1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quyền Thái ????? [chu?? đê?? có số ngươ??i đọc cao, được mod lyhl giới thiệu đâ??u tháng 12/2

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi macuoi, 14/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vovinam_SVLUAT

    Vovinam_SVLUAT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Các bác bàn xôn xao wa'' .Các bác chỉ hộ em là xem ở đâu, kênh nào HCTV hay SCTV,... Muốn xem wa'' nhưng hông biết tìm đâu.
    Em thấy quyền Thái có đấm, đá, trỏ, gối nhưng đơn giản về cách đánh (chỗ này đồng ý chứ). Còn võ cổ truyền thì đa dạng hơn . Không biết các bác học võ nhiều ra đường gặp thằng nó cầm dao thì sao nhỉ??? Chuồn là thượng sách... Thiết nghĩ nước mình không nên tổ chức những giải đấu "tàn sát" như vậy. Xem thì được chứ học theo nó thì e là không. Em ra đường giờ cứ thấy hở tí là đánh nhau mà lí do thi vô cùng ngu xuẩn kiểu con gà tức nhau tiếng gáy mà. XH loạn...
  2. MuayThai

    MuayThai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    To Bác nguoitpnhatrang :
    Không thuyết phục , không thuyết phục - Bác lí luận như thế thì cũng như không , làm em nhớ chuyện Con Cáo và chùm nho wá .Tuổi trẻ chúng em luôn khao khát kiến thức , luôn mong muốn nói có sách , mách có chứng , phải có sự đồng tình ủng hộ của số đông người ( cả thế giới bây giờ phải công nhận ) chứ không bênh vực theo cảm tính của mình được . Đi đấu còn là sĩ diện của Tổ Quốc nữa rồi chứ không còn là Đả lôi đài như hồi xưa , chỉ vòng vòng trong khu vực . Thiên tài võ thuật như chú Roy Gracie và gia đình chú bất bại mấy chục năm ( báo STVT có đăng đàng hoàng đấy ) mà bây giờ còn thua xiểng liểng . Không kịp nhận ra , không chấp nhận cái mới và không theo kịp là "đứt đuôi con nòng nọc" .
    Em xem mấy cái đó ở kênh StarSport đó mấy Bác , thường thì tối thứ 2 và thứ 4 , có khi thứ 6 - mà trễ lắm , khoảng 2ham đến 3ham . Lúc nầy nó ngưng chiếu Ufc và Pride rồi , đang chiếu Bushido , vật không à - không biết khi nào mới chiếu lại .
    Được MuayThai sửa chữa / chuyển vào 02:19 ngày 14/09/2005
  3. nguoitpnhatrang

    nguoitpnhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2005
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    To Muaythai:
    Bạn hiểu nhầm ý tôi rồi. Tôi đâu có lí luận hay bênh vực gì đâu mà đang kể chuyện có thực và đang xảy ra đó chứ. Ý của tôi là "làm thế nào để biết được trình độ của các vị võ sư được tôn xưng là giỏi, là cao thủ nếu họ không bao giờ lên đấu ở các giải như PrideFC?"
    Họ không lên đài đấu thì đám hậu bối kiến thức ít ỏi như mình không biết căn cứ vào đâu để nói họ dở hay giỏi. Đó là một mặt hạn chế của võ cổ truyền hiện nay, võ sinh đi học võ có khi vì nghe người này người kia kể về vị thầy đó giỏi như thế nào chứ có phải vì đã thấy thầy mình chiến thắng trên võ đài đâu. Tức là như bạn muốn phải "nói có sách , mách có chứng" mà không được đấy. Còn các vị thầy ấy thì lại cho rằng võ đài không phải là chỗ để chứng minh trình độ thực sự của mình. Thế là có những võ sinh vừa học võ vừa thắc mắc trong lòng chẳng biết tài nghệ của thầy mình ra sao? Giả dụ Muaythai tìm đến học võ với một thầy nào đó ở VN thì chẳng lẽ lại bảo thầy đến PrideFC đấu thử cho Muaythai xem, nếu đánh thắng giải thì Muaythai mới theo học? Đó là cái khó của đám hậu bối chúng ta mà tôi muốn nói đến. Những võ sư từng lừng danh trên võ đài khu vực như thầy Trần Tiến bây giờ không biết còn tìm được mấy người, thế mà ngay chính thầy Trần Tiến cũng còn nói rằng cái thời đấu võ đài đó là thời nông nổi háo thắng của tuổi trẻ.
