1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quyền tài sản

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi KOJ, 18/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    hic hic... No-fear đúng là siêu đấy. chỉ là 1 vấn để cỏn con thôi mà anh hai "phang" cho nguyên 1 bài lê thê lếch thếch...
    hoakhongtim chỉ biết rằng: quyền sở hữu là 1 chế định tập hợp 1 phần các quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự.
    còn trong các quan hệ nhân thân, là nhánh còn lại thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự, tạo nên quyền nhân thân. Quyền nhân thân gắn liền với tài sản là tiền đề của quyền tài sản. quyền tài sản có các quyền như sau: quyền sử dụng đất, quyền đòi nợ, quyền tác giả, thương hiệu...
    quyền sở hữu phải gắn với 1 đối tượng cụ thể, như là quyền sở hữu đối với cây kem, cục kẹo...
    quyền tài sản là tên của một nhóm quyền. mỗi quyền cũng gắn với 1 đối tượng cụ thể, như là tui có quyền tác giả đối với bài viết này...
    vậy đó.
  2. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    No-fear có thể viết rõ hơn luận điểm trên được ko ah ?? Hoài nghi quá [​IMG]!
  3. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    " Quyền đối vật là quyền tuyệt đối, khác với quyền đối nhân là quyền tương đối - điều này có nghĩa là quyền đối nhân không có hiệu lực đối với người thứ ba."
    nói nôm na thì quyền đối vật tạo nên nghĩa vụ đối với mọi người chung quanh, còn quyền đối nhân thì chỉ tạo nên nghĩa vụ đối với 1 số chủ thể nhất định thôi. vd như quyền sở hữu của tui với cây kẹo của tui tạo nên 1 sự bất khả xâm phạm của mọi người đối với cây kẹo, ai mà xâm phạm thì là có hành vi vi phạm. vậy đó. ^_^
  4. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn HKT...
    Vật quyền là tuyệt đối và không phải là do luật định nó khác với quyền đối nhân là quyền của một trái chủ đối với người thụ trái.
    Và quan trọng, trên hết tất cả là chia tài sản thành ĐỘNG SẢN VÀ BẤT ĐỘNG SẢN.
    Vậy căn cứ nào để phân loại bất động sản và động sản? Cách thức phân loại này được các hệ thống luật chấp nhận dựa trên tính chất di dời hay không di dời được của tài sản. Các hệ thống pháp luật thường đưa ra các quy định chi tiết hơn đối với bất động sản, có lẽ bởi các lý do sau đây:
    1. Về mặt vật lý: bất động sản thường gắn bó chặt chẽ với lãnh thổ quốc gia, trong khi động sản di chuyển tự do dễ bị mất mát, phá huỷ, nhầm lẫn và rất khó quản lý.
    2. Về mặt kinh tế: Đất đai là nguồn của cải thiết yếu cho cuộc sống và được chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác.
    3. Về mặt tâm lý: Đất đai, nhà cửa luôn gắn bó chặt chẽ với đời sống của con người, do đó họ hường có tình cảm và chú ý hơn.
    Tiếp theo phần này nhé...
    Các ảnh hưởng của phân loại tài sản thành BĐS và ĐS như sau: cách phân loại này được áp dụng cho mọi nguồn của cải kể cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
    Đối với BĐS
    Thông qua đó, người ta thiết kể các quy định chi tiết hơn về BĐS. DO tính không di chuyển được, nên pháp luật dễ đàng áp đặt một hệ thống đăng ký BĐS để công khai các quyền nhằm thông báo cho các chủ nợ. Vì vậy, các quyền trên BĐS thường phức tạp hơn.
    Khi nghiên cứu về vai trò của ĐS ngày nay người ta thấy rằng: trong nền kinh tế nông nghiệp, đất đai có giá trị đặc biệt. Còn nền kinh tế công nghiệp và hậu công nghiệp, kinh tế tri thức làm động sản có giá trị ngày càng lớn. Ngày nay, động sản cũng được cá thể hoá bằng cách đăng ký như máy bay, tàu biển, ô tô...
    Ở các nước theo Civil law, BĐS và ĐS được quy định gồm có 4 phân loại chính như sau:
    - Bất động sản hữu hình
    - Bất động sản vô hình
    - Động sản hữu hình
    - Động sản vô hình
    Nghiên cứu về bất động sản cho thấy có các dạng là BĐS do bản chất, BĐS do dụng đích, BĐS bởi lý do có đối tượng trên BĐS, BĐS do luật định...
