt - Mỹ đã có những thành quả phát triển tuyệt vời. Với hai vị trí quan trọng trong chính quyền Mỹ ủng hộ Việt Nam như vậy, cần làm thế nào để tăng cường, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ giữa hai nước. Chúng ta cần nỗ lực để phát triển quan hệ hợp tác, xây dựng, hòa giải sâu sắc hơn nữa" - ông nói
    ...

    GS Dukakis không ngần ngại chỉ ngay tiềm năng của Việt Nam chính là con người. Ông kể trong hành trình làm việc tại TP.HCM, ông đã gặp những người trẻ "tuyệt vời". "Hãy khuyến khích thế hệ trẻ đóng góp, cống hiến phục vụ cho xã hội, cho đất nước".

    "Nhà lãnh đạo ở bất cứ đâu, cả tôi không ngoại lệ khi làm lãnh đạo bang Massachusetts, luôn phải nghĩ đó là làm thế nào khơi dậy tiềm năng, động lực, tinh thần lạc quan, niềm tin, sự phấn đấu của mọi người dân, tầng lớp".

    "Đó là thách thức của nhà lãnh đạo" - ông nói."
    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/116511/cuu-ung-vien-tt-my-ca-ngoi-tinh-than-hoa-giai-cua-vn.html
  4. systemrisk

    systemrisk Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2009
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    5
    http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-t...i-cach-hanh-chinh-2013041109380239312ca33.chn
    "Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 367/QĐ-TTg, ngày 28/2/2013 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính. Theo Quyết định, Hội đồng có trách nhiệm tư vấn, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về các sáng kiến cải cách quy định hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân; đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương.
    Quyết định cũng quy định rõ, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính gồm 26 thành viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường làm Chủ tịch.ra 5 nhiệm vụ mà Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính cần phải làm:
    (1) Có sáng kiến nâng cao chất lượng quy định hành chính để đảm bào nền hành chính công khai, minh bạch, giảm chi phí thủ tục hành chính, cải thiện môi trường thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia;
    (2) Có ý kiến phản biện chính sách, những quy định hành chính và tư vấn để nâng cao khả năng đổi mới chính sách trong điều kiện kinh tế thị trường;
    (3) Có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn;
    (4) Thông qua mạng lưới rộng lớn của các tổ chức thành viên trong Hội đồng, cần tổ chức đánh giá khách quan tình hình cải cách thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương;
    (5) Phối hợp làm tốt truyền thông để thu hút sự tham gia ủng hộ của người dân, doanh nghiệp vào công tác cải cách thủ tục hành chính."
    "
  5. systemrisk

    systemrisk Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2009
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    5
    http://dantri.com.vn/xa-hoi/ten-nuoc-viet-nam-dan-chu-cong-hoa-se-tao-the-di-len-719932.htm
    "Tôi rất đồng tình và cho rằng việc này thực sự hợp lòng dân. Tôi tán thành phương án lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Có thể nêu các lý do sau đây: Một là, tên nước cần phản ánh đúng tình hình đất nước trong giai đoạn hiện nay.
    Hai là, nhân dân ta, Đảng ta luôn luôn có đầu óc thực tiễn. Chúng ta là những người chân thực, biện chứng, dám nhìn thẳng vào sự thật.
    Ba là, hiện nay Đảng ta phát động phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Việc lấy lại tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một việc làm rất thiết thực. Tên nước là Việt Nam dân chủ cộng hoà được Bác Hồ đặt ra, được quy định trong Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959. Chúng ta rất trân trọng vì nó thể hiện sự sáng suốt, thiết thực của Bác Hồ.
    Bốn là, bà con người Việt Nam ở nước ngoài luôn luôn hướng vể tổ quốc, vui mừng dõi theo những thành quả mà nhân dân ta đạt được trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong nhiều năm qua, tôi đã nhiều lần được gặp gỡ, “tiếp xúc với các cử tri Việt Kiều”. Tôi hiểu được nguyện vọng của bà con. Tôi tin rằng việc đổi lại tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ được bà con hoan nghênh. Như thế, càng có lợi cho sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc.
    Năm là, các nước cùng thể chế chính trị như nước ta thì hầu như không nước nào đổi tên để có cụm từ xã hội chủ nghĩa như nước ta. Trung Quốc từ năm 1949 đến nay vẫn giữ nguyên gọi là nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa...
    Tôi thực sự vui mừng khi UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa ra 2 phương án, trong đó có phương án lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và tôi tin đa số người dân sẽ ủng hộ phương án này. Đây cũng là việc cần thiết để tạo động lực phấn đấu cho cả nước trong tình hình hiện nay."
  6. systemrisk