    Bạn nói đấu đài bây giờ còn là sĩ diện Tổ quốc, tôi e không đúng rồi. Người có thể đi thi đấu vì sĩ diện của Tổ quốc thì phải được nhân dân cả nước chọn cử đi chứ đâu thể tự mình đi đăng kí thi đấu rồi xem như mình đã dại diện cho Tổ quốc. Nhà Gracie thua liểng xiểng đâu có nghĩa là Brazil thua liểng xiểng. Giả dụ Muaythai đi thi đấu PrideFC mà thua thì chẳng lẽ nước VN bị coi là có nền võ thuật kém cỏi, hoặc giả Muaythai thắng thì nền võ thuật các nước khác bị coi là kém hơn VN?
    To Kidfun: Cảm ơn vì đã kêu gọi mọi người chỉ bảo cho tôi. Lần trước tôi quên chưa cảm ơn Kidfun vì đã "giảng bài cho tôi quán triệt được về võ học". Nhưng tôi vẫn chưa quán triệt nổi đâu, còn phải học hỏi ở mọi người nhiều lắm kể cả học ở Kidfun, mà Kidfun cũng bạo phổi đấy chứ. Trong số các vị võ sư tiền bối đáng kính của chúng ta, có bao nhiêu vị từng nói mình đã quán triệt được về võ học? Vậy mà Kidfun có thể nói mình giảng bài cho người khác quán triệt được về võ học thì tôi phục Kidfun quá xá. Cái này thì tôi hổng dám học à nghe.
  4. Kidfun

    Kidfun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2005
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Quán triệt về tư tưởng thôi. Nếu vẫn giận thì tớ Hổng dám nói à nghe .
  5. MuayThai

    MuayThai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Em xin trích bài đã đăng của Bác Lonelymanus và Bác tranbinhnam nhé :
    Muay Thái hay những cơn cuồng nộ của biển trên đấu trường
    Dù nguồn gốc của nhiều môn võ ở Thái Lan đến nay vẫn chưa được rõ ràng , nhưng nhiều người vẫn tin môn võ chiến đấu tay không khá nguy hiểm được gọi là Muay Thái đã hiện diện trên 9dất nước này từ hàng ngàn năm nay . Một số nhà nghiên cứu cho rằng Muay Thái đã phát triển từ những bài tập và các vũ điệu cổ truyền của Thái Lan . Trong khi đó , một số nhà nghiên cứu khác đưa ra giả thuyết : Muay Thái mô phỏng môn sử dụng vũ khí mang tên Krabi Krabong của người Sima - tộc người chiếm đa số ở Vương quốc Thái Lan . Chẳng hạn , môn ném dao trong Krabi Krabong có lẽ đã được phát triển thành những cú đấm vũ bão của Muay Thái . Cũng thế , kỹ thuật đánh gậy có thể là nguồn gốc của những cú đá vòng cầu (chuyên sử dụng phần ống chân đá tạt vào đối thủ) . Môn Tonfa của Okinawa vốn thường sử dụng để tăng cường sức mạnh cho cánh tay trước có lẽ là nguồn cảm hứng của hệ thống cùi chỏ trong Muay Thái vậy !
    Tư liệu ghi chép cổ xưa nhất về Muay Thái có niên đại vào năm 1560 , có đoạn mô tả các trận đấu tay không của hoàng tử Thái Lan là Naresuen với những người Miến Điện (Myanmar) . Hoàng tử Thái Lan này đã bị giam cầm tại nước láng giềng Miến Điện và đã sống cũng như giữ gìn được ngôi vị của mình nhờ vào những trận chiến đấu tay không của Miến Điện . Và cũng chính nhờ sự chiến thắng vẻ vang của Naresuen mà Muay Thái đã được nâng lên thành một môn thể thao quốc gia . Một đoạn trong tư liệu trên mô tả như sau :
    "... Mồ hôi đổ xuống mặt hoàng tử Naresuen dưới những tia nắng nóng rực , chói chang . Trông hoàng tử đã mệt nhừ và bắt đầu kiệt sức . Giữa lúc đang chống lại sự tấn công hùng hổ của đối thủ , hoàng tử Naresuen thầm nghĩ :
    - Không biết còn bao lâu nữa mới dứt hiệp đầu nhỉ ?