    BĐS do bản chất, có đặc tính gắn liền với đất, đất đai, nhà cửa, công trình, cây cối hoặc đồ vật là một phần không thể tách rời của dạng bất động sản này ví dụ như ống dẫn khí, đường điện, nước...
    BĐS do dụng đích, có đặc tính gắn với đât một cách yếu ớt, thực chất là động sản được gắn với BĐS do bản chất một cách có ý thức. Bao gồm các dạng như đồ vật có chung một mục đích với BĐS do bản chất và những đồ vật gắn với BĐS nhằm mục đích hoàn thiện cho BĐS.
    BĐS bởi lý do có đối tượng trên BĐS, bao gồm các vật quyền (quyền sở hữu, hưởng dụng...) và các tố quyền đòi các vật quyền, và đòi chiếm hữu BĐS...
    BĐS do luật định tức là pháp luật có thể định ra một số loại vật quyền.
    Phần quan trọng và mấu chốt nhất là nghiên cứu các vật quyền trên BĐS, bao gồm:
    Quyền chiếm hữu
    Quyền sở hữu (đây là quyền thống trị với tài sản)
    Quyền hưởng dụng và thu lợi (quyền dụng ích)
    Quyền cư ngụ và quyền hành dụng
    Quyền thuê mướn trường kỳ
    Quyền địa dịch
    Quyền thế chấp
    Quyền ưu tiên hay đặc quyền
    Vật quyền được chia ra làm hai loại gồm vật quyền chính yếuvật quyền phụ thuộc. Trong đó, vật quyền chính yếu là vật quyền được hưởng dụng trực tiếp trên vật và vật quyền phụ thuộc là quyền dùng để bảo đảm cho các trái quyền (như cầm cố, thế chấp...)
    Tố quyền là cách thức luật định cho phép người có quyền lợi đòi hỏi toà án xác nhận và bảo vệ quyền lợi cho họ (các quyền khởi kiện...)
    Đối với ĐỘNG SẢN
    Động sản là các dạng tài sản còn lại sau khi xác định xong BĐS. Động sản có hai loại bao gồm:
    1. Động sản do bản chất (là tài sản có thể di dời được mà không phải là BĐS (toàn bộ những vật là bộ phận của thế giới khách quan, có thể di dời được nhưng không phải là BĐS do dụng đích hoặc BĐS bởi lý do đối tượng trên BĐS) và
    2. Động sản do luật định (là các quyền trong đó có những vật quyền trên động sản, tố quyền...
    Đến đây, chúng ta lại phải liếc qua về phân loại vật bao gồm:
    Vật chính và vật phụ
    Vật chia được và vật không chia được
    Vật tiêu hoa và vật không tiêu hao
    Vật cùng loại và vật đặc định
    Vật đồng bộ
    Vật tự do lưu thông, vật cấm lưu thông và vật hạn chế lưu thông (do ý chí của nhà làm luật)
    Ngoài ra còn có hoa lợi và lợi tức. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại trong khi lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.
    Tiếp tục là đi vào phần quan trọng nhất mà chúng ta đang bàn: QUYỀN SỞ HỮU
    Quyền sở hữu là một chế định quan trọng và nổi bật của hệ thống pháp luật XHCN, là loại vật quyền thống trị nhất, là chế định nổi trội nhất của họ pháp luật này (hiện nay còn 3 nước duy trì là VN, CuBa, Bắc Triều Tiên ?" còn Trung Quốc vừa sửa đổi Hiến pháp được vài ngày, trong đó HP mới đã công nhận sở hữu tư nhân là thiêng liêng).
    Trong bộ luật dân sự ở các nước tư bản, chế độ và hình thức sở hữu thường khôgn được quy định rõ ràng, tuy nhiên, quyền tư hữu được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm (sự công nhận quyền này có thể coi là động lực của sự phát triển).
    Các luật gia XHCN quan niệm quyền sở hữu phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu nhất định. Pháp luật sở hữu xác nhận, quy định và bảo vệ quyền lợi của các chủ sở hữu. Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu sử dụng và định đoạt tài sản.