    systemrisk Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2009
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    5
    Và hệ lụy:
    "nếu thay đổi tên nước cũng kéo theo nhiều hệ lụy như phải thay đổi rất nhiều văn bản, giấy tờ, con dấu, quốc huy… thậm chí có thể phải in lại tiền? Tôi cũng hiểu và cân nhắc nhiều về điều đó. Tuy nhiên, tôi thấy ở đây, phải đi vào bản chất của vấn đề. Tất cả những việc đó chúng ta có thể chuyển đổi dần, có quá trình. Tất nhiên sẽ có tốn kém một chút nhưng tôi nghĩ cái được sẽ lớn hơn rất nhiều. Cái được lớn nhất là được lòng dân, nghĩa là tạo dựng được vị thế chắc chắn để đi lên mạnh mẽ hơn. Những thứ thu về chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều so với những tốn kém do thay đổi tên nước.
    Hơn nữa, cũng sẽ có cách để giảm thiểu chi phí.



    Chẳng hạn, không nhất thiết ngay tức thì ta phải đổi tiền vì Quốc hội có thể ra một Nghị quyết với nội dung khẳng định, các loại giấy tờ, văn bản, tiền tệ đang sử dụng với tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn có giá trị như tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việc này có thể kéo dài trong 2 năm, 3 năm hoặc 5 năm… để chuyển đổi dần dần. "
  7. systemrisk

    systemrisk Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2009
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    5
    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/117490/lo-ngay-ngay-vi-dem-cho-vay-luong-huu.html
    "Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, ước tính đến hết năm 2012, số kết dư quỹ BHXH là 221.019 tỷ đồng (đã trừ phần quỹ BHYT), được đầu tư bằng các hình thức: Cho ngân sách nhà nước vay (55,22%); cho các ngân hàng thương mại nhà nước vay (24,72%); mua trái phiếu Chính phủ (18,19%); cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam vay (0,15%); cho Ngân hàng chính sách xã hội vay (0,10%).

    Năm 2012, BHXH Việt Nam cũng cho công trình thủy điện Lai Châu vay 2.248 tỷ đồng, đưa tổng số vay lên 3.748 tỷ đồng (chiếm 1,6% tổng số kết dư).

    Tỷ lệ lãi suất bình quân mà BHXH cho các tổ chức trên vay ở mức khoảng 10,4%.

    Trước những con số này, trong phiên thẩm tra báo cáo của Chính phủ về quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội năm 2012 của UB Các vấn đề xã hội chiều 16/4, nhiều ĐBQH bày tỏ sự lo ngại về khả năng đòi được “nợ” từ các tổ chức này.

    Hiện có những dự báo về việc quỹ BHXH sẽ vỡ vào năm 2023-2024 nếu tiếp tục duy trì tình trạng đầu vào và đầu ra mất cân đối như hiện nay (hiện số người tham gia BHXH bắt buộc bình quân là 0,3 triệu người/năm, số nghỉ hưu hưởng chế độ BHXH lớn gấp đôi: 0,6 triệu người/năm)."
  8. systemrisk

    systemrisk Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2009
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    5
    http://vneconomy.vn/201304170833237...san-nha-ong-on-gia-bao-doat-giai-pulitzer.htm
    "Phóng sự về tài sản nhà ông Ôn Gia Bảo đoạt giải Pulitzer

    ...trong số báo 26/10/2012, cả hai bản điện tử tiếng Anh và tiếng Trung Quốc của tờ New York Times đều đã đăng tải một bài viết, trong đó nói rằng, gia đình ông Ôn Gia Bảo giàu bất thường với các khoản đầu tư trên nhiều lĩnh vực như ngân hàng, khu nghỉ dưỡng, hãng viễn thông... Tổng số tài sản của gia đình quan chức này là 2,7 tỷ USD.

    Tờ New York Times cho hay, kết quả điều tra được dựa trên các hồ sơ doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong 10 năm, từ 1992 đến 2012, gồm các giao dịch bị nghi là của con trai, con gái, em trai, em rể và thân mẫu của ông Ôn Gia Bảo. Theo New York Times, người thân của ông Ôn Gia Bảo đã trở nên giàu có trong thời gian ông làm lãnh đạo.

    Vài giờ sau khi tờ báo trên đăng tin tài sản của gia đình cựu Thủ tướng Trung Quốc, chính phủ nước này đã tiến hành chặn truy cập trong nước tới cả hai phiên bản điện tử tiếng Anh và tiếng Trung Quốc của tờ New York Times. Giới chức nước này nghiêm cấm đề cập đến tên thủ tướng hoặc từ The Times trong các bài viết trên mạng Sina Weibo."
  9. systemrisk