    Hoàng tử Thái Lan đã không thể nhớ được số lượng những đối thủ mình đã đánh bại , cũng như không thể nhớ được số lượng thời gian mà mình đã chiến đấu . Lúc đầu , hoàng tử nghĩ rằng hiệp đấu chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn ngủi thôi , và như thế là ông có thời gian để nghỉ mệt . Nhưng rồi 10 hiệp đấu , 11 hiệp đấu đã diễn ra , hoàng tử NAresuen mới bắt đầu suy nghĩ về những chiến lược cho các trận đấu của mình đối với từng đối thủ người Miến Điện .
    Nhưng đối thủ người Miến Điện lần này nhanh nhẹn hơn , khéo léo hơn những đối thủ trước . Hay là do mình đã kiệt sức nên mới thấy đối thủ quá ư nhanh nhẹn và khéo léo ? Hoàng tử nghĩ thế . Bất thần đối thủ Miến Điện dời gót chân qua phía trái , định tấn công hoàng tử Thái Lan một đòn gì đó , thì ngọn đá sấm sét của hoàng tử Naresuen đã vụt ngay vào đầu gối của hắn với tất cả sức mạnh của mình , làm cho đối thủ phải ngã lăn ra giữa sàn đấu . Tuy nhiên , trong giây lát , đối thủ đã gượng dậy để tiếp tục chiến đấu trong sự dấu diếm dấu hiệu đau đớn phải di chuyển một cách khập khiễng trên cái chân vừa bị đá trúng .
    Đối thủ cảm thấy cần phải lơi đòn và cách xa hoàng tử Thái Lan để kéo dài thời gian đến giây phút chấm dứt trận đấu . Nhưng Naresuen đã không bỏ lỡ cơ hội chớp nhoáng nhập nội với những trận mưa đấm tới tấp vào mặt đối thủ . Tiếp liền theo trận bối rối đỡ gạt của đối thủ , hoàng tử đưa hai tay chộp lấy đối thủ , kéo giật mạnh về phía mình đồng thời với một chuỗi những đòn giật gối rất mạnh bạo . Chưa hết , khi nhìn thấy sự sơ hở của đối thủ trong lúc lo chống đỡ những đòn đầu gối , Naresuen đã tung một đòn cùi chỏ vào ngay khu vực thái dương , làm cho hắn lảo đảo ngã ngửa ra , đổ vật xuống giữa sàn đấu và nằm bất động !
    Bằng những sự chiến thắng vẻ vang qua hàng loạt các trận đấu căng thẳng như thế . Naresuen bảo toàn mạng sống trả tự do trở về Thái Lan an toàn ..."
    Không biết những thành tích của hoàng tử Naresuen có hoàn toàn là sự thât hay không , nhưng thực tế giai đoạn lịch sử mà hoàng tử Naresuen sống thì chắc chắn rằng Muay Thái đã phát triển mạnh mẽ cũng như tiếp tục tăng trưởng tốt đẹp trong những thập kỹ tiếp theo .
    Tuy nhiên , có thể nói giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của Muay Thái chính là dưới triều đại quốc vương Pra-Chao Sua , cách nay khoảng 200 năm . Quốc vương Pra-Chao Sua từng là một võ sĩ khét tiếng trong thời đại của ông . Luật pháp của quốc vương Pra-Chao Sua buộc Muay Thái phải được dạy trong các trường phổ thông cũng như trở thành một chương trình huấn luyện quan trọng cho quân đội . Chương trình huấn luyện Muay Thái lúc đó rất nghiêm ngặt nhằm đào tạo nên những người chiến sĩ toàn diện cũng như những người học sinh ngoan cường , tự chủ . Một môn sinh Muay Thái lúc đó tập luyện tay chân cứng chắc bằng cách đấm và đá vòng cầu vào những thân cây chuối . Kỹ thuật tập luyện võ thuật dưới nước trong Muay Thái lúc đó được xem là một hình thức tập luyện khá thông thường để đề kháng trước sức tấn công của đối phương . Ngoài ra , việc tập chạy bộ cũng là bài tập bắt buộc . Bên cạnh đó , các môn sinh Muay Thái cũng đã phát triển sức mạnh và sức chịu đựng , mài dũi sự tập trung tư tưởng và sự chính xác của đòn đánh bằng cách tập đá vào một trái chanh cột trên dợi dây treo lơ lửng trước mặt .