    Theo đó, mục tiêu của pháp luật sở hữu theo quan niệm của các luật gia XHCN là:
    -Xác nhận và bảo vệ việc chiếm hữu tư lieuẹ sản xuất chủ yếu của giai cấp thống trị
    -Bảo vệ những quan hệ sở hữu phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị
    -Tạo điều kiện cho giai cấp thống trị khai thác được nhiều nhất tư liệu sản xuất đang chiếm hữu phục vụ cho sự thống trị
    -Xác định mức độ xử sự và các hạn chế cho các chủ sở hữu
    Quyền sở hữu theo nghĩa rộng được hiểu như sau: Quyền sở hữu là một tập hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt TLSX, TL tiêu dùng và các tài sản khác.
    Quyền sở hữu theo nghĩa hẹp là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong những điều kiện nhất định. Quyền sở hữu là quyền dân sự chủ quan.
    Ngoài ra, quyền sở hữu còn có thể được quan niệm khác với hai khái niệm trên, coi quyền này là quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu. DO đó, nó bao gồm 3 yếu tố chủ thể, khách thể và nội dung.
    Xin xem thêm một vài định nghĩa về quyền sở hữu sau đây:
    A.M. Honoré cho rằng: ?oSở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền quản lý, quyền thu hoa lợi từ vật, quyền làm vốn, quyền bảo đảm, các quyền và các sự kiện chuyển nhượng không có thời hạn, nhiệm vụ ngăn cản thiệt hại, trách nhiệm đối với sự kiện bắt giữ và sự kiện phân chia?
    Với Felix Cohen, quyền sở hữu là quan hệ giữa người với người mà trong đó người được gọi là chủ sở hữu có thể loại trừ những người khác thực hiện hành vi nhất định hoặc cho phép những người khác thực hiện những hành vi như vậy, và cả hai trường hợp cần có sự trợ giúp của pháp luật trong việc thực hiện những quyết định đó.
    Điều 679 BLDS California quy định, quyền sở hữu tài sản là tuyệt đối khi một người có quyền thống trị tuyệt đối với tài sản, và có thể sử dụng nó hoặc định đoạt nó phù hợp với ý muốn của anh ta, chỉ phụ thuộc vào luật chung.
    Đối với các nước theo họ Civil law, quyền sở hữu bao gồm ba quyền:
    Quyền sử dụng (usus)
    Quyền thu lợi (fructus)
    Quyền định đoạt (abusus)
    Quyền sở hữu bao gồm tất cả các lợi ích của vật, quyền chiếm hữu là một quan hệ thực tế. (BLDS Đức quy định? chiếm hữu một vật được thủ đắc bởi việc nắm quyền kiểm soát thực tế đối với vật?.
    Điều 903 BLDS Đức quy định: Chủ sở hữu của một vật có thể, trong chừng mực không trái với pháp luật hoặc quyền của người thứ ba, thực hiện những việc theo ý của mình và loại trừ những người khác từ bất kể một sự can thiệp nào; chủ sở hữu của một con vật phải tuân thủ những quy tắc pháp lý đặc biệt về việc bảo vệ thú vật khi thực hiện quyền sở hữu của mình.
    Điều 206 BLDS Nhật bản quy định, chủ sở hữu có quyền, phụ thuộc vào các giới hạn của luật và sắc lệnh, tự do sử dụng, thu lợi và định đoạt vật thuộc sở hữu của mình.
    Điều 544 BLDS Pháp quy định: ?oQuyền sở hữu là quyền hưởng dụng và định đoạt tài sản một cách tuyệt đối, miễn là không sử dụng tài sản vào việc pháp luật cấm? (Điều 462 BLDS Bắc Kỳ năm 31 cũng quy định tương tự.)
    Khi nghiên cứu chế định này dưới dạng là một quan hệ pháp luật, có thể thấy Quan hệ pháp luật sở hữu bao gồm:
    Chủ thể: Tham gia quan hệ pháp luật dân sự về quyền sở hữu
    Khách thể: Có thể là đối tượng của thế giới vật chật hoặc kết quả của những hoạt động sáng tạo tinh thần
    Nội dung của quyền sở hữu: Quyền chíêm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt
    Trong đó, quyền chiếm hữu là quyền năng của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình. Bao gồm quyền chiếm hữu pháp lý và chiếm hữu thực tế, chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu khôgn có căn cứ pháp luật.
    Quyền sử dụng bao gồm quyền khai thác công dụng và những lợi ích vật chất của tài sản. Chủ sở hữu trực tiếp sử dụng hay chuyển giao việc sử dụng cho người khác và tài sản có thể bị trưng dụng.
    Quyền định đoạt là quyền năng của chủ sở hữu quyết định số phận của vật, quyết định số phận thực tế và quyết định số phận về mặt pháp lý. Việc thực hiện quyền định đoạt đối với vật làm thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật liên quan tới vật đó. Và việc định đoạt phải thông qua một hành vi và phải hợp pháp.
