1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

QUYỀN LÝ TRIỆT QUYỀN ĐẠO

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi vocucthu72, 30/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    QUYỀN LÝ TRIỆT QUYỀN ĐẠO

    QUYỀN LÝ TRIỆT QUYỀN ĐẠO
    Triệt quyền đạo là một môn võ thuật vừa mang tính kỹ xảo, vừa mang tính võ thuật, lại gắn liền triết học với cuộc sống, đồng thời cũng là võ học đưa đến mốc giới cao thông qua những đối đầu, đọ sức quyết liệt. Những nguyên lý cơ bản của nó được thể hiện tập trung ở những điểm sau:
    1. Phá bỏ sự bó buộc hình thức, đi đén tự do, không bị bó buộc.
    Các trường phái võ thuật trên thế giới phong phú đa dạng đều mang tính khuôn mẫu với những đặc điểm riêng biệt được lưu truyền lại, tuy trải qua nhiều thời kỳ, năm tháng khác nhau, nhưng vẫn không thoát thân ra khỏi khuân hình hoa mỹ, nhưng lại không thực tế. Những truyền thống võ thuật mô thức hóa về cơ bản không phát huy tối đa tác dụng của chúng trong thực chiến, vì trong cuộc đối đầu, đọ sức đó, đối thủ cũng là một con người, những tình cảm, tâm lý và tư duy của họ cũng khó mà lường đoán được, những thủ pháp mà họ vận dụng cũng thiên biến vạn hóa, không thể trắc định đo đoán được. Nếu dùng mô thức cố định, bất biến để ứng phó với hiện thực thiên biến vạn hóa trong chốc lát thời gian, thì điều chờ bạn ở phía trước chính là sự thất bại thảm hại.
    LÝ TIỂU LONG sớm là nhười lao thân vào tu luyện vt truyền thông Trung Quốc, nhưng cuối cùng bản thân qua nhiều lần thực chiến đã khiến LTL có những hoài nghi về quyền pháp mà mình đã từng yêu mến. LTL cho rằng: từ những bài học ban đầu đều có thể chiến thắng đối thủ theo ý mình trong thực chiến cũng giống như đi từ một điểm đến điểm khác, cự ly ngắn nhất giữa hai điểm chính là đường thẳng. Do vậy, LTL đã lấy thực chiến làm xuất phát điểm, thông qua kết hợp tìm tòi và thực chiến lâu dài, cuối cùng đã tỉnh ngộ thấy rõ ý nghĩa chân chính của vt, đó chính là: phá bỏ sự bó buộc hình thức, đi đến tự do, không bị bó buộc. Phát hiện to lớn đó của LTL chính là cương lĩnh của TQĐ. Chúng ta có thể gọi TQĐ là võ thuật mang tính đường thẳng đi từ việc học đến việc phát triển khám phá ra con đường.
    2. Lấy cái vô pháplàm cái hữu pháp, lấy cái vô hạn làm cái có hạn.
    Tục ngữ có câu: Người phụ nữ tài ba cũng không thể nấu cơm mà không có gạo. Một cuộc đọ sức liên quan đến nhiều mát xích khác nhau, trong đó có kỹ thuật quan trọng như gạo trong việc nấu cơm. Cũng có thể nói một kỹ thuật tĩnhảo và thành thục là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của trận đấu.
    TQĐ là một môn khoa học hoàn chỉnh, một hệ thống kỹ thuật mang tính đòng bộ. Nói đến đây, có người sẽ hỏi rằng: TQĐ vừa chống lại cái hình thức, phản đối mô thức, vậy hệ thống kỹ thuật mang tính đồng bộ sẽ được giải thích như thế nào đây. Thực ra, hệ thống nền tảng kỹ thuật đó là thiết kế chế tác cho người mới học. Những người mới bắt đầu học TQĐ buộc phải dụa vào những hệ thống đó để luyện tập và không ngừng suy nghĩ sáng tạo thì mới có thể dần dần thoát ly khỏi sự bó buộc của hệ thống đó, tạo ra những kỹ thuật phù hợp với mình. Hệ thông đó: chính là cây gậy trong tay kẻ bị thương, một khi vết thương đã khỏi, tự đi lại được, thì bỏ cây gậy đó đi. Cũng như trong võ thuật truyền thống những bài quyền, đòn thế nọ kia? cũng chỉ là trình độ sơ trung đẳng, lên võ đài thực chiến sẽ thảm bại, mãi mãi phụ thuộc vào người cho con cá là sư phụ ( dù tập đến già nếu không có tư duy thì cũng chỉ như vậy thôi ), chỉ đến khi nào sư phụ truyền dậy phương pháp có được cái cần tự câu cá lấy ( phương pháp cốt lõi từng kỹ thuật, phương pháp đánh quyền chiến tự do tùy cơ ứng biến, nghệ thuật tự sáng tạo?) mới có thể nói hay được. Hệ thống TQĐ mà chúng ta nghiên cứu cũng chỉ là dùng cho giai đoạn võ lòng của người mới học mà thôi, mốc giới cao sâu của TQĐ cũng đòi hỏi tự bản thân nhận thức.
    Do vậy, chúng ta mới có thể hiểu rõ rằng, mọi kỹ pháp TQĐ hiện nay đều là những kỹ pháp nền tảng hữu hạn, phiến diện, chỉ có thể là thủ đoạn vỡ lòng mà thôi. Kỹ pháp TQĐ chân chính là vô hạn, nó không lấy sự cố định của một kỹ pháp nào làm kỹ pháp của TQĐ, nhưng có thể coi bất kỳ kỹ pháp nào cũng là kỹ pháp của TQĐ. Đũng như LTL đã nói: TQĐ không có bất kỹ hình thức nào, do vậy mà nó không có trường phái, không có phân biệt, và cũng có thể thích ứng với bất kỳ trường phái nào. TQĐ có thể vận dụng kỹ pháp của các môn phái ( bản thân tôi đã kết hợp thành công TQĐ với quyền chiến Nam kinh thiếu lâm một cách trôi chảy có thể lấy tên môn võ này là NAM KINH TRIÊT QUYỀN ĐẠO ), không bị bất cứ hạn chế nào, nó phù hợp với mọi kỹ pháp, mà mọi thủ pháp đều phải dùng đến nó. Điều này cũng chính là nói chỉ cần đạt được mục đích đánh bại đối thủ thì kỹ pháp hoặc thủ đoạn của bất kỹ môn phái nào cũng đều là ứng dụng nó. ( thực tế quá trần trụi đối với những người luôn cao giọng tập võ là để rèn luyện sức khỏe đạo đức cốt cách con người theo khẩu hiệu suông, không có bản lĩnh thực chiến thật sự thì làm sao có được lòng tự tin, mà không có lòng tự tin soi rõ bản thân thì làm sao rèn được những cái khác như cốt cách chẳng hạn?).
    Tóm lại, kỹ pháp TQĐ là dùng bất cứ kỹ pháp nào có thể vận dụng, là cái vô hạn, linh hoạt.
    Linh hồn của TQĐ chính là sự thành thục hoàn hảo đối với kỹ thuật, nó phải được nuôn dưỡng, hình thành từ những linh cảm được tỏa sãng trong tâm linh, biến những kỹ pháp thành năng lực đặc hữu của riêng mình, cộng thêm sự tôi luyện lâu dài đối với trực giác, cuối cùng có thể đạt đến mức hoàn hảo có thể dựa vào phản ứng bản thân và cảm nhận trực giác để có thể vận dụng nhanh chóng và tự động hóa bất kỳ kỹ pháp nào của bản thân để ứng phó với mọi biến hóa của ngoại cảnh. ( TQĐ mang tính thời đại cao đi thẳng vào bản chất vt, giúp võ sinh thực chiến, rèn luyện toàn diện một cách nhanh chóng, thể hiện sự tự do chính bản thân mình, không cầu kỹ như võ thuật truyền thống ( học vt truyền thống không đúng thầy đúng thợ thì chỉ được mỗi cái sức khỏe mà thôi ).
  2. Lubuvietnam

    Lubuvietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2008
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    cái quyển Con Đường Triệt Quyền đạo của Lý Tử Long em ngâm cứu cũng được 3~4 năm rồi , đối với em đấy là quyển sách võ hay nhất được bán trên thị trường
  3. heomoi07

    heomoi07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2007
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Em không học võ thuật truyền thống chỉ học TQĐ chắc cũng thành tiểu cao thủ?
    Được heomoi07 sửa chữa / chuyển vào 09:16 ngày 01/05/2009
  4. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Xét về hoàn cảnh và thời điểm ra đời của TQĐ vào thời gian những năm đầu 1970. Trước kia gọi là Trấn Phiên Kungfu.
    Bản thân môn Triệt Quyền Đạo vào thời điểm đó cũng còn nhiều khiếm khuyết. Lý Tử Long học Vĩnh Xuân Hồng Kông, hệ phái được cho là có lối đánh khuôn thước của bộ tay, ít đá, không vật, đòn trỏ không linh hoạt, ..... còn thiếu rất nhiều nữa, chính vì thế TQĐ mới ra đời bổ xung cho những cái mà LTL còn thiếu.
    Vào đầu thập niên 1970 nghe nói có 1 đoàn đệ tử của Triệt Quyền Đạo tại Hồng Kông sang thi đấu giao lưu với võ tự do tại Sài Gòn và bị thua te tua. Như vậy để chứng minh, ngoài LTL chưa có mấy ai thành công với con đường Triệt Quyền Đạo do họ Lý đề sướng cả.
    Thôi thì cũ người mà mới ta, nếu thấy nó hay và đắc dụng hơn cái mình đang tập thì dùng tạm cũng được, nhưng suy ra thì nó cũng chỉ là 1 con đường. Họ Lý được tôn vinh ở Hồng Kông vì họ Lý đề cao tính cách dân tộc Trung Hoa và võ thuật Kungfu trong các phim mà họ Lý thủ vai.
    Nhưng có cần thiết phải gắn Thiếu Lâm Nam Kinh với Triệt Quyền Đạo không ?
    Đã là võ chiến đấu thì không có nguyên lý cố định nào hết, mọi bài bản đã học chỉ là như những chữ cái A - B - C - D - E còn ghép vần ra thế nào thì là ở mỗi cá nhân. Cá nhân này thích chữ T, thì làm bài thơ toàn vần T; Cá nhân khác thích chữ Đ, làm bài thơ toàn chữ Đ, chẳng ai cấm, miễn là nó thành bài văn mà người ta đọc được.
    Chúc vui
    TLVN
  5. newdom

    newdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    0
    Ai cũng tin rằng đỉnh cao của võ thuật là phá bỏ các nguyên tắc , vượt qua các khuôn mẫu ....nhưng ai cũng chỉ muốn phá - bỏ mà lại không có gì để phá bỏ , toàn phần ngả mặn mà lại thành vô ngã thì trong gầm trời ttvnol này chỉ có một Bé cái Thần ku làm được
    Một cây Tùng bắt đầu từ một hạt mầm mạnh mẽ trên mảnh đất thích nghi , khí hậu thuận hoà rồi may mắn không bị người đồng rừng đốt cháy làm rẫy , lâm tặc đốn ngã làm giường tủ bàn ghế ...khi lớn mạnh đứng sừng sững trong trời đất rồi mới mặc gió bão bất cập lay lắc rứt rung vì thớ gỗ đã săn chắc ,cỗi rễ đã ăn sâu vào lòng đất ...Ôi thôi !! ,một ngày kia vì cao lớn sừng sững nên mấy bác họ Lâm mới nhìn thấy , gỗ là xiền thế cho nên các bác ấy mới nghiên cứu trong cuốn "Ngũ hành kỳ thư " do ***** Lâm Đình Tặc viết vào thời Hùng Vương 17 thấy Kim khắc Mộc và bí kíp " triệt cành đạo " có đoạn viết " muốn chặt cành thì đốn từ gốc chứ tội gì mà leo cao để chẳng may bị ngã lại đau " quả là chí lý , vậy là hoan hỉ một mình một rựa một ....cưa máy bác đi vào rừng, hướng về phía cây cao sừng sững thẳng tiến ...kết cục thế nào chỉ có bác ấy với mấy bác Kiểm lâm là rốt ráo thôi !!!!!
  6. cryforwife

    cryforwife Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.249
    Đã được thích:
    0
    @ bác newdom : vấn đề đơn giản hơn là bác tưởng ......... rất rất nhiều.........
  7. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    em nghĩ bác nào cầm được cái cưa máy cung phải biết cách, tay phải khoẻ mojt tí, chân phải vững một tí. Phải biết cái thế cưa cây, không cây ngã đè chít.
  8. newdom

    newdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    0
    - Cả một mớ lý thuyết của họ Lý tui chẳng coi ra gì vì thực sự nó phát triển từ phép trường - đoản của võ thuật nói chung và rất riêng của VX ( có thể Lý học từ sư phụ là Diệp Vấn nhưng không dám công khai )
    Ví dụ: Về hai đối thủ có trình độ võ thuật tương đương , một người thấp, bé đương nhiên là tay sẽ ngắn hơn hơn nên khi đánh với một người cao lớn sải tay dài hơn không thể mong dùng cái lý thuyết của Lý "đường gần nhất đến mục tiêu là đường thẳng " để hạ đối phương được , anh ta chỉ có thể đánh trong giới hạn có thể của mình thôi và tìm tòi ở phép dùng đoản chế trường sẽ hữu hiệu .....
  9. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    oi chao nhiều cao thủ wa, thất lễ. Vậy xin hỏi các cao thủ xem một số môn võ đánh lôi đài sau khi TQĐ ra đời ( quyền lý tán thủ, kickbong, karate...và cả vĩnh xuân ), và rất nhiều võ sĩ các môn đánh võ đài trên thế giới khi trả lời phỏng vẫn thì thần tượng là ai.
  10. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    he..he...nếu xem đây là những thước phim trainning của bác Lý thì cú đá xoay quả thật quá chậm so với Teaknowdo và đòn tay bình thường nếu là dân VX, Kỹ thuật chẳng có gì đặc biệt.
    http://www.youtube.com/watch?v=nf12iowNH38
    http://www.youtube.com/watch?v=cJG-FtMAA18&feature=related
    xem đoạn niêm thủ thì chỉ tay mà không thân.
    Phim ảnh thì không tính.

Chia sẻ trang này