    Vào thời điểm xa xưa , Muay Thái cho phép người võ sĩ sử dụng những đòn tấn công khá thoải mái : mọi đòn chân , đòn đầu gối , đòn cùi chỏ , các quả đấm ... Luật đấu lúc đó rất sơ lược , không tính hiệp trong thi đấu và cũng không phân loại các hạng cân . Đôi lúc , khi có sự thách thức cũng như có sự đồng ý của hai đối thủ , những mảnh kiếng (kính) sẽ được dán trên các miếng bông gòn bao quanh các nắm đấm của những người thi đấu ...
    Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai trở lại đây , Muay Thái đã được bổ sung nhiều lần cho hoàn chỉnh luật lệ thi đấu cùng với kỹ thuật . Ngày nay , Muay Thái còn được gọi là Thái boxing , có tất cả là 12 hạng cân , mỗi trận đấu kéo dài 5 hiệp , mỗi hiệp đấu là 3 phút , và có 2 phút nghỉ ngơi giữa 2 hiệp đấu . Có một điều cấm là sử dụng hông để ném hay đẩy đối thủ xuống sàn đấu . Võ sĩ Muay Thái ngày nay cũng còn bị cấm sử dụng các đòn sau đây : đánh tiếp khi đối thủ bị té , đánh tiếp khi đối thủ bị vướng trên dây đài , đánh bằng đầu , dùng ngón tay chọc hay cào đối thủ . Đến nay thì có thấy rõ sự ảnh hưởng của môn Quyền Anh phương Tây trong kỹ thuật thi đấu của Muay Thái , đó là các đòn đấm thẳng , các đòn móc ngang , móc lên được tung ra khá nhanh và hàng loạt .
    Ngày nay , với gần 2000 võ sĩ chuyên nghiệp và trên 100 võ đường lớn mọc lên khắp nơi trên đất nước , Muay Thái đã trở thành một môn thể thao phổ biến nhất Thái Lan . Sự thật này cũng dễ thấy xuyên qua những trận thi đấu giữa các võ sĩ chuyên nghiệp diễn ra trên màn ảnh truyền hình mỗi tuần ba lần .
    Sự thích thú đối với Muay Thái cũng đã trải rộng ra nhiều nơi trên thế giới . Thật vậy , ngày nay , những trận đấu Thái boxing chuyên nghiệp đã được tổ chức định kỳ ở Nhật Bản . Từ đó đã dẫn đến việc ảnh hưởng kỹ thuật lẫn giữa Thái boxing với Karatedo . Môn Thái boxing cũng đã xâm nhập nước Mỹ từ nhiều năm qua và số lượng người Mỹ tập luyện và say mê môn võ này cũng ngày một tăng lên thấy rõ .
    Thái boxing không giống Karatedo và Kungfu trong việc tung đòn đấm hay đòn đá vào mục tiêu . Các đòn đấm và đòn đá của Thái boxing có độ dài hơn các đòn tương tự của môn Karatedo và Kungfu khoảng từ 2 đến 6 inches , đồng thời sự phát đòn và sự dứt đòn cũng nhanh nhẹn . Những cú đá trong Thái boxing gần như mang toàn bộ sức mạnh của người đá , tạo nên một kỹ năng rất dũng mãnh và một tiềm năng tàn phá rất khủng khiếp ! Với việc sử dụng sức mạnh như vậy , một võ sĩ Thái boxing dễ bị ngã té mỗi khi đòn đá của anh ta đá hụt đối phương , dễ dẫn đến những nguy hiểm đến tính mạng trong trường hợp tự vệ ngoài đường phố . Tuy nhiên , với sức mạnh tổng lực như vậy , một đòn đá của võ sĩ Thái boxing có khả năng hạ gục đối phương một cách dễ dàng một khi đá trúng vào mục tiêu .
