1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quyền tài sản

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi KOJ, 18/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Quyền tài sản

    Trong Luật việt Nam có khái niệm "quyền tài sản", liệu có phải đây là một sáng tạo của các nhà làm luật VN, thuật ngữ này nên hiểu như thế nào, từ gốc là gì, mong được trao đổi cùng các bạn.

    Khi vui chén rượu cung đànKhi buồn cương ngựa dặm trường rong chơi
  2. dqtrang

    dqtrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    quyen tai san property right la khai niem co trong tat ca cac nen luat phap bac oi.
    quyen tai san duoc noi day du la quyen tren tai san. bao gom quyen so huu, quyen su dung, quyen dinh doat, quyen huong loi.
    khac voi quyen doi voi nguoi, bao gom quyen doi no
    khac voi quyen con nguoi duoc ghi qui dinh trong cac tac pham cua lien hiep quoc
    khac voi quyen tac gia copyright la quyen tren tac pham
  3. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Cái này hơi bị lạ. Tớ mới chỉ nghe. Quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Trong quyền sử dụng là bao gồm cả quyền hưởng lợi rồi.
    Tấm lòng son!
  4. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    Điều 172 BLDS: tài sản:
    Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.
    Điều 188 BLSD: Quyền tài sản:
    Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuêh được quy định tại Phần thứ 6 của Bộ luật này.

    Quyền nhân thân gắn liền với tài sản là tiền đề của quyền tài sản. quyền tài sản có các quyền như sau: quyền sử dụng đất, quyền đòi nợ, quyền tác giả, thương hiệu...

    ^_^ quyền sở hữu kg phải là quyền tài sản. phải kg?
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.
    ^_^ quyền sở hữu kg phải là quyền tài sản. phải kg?
    ---------------------------------------------
    Rõ như ban ngày.
    Tấm lòng son!
  6. dqtrang

    dqtrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    tai san gom 2 loai, huu hinh va vo hinh
    quyen tren tai san cung se co 2 loai tuong ung
    quyen so huu va quyen tai san thuc chat chi la mot.
    quyen tai san co khai niem bao quat hon bao gom quyen so huu va cac quyen cau thanh nen quyen so huu
    3 quyen do tuy theo khai niem tuu chung lai la
    1 la dinh doat tai san
    2 co no o trong tay
    3 dung no
  7. saoxaxasao

    saoxaxasao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói quyền tài sản và quyền sở hữu thực chất chỉ là một là không chính xác , quyền sở hữu thuộc về nhóm quyền tài sản nhưng không đồng nhất với quyền tài sản .
  8. dtmttvn

    dtmttvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Ở đây đạng có sự nhầm lẫn giữa khái niệm quyền tài sản (là một đối tượng của tài sản nói chung) và quyền đối với (trên) tài sản mà người ta hay gọi là "quyền đối vật".
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng cho là như vậy. Nhưng hiện thời không có thời gian để tranh luận tiếp. Nếu bác dtmttvn Ok thì mời bác cho vài lời để làm rõ vấn để hơn được không?
    Tấm lòng son!
  10. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin trình bày lại một cách có hệ thống về vấn đề các bạn đang bàn bạc như sau:
    - Thông thường, các luật gia XHCN thường đề cao vấn đề sở hữu và nghiên cứu về sở hữu trước tiên trong Luật tài sản. Nhưng do phát triển nền kinh tế thị trường nền cần có sự điều chỉnh lại về các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực này.
    - Vấn đề sở hữu chỉ có thể được làm rõ khi nắm chắc được khái niệm tài sản bởi chủ tài sản là những người thủ đắc quyền sở hữu, và các hình thức sở hữu thực chất là dựa trên việc phân loại các chủ tài sản.
    Luật dân sự, trên hết tất cả có liên quan tới con người, hành vi của con người và quan hệ của con người đối với nhau và đối với tài sản. Thông thường hiểu theo nghĩa nôm na, có hai loại quan hệ là:
    - Quan hệ giữa người với người
    - Quan hệ giữa người với người thông qua vật (theo quan niệm khoa học pháp lý)
    Để giải quyết những quan hệ nà, các nền tài phán thường mượn các giải pháp và các khái niệm của Luật La Mã như sau:
    - Quan hệ giữa mọi người liên quan đến vật được điều tiết bởi Luật tài sản (Jus rerum). Vì vậy, các vật quyền thường được xem là phạm vi truyền thống của luật tài sản.
    - Quan hệ giữa trái chủ và người thụ trái xác định là quan hệ nghĩa vụ và được điều tiết bởi luật nghĩa vụ hay còn gọi là luật về quyền đối nhân.
    Các Vật quyền được luật dân sự điều chỉnh ở trạng thái tĩnh: Khi chúng được lưu thông thì chúng được xác định ở trạng thái động. Đó chính là nội dung của trái quyền hay nghĩa vụ. Có lẽ chính vì thế mà Bộ Luật Dân Sự Pháp quan niệm hợp đồng hay nghĩa vụ hợp đồng nói chung là một phương thức xác lập quyền sở hữu; thông thường người ta hay gắn việc dạy luật tài sản cùng với luật nghĩa vụ.
    Tài sản có tầm quan trọng rất lớn - thử lướt qua vài câu ngạn ngữ người xưa thường nói : "Tài sản sống lâu hơn con người" hay là "tài sản là công cụ của đời sống xã hội. Con người sống không thể ko có tài sản" hoặc vĩ mô hơn thế nữa "tài sản là mục tiêu, đồng thời là phương tiện để phát triển kinh tế, xã hội". Tất cả đều nói lên tầm quan trọng sống còn và không thể thiếu của tài sản. Vậy theo Luật DS VIệt Nam - tài sản có khái niệm ra sao?
    Điều 172 BLDS 96 Việt Nam định nghĩa như sau: "Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ giá trị bằng tiền và các quyền tài sản"
    Điều 188 của BLDS VN định nghĩa: "Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ quy định tại phần thứ 6 trong bộ luật dân sự VN".
    Khi nghiên cứu về chế định này, cần lưu ý tới VẬT và QUYỀN TÀI SẢN. Có bao giờ bạn tự hỏi:
    Liệu có mối quan hệ nào giữa vật quyền được làm rõ trong các định nghĩa trên?
    Vật và quyền có mối liên hệ với nhau như thế nào?
    Thông thường, BLDS của các nước không có định nghĩa về Tài sản. Đối với trường phái Common Law coi tài sản là một tập hợp các quyền trên vật có hiệu lực chống lại những sự xâm hại của các thể nhân khác.
    Đối với trường phái Civil Law coi tài sản bao gồm: Tài sản hữu hình là các vật chất liệu; và tài sản vô hình liên quan tới các quyền.
    Ở đây cần lưu ý rằng, khi ta nói tới quyền có nghĩa là nói tới quan hệ xã hội. Quyền chỉ phát sinh trong mối quan hệ giữa người này với người khác. Chính vì thế mà có thể nói rằng, nói tới tài sản là nói tới quan hệ xã hội.
    Mặt khác, vật chất liệu không phải là tiêu chuẩn tối cao của luật tài sản mà nói tới tài sản là nói tới Vật quyền. Vậy vật quyền là một bộ phận quan trọng của khái niệm tài sản. Ngoài ra còn phải chú ý tới việc xem tài sản bao gồm cả các tố quyền nhằm đòi lại tài sản.
    Vật quyền hay quyền đối vật có mục đích là vật, khác với quyền đối nhân có mục đích là một cam kết cụ thể mà người thụ trái phải thi hành.
    Quyền đối vật là quyền tuyệt đối, khác với quyền đối nhân là quyền tương đối - điều này có nghĩa là quyền đối nhân không có hiệu lực đối với người thứ ba.
    Quyền đối vật có tính cách hạn định, có nghĩa là do vật quy định.
    Khi nghiên cứu về vấn đề này - cần biết rằng, có rất nhiều học thuyết về tài sản: Học thuyết chiếm hữu đầu tiên, học thuyết giá trị lao động, học thuyết vị lợi, học thuyết tự do... Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là hai trường phái lớn chi phối luật tài sản của các quốc gia như sau:
    - Trường phái luật tự nhiên
    (thường ngấm sâu vào luật tài sản của các nước thuộc họ pháp luật La mã - Đức. Các quyền xuất hiện ngay trong tự nhiên là một vấn đề pháp lý căn bản và độc lập với chính quyền. Chính quyền có nhiệm vụ nhận thức các quyền đó và phản ánh nó trong các đạo luật. Các đạo luật phải phản ánh hay ghi nhận đầy đủ các quyền đối vật và các quyền tài sản khác.)
    - Trường phái thực chứng pháp lý
    (Trường phái này chi phối các nước thuộc Common Law xuất phát từ tư tưởng của Jeremy Bentham - trong cuốn The Theory of Legislation, ông viết: "Tài sản và pháp luật sinh ra và chết đi cùng nhau, trước khi luật được làm ra thì không có tài sản; loại bỏ pháp luật thì tài sản cũng biến mất".
    Về cách PHÂN LOẠI TÀI SẢN
    Phân loại tài sản có một ý nghĩa hết sức quan trọng liên quan tới hàng loạt các vấn đề pháp lý như: Bảo đảm nghĩa vụ dân dự, hiệu lực của hợp đồng, công khai các quyền tài sản, thương mại và tư pháp quốc tế...
    Sau khi nghiên cứu xem xét các đặc tính vật lý thực tế của tài sản, khoa học pháp lý dựa vào các căn cứ khác nhau phân tài sản thành các loại:
    Vật tiêu hao và vật không tiêu hao;
    Vật chia được và vật không chia được
    Vật cùng loại và vật đặc định
    Vật chính và vật phụ...
    Và quan trọng, trên hết tất cả là chia tài sản thành ĐỘNG SẢN VÀ BẤT ĐỘNG SẢN.
    Vậy căn cứ nào để phân loại bất động sản và động sản? Cách thức phân loại này được các hệ thống luật chấp nhận dựa trên tính chất di dời hay không di dời được của tài sản. Các hệ thống pháp luật thường đưa ra các quy định chi tiết hơn đối với bất động sản, có lẽ bởi các lý do sau đây:
    1. Về mặt vật lý: bất động sản thường gắn bó chặt chẽ với lãnh thổ quốc gia, trong khi động sản di chuyển tự do dễ bị mất mát, phá huỷ, nhầm lẫn và rất khó quản lý.
    2. Về mặt kinh tế: Đất đai là nguồn của cải thiết yếu cho cuộc sống và được chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác.
    3. Về mặt tâm lý: Đất đai, nhà cửa luôn gắn bó chặt chẽ với đời sống của con người, do đó họ hường có tình cảm và chú ý hơn.
    ==================================================
    Tối nay tôi sẽ post nốt bài viết của mình!

Chia sẻ trang này