    systemrisk Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2009
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    5
    http://vneconomy.vn/201304211030545...nen-kinh-te-can-su-can-thiep-cua-quoc-hoi.htm
    "Trong một diễn đàn nhằm chuẩn bị cho việc thẩm tra báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội tại kỳ họp này, quá sốt ruột trước kết quả “chưa có gì để nói” của tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, có vị chuyên gia đã đề nghị nên trao việc thực hiện công việc quan trọng này cho Quốc hội, thay vì để ở cơ quan hành pháp.
    ...Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa nói: các vị đại biểu Quốc hội Việt Nam cần có sự can thiệp giống như chất xúc tác vào quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
    ...theo nhìn nhận của nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, cựu thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng, chuyên gia Võ Đại Lược, căn nguyên cơ bản nhất của sự ì ạch trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế chính là "tồn kho thể chế", khi có quá nhiều thể chế lạc hậu không được sửa.
    ...Một trong những dự án “rất cần phải có” được ông Phúc điểm danh là Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh hàng loạt các dự án luật khác cần sửa đổi như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu...

    Xây dựng một đạo luật về quản lý vốn kinh doanh của nhà nước cũng là điều được Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch kiên nhẫn đề nghị đi đề nghị lại ở hết diễn đàn này đến hội thảo khác. Bởi ngay từ kỳ họp cuối năm 2009, khi Quốc hội khóa 12 giám sát tối cao việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, ông đã phát biểu: “Nhân dân đang giao Chính phủ nắm một số vốn chủ sở hữu hơn 30 tỷ USD, nên đề nghị phải có luật kinh doanh về vốn”."
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    http://vneconomy.vn/20130415111142671P0C9920/ba-cau-chuyen-viet-do-cua-bo-truong-bui-quang-vinh.htm
    "nội dung trong kết luận thanh tra số 215 của Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ký ngày 13/1/2012, được công bố trên báo chí. Văn bản này cho rằng tại những dự án BT của Hà Nội, đã có những quyết định không hợp lý gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng và hàng chục triệu USD cho ngân sách nhà nước.

    Sự việc nghiêm trọng tới mức ngày 28/3/2012, Văn phòng Chính phủ đã phải có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan rà soát tình hình thực hiện các dự án BT trên địa bàn.

    Với những nội dung được công bố, nhiều người có cảm tưởng các cơ quan chức năng sẽ "sờ gáy" một loạt chủ đầu tư các dự án BT, đồng thời phía phê duyệt các dự án này là UBND thành phố Hà Nội cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.
    ... đề án “Rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một số khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư phát triển trong giai đoạn từ 2013”, được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra lấy ý kiến vào tháng 7/2012.
    ....Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng một dự thảo nghị quyết về các giải pháp thúc đẩy thu hút FDI trong thời gian tới, trong đó đề xuất việc sẽ “chủ trì, tổng hợp trình Thủ tướng chấp thuận đầu tư đối với các dự án có vốn trên 100 triệu USD; dự án thực hiện trên địa bàn hai tỉnh trở lên; dự án sử dụng trên 5 ha đất đối với đất đô thị và trên 50 ha đối với đất khác và một số loại dự án khác”."
  10. systemrisk

    systemrisk Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2009
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    5
    Phương thức quản trị thời công nghệ số:
    http://doanhnhansaigon.vn/online/th...-trong-sang-tao-nho-trao-quyen-cho-nhan-vien/
    "
    Google cũng tổ chức các cuộc họp chính thức định kỳ để các giám đốc trình bày các ý tưởng sản phẩm từ phòng ban của mình lên các nhà lãnh đạo cấp cao. “Chúng tôi thường xuyên khảo sát ý kiến của nhân viên về các nhà quản lý của họ, sau đó sử dụng các thông tin phản hồi này để công khai công nhận các nhà quản lý giỏi nhất và đưa họ vào danh sách các giảng viên nội bộ hay các tấm gương cho năm sau. Các nhà quản lý bị đánh giá thấp nhất sẽ được tham gia các chương trình huấn luyện và hỗ trợ. Khoảng 75% số nhà quản lý tham gia các chương trình đạt được sự cải thiện nhất định trong hiệu quả làm việc của họ trong vòng một quý”, Bock chia sẻ.
    Một chương trình khác được Google sử dụng như một phần trong chiến lược trao quyền cho nhân viên là Googlegeist. Chương trình này ghi nhận lại ý kiến phản hồi của nhân viên đối với hàng trăm vấn đề khác nhau và cử ra một số nhóm nhân viên để giải quyết các vấn đề lớn nhất. “Tôi tin rằng đây ra một văn hóa mang tính nhân bản rất cao. Con người luôn đi tìm các ý nghĩa trong công việc của họ, muốn biết được chuyện đang xảy ra từ môi trường xung quanh mình và muốn có khả năng định hình nên môi trường đó”, Bock giải thích. “Với những nỗ lực đó, Google đã xây dựng được một đội ngũ nhân sự sáng tạo, đam mê với công việc và là những nhân tố không ngừng đem đến những cái mới cho công ty”, Bock tự hào chia sẻ"
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này