    Như trên đã nói , kỹ thuật đấm của Thái boxing cũng giống kỹ thuật đấm của môn Quyền Anh , gồm : đấm thẳng , đập ngang , móc ngang và móc lên . Bên cạnh đó , Thái boxing còn có hệ thống những ngọn cước vô cùng dũng mạnh , những đòn giật gối chết người và những đòn cùi chỏ rất vũ bão .
    Có lẽ hơn bất cứ môn võ nào khác , Thái boxing đã cải tiến những đòn cùi chỏ và đầu gối vô cùng ngoạn mục . Những võ sĩ đấu Thái boxing có thể tung ra nhiều đòn đầu gối khác nhau từ vô số góc độ một cách có hiệu quả . Đòn cùi chỏ cũng có thểđược thực hiện từ nhiều góc độ : trước mặt , sau lưng - chỏ giáng xuống , chỏ đánh lên - đứng nguyên , xoay vòng ... Nếu những đòn đầu gối và cùi chỏ tỏ ra ít hiệu quả , các võ sĩ Thái boxing còn có các kỹ thuật túm lấy đối phương kéo vào và tung các đòn cùi chỏ hay đầu gối mang hiệu quả cao hơn nhiều .
    Không giống hầu hết các môn võ khác , môn Thái boxing không có hệ thống các bài quyền như trong Karatedo , Kungfu . Thay vào đó , những võ sĩ Thái boxing tập luyện những đòn kỹ thuật của mình đồng thời cũng là tập luyện thể lực bằng cách đánh và đá vào một cái bao hay một tấm đệm hoặc vào khoảng không .
    Dù rằng Thái boxing không có kỹ thuật khóa gỡ tay và túm vật , nhưng môn võ này vẫn được coi là một trong số ít môn võ có sự phổ biến rộng rãi nhất trên toàn thế giới . Thái boxing chú trọng vào yếu tố : tốc độ , sức mạnh , và hạn chế sự vận động . Loại trừ yếu tố kỹ thuật ra , có thể nói rằng môn Thái boxing khó bị đánh bại nhờ vào phương pháp tập luyện và trui rèn cơ thể . Võ sĩ Thái boxing được thế giới biết đến qua năng lực lạ thường , sự miệt mài tập luyện đối với một võ sĩ Thái boxing chuyên nghiệp vào khoảng 5 năm . Đó là đôi điều về tính tàn phá của Thái boxing - một môn võ coi như tiềm năng gây chết người số một hành tinh này .
    Edrardo Aponte .
    (Nguồn : Black Belt . Nguyễn Võ dịch và đăng trên STVT số 43)
    Lâu quá rồi kô vào box Võ thuật,xin kính chào anh em đồng đạo.
    Thật tình tôi kô rõ võ Thái đã phát triển đến đâu ở VN,nhưng thật lòng khó mà tưởng tượng được một võ sĩ VN (bây giờ) khó mà có thể giao đấu với một võ sĩ Thái (có đẳng cấp) quá 3 hiệp.
    Nói thẳng ra là võ sĩ VN hoàn toàn kô có một cơ hội để toàn mạng nếu bước lên võ đài với một võ sĩ Thái.
    Giới võ thuật của VN tiếp xúc với nền quyền thuật Thái lan bây giờ kô khác gì với người Mỹ hơn 10 năm trước. Các bác có biết là những tay cao thủ kickboxers nổi tiếng là vô địch thế giới như Benny The Jet,Don "The Dragon" Willson...đã thảm bại trước những võ sỉ Thái bậc trung hay không? Nếu mà những tay cao thủ thật sự võ Thái như những nhà vô địch đấu trường Lumpini hay hội WTC...mà ra tay,thì tôi e rằng đám "so called champions" kia ko còn lành lặn để tiếp tục đóng phim cho đến bây giờ!
    Nhiều năm về trước ,kỹ thuật boxing của võ Thái quả là chẳng có gì đặc sắc.Nhưng bây giờ do va chạm với các võ sĩ khác đến từ Hà Lan,Mỹ,Úc..(là những nơi phát triển về boxing) nên đòn đấm của họ cũng tiến bộ rất nhiều,có thể nói là 9 - 10.