    Quyền sở hữu chỉ phát sinh khi có căn cứ hợp pháp, các căn cứ này là sự ghi nhận các hiện tượng xảy ra trong đời sống thực tế. Theo giáo trình luật DS VN của ĐHL HN có ba nhóm căn cứ xác định quyền sở hữu:
    - Theo hợp đồng hoặc giao dịch một bên
    - Theo quy định của pháp luật
    - Theo những căn cứ riêng: Bản án, quyết định của toà án
    Chúng ta xem xét tới căn cứ xác lập quyền sở hữu đầu tiên và phái sinh dựa vào quy trình hình thành và thay đổi quyền sở hữu, qua đó có thể thấy:
    Căn cứ đầu tiên không phụ thuộc vào chủ sở hữu trước đó trong khi căn cứ phái sinh thì quyền sở hữu được chuyển dịch theo ý chí của chủ sở hữu cũ.
    Phần tiếp theo là các tố quyền để bảo vệ quyền sở hữu - nhưng sẽ post tiếp sau vậy, đêm đã khuya quá rồi...
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 03:19 ngày 22/03/2004
  5. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    No-fear đã sử dụng tài liệu lý luận về quyền tài sản của các nước theo hệ thống luật Châu Âu lục địa và hệ thống luật Anh Mỹ, ở đây có một điểm khác biệt so với hệ thống luật của các nước theo khối XHCN đó là Quyền đối vật là quyền tuyệt đối, khác với quyền đối nhân là quyền tương đối Ở nước ta, quyền đối vật cũng chẳng phải là quyền tuyệt đối... "đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước quản lý"..
  6. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Quyền tài sản là một khái niệm mới trong dân sự do các nhà làm luật của ta sáng tạo (hay tối tạo?!) ra. Các bạn đừng nhọc công tìm kiếm nội dung của quyền này (tôi không biết lý do làm sao mà nhà làm luật lại khá là tuỳ tiện mà đặt ra khái niệm quyền tài sản?!) Quyền trong giao lưu dân sự được thể hiện dưới hai dạng: Quyền đối với vật (hay còn gọi là vật quyền) và quyền đối với người khác (hay còn gọi là trái quyền) (xem thêm bài viết của "Không biết rùng mình" etc.). Quyền đối với vật là quyền tuyệt đối và bất khả xâm phạm. Quyền đối nhân là quyền tương đối vì từ quan điểm bảo vệ nhân quyền, không ai có thể buộc người khác phải làm điều người thứ hai này không muốn làm. Việc pháp luật buộc người thứ hai phải thực hiện trái vụ của mình được thực hiện thông qua hình thức bồi thường thiệt hại từ khối tài sản của người này. Và đây cũng được coi là một điểm để nói quyền đối nhân là quyền tương đối.
    Nếu phải nói thì khá dài, vậy quyền tài sản theo KHPLDS của Việt Nam nằm ở giữa hai loại vật quyền và trái quyền. Ở dạng vật quyền nó sẽ được thể hiện ở dưới dạng, ví dụ quyền tác giả. Ở dạng trái quyền, nó được thể hiện dưới dạng, ví dụ quyền đòi nợ. Nó giống như là kết quả của sự phối giống giữa ngựa và lừa. Con la sẽ tuyệt chủng.
    Thân mến!
  7. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Ê ê... tớ vẫn biết rùng mình đấy nhé, tại sao lại bảo tớ ko biết rùng mình? Thỉnh thoảng khi cơ thể mất cân bằng về nhiệt, tớ vẫn rùng mình tốt...
  8. dtmttvn

    dtmttvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã đọc bài của bác No-fear. Xin không bình luận về hình thức thể hiện, về nội dung phải thừa nhận rằng bài của bác có nhiều kiến thức, điều đó chứng tỏ Bác No-fear đang được học tập ở một nước mà Luật về tài sản rất phát triển, hoặc Bác đã nghiên cứu rất kỹ pháp luật về tài sản. Xin cảm ơn bác về bài viết bổ ích trên. Để thêm phần sinh động của vấn đề, tôi xin mạo mội có một vài bình luận về bài viết này và cũng mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của mình liên quan đến đề tài rất thú vị này.