    Các bác cũng biết khá rõ về đòn chân (low kicks,shin kicks),cùi chõ,đầu gối...nên tôi kô cần phải bàn đến nửa.
    Đầu thập niên 90, tôi đã chứng kiến rất nhiều trận đấu của võ sĩ Thái Lan với các võ sĩ khác đến từ khắp nên trên thế giới. Họ là những nhà "vô địch" Karate,Thái Cực đạo, Kungfu...trước khi lên võ đài với một võ sĩ Thái!
    (không biết ở đây có bác nào xem được những trận đấu giữa nhóm võ sĩ Úc và Thailand kô,nhất là trận giũa Paul Briggs và tay vô địch Lumpini vào lúc đó..)
    Tinh thần "yêu nước", " tự hào dân tộc" ...là một việc đáng khích lệ, có điều bảo rằng đám võ sĩ VN chiếm thượng phong trước võ sĩ Thái thì...hì hì,tụi Thái nghe đựợc chắc cười đến rụng cả răng!
    Nhưng theo em thấy , sử dụng chỉ 1 loại võ thái cũng chưa đủ để đánh PrideFC đâu , tập rặt 1 môn MuayThai lên đây cũng thua nhiều hơn thắng , phải có tính toàn diện hơn - đứng , nằm , ngồi , lăn dưới đất cũng phải ra đòn được , té nằm xuống bị người ta đè lên trên thì cũng phải biết cách đánh , phải biết cách gỡ các khoá . Mà gặp võ sĩ tập được đòn phá ống quyển , là ống quyển gãy đôi , mà chuyện nầy xảy ra bên K-1 rồi .
    Được MuayThai sửa chữa / chuyển vào 13:43 ngày 14/09/2005
  6. MuayThai

    MuayThai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Trích từ bài của nguoitpnhatrang viết lúc 11:23 ngày 14/09/2005-]
    To Muaythai:
    Bạn nói đấu đài bây giờ còn là sĩ diện Tổ quốc, tôi e không đúng rồi. Người có thể đi thi đấu vì sĩ diện của Tổ quốc thì phải được nhân dân cả nước chọn cử đi chứ đâu thể tự mình đi đăng kí thi đấu rồi xem như mình đã dại diện cho Tổ quốc. Nhà Gracie thua liểng xiểng đâu có nghĩa là Brazil thua liểng xiểng. Giả dụ Muaythai đi thi đấu PrideFC mà thua thì chẳng lẽ nước VN bị coi là có nền võ thuật kém cỏi, hoặc giả Muaythai thắng thì nền võ thuật các nước khác bị coi là kém hơn VN?
    Cái điều nầy thì em công nhận , nhưng mà khi bước lên đài , MC đều xướng lên : võ sĩ từ nước nào tới , xuất xứ từ môn phái nào là chính , như thế cũng bần thần lắm chứ . Rồi còn hát quốc ca và có cả treo cờ nữa , nên võ sĩ lên tới đó hãnh diện lắm chứ . Chứ riêng em , thì em rung lắm , em chả dám . Theo em thấy võ sĩ người Brazil ở đâu ra mà đông thế , tuổi trẻ không hà , có bạn chỉ 17 tuổi mà đã đi đánh , mà toàn là trung bình đến giỏi . Khi nào có trận 2 võ sĩ Brazil gặp nhau là họ đánh như thù nhau từ kiếp trước .
  7. nguoitpnhatrang

    nguoitpnhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2005
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    To Kidfun: Có sao đâu, Kidfun cứ trao đổi với tôi thoải mái vui vẻ vào.