    Thứ nhất, theo tôi bài viết nên theo sát nội dung 2 nội dung mà Bác Koj đã hỏi:
    * Quyền tài sản là gì;
    * Tại sao các nhà làm luật Việt Nam lại ?ođẻ? ra khái niệm đấy.
    Về vấn đề này tôi xin có một số ý kiến như sau:
    + Quyền tài sản (QTS) cần tiếp cận dưới 2 giác độ.
    - Giác độ thứ nhất: QTS là một đối tượng của chế định tài sản nói chung. Tại giác độ này, QTS được xem là một TS và nó gắn chặt các quyền năng nhất định của chủ sở hữu, chủ sử dụng như các loại tài sản khác, tuỳ theo quy định của pháp luật mỗi nước (các quyền này liên quan đến giác độ tiếp cận thứ 2). Tóm lại, QTS được dùng để phân biệt với các quyền khác không được xem là tài sản (để xác định phạm vi, đối tượng, trác nhiệm ở các ngành luật khác nhau).
    Điều 172 BLDS quy định: TS bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.
    Điều 188 BLDS quy định: QTS là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ và được quy định tại phần thứ 6 cuả BLDS.
    Như vậy, QTS là một đối tượng của tài sản và phải hội đủ 2 yếu tố cấu thành sau:
    * QTS trị giá được bằng tiền và (nguyên tắc giá trị);
    * QTS có thể chuyển giao trong giao lưu DS (nguyên tắc chuyển giao)
    Từ quy định trên cho thấy, các quyền gắn liền với nhân thân có thể có giá trị nhưng không thể chuyển giao trong giao lưu DS thì không phải là QTS, ví dụ quyền được cấp dưỡng, quyền hưởng trợ cấp hưu trí? (có người gọi đây là tính chất tài sản không hoàn hảo).
    - giác độ thứ hai: QTS là các quyền đối vật (các quyền này Bác No-fear đã trình bày, tôi xin không trình bày lai). Tại giác độ này, QTS dùng để phân biệt với các quyền đối nhân (pháp luật một số nước lại dùng khái niệm nghĩa vụ đối nhân, bởi có một số lý luận về việc xác lập, hình thành và tồn tại quyền song song ).
    + Tại sao các nhà làm luật VN lại ?ođẻ? ra khái niệm này.
    So với các nước XHCN, ở các nước tư bản pháp luật về tài sản phát triển mạnh, trong đó nhấn mạnh quyền sở hữu và quyền tài sản (bởi yếu tố quyết định là công nhận mạnh mẽ chế độ tư hữu về tài sản - Hiến pháp). Tại các nước này, QTS được nhận mạnh ở khía cạnh quyền đối vật. Còn ơ các nước theo chế độ XHCN (xin không đi sâu vào sự so sánh giữa hai chế độ), pháp luật về tài sản chưa phát triển, cụ thể là ơ Việt Nam, điều đó được thể hiện ở hai điểm sau: chưa có luật chuyên biệt điều chỉnh về tài sản; các quy định của pháp luật về tài sản phân tán và chỉ dừng lại ở mức chế định tại BLDS. Xuất phát từ nguyên nhân trên, có thể thấy rằng nhiều quy định của pháp luật liên quan đến tài sản nói chung, quyền tài sản nói riêng còn chưa rõ ràng, minh bạch, nếu không muốn nói là yếu ớt (điều này có lẽ các bạn dễ nhìn thấy nhất: chúng ta không công nhận sở hữu tư nhân đối với đất đai, nhưng trên thực tế và đối chiếu với BLDS, LĐĐ thì lại công nhận ?ongười sử dụng? hoàn toàn có các quyền năng trên ?oquyền sử dung đất? như thừa kế, tặng cho, dùng làm tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ? Cái bìa đỏ của chúng ta được gọi là ?oGCN quyền sử dụng đất?, nên chăng phải gọi là GCN các quyền về đất thì mới đúng? ). Tuy nhiên, do QTS là một thứ TS có giá trị nên không thể phủ nhận chúng trong việc tham gia giao dịch, xác lập các quyền nói chung?. , do thực tế, QTS quá phổ biến nên không thể không quy định nó trong luật, vấn đề ở đây là quy định nó như thế nào, phạm vi và mức độ hoàn thiện như thế nào thôi.