    To MuayThai:
    Bọn Brazil đã có nhiều nhân tài bóng đá giờ lại còn có nhiều võ sĩ đấu đài nổi tiếng nữa. Thấy mà thèm, bao giờ VN mình mới được như thế nhỉ. Hiện nay các võ đường ở VN mình chủ yếu cho võ sinh tập luyện với nhau, có đi giao lưu thì chỉ đi đến các võ đường cùng môn phái. Chẳng có nhiều võ đường chịu đi giao lưu khác môn khác phái vì ngại đụng chạm danh dự v.v. Các giải võ cổ truyền của ta bây giờ thi đấu hiền quá, kỹ thuật và đòn thế không thi triển được hết, nên ít ai muốn tìm tòi phát triển đòn thế mới hoặc thi thố tuyệt chiêu ra. Thế thì các võ sinh làm sao có cơ hội tiếp xúc với đối thủ đa dạng, thu thập kinh nghiệm, thấy được điểm yếu của mình mà bổ khuyết. Chẳng lẽ việc gì cũng hỏi thầy, đâu phải thầy có thể biết hết mọi thứ, tự mình trải nghiệm mới có giá trị cao. Nhưng mà trải nghiệm ở những giải như PrideFC thì gay go thật sự đấy, phải đánh đổi kinh nghiệm bằng máu và tính mạng, chẳng đùa được.
  8. MuayThai

    MuayThai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Đây là bài viết của Bác thieulam_vietnam :
    Quyền thái nổi tiếng là hung dữ trên võ đài thế giới, môn võ được mệnh danh ?ocông phu 8 chân? ?" như thế đủ biết Kungfu chân lợi hại thế nào rồi.
    Nước Thái xưa gọi là Xiêm La, còn quyền Thái gọi theo tiếng Thái là Muây Thái. Truy ngược thời gian nguồn gốc, theo thời gian thế kỷ 14 có một binh sĩ người Thái tên Khaytung bất ngờ gặp quân Miến Điện xâm nhập nên ông đã đánh giáp lá cà bằng chân tay không. Người lính Khaytung bị hơn 10 tên lính Miến Điện có dao kiếm vây đánh nhưng cuối cùng cũng mở được vòng vây, bình yên trở về, được Vua Thái và dân Thái nhiệt liệt trào mừng ái mộ. Ông được tôn xưng là ?o***** MuayThai? cho quyền Thái, và cách chiến đấu chân tay không của ông được phổ cập trong quân đội và dân gian.
    Lại có thuyết khác nói là hồi đầu thế kỷ 16 quân đội Thái phải chống lại quân đội nước ngoài xâm chiếm, nên cả nước Thái đều tập luyện một thứ quyền cổ xưa gọi là ?oPhan Lan?, sau đó trải qua trường kỳ chiến đấu thực tế, bổ xung sở trường - loại bớt sở đoản, khắc khổ nghiên cứu luyện tập nên đã dần dần biến thành một loại võ đánh trên lôi đài uy mãnh như ngày nay.
    Sở dĩ quyền Thái uy mãnh và hung bạo cũng do hoàn cảnh huấn luyện đặc thù mà sinh ra. Nước Thái phần lớn đất đai nằm ở vùng nhiệt đới á nhiệt đới, cau và chuối mọc khắp mọi nơi, và những thứ đó đã trở thành công cụ hàng ngày để luyện công của quyền Thái.
    Luyện quyền Thái phải luyện sao cho đôi chân mềm dẻo như roi quất, nhưng lại cũng cứng rắn như sắt thép, thường luyện hàng ngày, lấy thân cây chuối thay bao cát để luyện độ cứng của cẳng chân. Thân cây chuối trong cứng, ngoài mềm, chân đá thân chuối tuy đá mạnh và ma sát lớn nhưng không mệt nhọc - ngược lại còn thấy dễ chịu. Thân cây chuối có thể luyện đá đủ kiểu. Võ sĩ Thái dùng 2 chân không ngừng đá vào thân chuối có thể dần khiến cây chuối lắc lư rồi gãy gục, kích thích người võ sĩ luyện tập bền bỉ. Ngoài ra cũng còn cách luyện tập hiếm thấy là lấy thân cây chuối chặt thành nhiều khúc tung bổng lên cao, rồi dùng các kiểu đá mà tập đá, đến mức đá chuối như đá cầu không cho rơi xuống đất.
    Trong quyền Thái thì quyền, cước, khuỷu, gối chiêu nào cũng đều hung hãn sát phạt, đặc biệt đầu gối và khuỷu tay rất cứng rắn, thường dùng đòn ?osát thủ giản? để lấy mạng đối thủ (đòn Sát thủ giản là đánh từ trên xuống khiến địch thủ bị chết, nên mới có tên gọi Sát thủ giản). Đây là loại quyền kỹ thuật thực dụng, phát triển lên từ lối đánh thực tế lâu dài, thuộc loại ngạnh công Kungfu khủng khiếp. Bản thân người võ sĩ Thái luyện tập để chống đòn rất mạnh theo kiểu chịu đòn (cái này có vẻ giống lối luyện tập của anh bạn tôi khi luyện tập cùng Aikido trước kia) và nhờ phong cách kỹ thuật độc đáo nên đã đánh bại nhiều cao thủ võ lâm của nhiều nước thuộc các môn ?oKhông thủ đạo, Thái cực đạo, quyền anh, võ tự do,??
    Quyền Thái hay sử dụng: đòn thúc khuỷu tay lên (thượng khiêu trửu), đòn thúc khuỷu ngang (bình quải trửu), đòn thúc khuỷu lên phía sau (hậu đảo trửu), đánh khuỷu xuống (hạ tạp trửu), đòn đá ngiêng (trắc thích hoặc đảo sơn cước), đạp chân ra trước (dã kê đặng ổ - gà rừng đạp ổ), đòn đá móc đằng sau (uyên ương cước), đòn đá móc ngang (bạch viên hiến quả), đòn đá quét dưới (tảo địa cước). Ngoài ra còn có bay thúc gối, thúc gối xiên, thúc gối thẳng,?
    Quyền Thái chịu ảnh hưởng của võ thuật Trung Quốc. Từ thời nhà Hán, võ thuật đã truyền sang các nước Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Thời Hán vì Trung Quốc mạnh nên các nước lân bang phải đến tiến cống hàng năm, thông thương và buôn bán với TQ do đó cũng có rất nhiều thương nhân người Hoa giỏi võ sang định cư tại Thái (giống như trào lưu người Hoa sang Việt Nam trước kia) nên mới tạo ra môn quyền Thái có địa vị đặc thù như ngày nay. Vì vậy trong tài liệu có ghi lại quyền Thái chịu ảnh hưởng của võ thuật Trung Quốc, và lịch sử quyền Thái mới có năm đến bảy trăm năm gần đây.

  9. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Bọn Tàu lúc nào không xem mình là rốn của vũ trụ . Thiên hạ có gì thì họ đều tuyên bố rằng cái ấy gốc từ Tàu .
    Võ Thái, Miên, Miến điện, Nam dương, Ấn độ, và cả Bình Định nữa có những điểm gần gũi, tương tự như trong văn hóa, mà điển hình là kiến trúc, hội họa, chạm trỗ .
    Cứ đồng tình với lối suy nghĩ võ nghệ tứ phương đều có gốc gác từ Tàu, Bắc đẩu võ lâm là Thiếu lâm, thì nghĩ thêm một phát là Tây Tạng vốn thuộc Tàu, dân VN vốn gốc Tàu, Trường Sa, Hoàng Sa cũng của Tàu luôn cho được việc !
    Tại sao không tìm hiểu văn hóa, võ thuật Tàu chịu ảnh hưởng các nước khác ra sao ????
  10. MuayThai

    MuayThai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0

    Bọn Tàu lúc nào không xem mình là rốn của vũ trụ . Thiên hạ có gì thì họ đều tuyên bố rằng cái ấy gốc từ Tàu .
    Võ Thái, Miên, Miến điện, Nam dương, Ấn độ, và cả Bình Định nữa có những điểm gần gũi, tương tự như trong văn hóa, mà điển hình là kiến trúc, hội họa, chạm trỗ .
    Cứ đồng tình với lối suy nghĩ võ nghệ tứ phương đều có gốc gác từ Tàu, Bắc đẩu võ lâm là Thiếu lâm, thì nghĩ thêm một phát là Tây Tạng vốn thuộc Tàu, dân VN vốn gốc Tàu, Trường Sa, Hoàng Sa cũng của Tàu luôn cho được việc !
    Tại sao không tìm hiểu văn hóa, võ thuật Tàu chịu ảnh hưởng các nước khác ra sao ????
    HiHi , Em hiểu Bác muốn nói gì , nhưng thôi , mình bàn về võ thuật đi Bác , đừng lái qua chủ đề quá " tế nhị " như vậy thì lạc đề chúng em mất .

Chia sẻ trang này