    Thứ hai, Tại phần phân biệt tài sản là ĐS và BĐS, bạn có viết ?odo tính không di chuyển được, nên pháp luật dễ dàng áp đặt một hệ thống đăng ký BĐS để công khai các quyền (tôi xin nhấn mạnh chữ ?ocác quyền? mà bạn đã dùng) nhằm thông báo cho các chủ nợ?. Tôi nghĩ, nhận xét trên của bạn là chưa đầy đủ, và có sự nhầm lẫn giữa việc đăng ký đơn thuần là quản lý nhà nước về đất (trong đó có các đăng ký biến động) và việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
    - Về lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm.
    Đối với lĩnh vực này, không phải xuất phát từ tính chất đặc thù của BĐS (cụ thể như bạn nói là đất) là không di dời được nên phải tiến hành đăng ký mà việc đăng ký GDBĐ ở đây là nhằm công khai hoá các thông tin về giao dịch bảo đảm liên quan đến đất (thế chấp, bảo lãnh) có thể là cho chủ nợ, có thể là cho bất kỳ ai có nhu cầu và nhằm xác định thứ tự ưu tiên thanh toán đối với một tài sản dùng bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ (nhiều khoản vay), việc đăng ký trên không xuất phát từ bất kỳ đặc tính nào của tài sản. ĐS hiểu theo nôm na là có thể di dời được, nhưng nó cũng được các nước phát triển như Mỹ, Ca-Na-Đa, Nhật ? chú trọng đăng ký giao dịch bảo đảm đấy thôi. Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ (UCC) đã quy định về việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với động sản và nó được xem là ?oluật mẫu? cho các nước học tâp, trong đó có Việt Nam (VN đã có hệ thống các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và đây là một bước tiến rất lớn, nếu có điều kiện tôi sẽ bàn luận cùng các bạn về pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm của việt nam sau).
    Như vậy, việc đăng ký như bạn nói, nếu đối chiếu với mục đích của đăng ký giao dịch bảo đảm là chưa đầy đủ.
    - Về đăng ký mang mục đích quản lý nhà nước về đất đai., thủ tục này có lẽ không nên đi sâu. Ở đây tôi chỉ nhấn mạnh rằng, việc đăng ký trên chỉ mang tính chất ghi nhận quyền sử dụng, lịch sử và các biến động liên quan đến đất đai, và nó hoàn toàn khác với việc đăng ký giao dịch bảo đảm. Theo Lật Đất Đai năm 2003, thẩm quyền thực hiện công việc trên thuộc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đât (Điều 46), trong đó ngoài việc đăng ký mang tính quản lý nhà nước, Văn phòng này kiêm luôn cả việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất (đăng ký giao dịch bảo đảm ). Riêng điều này theo tôi là bất cập, còn các Bác nghĩ sao?.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Ngày mai tôi sẽ post tiếp
    --------------------------------------------------------------------------------
    Một luật gia ba ý kiến
    Phải cùng ?ochiến?, thì mới hay
    ?oChiến? càng gay (go) càng bổ ích

    Được dtmttvn sửa chữa / chuyển vào 22:04 ngày 29/03/2004
    Được dtmttvn sửa chữa / chuyển vào 22:08 ngày 29/03/2004
  9. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Xin cảm ơn tất cả các bác đã cùng thảo luận một vấn đề mà theo tôi là rất hay.
    - Tôi xin công nhận rằng quyền tài sản là một sự sáng tạo pháp luật "tài tình" của các nhà làm luật Việt Nam, trên thế giới không có khái niệm này (mà chỉ có "quyền sở hữu trí tuệ", chúng ta không nên nhầm lẫn vấn đề này ). Theo tôi, sự sáng tạo này chủ yếu để phù hợp với Hiến pháp 92 của nước ta, trong đó quy định rằng đất đai thuộc sở hữu toàn dân, người dân chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền chiếm hữu và định đoạt. Tuy nhiên, trước xu hướng phát triển toàn cầu hiện nay thì điều này là một cản trở lớn đối với các nhà đầu tư. Vì vậy, mới cần thiết phải đẻ ra thêm "quyền tài sản" được quy định theo Điều 188 BLDS, nghĩa là chúng ta có thể "mua bán" được đất đai. Để khẳng định điều này, hiện nay Nhà nước đang chủ trương đẩy mạnh tiến trình cấp "sổ hồng", về thực chất đấy chính là một loại quyền tài sản có thể chuyển giao được.
    - Vì vậy, theo tôi có thể liệt kê ra một số loại quyền tài sản ở đây như: Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu chứng khoán, ....
    Xin được các bác góp ý.
    Khi vui chén rượu cung đànKhi buồn cương ngựa dặm trường rong chơi
  10. dtmttvn

    dtmttvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này